Chứng đỏ Mặt Và Mặc Cảm Thẩm Mỹ - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- 1. Định nghĩa chứng đỏ mặt
- 2. Nguyên nhân của chứng đỏ mặt
- 3. Yếu tố nguy cơ
- 4. Yếu tố làm nghiêm trọng hơn chứng đỏ mặt
- 5. Triệu chứng của chứng đỏ mặt
- 6. Chẩn đoán
- 7. Điều trị chứng đỏ mặt
- 8. Tiên lượng của chứng đỏ mặt
- 9. Phòng ngừa chứng đỏ mặt
Chứng đỏ mặt là một tình trạng ửng đỏ của da. Triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện từ vài tuần đến vài tháng sau đó giảm dần. Biểu hiện của bệnh thường bị nhầm lẫn với mụn trứng cá, dị ứng và các vấn đề da khác. Bệnh thường không nghiêm trọng nhưng liên quan tới thẩm mỹ. Do đó, chứng đỏ mặt ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày trong giao tiếp và công việc. Điều trị sớm và kiên trì có thể giúp kiểm soát chứng đỏ mặt ở một mức độ nhất định.
1. Định nghĩa chứng đỏ mặt
Chứng đỏ mặt là một rối loạn dạng trứng cá mạn tính của nang lông tuyến bã vùng mặt. Ngoài ra, phản ứng của mao mạch với nhiệt, sức nóng làm xuất hiện cơn đỏ bừng mặt. Bệnh làm da đỏ ở vùng mũi, cằm, má và trán, đôi khi còn ảnh hưởng đến mắt. Đây là bệnh tiến triển theo thời gian. Lâu ngày, các mao mạch sẽ giãn và có thể nhìn thấy rõ hơn. Nó không thể lây lan từ người sang người.
Tình trạng này là một hiện tượng khá phổ biến, có thể xuất hiện ở bất kỳ ai. Bệnh thường gặp nhất ở những phụ nữ trung niên với làn da sáng màu. Cho tới hiện nay, chưa có hiểu biết thật sự rõ ràng về chứng đỏ mặt.
2. Nguyên nhân của chứng đỏ mặt
Những người có làn da trắng có nhiều khả năng mắc bệnh và một số phụ nữ mắc bệnh trong thời kỳ mãn kinh.
Nguyên nhân chính xác vẫn chưa được xác định rõ ràng. Di truyền hoặc các nhân tố môi trường được cho là nguyên nhân gây ra chứng đỏ mặt.
3. Yếu tố nguy cơ
3.1. Bất thường về mạch máu
Theo nhiều chuyên gia, bất thường của mạch máu vùng mặt là yếu tố chính gây ra bệnh. Điều này có thể giải thích các triệu chứng: nóng bừng, da ửng đỏ, hiện rõ các mao mạch mặt. Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra bất thường mạch máu lại chưa được hiểu rõ ràng.
3.2. Các peptide ở da
Những yếu tố tác động từ bên ngoài như: tia cực tím, đồ ăn cay, rượu (đặc biệt là rượu vang đỏ), tập luyện, căng thẳng, nóng và lạnh… có thể kích hoạt một số phân tử trong da được gọi là các peptide. Nồng độ các peptide tăng lên có thể tác động tới hệ miễn dịch, ảnh hưởng hệ thần kinh và mạch máu ở da. Sự hoạt hóa các hệ này gây ra hiện tượng giãn mạch, khiến da ửng đỏ và viêm.
3.3. Mite
Mite (ve da) có tên Demodex folliculorum thường sống trên da người và vô hại. Ở người có chứng đỏ mặt, số lượng mite tồn tại rất nhiều. Đây rất có thể là một trong các yếu tố gây nên chứng đỏ mặt. Hiện nay, người ta chưa chắc chắn mite là nguyên nhân hay hậu quả của da ửng đỏ. Theo một số giả thuyết, triệu chứng bệnh là do phản ứng của da với vi khuẩn của mite.
3.4. Yếu tố di truyền
Chứng đỏ mặt dường như có tính chất di truyền. Vẫn chưa rõ yếu tố di truyền nào liên quan hoặc di truyền giữa các thế hệ như thế nào.
