Mắt đỏ Dấu Hiệu Bệnh Gì, Cách Khắc Phục Tình Trạng Này Ra Sao?
Có thể bạn quan tâm
1. Đỏ mắt bao gồm những triệu chứng gì?
Chắc chắn chúng ta đã từng ít nhất một lần gặp phải tình trạng đỏ mắt đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Để làm rõ thắc mắc mắt đỏ dấu hiệu bệnh gì, trước hết chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về những triệu chứng đi kèm của hiện tượng đỏ mắt.
Đỏ mắt là tình trạng không hiếm gặp
Mắt bị đỏ là hiện tượng bắt nguồn từ sự giãn nở của các mạch máu nhỏ giữa củng mạc và kết mạc. Đỏ mắt đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như bệnh lý, tác động từ những ảnh hưởng của môi trường hay do thói quen nằm trong lối sống cá nhân.
Đỏ mắt cũng có nhiều mức độ khác nhau từ lành tính cho đến nghiêm trọng. Mỗi mức độ đều sẽ phụ thuộc vào triệu chứng đi kèm chẳng hạn như:
-
Mắt bị mẩn đỏ, ngứa, sưng tấy lên.
-
Liên tục chảy nước mắt.
-
Cảm giác cộm mắt khó chịu.
-
Nhạy cảm với ánh sáng.
-
Có thể xuất hiện chất dịch màu trắng rõ ràng.
2. Bị mắt đỏ dấu hiệu bệnh gì?
Mắt đỏ dấu hiệu bệnh gì? Đây chắc hẳn vẫn là dấu chấm hỏi lớn đối với nhiều người. Một số trường hợp bị đỏ mắt đột ngột là do bụi, đeo kính áp tròng hay dụi mắt quá nhiều. Thông thường, tình trạng này không kéo dài quá lâu mà mắt sẽ quay trở lại trạng thái bình thường một cách nhanh chóng.
Thế nhưng, nếu như đỏ mắt kéo dài trong thời gian dài gây ra những tổn thương cho mắt thì có nguy hiểm không? Chúng là dấu hiệu của bệnh gì? Một số bệnh lý phổ biến gây ra tình trạng đỏ mắt có thể kể đến như sau.
Đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ có thể là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hiện tượng đỏ mắt kéo dài. Đây là một tình trạng xuất phát từ bệnh viêm kết mạc gây ra do nhiễm trùng bởi virus, vi khuẩn. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất có thể kể đến như sưng tấy, ngứa và chảy nước mắt liên tục.
Đau mắt đỏ là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đỏ mắt
Mặc dù không phải là bệnh lý quá nguy hiểm cho cơ thể. Thế nhưng, đau mắt đỏ để lại nhiều ảnh hưởng, bất tiện trong sinh hoạt, công việc ít nhất vài ngày đối với người bệnh.
Ở tình trạng bệnh nhẹ, bạn có thể chườm lạnh để giảm sưng cho mắt. Tuy nhiên trong vài trường hợp bệnh tình không thuyên giảm hay xuất hiện thêm nhiều triệu chứng khác, bạn cần đến gặp bác sĩ để được làm những thủ tục thăm khám cần thiết.
Đỏ mắt do mụn lẹo
Có nhiều nguyên nhân khiến cho mắt bị đỏ và mụn lẹo cũng là một trong số đó. Đây đã không còn là một hiện tượng quá xa lạ đối với mọi người nữa. Mụn lẹo trông như một cục mụn nhỏ nổi cộm lên ngay trên mí mắt hoặc cạnh dưới của mắt.
Vi khuẩn là tác động hàng đầu gây nên tình trạng này. Mỗi chúng ta đều sẽ gặp phải mụn lẹo ít nhất một lần trong đời và may mắn thay, nó không để lại quá nhiều ảnh hưởng tới thị lực.
Dấu hiệu của mụn lẹo ban đầu sẽ là đỏ mắt, sưng, nhạy cảm với ánh sáng. Đa số mụn lẹo đều sẽ tự tan sau vài ngày vì thế cho nên, bạn tuyệt đối không được phép cho tay lên sờ nắn mụn vì điều này chỉ làm cho tình trạng ngày càng nặng hơn.
Viêm mi mắt
Viêm mi mắt chính là câu trả lời cho thắc mắc “mắt đỏ dấu hiệu bệnh gì?” Đây là một bệnh lý khá phổ biến thường xảy ra ở người cao tuổi, phụ nữ thường xuyên trang điểm, những người sống ở nơi không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng,…
Đỏ mắt là triệu chứng của viêm mi mắt
Viêm mi mắt gây ra những triệu chứng như ngứa mắt, cảm giác khó chịu như có bụi trong mắt, viêm đỏ bờ mi lan sang đỏ mắt,... Viêm mi đơn thuần sẽ chỉ để lại ngứa, khó chịu, nặng hơn nữa là sưng đau phải điều trị bằng thuốc tệ hơn là chích rạch lấy mủ.
Xuất huyết dưới kết mạc mắt
Xuất huyết dưới kết mạc mắt là một bệnh lý để lại triệu chứng đỏ mắt mà điển hình nhất chính là xuất hiện một chấm có màu đỏ trong lòng trắng mắt.
