Chùm Truyện Thiếu Nhi Của Lép Tônxtôi - Tạp Chí Sông Hương
Có thể bạn quan tâm
Ban biên tập Gửi bài viết Liên hệ quảng cáo Trang chủ Huế luôn luôn mới Phòng chống dịch COVID-19 (new) SỰ KIỆN 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ VỌNG RA BIỂN Tình Sông Hương Văn Thơ Nghiên Cứu & Bình Luận Câu chuyện hôm nay Văn hoá nghệ thuật Festival Huế Kiến trúc Âm nhạc Sân khấu Mỹ thuật Nhiếp ảnh Văn học dân gian Đất và người Huế bốn phương Nhìn ra thế giới Nhịp cầu di sản Trang viết đầu tay Trang thiếu nhi Góc Hoài niệm SỐ ĐẶC BIỆT CHUYÊN ĐỀ Giá sách Sông Hương Tác phẩm hay Tác giả - Tác phẩm Giá sách Sông Hương Tạp chí Sông Hương - Số 2 (T.8-1983) Chùm truyện thiếu nhi của Lép Tônxtôi 15:22 | 19/07/2010 LÉP TÔNXTÔISư tử và chó * Ảnh: natashascafe.com
Các bài mới Tuổi học trò ở Huế (10/08/2010) Nhà thơ Trần Quang Long và Tiếng hát những người đi tới (03/08/2010) Qua những tà áo, thử tìm hiểu thị hiếu về màu sắc của người Huế thuở trước (30/07/2010) Chùm truyện vui của Azit Nê-xin (29/07/2010) Thơ Sông Hương 08-83 (23/07/2010) Gã kéo chuông nhà thờ (23/07/2010) Huế, một cái nôi của nghệ thuật tuồng (23/07/2010) Trang thơ thiếu nhi 8-83 (22/07/2010) Chùm thơ Mắc-xim Tăng-kơ (21/07/2010) Chuyện ở rừng mai vàng (21/07/2010) Các bài đã đăng Chùm thơ Hoàng Dạ Thi (19/07/2010) Bỗng nhiên tôi cụt hứng (19/07/2010) Mấy ghi nhận về những hài cốt của Tây Sơn trong nhà tù Khám Đường (16/07/2010) Tôi lên bốn (16/07/2010) Một cuộc họp (16/07/2010) Chùm thơ Nguyễn Khoa Điềm (16/07/2010) Một đoạn bờ thung lũng Khe Sanh (15/07/2010) Tạp chí Sông Hương Số 428 (T.10-24) Số Đặc Biệt (T.9-24) » Năm 1983 » Năm 1984 » Năm 1985 » Năm 1986 » Năm 1987 » Năm 1988 » Năm 1989 » Năm 1990 » Năm 1991 » Năm 1992 » Năm 1993 » Năm 1994 » Năm 1999 » Năm 2000 » Năm 2001 » Năm 2002 » Năm 2003 » Năm 2004 » Năm 2005 » Năm 2006 » Năm 2007 » Năm 2008 » Năm 2009 » Năm 2010 » Năm 2011 » Năm 2012 » Năm 2013 » Năm 2014 » Năm 2015 » Năm 2016 » Năm 2017 » Năm 2018 » Năm 2019 » Năm 2020 » Năm 2021 » Năm 2022 » Năm 2023 » Năm 2024 Góc ảnh đẹp Bạn đọc nhiều Học viện Âm nhạc Huế khai giảng năm học mới và trao bằng tốt nghiệp ĐÓN ĐỌC TẠP CHÍ SÔNG HƯƠNG SỐ 428, THÁNG 10 - 2024 Chuyện một “công tử” Huế từ cửa Ngọ Môn đến Thành Hà Nội Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương Kỳ nghỉ phép thứ bảy Quảng cáo