3.5. Nữ giới
Chứng đỏ mặt có thể xảy ra ở bất cứ ai nhưng nữ giới thường mắc nhiều hơn nam giới.
3.5. Dân tộc
Bệnh phổ biến nhất là ở phụ nữ trung niên và người có làn da trắng. Người gốc Bắc Âu và những người có làn da sáng màu có nhiều khả năng mắc chứng đỏ mặt.
3.6. Độ tuổi
Những người trong khoảng 30 – 60 tuổi có nguy cơ mắc cao hơn người ngoài độ tuổi này.
4. Yếu tố làm nghiêm trọng hơn chứng đỏ mặt
Hiện tượng đỏ mặt có một số yếu tố gây khởi phát. Các yếu tố này không phải nguyên nhân trực tiếp. Nó làm cho các triệu chứng xuất hiện hoặc trở nên trầm trọng hơn.
Yếu tố làm chứng đỏ mặt nặng hơn bao gồm:
- Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
- Căng thẳng.
- Thời tiết nóng hoặc lạnh.
- Luyện tập gắng sức.
- Rượu bia.
- Tắm nước nóng hoặc xông hơi.
- Đồ ăn, thức uống cay nóng.
- Dùng thuốc corticosteroid hoặc các thuốc huyết áp cũng có thể làm bệnh trở nên nặng hơn.
- Vấn đề vệ sinh.
5. Triệu chứng của chứng đỏ mặt
Những người mắc chứng đỏ mặt thường đỏ ửng da vùng mũi, má trong giai đoạn đầu. Dần dần, những triệu chứng này tiến triển bao gồm:
5.1. Sự phát triển của các tổn thương đỏ da vùng má, mũi, cằm, giữa mũi và trán
Tổn thương thường gồm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Có các cơn đỏ bừng mặt, thấy “nóng” ở mặt, cảm giác như uống rượu, đỏ mặt từng lúc.
- Da ửng đỏ: Rất nhiều người mắc chứng đỏ mặt có tiền sử da bị ửng đỏ thường xuyên. Tình trạng đỏ mặt có thể xuất hiện và biến mất, nhưng thường là dấu hiệu sớm nhất của bệnh.
- Giai đoạn 2: Chứng đỏ mặt, ban đỏ dai dẳng thường xuyên ở vùng má, mũi, kèm theo co giãn mao mạch.
- Da bị đỏ liên tục: Tình trạng mặt đỏ liên tục giống như da đỏ hoặc cháy nắng và không biến mất.
- Giãn mạch máu: Các mạch máu nhỏ xuất hiện rõ trên da.
- Giai đoạn 3: Ban đỏ dai dẳng thường xuyên, giãn mao mạch, có các sẩn và mụn mủ, sẩn đỏ hình tròn 2 – 3 mm, mụn mủ nhỏ < 1 mm.
- Mụn đỏ hay mụn mủ: Các mụn đỏ hay mụn mủ thường phát triển thành chứng đỏ mặt. Thỉnh thoảng, các mụn đỏ có thể giống như mụn trứng cá, nhưng không có mụn đầu đen. Cảm giác nóng hay châm chích cũng có thể xuất hiện.
- Giai đoạn 4: Ban đỏ thường xuyên hơn, giãn mao mạch dày chi chít, có các sẩn, mụn mủ và cả các cục hình tròn màu đỏ đục. Vùng giữa có thể có phù cứng dai dẳng, có trứng cá.
Bên cạnh đó, da còn có một số thay đổi khác:
- Cảm giác nóng rát hay châm chích: Cảm giác nóng rát hay châm chích, ngứa ở mặt.
- Da khô: Thô ráp tại vùng da mặt trung tâm, làm da trở nên rất khô.
- Da đóng mảng: Các mảng đỏ có thể hình thành nhưng không thay đổi những vùng da xung quanh.
Bệnh kéo dài nhiều tháng, nhiều năm. Có thể kèm theo tăng sản tuyến bã, phù bạch mạch làm biến dạng mũi, trán, quanh mắt, cằm. Ngoài ra, các triệu chứng có thể phát triển ra các vùng lân cận như cổ, ngực, tai.
