Giáo Trình Xã Hội Học Văn Hóa - Ts. Mai Thị Kim Thanh - Tài Liệu Text

Tải bản đầy đủ (.doc) (237 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Cao đẳng - Đại học
  4. >>
  5. Khoa học xã hội
Giáo Trình Xã Hội Học Văn Hóa - Ts. Mai Thị Kim Thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (875.67 KB, 237 trang )

GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC VĂN HÓAGIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC VĂN HÓATác giả: TS. MAI THỊ KIM THANHLỜI NÓI ĐẦUHiện nay, nhu cầu tìm hiểu văn hóa rất lớn, các vấn đề văn hóa - xã hộiluôn được Đảng và Nhà nước Việt Nam đề cao với những chính sách cụ thểnhằm phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, đồng thời tiếp thu những tinhhoa văn hóa thế giới làm phong phú thêm nền văn hóa bản địa. Đã có rấtnhiều những cuộc hội thảo khoa học lớn nhỏ bàn về vấn đề văn hóa, song ởmỗi một ngành khoa học khác nhau văn hóa lại được nhìn nhận khác nhau.Trong giáo trình này, chúng tôi muốn đề cập đến một cách nhìn mới về vănhóa, một phương pháp nghiên cứu mới về tổng thể nền văn hóa dân tộc nóiriêng và nền văn hóa thế giới nói chung. Xã hội học Văn hóa ra đời nhằm đápứng những nhu cầu cấp thiết của đời sống văn hóa con người, những quanđiểm dưới góc độ Xã hội học Văn hóa có những điểm gì khác biệt so vớinhững cách nhìn của ngành khoa học khác. Xã hội học Văn hóa đi sâu vàotìm hiểu bản chất xã hội của các sự kiện văn hóa, những gì đã và đang diễnra trong đời sống văn hóa của con người. Việc tăng cường tìm hiểu về cácnền văn hóa là rất cần thiết và quan trọng để làm rõ tính chất liên ngành, liêncấp của chuyên ngành Xã hội học Văn hóa.Phương pháp tiếp cận liên ngành hay liên cấp được cho là một trongnhững phương pháp hữu hiệu nhất xuyên suốt trong quá trình nghiên cứucủa một nhà khoa học. Mỗi một vấn đề của Xã hội học Văn hóa đều cần đượcxem xét trên nhiều cấp độ từ vi mô (hộ gia đình, nhóm xã đến cấp độ vĩ mô(cộng đồng xã hội, quốc gia và quốc tế).Con đường xây dựng và phát triển Xã hội học Văn hóa là con đườngnghiên cứu khoa học một cách có kinh nghiệm, có sự phê phán, đóng gópmột cách trung thực từ những sự kiện ngay trong đời sống, trong mối quan hệkhông thể tách rời giữa con người với văn hóa và xã hội. Sự nhận thức mộtcách liên tục của con người qua thời gian sẽ dần dần phát hiện và sửa chữanhững thiếu sót, những gì là dư thừa, không cần thiết cho sự phát triển củavăn hóa. Quan điểm cũng như những nét văn hóa sẽ thay đổi không ngừngtheo thời gian.Trong giáo trình này, nội dung của các chương sẽ được trình bày theothứ tự sau:- Chương I bao gồm những vấn đề thiết yếu về Xã hội học Văn hóa.Khái niệm Xã hội học Văn hóa; Đối tượng nghiên cứu của Xã hội học Vănhóa; Vị trí của Xã hội học Văn hóa trong hệ thống các ngành khoa học xã hộicùng nghiên cứu về văn hóa và các chuyên ngành xã hội khác; Chức năng vànhiệm vụ của Xã hội học Văn hóa; Vai trò của Xã hội học Văn hóa và vài nétsơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của Xã hội học Văn hóa.- Chương II bao gồm những lý thuyết, phương pháp thu thập thông tinchính và các bước triển khai trong nghiên cứu Xã hội học văn hóa.- Chương III là các thành tố cơ bản trong nghiên cứu Xã hội học Vănhóa như: Giá trị - chuẩn mực; Biểu tượng; Ngôn ngữ; Văn hóa dân gian; Vănhóa nghệ thuật; Lối sống; Lễ hội.- Cuối cùng là Chương IV: Văn hóa qua một số lĩnh vực của đời sốngxã hội với các vấn đề như: Văn hóa trong sự phát triển kinh tế xã hội; Văn hóatrong hoạt động giáo dục; Văn hóa trong hoạt động tín ngưỡng tôn giáo; Vănhóa đóng vai trò vui chơi giải trí và cuối cùng là Văn hóa trong vai trò điềuchỉnh các quan hệ xã hội.Tác giả chân thành cảm ơn ý kiến đóng góp của bạn đọc gần xa đểcuốn sách ngày càng hoàn thiện hơn.Thư góp ý xin gửi về: Công ty cổ phần sách Đại học - Dạy nghềHEVOBCO, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 25 Hàn Thuyên - Hà Nội.TS. MAI THỊ KIM THANHChương 1. ĐỐI TƯỢNG, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA XÃ HỘI HỌC VĂNHÓA1.1. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI HỌC VĂN HÓAVăn hóa là một phần không thể thiếu đối với mỗi người, văn hóa luôngắn liền với hoạt động sống, với cách thức sinh hoạt, làm ăn, sản xuất,... củacon người. Văn hóa hình thành cùng với sự hình thành, phát triển của xã hộiloài người. Từ những nền văn hóa sơ khai, cổ xưa nhất đến những nền vănhóa hiện đại, con người đã trải qua những sắc thái văn hóa khác nhau. Quacác thời kỳ khác nhau, văn hóa biến đổi theo vòng quay của lịch sử, sự pháttriển không ngừng và tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày hôm nay đã giúpcon người có nhiều khả năng giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầutrong đời sống của mình, trong đó có Việt Nam, từ sau đổi mới kinh tế (năm1986). Con người ngày càng có nhiều cơ hội để tiếp xúc, giao lưu với văn hoáhiện đại, với văn minh tiên tiến nhất của thế giới. Điều này khiến những suynghĩ, những cách nhìn nhận vấn đề đã có những thay đổi phù hợp với thời kỳmới. Cách thức hành động, lối sống, các giá trị chuẩn mực cũng có nhữngbiến đổi với những nhóm xã hội khác nhau (tuổi tác, tôn giáo, nghề nghiệp,đẳng cấp,...). Văn hóa có nhiều thay đổi theo cả chiều hướng tích cực cũngnhư là tiêu cực: hiện tượng người dân kéo nhau ra đường để cổ vũ, ủng hộnhững người mà mình coi là thần tượng, là biểu trưng cho sự phát triển vănhoá nhân loại, đến các tụ điểm câu lạc bộ vui chơi, giải trí để sinh hoạt, để tụtập nhau vừa ăn uống, vừa làm ăn để tạo sự hợp tác, để thi đua, đắm chìmvào các phương tiện điện tử (nhất là trẻ em), các chương trình trò chơi đượccài đặt trong máy vi tính và các đĩa CD có nội dung xấu,... ngày càng phổ biếntrong nhiều tụ điểm công cộng, quan hệ ứng xử giữa người với người dựatrên sự chi phối của kinh tế, mối quan hệ theo hướng tình cảm được đẩyxuống một cách trầm trọng, môi trường bị ô nhiễm nặng do sự thiếu ý thứccủa con người hay đó là hậu quả của những lối sống mới, thậm chí ngaychính nền văn hóa, nghệ thuật của dân tộc mình cũng không hiểu rõ hoặckhông hiểu một cách cặn kẽ trong khi văn hóa nước khác thì lại nói như chínhcủa dân tộc mình và nạn phá rừng nuôi tôm, săn bắt thú quý hiếm làm mấtcân bằng sinh thái trong thiên nhiên đang ngày càng phổ biến,... Tất cả nhữngthực trạng đó đã đặt ra những đòi hỏi cần phải được giải quyết.Xem xét những biến động xã hội trong bối cảnh thời đại nói chung, củaViệt Nam ngày nay nói riêng dưới góc độ Xã hội học và Xã hội học Văn hoácho thấy: Xã hội học Văn hoá (cùng với các chuyên ngành khác của Xã hộihọc như: Xã hội học Gia đình, Xã hội học Nông thôn, Xã hội học Đô thị, Xãhội học Tôn giáo,...) đã và đang đóng vai trò không nhỏ trong việc tìm hiểuthực trạng (những giá trị xã hội, giá trị kinh tế, giá trị phát triển trong các yếutố văn hoá, sự vận hành của văn hoá trong cuộc sống hiện tại và tươnglai,...). Phân tích những nguyên nhân, dự đoán, dự báo hàng loạt các vấn đềvăn hoá nảy sinh trong đời sống xã hội nhằm đáp ứng những mong đợi củaxã hội, đưa ra những giải pháp và có những kiến nghị mang tính khả thi.1.