Ở london có trình diễn dã thú. Muốn xem, người ta phải trả tiền hay mang chó và mèo đến ném cho thú ăn.Vì muốn xem thú, có ông bắt một con chó nhỏ trên đường phố và đem đến gánh xiếc. Tất nhiên ông này được cho vào, trong khi con chó nhỏ bị ném vào lồng cho sư tử ăn thịt.Con chó nhỏ cụp đuôi nấp ở góc chuồng, mà sư tử cứ tiến tới đánh hơi.Con chó nhỏ bèn cuộn tròn lưng lại, chổng vó lên trời và vẫy đuôi.Sư tử lấy chân chạm vào chó, đẩy lăn đi.Con chó nhỏ chồm dậy và ngồi lên hai chân sau.Sư tử nhìn con thú bé bỏng, quay đầu qua quay đầu lại, song không chạm đến chó nữa.Khi chủ ném cho miếng thịt, sư tử xé một mẩu dành cho con chó nhỏ.Chiều đến, khi sư tử nằm xuống ngủ, con chó nhỏ cũng nằm xuống bên cạnh, gối đầu vào chân sư tử.Chó và sư tử sống với nhau cùng một chuồng từ ngày ấy, sư tử không bao giờ hại con chó nhỏ, mà chỉ ăn thức ăn của mình, ngủ với chó và thậm chí còn chơi với chó nữa.Một hôm có người đến gánh xiếc, nhận ra con chó nhỏ của mình, ông bảo với người chủ gánh xiếc là con chó của ông và ông muốn xin lại. Tất nhiên người chủ sẵn lòng trả chó cho ông thôi; song ngay khi họ gọi con chó, có ý muốn đưa nó ra khỏi chuồng, sư tử gầm lên, bờm dựng đứng.Con chó nhỏ và sư tử sống trong chuồng suốt năm.Một năm sau con chó nhỏ ốm chết. Sư tử bỏ ăn, cứ ngửi và liếm xác con chó nhỏ mãi, lấy chân chạm vào con chó.Khi biết chó đã chết, sư tử bỗng chồm dậy, bờm dựng lên, đập đuôi vào sườn, quăng mình vào tường cắm song sắt và sàn chuồng.Sư tử cứ quăng mình khắp chuồng suốt ngày, gầm rú, và rồi nằm xuống bên cạnh con chó nhỏ đã chết. Người chủ đưa xác chó đi, nhưng sư tử không cho ai đến gần.Nghĩ sư tử sẽ quên nỗi buồn phiền nếu có con chó khác, người chủ bỏ con chó thứ hai vào chuồng, con này thì còn sống. Nhưng sư tử lập tức xé phăng nó ra làm nhiều mảnh. Rồi sư tử lấy chân ôm lấy người bạn bé bỏng đã chết của mình và nằm không động đậy suốt năm ngày.Ngày thứ sáu sư tử chết. (*) Dịch theo The Lion and the Dog, Nxb Tiến bộ, Maxkva, 1975.Chim đại bàng *Một con đại bàng xây tổ cạnh đường cái cách xa biển, nở được mấy con.Ngày kia đại bàng bay về tổ, chân quắp một con cá lớn đúng vào lúc có nhiều người đang làm việc cạnh cây của nó. Thấy con cá, người ta vây lấy cây, la hét và ném đá vào đại bàng.Đại bàng đánh rơi cá, người ta nhặt lấy, rồi bỏ đi.Đại bàng đậu rìa tổ, và mấy chú đại bàng con ngóc đầu lên, đòi ăn.Song đại bàng đã mệt, không thể bay trở lại biển được nữa. Bù lại, đại bàng rúc vào tổ, xòe cánh ủ cho con, âu yếm vuốt cho thẳng những sợi lông tơ của con, như xin chúng chờ một chốc. Nhưng đại bàng càng âu yếm, chúng lại càng kêu to.Cuối cùng, đại bàng bỏ con vỗ cánh bay lên đậu trên một cành cao hơn.Nhưng các chú đại bàng con gào lên còn thảm thiết hơn.Đại bàng liền kêu lên một tiếng lớn, soải cánh nặng nề bay về phía biển.Buổi chiều đại bàng trở về muộn, bay chậm và thấp, song chân có quắp một con cá lớn khác.