5.2. Rhophyma (Mũi sư tử)
Nghiêm trọng hơn, chứng đỏ mặt có thể tiến triển đến một tình trạng gọi là rhophyma. Rhophyma là một rối loạn da vùng mũi, da phì đại từ những tế bào thừa. Da sẽ dày lên cùng với các mô liên kết vùng mũi. Mũi sẽ lớn lên, phình to, ửng đỏ giống củ hành và bị biến dạng bóp méo. Tuy nhiên, mũi sư tử thường ít gặp, chỉ thấy khi bệnh đã diễn tiến qua nhiều năm, thường ở nam giới.
5.3. Triệu chứng ở mắt gây ra bởi chứng đỏ mặt
Thông thường, chứng đỏ mặt cũng có một dạng ảnh hưởng tới mắt. Các triệu chứng khi nó ảnh hưởng tới mắt là:
- Mắt đỏ, sưng quanh mắt và trên mí mắt.
- Khô mắt, châm chít, ngứa mắt.
- Viêm bờ bi.
- Mờ mắt.
- Nhạy cảm với ánh sáng.
- Viêm giác mạc, loét giác mạc, có thể dẫn đến mất thị lực.
Chứng đỏ da gần như không bao giờ xuất hiện các tổn thương vĩnh viễn (tổn thương sẹo hóa).
6. Chẩn đoán
Chẩn đoán chứng đỏ mặt thường không khó khăn, dựa theo khám lâm sàng các thay đổi và tổn thương da vùng mặt.
Đối với ảnh hưởng ở mắt, bác sĩ nhãn khoa có thể sử dụng kính hiển vi chuyên dụng để khám các mạch máu và tuyến ở mắt. Khi không có chứng đỏ mặt, các ảnh hưởng ở mắt thường bị bỏ qua. Tuy nhiên, hai điều kiện này không loại trừ lẫn nhau. Do mức độ thường xuyên của hai tình trạng bệnh đi cùng, người được chẩn đoán chứng đỏ mặt nên đảm bảo đi khám mắt thường xuyên.
Chẩn đoán phân biệt:
- Trứng cá thường: Thường có sẩn viêm đỏ, có nhân trứng cá hoặc mụn mủ, khối viêm tấy, nang chứa mủ, chất bã.
- Viêm da da dầu: Vùng rãnh mũi má, giữa 2 lông mày, da viêm đỏ, cộm nhẹ, có vẩy mỡ, có thể có sẩn.
- Lupus ban đỏ hệ thống: Ban đỏ vùng mũi má, hơi nề, sốt, mệt mỏi, rụng tóc, sút cân, đau khớp, tổn thương thận. Xét nghiệm kháng thể kháng nhân ANA dương tính.
7. Điều trị chứng đỏ mặt
Chứng đỏ mặt sẽ thường xuyên tái phát. Bệnh nhân có thể cần phải uống thuốc thường xuyên để kiểm soát các triệu chứng. Điều trị sớm có thể làm chậm tiến trình bệnh. Nên sử dụng thuốc dưới hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Điều trị chứng đỏ mặt là điều trị triệu chứng.
7.1. Tại chỗ
- Kháng sinh: Metronidazol gel 0,75%, thoa 2 lần/ ngày hoặc erythromycin gel. Ngoài ra có thể bôi clindamycin dạng kem hoặc dung dịch lưu huỳnh.
- Thể sẩn mủ không đáp ứng kháng sinh có thể do Demodex folliculosum. Điều trị bằng thuốc bôi Eurax, dung dịch Lindane hoặc xà phòng có lưu huỳnh và salicylic acid.
- Trường hợp giãn mao mạch vùng mặt, mũi sư tử: Đốt Laser CO2, đốt điện, liệu pháp ánh sáng.
7.2. Toàn thân
- Metronidazol. Dùng Metronidazol nhiều có thể gây giảm bạch cầu.
- Tetracyclin.
- Erythromycin.
- Doxycyclin (Doxycyclin là thuốc có thể có hiện tượng phototoxic nên uống về mùa hè cần che chắn kỹ khi đi nắng).
- Các ca bệnh nặng dùng Isotretinoin.