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC VĂN HÓA“Văn hóa” là một thuật ngữ trừu tượng và phức tạp mặc dù thời giantồn tại cũng như phát triển của văn hóa là rất lâu. Song để hiểu hết về thuậtngữ này cũng như để có được một khái niệm đúng về văn hóa còn là một câuhỏi lớn chưa có lời giải đáp. Với chiều dài lịch sử gắn liền với sự xuất hiệncủa loài người, văn hóa đã gắn chặt với nếp sống, hành vi, suy nghĩ của conngười. Mỗi một khu vực địa lý khác nhau, một cộng đồng, dân tộc khác nhaucó những nền văn hóa khác nhau, thậm chí ngay cả giữa các nhóm xã hội ởcùng một địa vực cũng có những nét văn hóa riêng đặc trưng cho văn hóanhóm, cộng đồng. Sự đặc thù của không gian địa lý, nếp sống, kinh tế đã tạora sự đa dạng trong văn hóa vùng miền, bởi vậy, không ngạc nhiên khi có sựkhác nhau trong cách con người quan niệm về văn hóa. Tuy nhiên, không thểkhông thừa nhận, giữa các nhóm, cộng đồng, dân tộc vẫn có những đặc điểmvăn hóa đặc trưng cho xã hội loài người. Qua mỗi một thời kỳ khác nhau, vănhóa lại có những thay đổi mới, những giá trị tinh hoa được bảo tồn và bổ sungđồng thời cũng đào thải những giá trị văn hóa đã lỗi thời. Điều này cho thấysự phát triển của văn hóa luôn song hành cùng với sự phát triển của xã hộiloài người. Mỗi một xã hội cụ thể thì có một nền văn hóa tương ứng với thờikỳ đó. Cho đến nay, khi thế giới đã bước vào thế kỷ XXI, song thuật ngữ “vănhóa” vẫn là một dấu hỏi chấm chưa có lời giải đáp.Hiện nay, trong sự phát triển mạnh mẽ của xã hội, “văn hóa” ngày càngchứng tỏ vai trò quan trọng của mình trong sự phát triển của mỗi quốc gia,điều này đã tạo thành một trào lưu nghiên cứu biến “văn hóa” trở thành mộttrong những đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội - nhânvăn, trong đó phải kể đến Xã hội học.a) Quan niệm thông thường về văn hóaThuật ngữ “văn hóa” là một thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong đờisống xã hội, chúng ta có thể thấy có nhiều cách hiều về văn hóa khác nhaunhư: văn hóa nói, văn hóa viết, văn hóa đọc,... Dưới góc độ đời thường về“văn hóa” thì có nghĩa là chúng ta loại bỏ cách nhìn trực giác, tiền khái niệmvề văn hóa - những cách nhìn có thể ngăn cản con người đạt tới một cáchnhìn khoa học.Trong cuộc sống đời thường, từ “văn hóa” như một thực thể kháchquan tồn tại từ lâu cùng với con người, con người thường dùng văn hóa đểthể hiện sự khác biệt giữa con người và con vật. Nó thường được dùng đểchỉ những hoạt động xã hội của con người như: sự lịch lãm, lễ độ, khiêmnhường, biết kiềm chế bản thân trong các mối quan hệ ứng xử xã hội, sựhoàn thiện về phẩm chất đạo đức, sự phong phú về tri thức và kinh nghiệmsống. Ở đây, văn hóa được coi là những hành vi tuân thủ những nguyên tắchay quy phạm đạo đức, xã giao của các cá nhân một cách tự nhiên, là cáchxử lý những người vi phạm quy tắc một cách chính xác và tế nhị, chỉ trình độhọc vấn, những tri thức, sự thành thục, lão luyện mà con người có được tronghoạt động nhận thức và hoạt động xã hội. Đó là sự tuân thủ một cách tuyệtđối những quy chuẩn đạo đức mà xã hội gắn cho mỗi người, việc thực hiệnnghiêm chỉnh những quy phạm đó sẽ tạo ra một con người có văn hóa. Trongcách hiểu thông thường này thì thuật ngữ “văn hóa” được hình thành theonghĩa đối lập với sự “vô học”, “dốt nát”, “vô đạo đức”,... Tuy nhiên, trên thực tếthuật ngữ “văn hóa” nhiều khi cũng bị hiểu lẫn lộn với “văn hiến”, “văn minh”,“văn vật” mặc dù những từ này có những nghĩa khác nhau: Văn hiến là từdùng để chỉ những giá trị tinh thần do những người có tài, có đức sáng tạo ra,là từ chỉ truyền thống văn hóa lâu đời và tốt đẹp. Văn vật là khái niệm hẹpdùng để chỉ những công trình, hiện vật có giá trị nghệ thuật và lịch sử (là vănhóa thiên về các giá trị vật chất). Ví dụ: Hà Nội ngàn năm văn vật. Văn minhđược dùng để chỉ các xã hội đạt đến một trình độ phát triển cao về tri thức,khoa học kỳ thuật, về trình độ đô thị hóa và khả năng con người làm chủ lựclượng tự nhiên và mang tính quốc tế. Ví dụ như: Văn minh châu Âu, Văn minhCông nghiệp,...Trong thực tế, từ “văn hóa” còn được dùng để chỉ những sản phẩm xãhội có liên quan đến đời sống xã hội và tinh thần của con người như các côngtrình kiến trúc mang tính lịch sử, thẩm mỹ chứa đựng những giá trị xã hội vàvăn hóa của dân tộc hay của nhân loại như: đền đài, cung điện, lăng tẩm,đình, đền, chùa, miếu, mạo,...; những công trình đã được nhà nước và cộngđồng ghi nhận và xếp hạng; để chỉ các sản phẩm vật chất khác như: sách,báo, tranh ảnh, các xuất bản phẩm,... - những tác phẩm mang sự tinh tế trongvăn học nghệ thuật và nó còn là phức thể những đặc điểm vật chất và tinhthần làm nên bản sắc văn hóa của một cộng đồng xã hội nhất định, dấu hiệuđể phân biệt cộng đồng này với cộng đồng khác như: văn hóa làng, văn hóagia đình, văn hóa Việt Nam, văn hóa Trung Hoa,...Ở một giai đoạn nào đó, những hoạt động tinh thần có tính tư tưởng,học thuật cao, những hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật của các nhà khoahọc, nhà tư tưởng, các văn nghệ sĩ đôi khi cũng được thừa nhận là có giá trịvăn hóa đích thực.Như vậy, có thể nói: Theo quan niệm thông thường, từ “văn hóa” đượchiểu là sự lịch lãm trong giao tiếp ứng xử, sự tinh tế trong văn học nghệ thuật,sự hoàn thiện về phẩm chất đạo đức, sự phong phú trong tri thức và kinhnghiệm sống của con người,...b) Quan niệm của xã hội phương Tây và phương Đông về văn hóa- Quan niệm của xã hội phương Tây:Ở phương Tây, từ “Văn hóa” bắt nguồn từ động từ tiếng Latinh: “Colo”,“Colere” sau chuyển thành “Cultura” có nghĩa là cày cấy, vun trồng, sau nàytừ “Cultura” chuyển từ nghĩa đen là trồng trọt, làm đất sang nghĩa bóng là vuntrồng tinh thần, trí tuệ, cải thiện và nâng cao tập quán, hành vi con người.Mỗi xã hội đều có những quan niệm về văn hóa khác nhau tùy vào đặcthù của xã hội đó. Ở phương Tây, đặc thù này chính là tính cá nhân được đềcao hơn tính tập thể, thậm chí tính cá nhân còn được coi là những quy chuẩnđể đánh giá con người, nhờ vào tính cá nhân này mà sự hội nhập giao lưuvăn hóa giữa con người với con người, các vùng miền trở nên dễ dàng, thuậnlợi hơn. Vì thế sự ra đời của Xã hội học nói chung và Xã hội học Văn hóa nóiriêng ở các nước phương Tây cũng tất yếu chịu ảnh hưởng của những quanniệm này về văn hóa. Có ba khía cạnh căn bản được nhấn mạnh trong cácquan niệm về văn hóa: 1) Văn hóa với tư cách là sự phát triển của cá nhântrong xã hội. 2) Văn hóa là đặc thù của mỗi xã hội với môi trường xã hội nhấtđịnh. 3) Văn hóa là cái có thể hòa hợp, đan xen, thâm nhập lẫn nhau giữa cácmôi trường văn hóa khác nhau, giữa các vùng, các quốc gia khác nhau trênquy mô khu vực và trên thế giới.Trong xã hội phương Tây hiện nay, chúng ta cần đặc biệt chú trọng đếnhai nền văn hóa lớn, có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành các quanđiểm văn hóa ở phương Tây cho đến ngày ngay.+ Quan niệm của Pháp:Năm 1762, Từ điển Hàn lâm Pháp đã chỉ ra rằng: Văn hóa “là nói về sựchăm sóc tới các nghệ thuật của tinh thần”. Văn hóa trước hết là sự phát triểncủa thể xác và tinh thần. Đó là sự phát triển hài hòa của các năng lực và sựthăng hoa của những hiểu biết tương ứng với lý tưởng của con người hàohoa, phong nhã của thế kỷ XIX. Văn hóa đồng thời với hành vi tự giáo dục vàkết quả của chính hành vi đó. Đó là một tri thức có thể trực tiếp sử dụng đượctrong cuộc sống. Trong tiếng Pháp, dường như không có sự phân biệt giữahai từ “Văn hóa” và “Văn minh”. Các nhà khai sáng Pháp đại diện Mông-tétxki-ơ (Montesquieu) đã coi sự phát triển của văn hóa và tình trạng nhà nướclà phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, địa lý của khu vực đó; còn Rút-xô(Rousseau) thì lại coi “văn hóa” là hiện tượng xã hội, tư hữu tư sản là nguồngốc đồi bại về đạo đức và Vôn-te (Voltaire) lại dùng từ “văn minh” để miêu tảthời kỳ phát triển khoa học, nghệ thuật, buôn bán, thủ công, nhà nước, phápluật và đạo đức. Levis Strauss khi nói về tính đa dạng các hình thái văn hóacủa các nhóm xã hội đặc thù cũng đã nhấn mạnh sự kiện khi cho rằng: “Trongsự truyền đạt văn hóa, các quan hệ xã hội đã thống nhất mọi khía cạnh củađời sống xã hội. Điều này quan trọng hơn bất cứ yếu tố riêng rẽ nào”. Theoông, khái niệm văn hóa gắn với tổng thể những con người. Khái niệm này cóthể so sánh với khái niệm “tộc người biệt lập” (isolat) trong dân số học. Haynói rộng hơn, ở đây, ông quan niệm văn hóa can thiệp như một nguyên tắc tổchức trong xã hội, một sức mạnh lựa chọn làm hài hòa sự phát triển.Rõ ràng, truyền thống nghiên cứu văn hóa Pháp đã phát triển theohướng Xã hội học (Sociologie) và Dân tộc học (Ethnologie), trong đó Xã hộihọc miêu tả, phân tích văn hóa cư dân hiện đại để rồi khái quát hóa chúngthành lý luận.+ Quan niệm của Đức:Nếu như nhà chính trị hùng biện thời La Mã Xi-xê-ron (Cicéron 106 - 43BC) coi “văn hóa” là khái niệm nói về quá trình giáo dục, bồi dưỡng về mặttinh thần, trí tuệ cho con người, thì năm 1774, khái niệm này mới được sửdụng ở Đức, năm 1783 được ghi vào từ điển tiếng Đức và người đầu tiên đãvận dụng nó là Pu-phan-đoóc (Pufendorf) - nhà nghiên cứu pháp luật. Theoông, “văn hóa” là toàn bộ những gì do hoạt động xã hội của con người tạo ra,nó không phải là cái tự nhiên, nó đối lập với trạng thái tự nhiên. SauPufendorf, Héc-de (Herder 1744-1803) cũng cho rằng, con người phải sinhđến lần thứ hai mới là con người thực thụ - “con người văn hóa”. A-đơ-lung(Adelung) - nhà ngôn ngữ học thì lại coi lịch sử phát triển văn hóa như lịch sửphát triển của xã hội và cho nó đối lập với lịch sử các vương triều. Trong khiI.Căng (I.Kant) quan niệm “văn hóa” là sự phát triển, bộc lộ khả năng, sứcmạnh, các năng lực thiên bẩm ở con người thì Si-lơ (Schiller), Gớt (Goeth) vàHê-ghen (Hegel) lại đồng nhất văn hóa với giáo dục. Năm 1855, cuốn sáchhai tập mang tên: “Khoa học chung về văn hóa” của Cơ-lem (Clemm) ra đờiđã đánh dấu cho khoa học về văn hóa ở Đức. Theo ông, sự phát sinh, pháttriển toàn diện của loài người chính là sự phát triển văn hóa của cá thể đơnnhất.Năm 1953, Krolber A và Kluckholn C đã cho xuất bản cuốn Culture tạiHavard. Cuốn sách này đề cập tới 170 định nghĩa về văn hóa. Các định nghĩanày đã được các ông phân tích và chia thành sáu nhóm chính như: mô tả, lịchsử, chuẩn mực, tâm lý học, cấu trúc luận, sáng tạo.Như vậy ở Đức, từ “văn hóa” được nhìn nhận đối lập với sự phát triển“tự nhiên”. Nó thường biểu hiện ở một cá nhân, nhóm hay cộng đồng xã hộivà được dùng để nói về các công trình của trí tuệ, tới sự chi phối ngày cànglớn của con người tới môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và cả tới chínhbản thân mỗi người (tự giáo huấn mình để rồi phát triển hình thành cá tínhriêng). Điều đó có nghĩa văn hóa luôn gắn bó mật thiết với cuộc sống trong xãhội, nó thể hiện ở sự giáo hóa con người trong môi trường xã hội nhất định,cho dù các cá nhân có thể tiếp nhận thêm văn hóa ở nơi khác, quốc gia khác.- Những quan niệm khác:E.B.Tylor - ông tổ sáng lập Nhân học văn hóa trong cuốn “Văn hóanguyên thủy” (1871) cũng đã dùng một chương để nói về văn hóa và xem nó“là một toàn thể phức hợp bao gồm sự nhận thức, tín ngưỡng, nghệ thuật,đạo đức, pháp luật, tục lệ và tất cả những khả năng, thực tiễn khác mà mộtngười có được với tư cách là một thành viên trong một xã hội”.R.Linton cũng nhấn mạnh một trong những vấn đề chính của văn hóakhi coi nó là một biểu hiện đặc thù của sự kế thừa xã hội.Parsons không muốn đồng nhất văn hóa với sự mô tả về một môitrường. Nó là sự điều chỉnh những tình cảm, những niềm tin. Nó tái hiện cácgiá trị chung là bản chất của một hệ thống hành động gắn với một xã hội. Đócũng chính là điều mà Max Weber nói: “Khái niệm văn hóa là một khái niệmmang tính giá trị”. Theo ông, điều này dùng trong điều kiện nó được liên hệchặt chẽ giữa giá trị, biểu trưng với những biến đổi vật chất mà chúng gợi ra.Như vậy, văn hóa là một khái niệm được chỉ ra bởi một loạt mô hình,hình ảnh, biểu trưng mà các thành viên của xã hội thể hiện thông qua nhậnthức, hành động và các mối quan hệ xã hội trong hoạt động sống của mình.Những mô hình, hình ảnh, biểu trưng này được nảy sinh từ những ước vọng,hệ giá trị, chuẩn mực xã hội hay nói cách khác là từ mối liên hệ mật thiết vàqua lại giữa những biểu hiện vật chất và những khía cạnh phi vật chất của xãhội. Chính ngôn ngữ của các công trình vật chất, của sự sáng tạo trí tuệ,những truyền thống, những mô hình cũ hay mới, những mô hình ứng xử,những hệ thống giá trị - chuẩn mực,... của mỗi cá nhân, nhóm xã hội, cộngđồng đó đều là những nét văn hóa đặc trưng đem lại sức sống cho mọi cơcấu xã hội và phân biệt nó với nền văn hóa của các quốc gia khác. Nhữngmôi trường vật chất, môi trường xã hội và các giai cấp xã hội còn được gọi làvăn hóa hệ.Một vấn đề khác rộng lớn hơn được đặt ra là làm thế nào có thể pháttriển hòa hợp, đan xen và thâm nhập giữa các nền văn hóa với nhau trên quymô thế giới? Phải chăng ở các nước khác nhau nhưng lại có môi trường xãhội gần giống nhau mà giữa chúng dần dần có những mối liên hệ với nhau(như: môi trường khoa học, môi trường văn hóa - nghệ thuật,...)