Chứng Chỉ Hành Nghề Là Gì? - Kế Toán Tân Thành Thịnh
Có thể bạn quan tâm
Chứng chỉ hành nghề kế toán (CPA - Certified Public Accountants) là giấy chứng nhận hành nghề kế toán được Bộ Tài Chính cấp khi đã trả qua một kỳ thi đạt chuẩn của Bộ Tài Chính. Chứng chỉ này là cơ sở để xác định năng lực, phẩm chất của một kế toán viên xem có phù hợp với những yêu cầu mà nhà tuyển dụng đưa ra.
Không phải ai cũng bắt buộc phải có chứng chỉ kế toán nhưng để trở thành một kế toán chuyên nghiệp và thành công với sự nghiệp kế toán của mình thì bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề kế toán.
2.1 Tại sao phải có chứng chỉ hành nghề Kế Toán?
Chứng chỉ kế toán như là một cơ sở để đánh giá năng lực của mỗi kế toán viên thông qua các tiêu chuẩn quy định của nhà nước.
Hiện nay thì một nhân viên kế toán có thể có hoặc không có chứng chỉ này đều có thể làm việc được trong doanh nghiệp, nhưng khi xác định bạn sẽ theo đuổi công việc này ở các công ty dịch vụ kế toán và tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp của mình thì chứng chỉ hành nghề kế toán là một tiêu chí cần thiết và quan trọng.
Ngoài ra, chứng chỉ kế toán còn giúp cho nhà nước dễ dàng quản lý được những công việc và hoạt động của bạn trong ngành nghề kế toán này.
Khi sở hữu chứng chỉ hành nghề kế toán, bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn về con đường tiến thân và lập nghiệp của mình mà không bị giới hạn.
2.2 Đối tượng bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề Kế Toán
Đối với doanh nghiệp bình thường thì kế toán viên có thể có hoặc không có chứng chỉ hành nghề đều có thể thực hiện được công việc của mình. Tuy nhiên đối với các vị trí công việc sau thì bắt buộc phải có chứng chỉ kế toán:
- Kế toán trưởng
- Kế toán viên được thuê từ công ty dịch vụ kế toán
- Chủ sở hữu doanh nghiệp kế toán, kiểm toán
2.3 Điều kiện sở hữu chứng chỉ hành nghề Kế Toán
- Không phải ai cũng dễ dàng có thể sở hữu được các chứng chỉ hành nghề kế toán, sau đây là các điều kiện, tiêu chuẩn bắt buộc phải có nếu muốn sở hữu chứng chỉ hành nghề kế toán:
- Có bằng kế toán viên tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các khối chuyên ngành như kế toán, kiểm toán, tài chính, ngân hàng.
- Thời gian công tác làm việc thực tế về kế toán, kiểm toán, tài chính ít nhất là 36 tháng. Thời gian được tính kể từ tháng tốt nghiệp được ghi trên bằng tốt nghiệp đại học cho tới khi điền thông tin đăng ký dự thi.
- Bạn không nằm trong diện đối tượng quy định ở khoản 1 và 2, điều 51 của luật kế toán Việt Nam.
- Trung thực, có đạo đức nghề nghiệp và tuân thủ đúng pháp luật quy định…. là những tố chất cần rèn luyện để trở thành một kế toán chuyên nghiệp sau này.
Từ khóa » Khái Niệm Chứng Chỉ Là Gì
-
Chứng Chỉ Và Chứng Nhận - Luật ACC
-
Chứng Chỉ Là Gì ? Sự Khác Nhau Giữa Chứng Chỉ Và Chứng Nhận
-
Chứng Chỉ Là Gì? Chứng Chỉ Và Chứng Nhận Khác Nhau Như Thế Nào?
-
Sự Khác Nhau Giữa Chứng Chỉ Và Chứng Nhận - Việt Đỉnh
-
1. Chứng Chỉ Là Gì? - Hướng Dẫn Sử Dụng
-
Văn Bằng Chứng Chỉ Là Gì? Nó Có Cần Thiết Trong Sơ Yếu Lý Lịch?
-
Chứng Chỉ Và Chứng Nhận Khác Nhau Như Thế Nào?
-
Văn Bằng Chứng Chỉ Là Gì? Thông Tin Quan Trọng Cần Nắm Bắt
-
Chứng Chỉ Số Là Gì? Mua Chứng Chỉ Số Cho Website ở đâu Uy Tín
-
Certificate Là Gì? Chứng Nhận Certificate Khác Gì Với Certification?
-
Văn Bằng Chứng Chỉ Là Gì? Ý Nghĩa Và Giá Trị Của Văn Bằng Chứng Chỉ
-
Chứng Chỉ (Diploma) Và Chứng Nhận (Certificate): Là Gì? Khác Nhau ...
-
Chứng Chỉ Tiếng Anh Là Gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt
-
Chứng Chỉ Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt