Chứng Chỉ Kế Toán Là Gì & Muốn Có Chứng Chỉ Kế Toán Cần Phải Làm Gì
Có thể bạn quan tâm
Để được tuyển dụng vào làm việc trong doanh nghiệp chuyên kinh doanh dịch vụ kế toán – trở thành kế toán trưởng hay tự kinh doanh dịch vụ này, bạn cần phải có chứng chỉ kế toán viên. Vậy thì chứng chỉ kế toán viên là gì? Có điều gì cần biết về kỳ thi cấp loại chứng chỉ này?
Chứng chỉ kế toán viên là gì?
Chứng chỉ kế toán viên (trước đây gọi là chứng chỉ hành nghề kế toán) là chứng chỉ công nhận trình độ, năng lực của một kế toán viên do Bộ Tài chính cấp sau khi người dự thi hoàn thành đạt yêu cầu kỳ thi cấp chứng chỉ được tổ chức hàng năm.
Nội dung quy định về thi lấy Chứng chỉ hành nghề kế toán, để các Bạn làm trong nghề kế toán có tâm huyết với nghề, có nguyện vọng thi cử có điều kiện chuẩn bị kiến thức, kinh nghiệm, hồ sơ nhằm có một kỳ thi thuận lợi, đạt kết quả cao.
Điều kiện dự thi lấy Chứng chỉ hành nghề kế toán, hồ sơ dự thi và các môn thi
Căn cứ theo điều 4, Thông tư 129/2012/TT-BTC ngày 09/08/2012 của Bộ Tài chính, người dự thi lấy Chứng chỉ hành nghề kế toán phải có đủ các điều kiện sau:
- Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành Tài chính, Kế toán, Kiểm toán;
- Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán từ 60 tháng trở lên tính từ tháng tốt nghiệp ghi trên quyết định tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học đến thời điểm đăng ký dự thi;
- Nộp đầy đủ, đúng mẫu hồ sơ dự thi và lệ phí thi theo quy định;
- Không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 51 của Luật kế toán.
Căn cứ theo điều 5, Thông tư 129/2012/TT-BTC ngày 09/08/2012 của Bộ Tài chính, Hồ sơ dự thi lấy Chứng chỉ hành nghề kế toán gồm:
1. Đối với người dự thi lần đầu
- Phiếu đăng ký dự thi có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc của Ủy ban nhân dân địa phương nơi cư trú, có dán ảnh màu cỡ 3×4 mới chụp trong vòng 6 tháng và đóng dấu giáp lai theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02a hoặc Phụ lục số 02b ban hành kèm theo Thông tư này kèm theo Giấy xác nhận về thời gian công tác thực tế làm tài chính, kế toán, kiểm toán có chữ ký của người đại diện theo pháp luật và đóng dấu xác nhận của cơ quan, đơn vị theo mẫu quy định tại Phụ lục số 06 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc Uỷ ban nhân dân địa phương nơi cư trú;
- Bản sao văn bằng, chứng chỉ đối với người dự thi lấy Chứng chỉ hành nghề kế toán theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 và đối với người dự thi lấy Chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư này, có xác nhận của tổ chức cấp hoặc cơ quan công chứng. Nếu là bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác thì phải nộp kèm theo bảng điểm có chứng thực ghi rõ số đơn vị học trình (hoặc tiết học) của tất cả các môn học. Trường hợp người dự thi nộp bằng thạc sỹ, tiến sỹ thì phải nộp kèm theo bảng điểm học thạc sỹ, tiến sỹ có ghi rõ ngành học có chứng thực;
- 3 ảnh màu cỡ 3×4 mới chụp trong vòng 6 tháng và 02 phong bì có dán tem và ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người nhận.
2. Người đăng ký dự thi lại:
- Phiếu đăng ký dự thi có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc của Ủy ban nhân dân địa phương nơi cư trú, có dán ảnh màu cỡ 3×4 mới chụp trong vòng 6 tháng và đóng dấu giáp lai theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02a hoặc Phụ lục số 02b ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản sao Giấy chứng nhận điểm thi của các kỳ thi trước do Hội đồng thi thông báo;
- Ảnh và phong bì như quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.
Căn cứ theo điều 6, Thông tư 129/2012/TT-BTC ngày 09/08/2012 của Bộ Tài chính, Các môn thi lấy Chứng chỉ hành nghề kế toán gồm:
- Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp;
- Tài chính và quản lý tài chính nâng cao;
- Thuế và quản lý thuế nâng cao;
- Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao.
Căn cứ theo điều 18, Thông tư 129/2012/TT-BTC ngày 09/08/2012 của Bộ Tài chính quy định về đạt yêu cầu thi, bảo lưu kết quả thi:
Đạt yêu cầu thi:
– Môn thi đạt từ điểm 5 trở lên chấm theo thang điểm 10 và từ 50 điểm trở lên nếu tính theo thang điểm 100 (chỉ đối với môn ngoại ngữ).