? Một nền vănhóa thế giới chỉ có ý nghĩa khi các nền văn hóa được tự do thể hiện, có sựtôn trọng lẫn nhau và các tầng lớp trong xã hội được tự do tìm kiếm nhu cầucùng với những khát vọng riêng của họ.- Quan niệm của xã hội phương Đông:Ở phương Đông, thuật ngữ “văn hóa” được tách thành hai khái niệmriêng biệt là: “Văn” và “Hóa”. “Văn” là màu sắc, đường nét giao nhau, là lễnghĩa, là sự giáo dục bàng đạo đức, là những cái tốt đẹp của cuộc sống đãđược đúc kết lại ở dạng ký hiệu biểu tượng. “Hóa” là sự cải biến hóa sinh, làquy luật của tạo hóa sinh sôi nảy nở, là sự hóa dục, là sự giao thoa của haisự vật dẫn tới một hoặc cả hai sự vật biến đổi, là đem những điều đã đúc kếtđược đó hóa thân trở lại cuộc sống. Như vậy, từ “văn hóa” được dùng để chỉmột quá trình gồm hai giai đoạn: xuất phát từ kinh nghiệm sống và quy luật tựnhiên trở thành cái văn của con người (nhân văn) và giai đoạn hai là đem cái“nhân văn” ấy hóa thành cuộc sống (nhân văn hóa thành thiên hạ).Trong xã hội phương Đông, phải kể đến sự xuất hiện và ảnh hưởngcủa những nền văn hóa lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản,... đến sự hìnhthành và biến đổi của các nền văn hóa phương Đông. Nếu như văn hóaTrung Quốc dựa vào các quy tắc, chuẩn mực từ Nho giáo, Đạo giáo vớinhững tên tuổi như Khổng Tử, Trang Tử, Lão Tử, Tuân Tử,... đã tạo thànhmột Trung Quốc với một nền văn hóa đa dạng và lễ nghĩa. Chúng ta khôngthể không kể đến: Tam cương ngũ thường, chính danh, quân tử - tiểu nhân,...đã quy định con người theo một khuôn khổ đạo đức nhất định, tạo thành mộtnền văn hóa đậm tính chất của Nho giáo và Đạo giáo. Trong khi đó, nói đếnvăn hóa Ấn Độ là nói đến nền văn hóa của sự đa tôn giáo: Đạo Phật, ĐạoHindu, Đạo Hồi,... Hay nói đến Nhật Bản là nói đến văn hóa của các võ sĩSamurai, nói đến văn hóa anh hùng bất khuất,... Có thể nói, văn hóa phươngĐông là văn hóa của sự tín ngưỡng, của tính cộng đồng, tính quy phạm đạođức luôn được gắn liền với những nét đặc trưng trong tín ngưỡng tôn giáo.Ở Việt Nam, trong một tài liệu viết kèm bản thảo Nhật ký trong tù (1942- 1943), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra định nghĩa văn hóa như sau: “Vì lẽsinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phátminh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học,nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và cácphương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là văn hóa.Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiệncủa nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sốngvà đòi hỏi của sự sinh tồnVăn hóa ở đây được hiểu là sự phát triển tự thân, khách quan, tất yếumang tính xã hội cao do nhu cầu tồn tại của chính con người. Nó là phươngthức hoạt động không ngừng nâng cao chính bản thân con người theo sựphát triển của xã hội. Sau Cách mạng Tháng Tám (1945), Chủ tịch Hồ ChíMinh đã nhìn nhận văn hóa với nhiều cấp độ xoay quanh hai trục là: Dân tộcvà Mácxít.c) Văn hóa với tư cách là đối tượng nghiên cứu của Xã hội họcBắt nguồn từ triết học xã hội, Xã hội học trở thành một bộ môn khoahọc độc lập vào nửa sau của thế kỷ XIX. Từ lúc sơ khai cho đến nay, các nhàxã hội học đã luôn nhấn mạnh vào sự cần thiết phải giải thích đời sống xã hộimột cách khoa học và vì thế văn hóa hay nói đúng hơn là những thành tố củavăn hóa như: tôn giáo, đạo đức, giáo dục,... đã trở thành đối tượng của Xãhội học qua các công trình nổi tiếng của các nhà sáng lập ra bộ môn khoa họcnày như: E.Durkheim, M.Weber, M.Mauss,... Theo M.Weber, “văn hóa” chínhlà: “khuôn mẫu hành vi, sự định hướng giá trị của con người tiếp thu từ sớm.Nó quy định, điều chỉnh sự giao tiếp con người với nhau và từ đó tạo cho họsự an toàn trong thái độ và hành động của mình” (M. Weber).“Cột trụ của văn hóa là giá trị. Giá trị cơ bản của phương Tây cổ đạicũng như hiện đại là tư tưởng tự do” (Alfred Weber).“Văn hóa là hình thái toàn diện của hệ thống thể chế (chính trị, kinh tế,gia đình, giáo dục, tín ngưỡng và giải trí,...) mà con người cũng có chungtrong xã hội” (J.H. Fichter).“Văn hóa là tổng thể những thích nghi của con người với các điều kiệnsống của nó” (W.Summer).“Văn hóa là một hệ thống các khuôn mẫu và chuẩn mực được soạnthảo về hành vi, hoạt động, giao tiếp và tương tác của con người. Nó có chứcnăng điều tiết và khống chế trong tập thể lớn.” (T.M.Dridze - Tiến sĩ Xã hộihọc Nga).“Văn hóa là cấu trúc có bề sâu, qui định hành vi, điều chỉnh hành độngcủa con người,... Cuộc sống xã hội được phản ánh ở bề mặt, còn tầng dướilà văn hóa thường tiềm ẩn vào vô thức. Tầng này có sự sắp xếp các quy tắcvăn hóa điều chỉnh bề mặt ở bên trên.” J.Matsơ - Giáo sư Xã hội học Đức).“Văn hóa không chỉ được hiểu là văn hóa tinh thần. Là một hiện tượngvề văn bản có tính chất kiến trúc thượng tầng. Văn hoá cần nghiên cứu cùngvới những nhân tố của môi trường vật chất cần thiết cho việc ghi lại nhữngsản phẩm của ý thức (sách, phim ảnh,...) và phổ biến những sản phẩm vănhóa (các máy phát thanh, thu thanh, thu hình, máy in, máy quay phim, rạp hát,rạp chiếu bóng,...), nó thực hành việc sản xuất, phân phối và tiêu dùng cácgiá trị tinh thần trong lĩnh vực nghệ thuật, văn học, đạo đức, giáo dục,... thôngqua một hệ thống những cơ quan tương ứng” (Viện Nghiên cứu Xã hội học Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô).“Văn hóa là toàn bộ các sản phẩm của hoạt động con người và bảnthân hoạt động ấy - đó là những kết quả được số đông người trong xã hội tiếpnhận và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.” (X.Carpusina và V.Carpusi Lịch sử văn hóa thế giới - NXB Thế giới, 2004).