8. Tiên lượng của chứng đỏ mặt
Chứng đỏ mặt thường kéo dài nhiều năm và hay tái phát. Sau nhiều năm, bệnh có khi tự thuyên giảm. Ở giới nam, bệnh có thể tiến triển chứng mũi sư tử.
9. Phòng ngừa chứng đỏ mặt
Để hạn chế diễn tiến của bệnh, bạn nên duy trì các thói quen sinh hoạt sau:
- Tránh uống rượu và đồ uống nóng.
- Tránh xúc động gây căng thẳng thần kinh.
- Bảo vệ da mặt, tránh ánh nắng trực tiếp. Cần thoa kem chống nắng mỗi ngày. Nên dùng loại kem chống nắng phổ rộng với độ che nắng (SPF) từ 30 trở lên. Ngoài ra, bạn cần đội mũ và tránh ra nắng vào giữa trưa. Khi thời tiết lạnh hay gió nhiều thì nên mang khăn choàng.
>> Ai cũng biết tầm quan trọng của việc thoa kem chống nắng, nhưng liệu bạn đã làm đúng? Xem thêm trong bài viết: Bạn đã chống nắng đúng cách chưa?
- Điều quan trọng là gặp bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng của chứng đỏ mặt.
- Rửa mặt 2 lần/ngày bằng khăn và sữa rửa mặt dạng nhẹ.
- Tuân theo hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng sữa rửa mặt, kem chống nắng và thuốc. Điều trị sớm có thể ngăn ngừa những biến chứng về sau.
- Ghi chép những hoạt động hằng ngày. Những loại thức ăn và vật dụng cá nhân có thể là nguyên nhân bệnh xuất hiện. Nếu da bị kích ứng, mẫn đỏ khi ăn cay, vậy ăn cay có thể là nguyên nhân làm bệnh khởi phát.
- Nên đổi sang loại sữa rửa mặt hay kem dưỡng da nhẹ hơn. Mỹ phẩm không chứa chất tạo hương, dầu hay hương liệu mạnh sẽ giảm thiểu kích ứng da.
- Liên hệ với bác sĩ nếu bạn có những triệu chứng khác ở mắt hay mí mắt.
- Cần khám mắt thường xuyên nếu đã được chẩn đoán mắc chứng đỏ mặt để tránh những ảnh hưởng đáng tiếc.
Chứng đỏ mặt không gây ra các vấn đề nghiêm trọng nhưng ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ. Bệnh tuy không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể điều trị giúp kiểm soát các triệu chứng. Can thiệp y tế càng sớm sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng dễ dàng hơn. Để điều trị hiệu quả, bệnh nhân cần có động lực, sẵn sàng dành thời gian để kiểm soát bệnh.
Từ khóa » Hay đỏ Mặt Là Bệnh Gì
-
Chứng đỏ Mặt - Bệnh Viện Quân Y 103
-
Đỏ Bừng Mặt - Cảnh Báo Bệnh Nguy Hiểm
-
Bệnh đỏ Mặt - Các Dấu Hiệu, Triệu Chứng Và Cách điều Trị - Hello Doctor
-
Tại Sao Mắt Bị đỏ, Mắt đỏ Dấu Hiệu Bệnh Gì? | Vinmec
-
Tình Trạng ửng đỏ Của Da (Rosacea) | Vinmec
-
Thường Xuyên Bị đỏ Mặt Là Bệnh Gì? - PLO
-
7 Nguyên Nhân Gây đỏ Mặt Và Cách Khắc Phục
-
Rosacea (Chứng đỏ Mặt) - Hello Bacsi
-
9 Nguyên Nhân Gây đỏ Mặt Và Cách Khắc Phục | BvNTP
-
Mắt đỏ Dấu Hiệu Bệnh Gì, Cách Khắc Phục Tình Trạng Này Ra Sao?
-
Mắt đỏ Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? Cách Khắc Phục Như Thế Nào?
-
Đỏ Mắt: Các Nguyên Nhân Và Nguy Cơ Gây Giảm Thị Lực
-
Mắt Bị Nóng Rát Là Dấu Hiệu Cho Biết Bạn đang Gặp Vấn đề Gì Về Sức ...