– Người dự thi đạt yêu cầu cả 4 môn thi quy định tại khoản 1 Điều 6 và có tổng số điểm từ 25 điểm trở lên là đạt yêu cầu thi;
Bảo lưu kết quả thi:
– Điểm của các môn thi đạt yêu cầu được bảo lưu 3 năm kể từ năm của kỳ thi thứ nhất (tính tròn năm). Ví dụ: người dự thi năm 2013 thì các năm tính bảo lưu là 2013, 2014, 2015.
– Trong thời gian bảo lưu, người dự thi được thi tiếp các môn thi chưa thi hoặc thi lại những môn thi chưa đạt yêu cầu hoặc thi nâng điểm theo quy định tại khoản 3 Điều này nhưng mỗi môn thi được dự thi tối đa 3 lần thi (kể cả lần thi đầu tiên).
Thi nâng điểm
– Trường hợp môn thi đạt >= 5 điểm nhưng tổng 4 môn thi không đạt 25 điểm (trừ môn thi ngoại ngữ) thì được lựa chọn các môn thi để đăng ký thi nâng điểm trong phạm vi 3 lần.
– Trường hợp thi nâng điểm thì kết quả thi lấy theo điểm thi cao nhất của các lần thi.
Căn cứ theo điều 13, Thông tư 129/2012/TT-BTC ngày 09/08/2012 của Bộ Tài chính, thành phần Hội đồng thi được quy định như sau:
Hội đồng thi do Bộ trưởng Bộ Tài chính thành lập theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ. Hội đồng thi gồm các thành phần:
- Chủ tịch Hội đồng thi là lãnh đạo Bộ Tài chính hoặc lãnh đạo cấp Vụ trưởng được Bộ trưởng Bộ Tài chính uỷ quyền;
- 04 Phó Chủ tịch là Lãnh đạo Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán, Lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ của Bộ Tài chính, Lãnh đạo Tổ chức nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán, trong đó Lãnh đạo Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán là Phó Chủ tịch thường trực;
- Uỷ viên thư ký và các Uỷ viên Hội đồng thi là đại diện của một số đơn vị thuộc Bộ Tài chính. Trên đây là nội dung liên quan tới kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề kế toán viên, chúc các Bạn kế toán có nguyện vọng thi có thể thu thập được thông tin bổ ích và đạt được mục tiêu thi cử đề ra.
– Nội dung thi
Người đăng ký dự thi cấp chứng chỉ kế toán viên cần phải hoàn thành bài thi viết trong vòng 180 phút với 4 môn thi sau:
- Pháp luật về kinh tế và luật doanh nghiệp
- Tài chính và quản lý tài chính nâng cao
- Thuế và quản lý thuế nâng cao
- Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao
– Xác định kết quả thi
Với mỗi môn thi đạt từ 5 điểm trở lên, người dự thi sẽ được công nhận đạt yêu cầu và sẽ được cấp chứng chỉ kế toán viên. Điểm của một môn thi đạt yêu cầu sẽ được bảo lưu trong vòng 3 năm. Ví dụ trường hợp dự thi 4 môn nhưng có 1 môn dưới điểm 5 thì kết quả 3 môn kia sẽ được bảo lưu trong vòng 3 năm tiếp theo, năm sau, ứng viên chỉ cần thi lại môn chưa đạt yêu cầu đó để được nhận chứng chỉ kế toán viên.
– Cấp chứng chỉ kế toán viên
Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày có kết quả thi, Bộ Tài chính sẽ cấp chứng chỉ kế toán viên cho người đạt điểm yêu cầu. Trường hợp làm mất chứng chỉ kế toán viên sẽ không được cấp lại.
Từ khóa » Chứng Chỉ Kế Toán Viên Là Gì
-
Chứng Chỉ Kế Toán Viên Là Gì? 5 Điều Cần Biết Về Kỳ Thi Cấp Chứng Chỉ ...
-
Quy định Về Chứng Chỉ Kế Toán Viên - Luật ACC
-
Chứng Chỉ Hành Nghề Kế Toán Là Gì? (Cập Nhật 2021)
-
Điều Kiện Và Thủ Tục Dự Thi Chứng Chỉ Kế Toán Viên
-
Tiêu Chuẩn để được Cấp Chứng Chỉ Kế Toán Viên Năm 2022
-
Chứng Chỉ Hành Nghề Kế Toán Viên
-
Chứng Chỉ Hành Nghề Kế Toán: Khái Niệm Và Mục đích Sử Dụng
-
Chứng Chỉ Kế Toán Viên Công Chứng Là Gì? Đặc điểm - Luật Dương Gia
-
Khóa Học ôn Thi Chứng Chỉ Kế Toán Viên
-
Quy định Chứng Chỉ Hành Nghề Kế Toán 2022 - Luật Hoàng Phi
-
5 Chứng Chỉ Kế Toán, Kiểm Toán Quốc Tế Sinh Viên Tài Chính Cần Biết
-
Chứng Chỉ Hành Nghề Kế Toán – Kiến Thức Cần Biết Và Lựa Chọn
-
Chứng Chỉ Kế Toán Viên Là Gì? || Kiến Thức Kế Toán - Bí Quyết ôn Thi
-
Học Chứng Chỉ Hành Nghề Kế Toán ở đâu Chất Lượng?