“Văn hóa là hệ thống những giá trị, chân lý, chuẩn mực và mục đíchcon người cùng thống nhất nhau trong quá trình tương tác, trải qua thời gian”.Như vậy dưới góc độ xã hội học, từ “văn hóa” đã được các nhà khoahọc xã hội học hiểu rất rộng, và Staerơman - nhà xã hội học người Pháp đãchia các định nghĩa này thành các nhóm. Đó là những nhóm có những nghĩagần giống nhau như: nhóm nhấn mạnh vào phương diện giá trị của văn hóa,nhóm nhấn mạnh vào mô hình các thể chế xã hội, vào nếp sống xã hội, vàophương thức ứng xử, vào kết quả của hoạt động người, và hoạt động sángtạo trong lịch sử, vào sự thích ứng của con người với môi trường tự nhiên,vào miêu tả và vào phương diện chức năng của văn hóa.Có thể nhận thấy “văn hóa” (dưới góc độ xã hội học) có những điểm cơbản như sau:+ Là một trong những mặt cơ bản của đời sống xã hội.+ Là một hệ thống hình thái biểu thị giá trị của một xã hội, là cấu trúc chức năng xã hội, kỹ thuật, thể chế, các hệ tư tưởng,... được hình thành trongquá trình hoạt động sáng tạo của con người, được bảo tồn và truyền lại chocác thế hệ sau.+ Là khuôn mẫu chuẩn mực quy định các hành vi xã hội. Mỗi cá nhânmuốn trở thành con người xã hội phải tiếp thu, tuân thủ theo các chuẩn mựcđó. (Về phương diện này có thể coi văn hóa của xã hội là mục tiêu của quátrình xã hội hóa cá nhân và nhóm).Với cách nhìn văn hóa như vậy nên Xã hội học Văn hóa chính là mộtlĩnh vực tri thức xã hội học ứng dụng nghiên cứu các vấn đề sản xuất tinhthần, xây dựng và truyền bá giá trị tinh thần vào trong đời sống thông quacách nhìn của một ngành khoa học xã hội -nhân văn. Nói cách khác, nónghiên cứu sự vận hành xã hội của văn hóa trong xã hội phân tầng.Như đã trình bày ở phần trên, do văn hóa là một khái niệm quá rộng, nólà phương thức sống chung của con người trong xã hội, là biểu hiện một mặtcủa đời sống xã hội, nên tìm đối tượng nghiên cứu của Xã hội học Văn hóa làmột việc làm khó. Đã có một thời kỳ trong quá trình lịch sử của mình, Xã hộihọc Mácxít cũng có những quan niệm khác nhau khi nghiên cứu văn hóa vàcoi văn hóa nghệ thuật, những gì thuộc hoạt động văn hóa nghệ thuật củaquần chúng nhân dân lao động, các thiết chế: nhà văn, thư viện, thông tin - cổđộng,... đều là đối tượng nghiên cứu. Ngày nay khi bàn về đối tượng Xã hộihọc Văn hóa, có nhiều ý kiến nhưng tựu chung đều xuất phát từ hai khuynhhướng: 1) khuynh hướng thứ nhất xuất phất từ tính nguyên tắc về sự toànvẹn của văn hóa. Coi văn hóa như một chỉnh thể thống nhất bao gồm nhiềuyếu tố vì thế nó phải được tìm hiểu ở cấp độ vĩ mô nhằm tìm ra các quy luật,tính quy luật chung, đặc thù của sự phát triển và vận hành của từng thành tốvăn hóa. 2) Khuynh hướng thứ hai xuất phát từ cơ chế tác động và hình thứcbiểu hiện của các quy luật đó trong các hoạt động của các cá nhân, các nhómxã hội, cộng đồng xã hội, các tầng lớp xã hội và các dân tộc,... Vì thế, văn hóacần phải được xem xét ở tầm vi mô nhằm tìm hiểu các sắc thái văn hóa củacác cá nhân, nhóm xã hội,...Tuy nhiên, sự phân chia này chỉ mang tính chất tương đối bởi ngay bảnthân sự phân chia này cũng phải được xem xét dựa vào mối quan hệ thốngnhất và biện chứng giữa các yếu tố khuynh hướng. Bởi vậy, việc tách rời chỉlà giúp cho việc phân tích khoa học được dễ dàng hơn.Như vậy, có thể coi đối tượng nghiên cứu của Xã hội học Văn hóađược thể hiện trên hai khía cạnh sau: Thứ nhất là sự hình thành và chi phốicủa những giá trị, chuẩn mực văn hóa đối với hành vi của các chủ thể xã hội,sự ảnh hưởng của các quy luật này đối với đời sống xã hội, những biểu hiệnđặc trưng của những quy luật văn hóa đối với đời sống hành động của cáctập thể, các nhóm, các cộng đồng xã hội. Thứ hai là quá trình xã hội của hoạtđộng sản xuất, phân phối, bảo quản, tiêu thụ văn hóa - nghệ thuật và mốiquan hệ biện chứng giữa các khâu với nhau.Hay nói cách khác, có thể định nghĩa xã hội học văn hóa là một chuyênngành xã hội học nghiên cứu các quy luật của sự hình thành, vận động vàbiến đổi mối quan hệ giữa văn hóa với con người và mối quan hệ giữa vănhóa với xã hội, ngoài ra, nó còn phản ánh sự tương tác, mối quan hệ qua lạigiữa văn hóa với các cơ cấu kinh tế và xã hội của xã hội loài người, giữa vănhóa và những điều kiện vật chất của đời sống xã hội.1.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA XÃ HỘI HỌC VĂN HÓA VỚI MỘT SỐ CHUYÊNNGÀNH XÃ HỘI HỌCa) Mối quan hệ giữa Xã hội học Văn hoá và Xã hội học Đại cươngCăn cứ vào cách tiếp cận từ riêng đến chung, từ bộ phận đến chỉnh thểcủa tri thức và lĩnh vực nghiên cứu của Xã hội học, cơ cấu của Xã hội họcđược chia thành hai bộ phận: Xã hội học Đại cương và Xã hội học Chuyênbiệt. Xã hội học Đại cương là xã hội học vĩ mô, nghiên cứu xã hội ở tầng rộnglớn, bao quát. Điều đó có nghĩa là nghiên cứu những quy luật, tính chất, đặcđiểm chung nhất của những hiện tượng và quá trình xã hội về sự hoạt độngvà phát triển của xã hội như một chỉnh thể, nghiên cứu những mối liên hệ,những cơ cấu xã hội chung nhất của hệ thong xã hội. Xã hội học Chuyên biệttrong đó có Xã hội học Văn hóa là cấp độ nhận thức tiếp theo cụ thể hóa lýluận của Xã hội học Đại cương trên phạm vi từng đối tượng, lĩnh vực cụ thểcủa đời sống xã hội nhằm giúp cho quá trình nhận thức đời sống xã hội ngàycàng hoàn chỉnh.Trong mối quan hệ với Xã hội học Đại cương, Xã hội học Văn hóa đãgóp phần nghiên cứu một cách có hệ thống khoa học về sự kiện xã hội mà ởđây là các sự kiện văn hóa. Nó chính là bộ phận xã hội học gắn lý luận xã hộihọc đại cương vào việc nghiên cứu các hiện tượng của một lĩnh vực cụ thểcủa đời sống xã hội dưới khía cạnh văn hóa. Ngược lại, trong quan hệ với Xãhội học Văn hóa, lý luận của Xã hội học Đại cương là cấp độ lý luận nhậnthức cao nhất, trừu tượng nhất, nó đạt được sự khái quát trên mức độ của hệthống xã hội chung nhất. Xã hội học Đại cương còn là chỗ dựa lý luận cho Xãhội học Văn hóa. Ở đây, mối quan hệ giữa Xã hội học Văn hóa và Xã hội họcĐại cương là mối quan hệ giữa các cấp độ của quá trình nhận thức từ lý luậntrừu tượng đến thực nghiệm, thực tế và ngược lại, Xã hội học Văn hóa cónhiệm vụ kiểm chứng các giả thuyết khoa học, phát hiện những quy luật đặcthù nảy sinh, chi phối các quan hệ xã hội dưới chiều cạnh văn hóa. Hơn thếnữa, lý luận Xã hội học Văn hóa không thể phát triển được nếu không tiếp thulý luận của Xã hội học Đại cương làm cơ sở, làm bàn đạp nghiên cứu. Vì thế,lý luận Xã hội học Văn hóa chính là cầu nối gắn kết giữa lý luận Xã hội họcĐại cương với thực tiễn đời sống xã hội dưới góc nhìn của văn hóa. Từ hệthống lý thuyết Xã hội học Văn hóa đã thao tác thành các phương pháp thuthập thông tin thực nghiệm một cách chính xác, với mối quan hệ mật thiết, haichiều với hệ thống lý thuyết của Xã hội học Đại cương.b) Mối quan hệ giữa Xã hội học Văn hóa với Xã hội học Nông thônvà Xã hội học Đô thịTrong sự phát triển