Đến cây của mình, lần này đại bàng nhìn xem có người nào không. Rồi đại bàng nhanh nhẹn xếp cánh lại, đậu lên rìa tổ.Các chú đại bàng con vươn cổ há mỏ ra, và mẹ chúng xé cá cho con ăn.(*) Dịch theo The Eagle trong The Lion and the Dog, Nxb Tiến bộ, Maxkva, 1975.Hoàng Dũng dịchCô bé và những chiếc nấm *Hai cô bé đi về nhà với chiếc giỏ đầy nấm.Đường về phải băng ngang đường sắt.Hai cô tưởng rằng tàu hỏa còn ở xa, chúng leo lên bờ dốc và bước trong những đường ray.Tức thì, chúng nghe tiếng gầm thét của đoàn tàu, cô bé lớn chạy trở lui, còn cô nhỏ chạy vượt qua đường sắt.Cô bé lớn gào theo em:- Quay trở lại!Nhưng tiếng ầm ầm của đoàn tàu sắp đến làm cô em không nghe tiếng chị gọi trở lại; bằng những bước chân nhanh nhẹn, cô nhảy trên những thanh ray, lảo đảo, nấm rơi ra và cô cúi xuống nhặt lên.Đoàn tàu đã đến gần và người thợ máy cố sức huýt còi.Cô chị thét lên: “Để nấm đó!” cô em tưởng rằng chị bảo nhặt nấm lên, nó bò xuống trên đường ray.Người thợ máy không làm sao hãm tàu được. Với một tiếng rít ghê rợn, đoàn tàu vượt ngang trên cô bé.Cô chị khóc thét lên, ở các cửa sổ của đoàn tàu tất cả hành khách đều nhìn thấy cảnh tượng đó, ông trưởng tàu vội chạy đến toa cuối để xem điều gì đã xảy ra cho cô bé.Khi đoàn tàu băng qua, cô bé đã thay đổi cách nằm trong đường ray, mặt cô úp sát đất, không nhúc nhích.Đoàn tàu khi đã đi xa, cô bé ngẩng đầu lên, chống gối dậy, thản nhiên cúi nhặt nấm và sau đó mới chạy về phía chị.* Dịch theo bản tiếng Pháp của Nxb Tiến bộ, Maxkva, 1980.Lê Dân dịch(2/8-83) |
Tòa soạn: 09 Phạm Hồng Thái, thành phố Huế Điện thoại: 0234. 3686669 (Trị sự) - 3822338 (VP) - 3846066 Ban Biên tập: songhuongtapchi@gmail.com Ban Trị sự: tapchisonghuong.vn@gmail.com
© Bản quyền thuộc về Tạp chí Sông Hương ® Ghi rõ nguồn "Tạp chí Sông Hương Online" khi phát hành lại thông tin từ website này.
Từ khóa » Truyện Ngụ Ngôn Leptonxtoi
-
Truyện Ngụ Ngôn Leptonxtoi
-
Truyện Thơ Ngụ Ngôn - Lev Tolstoy - Thư Viện 4 Phương
-
19. Đặc Trưng Truyện Ngụ Ngôn Của L. Tônxtôi Trong Chương Trình ...
-
Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngụ Ngôn Lep Toonxxtôi Và ý Nghĩa ...
-
Tập Truyện Thơ Ngụ Ngôn - Tác Giả: Lev Tolstoy - Vina Forums
-
Truyện Ngụ Ngôn Leptonxtoi - Văn Phòng Phẩm
-
Truyện Ngụ Ngôn Của Leptonxtoi
-
Thế Giới Nghệ Thuật Trong Truyện Ngụ Ngôn L.nxtoi Và ý Nghĩa Giáo ...
-
Đọc Sách Truyện Kiến Và Chim Bồ Câu - Lev Tolstoy Online
-
[PDF] Kiến Và Chim Bồ Câu - Lev Tolstoy (Bản đầy đủ Mới Nhất)
-
Truyện Chọn Lọc Lep Tônxtôi | Tiki
-
Kiến Và Chim Bồ Câu - Truyện Ngụ Ngôn - Tiki
-
Truyện Thơ Ngụ Ngôn Ê đốp. - Hữu ích Mỗi Ngày!
-
Truyện Ngụ Ngôn Lừa Và Ngựa