Chùm ành: Lăng Mộ Của Huyện Sỹ - Người Giàu Nhất Sài Gòn Xưa

Skip to content
Redsvn
  • Posted on 08/08/2019
  • Đất Việt - Người Việt⠀Khoảnh khắc⠀

Mộ phần của ông Huyện Sỹ – Lê Phát Đạt, đại gia giàu có nhất Sài Gòn nằm ở một địa điểm đặc biệt, được tạo tác tinh xảo hiếm thấy…

Tọa lạc tại số 1 đường Tôn Thất Tùng, quận 1, TP HCM, nhà thờ Huyện Sỹ là một nhà thờ nổi tiếng do ông Lê Phát Ðạt, tức Huyện Sỹ – người giàu có nhất trong Tứ đại phú hộ Sài Gòn xưa (Nhất Sỹ, Nhì Phương, Tam Xường, Tứ Định) hiến đất và xuất 1/7 gia tài để xây dựng vào cuối thế kỷ 19.

Huyện Sỹ qua đời năm 1900, khi nhà thờ chưa xây xong. Đến năm 1920, sau khi vợ ông là bà Huỳnh Thị Tài mất, người ta mới đưa hai ông bà chôn ở gian trái sau cung thánh của nhà thờ này.

Tòa cảnh khu mộ hai ông bà Huyện Sỹ ở sau cung thánh.

Mộ ông Huyện Sỹ nằm ở bên trái, phía trước là bức tượng bán thân và tấm bia ghi tên thật của ông là Lê Phát Đạt cùng năm sinh, năm mất. Phía sau là phần mộ bằng đá cẩm thạch.

Bức tượng bán thân ông Huyện Sỹ làm bằng thạch cao được gắn trên bệ đá.

Trên mộ là tượng toàn thân ông Huyện Sỹ kê đầu trên hai chiếc gối bằng đá, mình mặc áo dài, đầu chít khăn đóng, hai tay đan vào nhau trước ngực… được tạo tác rất tinh xảo.

Mộ bà Huỳnh Thị Tài nằm ở phía đối diện, có kiểu thức tương tự với bức tượng bán thân bàng thạch cao ở phía trước, phía sau là ngôi mộ bằng đá.

Trên mộ là tượng bà Huyện Sỹ được tạo hình với tư thế nằm giống như chồng.

Những tác phẩm điêu khắc bằng đá trên mộ ở nơi đây được đánh giá là tinh xảo bậc nhất Sài Gòn xưa.

Phía trong, bên cạnh mộ ông bà Huyện Sỹ còn có tượng bán thân của con trai và con dâu ông bà là Gioan Baotixita Lê Phát Thanh (bên phải) và Anna Đỗ Thị Thao (bên trái).

Giữa hai phần mộ là đài thờ mang cụm tượng thể hiện phút lâm chung của Chúa Jesus.

Theo KIẾN THỨC

Tags: Di tích lịch sử, Địa điểm du lịch, TP HCM, Điêu khắc, Kiến trúc Cơ Đốc giáo, Kiến trúc lăng mộ
Redsvn

Từ khóa » Mộ ông Bà Huyện Sĩ