không ngừng của đời sống xã hội, văn hóa cũng cósự phân chia thành những tiểu vùng văn hóa khác nhau tùy vào điều kiệnsống và kinh tế của từng vùng. Nếu như Xã hội học Văn hóa nghiên cứu cấutrúc - chức năng xã hội của những hình thái biểu thị giá trị xã hội, các quyphạm đạo đức, giá trị chuẩn mực mà xã hội quy định, nghiên cứu quá trìnhsản xuất, phân phối, bảo quản, tiêu thụ các hình thái biểu thị giá trị xã hội ấyvà mối quan hệ biện chứng giữa các quá trình với nhau, hay nói cách khácnghiên cứu sự hình thành và chi phối của những giá trị - chuẩn mực văn hóađối với các hành vi chủ thể xã hội, xem xét sự ảnh hưởng của các quy luậtvăn hóa, các quy phạm giá trị, chuẩn mực đối với đời sống xã hội, những biểuhiện đặc thù của các quy luật văn hóa đối với đời sống hành động của nhóm,cộng đồng xã hội. Trong khi Xã hội học Đô thị lại nghiên cứu đô thị như một tổchức xã hội đặc thù mà ở đó con người đã tổ chức lại môi trường sống củamình, cách thức làm ăn. Nó nghiên cứu đô thị như một lối sống, nghiên cứucung cách quản lý đô thị, nghiên cứu kiến trúc quy hoạch, các vấn đề liênquan đến không gian đô thị, vấn đề sinh kế, môi trường đô thị,... Còn Xã hộihọc Nông thôn nghiên cứu những vấn đề, những sự kiện và những quy luậtđặc thù của hệ thống xã hội nông thôn xét trong mối quan hệ phức hợp giữacộng đồng, làng xã, thân tộc, dòng họ và huyết thống,... Nghiên cứu mối quanhệ đặc thù giữa người với người, con người với môi trường nông thôn, cáchứng xử trong mối quan hệ với hệ thống các quy tắc chuẩn mực làng xã vàcon người với tư cách một chỉnh thể của xã hội trong mối quan hệ với hệthống pháp luật.Xét trên góc nhìn của Xã hội học với tư cách là những chuyên ngànhriêng biệt thì việc phân ranh giữa Xã hội học Văn hóa với Xã hội học Nôngthôn và Xã hội học Đô thị chỉ mang tính tương đối, bởi không có một hoạtđộng sống nào của con người lại diễn ra một cách trừu tượng và chungchung. Nó chỉ có thể diễn ra trong một môi trường cụ thể (một vùng, mộtmiền, một thành phố nào đó,...). Điều đó có nghĩa là việc nghiên cứu cácthành tố văn hóa, cấu trúc văn hóa của Xã hội học Văn hóa, nhất là sự hìnhthành và chi phối các hệ giá trị - chuẩn mực văn hóa đối với hành động củacon người nông thôn, đô thị,... không thể không liên quan tới những nghiêncứu về cách thức tổ chức môi trường sống con người đô thị, tới lối sống, tớicung cách quản lý đô thị, tới vấn đề môi sinh,... của Xã hội học Đô thị vànhững hệ thống giá trị của gia đình nông thôn, cung cách ứng xử, quan hệ giađình, cộng đồng làng xã, họ tộc,... của Xã hội học Nông thôn. Ở đây, văn hóađã điều tiết, tác động đến các hoạt động sống của chủ thể (nhóm, cộng đồng,xã hội,...) nông thôn và đô thị trở thành khách thể nghiên cứu đặc thù của Xãhội học Văn hóa.Chẳng hạn, khi xem xét hoạt động ứng xử giữa các thành viên của giađình với nhau và với cộng đồng, người ta chỉ có thể xem xét nó ở trong môitrường, không gian, hoàn cảnh sinh sống, cách sinh kế mà ở mỗi vùng nôngthôn hay đô thị con người phải thực hiện nhằm tiếp tục hoạt động sống củahọ. Bởi các gia đình sống trong những vùng, miền, địa phương khác nhau thìchịu ảnh hưởng bởi các thành tố văn hóa khác nhau, cũng như mỗi vùngkhác nhau sẽ có những nét văn hóa khác nhau.Không những vậy, lối sống cá nhân, nhóm, cộng đồng đều là đối tượngnghiên cứu của cả xã hội học văn hóa và xã hội học đô thị, nông thôn. Có thểnói rằng, giữa ba lĩnh vực chuyên ngành của xã hội học này đều có một mốiquan hệ mật thiết, gắn vó chặt chẽ với nhau.c) Mối quan hệ giữa Xã hội học Văn hóa với Xã hội học Gia đìnhNếu như Xã hội học Gia đình nghiên cứu gia đình như một thiết chế xãhội, một hiện tượng xã hội hoàn chỉnh trên hai phương diện: quan hệ tácđộng qua lại giữa gia đình và xã hội thông qua các chức năng của nó khi xemxét gia đình như một thiết chế xã hội và nghiên cứu các mối quan hệ bêntrong của gia đình: quan hệ giữa các thành viên, quan hệ giới, quan hệ giữacác thế hệ khi xem xét gia đình như một nhóm tâm lý - tình cảm đặc thù.Trong khi Xã hội học Văn hóa cũng nghiên cứu văn hóa trên cơ sở nền tảnglà môi trường sống gia đình. Thông qua lối sống, cách ứng xử giữa các thànhviên trong gia đình, Xã hội học Văn hóa tìm hiểu những nét văn hóa đặc trưngtrong môi trường gia đình, giữa các cá nhân và giữa cá nhân với môi trườngxã hội. Đó là những nhóm giá trị văn hóa trong tiểu hệ thống văn hóa xét trongmối quan hệ với người thân, huyết thống, họ hàng, thân tộc, tìm hiểu nhữngquy phạm đạo đức gia đình ảnh hưởng đến lối sống, hành xử của các cánhân với cuộc sống bên ngoài.Một nét tương đồng ở hai chuyên ngành xã hội học này là cả haichuyên ngành đều nghiên cứu những tác động của văn hóa đến đời sống cáccá nhân trong môi trường gia đình, các quy phạm chuẩn mực, những tích cựcvà tiêu cực trong lối sống cũng như cách con người thực hiện những giá trị đógắn liền với nhân cách cá nhân. Tiểu văn hóa gia đình chính là một trongnhững môi trường quan trọng để hình thành nhân cách cá nhân, văn hóa củamột con người. Cách thức con người ứng xử với môi trường sống xungquanh sẽ cho ta biết họ sống trong một gia đình như thế nào, văn hóa của giađình đó ra làm sao.d) Mối quan hệ giữa Xã hội học Văn hóa với Xã hội học Pháp luậtXã hội học Văn hóa và Xã hội học Pháp luật đều quan tâm đến hệ giátrị, chuẩn mực được chuyển hóa vào trong các văn bản pháp lý trong lĩnh vựcluật pháp và trong hoạt động sống của mỗi cá nhân, nhóm xã hội. Tuy nhiên,có thể thấy rằng, khách thể mà xã hội học văn hóa hướng tới rộng hơn xã hộihọc pháp luật. Nếu như xã hội học pháp luật nghiên cứu sự tác động, ảnhhưởng của các văn bản, quy định, quy chế pháp luật đã được chuẩn hóathành những văn bản chung đến hành vi, cung cách ứng xử, làm việc của conngười. Xã hội học Pháp luật dựa trên sự trừng trị thích đáng đối với nhữnghành vi vi phạm hệ thống pháp lý. Song Xã hội học Văn hóa không chỉ tìmhiểu những điều này mà còn tìm hiểu cả một hệ thống các quy chuẩn đạo đứcbất thành văn mà các nhóm xã hội, cộng đồng,... đều thực hiện mà khôngdựa trên một sự bắt buộc. Sự trừng phạt đối với những cá nhân làm sai quychuẩn đạo đức là sự trừng trị của chính cộng đồng văn hóa mà anh ta sống.Mặc dù sức mạnh cưỡng chế đối với những sự trừng phạt này là không cao,thậm chí là không có, song các cá nhân luôn chịu những áp lực lớn từ phíacộng đồng, nhóm bạn bè, người thân,... khi anh ta phá vỡ nguyên tắc có thểcoi là văn hóa bất thành văn mà cả nhóm cùng đồng thuận. Câu hỏi đặt ratrong nghiên cứu Xã hội học Văn hóa là: Những quy ước, lề thói, phép tắc đóđã được thực thi trong xã hội ra sao? Hệ giá trị, chuẩn mực nào của truyềnthống đã được người dân trong cộng đồng hiện nay còn lưu giữ và đangđược mọi người thực hiện trong xã hội? Tác động xã hội của nó tới hoạt độngsống của mọi người dân trong cộng đồng ra sao?,... Trong khi Xã hội họcPháp luật xem xét tác động của luật pháp tới đời sống xã hội như thế nào?Có nghĩa là xem xét sự đánh giá của cộng đồng đối với việc tuân thủ nhữngchuẩn mực xã hội của cộng đồng, vai trò của luật sư, tòa án tới các vấn đềliên quan tới an ninh, tội phạm ra sao? Các quan hệ pháp lý và các quy luậtđã chi phối các hành vi xã hội trong lĩnh vực luật pháp ra sao?,...Bên cạnh những chuyên ngành Xã hội học đã nói ở trên, Xã hội họcVăn hóa còn có những quan hệ với các chuyên ngành Xã hội học khác như:Xã hội học Giáo dục, Xã hội học Sức khỏe, Xã hội học Cộng đồng,... Xã hộihọc Văn hóa là một môn chuyên ngành Xã hội học đặc thù vừa mang tính baoquát chung cho toàn bộ hệ thống xã hội, vừa mang những đặc thù riêng chỉcó Xã hội học Văn hóa mới có.e) Mối quan hệ giữa Xã hội học Văn hóa với một số ngành khoahọc xã hội khác cũng nghiên cứu về văn hóaVăn hóa là một khái niệm đa nghĩa, nhiều chiều, mỗi một cách địnhnghĩa về văn hóa lại có những nét đặc trưng khác nhau. Nó có một phạm virộng lớn cả trong đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần. Vì vậy, ở mỗingành khoa học với chức năng, nhiệm vụ của mình mà văn hóa được nghiêncứu ở những khía cạnh, cách nhìn, góc độ khác nhau. Điều này đã tạo thànhmột hệ thống các chuyên ngành nghiên cứu văn hóa với những cách nhìn đachiều, liên cấp. Có thể nói, Xã hội học Văn - hóa là một chuyên ngành cóphương pháp nghiên cứu đa chiều, liên ngành, liên cấp.Hiện nay, có một số ngành chuyên nghiên cứu về văn hóa như Triếthọc Văn hóa, Dân tộc học Văn hóa, Lịch sử Văn hóa, Nhân học Văn hoa. Xãhội học Văn hóa,... và giữa chúng có những mối quan hệ mật thiết với nhau.1.4. QUAN HỆ GIỮA XÃ HỘI HỌC VĂN HÓA VỚI MỘT SỐ NGÀNHNGHIÊN CỨU VĂN HÓAa. Mối quan hệ giữa Xã hội học Văn hóa với Triết học Văn hóaTriết học Văn hóa nghiên cứu văn hóa dựa trên 4 hướng tiếp cậnchính: tiếp cận giá trị học (văn hóa được xác định là tổng thể các giá trị vậtchất và tinh thần xã hội - kết quả hoạt động của con người), tiếp cận hoạtđộng (văn hóa là phương thức, hình thức hoạt động, là công nghệ của hoạtđộng người, nó trả lại con người hoạt động thế nào và bằng cách nào), tiếpcận nhân cách (quy văn hóa vào con người, vào sự phát triển lực lượng bảnchất người, vào khả năng sáng tạo của con người, vào sự hình thành và pháttriển nhân cách người) và tiếp cận ký hiệu học (vai trò truyền tin của văn hóathông qua các ký hiệu hóa: ngôn ngữ, chữ viết, bản vẽ,... trong sự phát triểncủa đời sống xã hội). Như vậy, Triết học Văn hóa nghiên cứu văn hóa trongchính sự chuyển động và phát triển của đời sống xã hội nhằm nhận thức cái“bản thể” của nó. Nó đi vào bề sâu, tìm những mối liên hệ có tính bản chấtgiữa các sự kiện, từ đó cho phép ta biết được từng nét văn hóa cụ thể củatừng nhóm đối tượng, từng vùng miền, về cách con người sinh sống ra làmsao, làm việc như thế nào,... bản chất hành vi mang tính triết học ở đây là gì.Có thể nói, Triết học Văn hóa nghiên cứu những cái trừu tượng, nhìn vấn đềvới tính hai mặt của nó.Xã hội học Văn hóa nghiên cứu văn hóa như một hiện tượng, sự kiệnxã hội, nghiên cứu sự tác động qua lại, nhiều chiều giữa văn hóa với các cấutrúc, các quy luật sống và với các quan hệ xã hội trong những điều kiện, hoàncảnh lịch sử cụ thể. Sự khác biệt hay là sự biến chuyển của những nét vănhóa nhân loại theo điều kiện lịch sử được thể hiện qua những hành vi mà conngười tuân thủ những nét văn hóa đó.Trong quan hệ với Xã hội học Văn hóa, Triết học Văn hóa có ý nghĩanhư là một thế giới quan, một phương pháp luận khoa học biện chứng giúpcho Xã hội học Văn hóa có những cách nhìn khái quát, chỉnh thể về xã hội, vềvăn hóa, thói quen, hành vi ứng xử của con người dưới sự tác động của cácthành tố văn hóa.b) Quan hệ giữa Xã hội học Văn hóa với Dân tộc học Văn hóaDân tộc học Văn hóa là khoa học nghiên cứu văn hóa và xã hội các tộcngười (thường là các dân tộc bán khai - xã hội cổ truyền). Nó quan tâm đếnvăn hóa trong cách thức ăn, ở, mặc, tổ chức xã hội, phương thức sống và laođộng, các sinh hoạt và sáng tạo tinh thần của các dân tộc, các quốc gia khácnhau. Nhưng không phân tích khái quát bản chất văn hóa của những yếu tốđó theo không gian và thời gian. Nói cách khác, Dân tộc học Văn hóa nghiêncứu những nền văn hóa khác nhau trong sự thống nhất của cấp độ phân tíchlý thuyết chung và kinh nghiệm cụ thể thông qua quá trình trải nghiệm (điềndã), sống cùng con người, dân tộc, các cộng đồng người khác nhau nhằm tìmra những bản sắc văn hóa chung cũng như những bản sắc văn hóa đặc thùcủa từng dân tộc, gìn giữ và phát huy nó trên phương diện khoa học vàtruyền bá đến các nền văn hóa khác. Trong mối quan hệ với Dân tộc học(Dân tộc học Văn hóa) thì Xã hội học Văn hóa tiếp thu và hoàn thiện bộ máykhái niệm của mình thông qua hệ thống lý luận và hệ thống những tài liệu màngành Dân tộc học mang lại: thể chế dân tộc, cơ cấu xã hội, biểu tượng xãhội, chuẩn mực, giá trị,... đồng thời, cũng tiếp thu và học hỏi phương phápnghiên cứu bằng quan sát, đặc biệt là phương pháp điền dã,...c) Quan hệ giữa Xã hội học Văn hóa với Nhân học Văn hóaNhân học Văn hóa và Nhân học Xã hội là hai nhánh của Nhân học.Khác với Nhân học Xã hội, trong quá trình tiến hóa của nhân loại (tiêu biểu làthời kỳ đầu với E.B.Tylor, Franz Boas (cha đẻ của Nhân học Mỹ) và sau nàylà Bronislaw Malinowski, A.R.Radcliffe - Brown,…Steward,...). Nhân học Vănhóa tập trung vào các biểu tượng (biểu thị) văn hóa. Nó nghiên cứu cấu trúc chức năng các hiện tượng văn hóa với tư cách là những sự kiện xã hội tổngthể và đối tượng khảo sát là các sự kiện văn hóa trong các xã hội cổ truyền,tìm hiểu các thiết chế ăn hóa đã duy trì sự cân bằng và liên kết với nhau trongmột xã hội như thế nào, sự thích nghi của văn hóa cá nhân với những điềukiện môi trường riêng biệt ra sao,... Nói cách khác, Nhân học Văn hóa nghiêncứu các hiện tượng văn hóa từ những không gian và thời gian xã hội khácnhau để đi đến một kết luận chung về cấu trúc và chức năng của một haynhững hình thái thể chế nào đó (thông qua việc nghiên cứu các hệ thống thântộc, sự tương tác giữa ngôn ngữ và văn hóa, những đặc điểm của ăn uống,các hệ thống kinh tế, sự phân tầng xã hội, ý nghĩa của tôn giáo và nghệ thuậttrong các cộng đồng văn hóa tộc người). Nó có nhiệm vụ tìm tòi những quyluật chung của sự vận hành và phát triển xã hội và văn hóa. Phương phápluận nghiên cứu ở đây là xem xét các sự kiện văn hóa trong mối tương tácvới chủ thể chung cùng phương pháp chủ đạo là tham dự và tái tạo mô hình.Nhân học (trong đó có Nhân học Văn hóa) là kết quả của sự giao thoagiữa Dân tộc học và Xã hội học (trong đó có Xã hội học Văn hóa). Nhân họcVăn hóa với tư cách là giai đoạn phát triển mới của dân tộc học, nó tiếp thuhệ khái niệm của Xã hội học (trong đó có Xã hội học Văn hóa) đế làm công cụcho quá trình khái quát hóa, tổng hợp hóa của mình, nhất là ba vấn đề: cơcấu, chức năng và thể chế - những vấn đề cơ bản của Xã hội học và ngượclại, về phía mình, các nhà xã hội học văn hóa cũng vay mượn của Nhân họcVăn hóa nhiều khái niệm và kỹ thuật trong việc tiếp cận, phân tích văn hóa.Mối quan hệ này khăng khít tới mức có lúc những lý thuyết của hai ngànhkhoa học này tràn vào nhau một cách khó tách biệt, nhất là ngày nay, khi giữachúng lại có những mối quan tâm và cách tiếp cận gần nhau. Nhiều nhà Nhânhọc Văn hóa không chỉ nghiên cứu các xã hội nguyên thủy mà còn nghiêncứu các xã hội hiện đại.1.5. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA XÃ HỘI HỌC VĂN HÓAa) Chức năng của Xã hội học Văn hóaVới tư cách là một chuyên ngành của Xã hội học, Xã hội học Văn hóacũng thực hiện những chức năng cơ bản của Xã hội học nói chung. Như đãnói ở phần trên, văn hóa là một khái niệm trừu tượng, cho đến nay chưa cómột khái niệm văn hóa chung cho tất cả các ngành khoa học, bởi vậy, quanđiểm về chức năng của văn hóa cũng rất khác nhau. Dưới đây là ba quanđiểm khác nhau về việc phân loại chức năng của Xã hội học Văn hóa.Quan điểm thứ nhất cho rằng, Xã hội học Văn hóa gồm có 6 chức năngcơ bản: chức năng nhận thức, chức năng giáo dục, chức năng định mức,chức năng tích lũy, chức năng thông tin và chức năng giao tiếp.Quan điểm thứ hai cho rằng, Xã hội học Văn hóa có 5 chức năng cơbản: chức năng nhận thức, chức năng giáo dục, chức năng giao tiếp, chứcnăng thẩm mỹ và chức năng giải trí.Quan điểm thứ ba cũng là quan điểm được sử dụng nhiều nhất trongxã hội học hiện nay là quan điểm cho rằng, Xã hội học Văn hóa có 3 chứcnăng cơ bản: chức năng nhận thức, chức năng giáo dục và chức năng thựctiễn và dự báo.Trong cuốn giáo trình này, chúng ta sẽ sử dụng quan điểm thứ ba đểnói về chức năng của Xã hội học Văn hóa.- Chức năng nhận thức:Cũng như tất cả những chuyên ngành khác của Xã hội học, Xã hội họcVăn hóa cũng thực hiện chức năng cung cấp những thông tin, trí thức xã hộihọc cơ bản về những quy luật, sự vận động, phát triền của các hiện tượng,sự kiện, các quá trình văn hóa đã và đang diễn ra trong đời sống văn hóathường ngày trong mối quan hệ mật thiết với con người, chủ thể của văn hóa.Từ đó có những cách nhìn nhận khách quan đúng bản chất về những sự kiện,hiện tượng văn hóa đó.Xã hội học Văn hóa thực hiện chức năng hệ thống hóa tri thức, nhữnghiểu biết về văn hóa trong mối quan hệ tác động qua lại giữa con người vàcon người, con người và xã hội, con người và văn hóa của những nhóm xãhội khác nhau. Từ đó đưa ra những cách giải thích về những sự kiện, hiệntượng, quá trình, vấn đề xã hội,... văn hóa đang diễn ra dưới cách nhìn kháchquan của xã hội học. Kể cả những vấn đề, những sự kiện,... mà chính bảnthân con người cũng không phân biệt được: thiện - ác, yêu - ghét, hạnh phúc- bất hạnh,... thông qua các biểu tượng văn hóa. Tìm hiểu tại sao lại có sựkhác nhau về văn hóa giữa các nhóm xã hội, các cộng đồng, tầng lớp xã hội,thậm chí là giữa các cá nhân với nhau nhằm tạo dựng một bức tranh hoànchỉnh về nền văn hóa nhân loại dưới góc nhìn của Xã hội học Văn hóa.Chức năng nhận thức của Xã hội học Văn hóa còn thể hiện ở chỗ, nógóp phần giúp con người nhận thức rõ hơn vai trò của văn hóa trong quá trìnhnó vận hành, tác động lên các cá nhân, nhóm, lên hệ thống các thiết chế xãhội và trong cả hệ thống phân tầng xã hội.Đồng thời với chức năng này, Xã hội học Văn hóa giúp cho con ngườinhận thức một cách sâu sắc hơn về sự phát triển văn hóa nói riêng và của cảxã hội nói chung trong tương lai bằng những cơ sở lý luận khoa học màchuyên ngành này có.Chức năng nhận thức đã góp phần giúp cho con người nhận thức đúnghơn về sự tồn tại, bản chất của chính con người, nhận thức vai trò của vănhóa trong việc chi phối đời sống con người và tạo thành một nền văn hóa đadạng, đậm đà bản sắc dân tộc.Xã hội học Văn hóa còn giúp mỗi cá nhân trong cộng đồng nhận thứcđược vị trí, địa vị cũng như vai trò của mình trong hoạt động phát triển nềnvăn hóa dân tộc.Với chức năng giáo dục của mình, Xã hội học Văn hóa còn đánh thứcnhững phẩm chất tốt đẹp của mỗi cá nhân, cộng đồng xã hội trong việc địnhhướng cho họ sống đúng với những giá trị chuẩn mực mà chính họ đã xâydựng nên.- Chức năng thực tiễn và dự báo:Chức năng thực tiễn và chức năng dự báo là những chức năng tươngđối quan trọng trong nghiên cứu Xã hội học nói chung và Xã hội học Văn hóanói riêng. Xã hội học Văn hóa sau khi cung cấp cho con người một hệ thốngcác tri thức về văn hóa, về các quy phạm, giá trị đạo đức cũng như sự pháttriển của văn hóa thì còn thực hiện chức năng dự báo về xu hướng của các

Tài liệu liên quan

  • Giáo trình xã hội học đại cương Giáo trình xã hội học đại cương
    • 23
    • 6
    • 30
  • Giáo trình: Xã hội học Giáo trình: Xã hội học
    • 206
    • 2
    • 47
  • giáo trình xã hội học giáo dục giáo trình xã hội học giáo dục
    • 129
    • 1
    • 12
  • Giáo trình Xã hội học quản lý Giáo trình Xã hội học quản lý
    • 76
    • 4
    • 33
  • Giáo trình Xã Hội Học Lối Sống Giáo trình Xã Hội Học Lối Sống
    • 65
    • 3
    • 65
  • Giáo trinh xã hội học giáo dục part 1 pot Giáo trinh xã hội học giáo dục part 1 pot
    • 13
    • 722
    • 7
  • Giáo trinh xã hội học giáo dục part 2 pot Giáo trinh xã hội học giáo dục part 2 pot
    • 13
    • 645
    • 3
  • Giáo trinh xã hội học giáo dục part 3 pot Giáo trinh xã hội học giáo dục part 3 pot
    • 13
    • 599
    • 2
  • Giáo trinh xã hội học giáo dục part 4 pdf Giáo trinh xã hội học giáo dục part 4 pdf
    • 13
    • 517
    • 2
  • Giáo trinh xã hội học giáo dục part 5 ppt Giáo trinh xã hội học giáo dục part 5 ppt
    • 13
    • 525
    • 2

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(1.04 MB - 237 trang) - Giáo Trình Xã Hội Học Văn Hóa - Ts. Mai Thị Kim Thanh Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Chức Năng Của Xã Hội Học Văn Hoá