Kết mạc là lớp màng niêm mạc ngoài cùng che phủ phần lòng trắng của nhãn cầu. Kết mạc được cấu tạo bởi nhiều sợi thần kinh và các mạch máu nhỏ mà mắt thường rất khó có thể nhìn thấy. Do cấu trúc của mắt thanh mảnh, các mạch máu đôi khi bị vỡ tạo ra tình trạng xuất huyết dưới kết mạc.
Xuất huyết dưới kết mạc mắt tạo ra hiện tượng đỏ mắt
Lúc này, máu ở kết mạc sẽ chảy ra khỏi lòng mạch nhưng không tạo thành dòng chảy hay nhỏ giọt ra bên ngoài mà sẽ len lỏi vào khoảng trống giữa kết mạc và củng mạc. Đó là lý do tại sao, xuất huyết dưới kết mạc mắt lại tạo ra hiện tượng đỏ mắt.
Tăng nhãn áp gây đỏ mắt
Tăng nhãn áp hay còn gọi là thiên đầu thống - một bệnh lý về mắt thường gặp ở người cao tuổi, trung niên và có thể khởi phát đột ngột. Tăng nhãn áp thường xảy ra khi áp lực trong nhãn cầu tăng cao làm tổn hại đến các dây thần kinh.
Đỏ mắt là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh tăng nhãn áp. Ngoài ra, một số dấu hiệu khác bao gồm đau mắt, thị lực mờ dần, xuất hiện các vòng tròn trong ánh sáng,…
Tăng nhãn áp thường sẽ là bệnh lý diễn ra một cách chậm chạp nhưng nếu mắt đỏ kèm theo nhiều vấn đề thị lực nghiêm trọng xảy ra có nghĩa là chúng đang chuyển sang giai đoạn cấp tính. Hãy đi kiểm tra mắt định kỳ bởi đây là biện pháp để phát hiện kịp thời và làm chậm lại quá trình mất thị lực nhờ vào sự giúp đỡ của bác sĩ.
Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi “đỏ mắt dấu hiệu bệnh gì?”. Bên cạnh đó, mắt khô, dị ứng theo mùa, ngủ không đủ giấc,… cũng là những nguyên nhân gây ra tình trạng này mà bạn cần lưu tâm.
3. Khắc phục tình trạng đỏ mắt như thế nào?
Đỏ mắt là hiện tượng ít nhiều để lại ảnh hưởng tới sinh hoạt thường ngày và sức khỏe của mắt. Dưới đây, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ giúp bạn khắc phục tình trạng đỏ mắt với một số biện pháp đơn giản như sau.
Chế độ dinh dưỡng cho đôi mắt khỏe mạnh
Chườm nước ấm
Sử dụng một chiếc khăn và một chiếc gạc sạch nhúng vào nước ấm và vắt. Bởi vì xung quanh mắt là nơi khá nhạy cảm cho nên bạn cần điều chỉnh nhiệt độ sao cho hợp lý. Đặt khăn ấm chườm lên mắt trong vòng 10 phút. Nhiệt độ có thể đẩy lượng máu đến để nuôi dưỡng, tăng sản xuất chất nhờn ở mi khiến mắt của bạn hoạt động trơn tru hơn.
Chườm nước lạnh
Nếu như chườm nước ấm không hiệu quả thì bạn có thể lựa chọn chườm nước lạnh. Cũng làm tương tự như chườm ấm, nhúng khăn và gạc sạch vào nước lạnh để làm giảm các triệu chứng đỏ mắt một cách tạm thời. Lưu ý đừng dùng nước quá lạnh vì nó có thể khiến cho mắt của bạn trở nên tệ hơn.
Ngưng sử dụng kính áp tròng
Kính áp tròng cũng là một trong nhiều tác nhân gây nên tình trạng đỏ mắt. Việc sử dụng kính áp tròng quá lâu, vệ sinh sai cách có thể khiến cho mắt bị nhiễm trùng. Do đó, nếu thường xuyên có dấu hiệu đỏ mắt thì hãy ngưng sử dụng kính áp tròng.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học
Việc sử dụng quá nhiều thực phẩm gây viêm cũng là lý do khiến cho mắt bị đỏ ví dụ như thực phẩm chế biến sẵn, sản phẩm từ sữa, đồ ăn nhanh,… Thay vào đó, hãy bổ sung vào chế độ dinh dưỡng những thực phẩm chống viêm tốt cho sức khỏe điển hình là các loại cá giàu omega-3.
Như vậy, mắt đỏ cũng là triệu chứng của nhiều bệnh lý về mắt bạn không nên chủ quan. Vừa rồi, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã cùng bạn giải đáp thắc mắc “mắt đỏ dấu hiệu bệnh gì?”. Hy vọng với bài viết vừa rồi, bạn sẽ có cho mình thêm nhiều thông tin bổ ích.
Từ khóa » Hay đỏ Mặt Là Bệnh Gì
-
Chứng đỏ Mặt - Bệnh Viện Quân Y 103
-
Đỏ Bừng Mặt - Cảnh Báo Bệnh Nguy Hiểm
-
Bệnh đỏ Mặt - Các Dấu Hiệu, Triệu Chứng Và Cách điều Trị - Hello Doctor
-
Tại Sao Mắt Bị đỏ, Mắt đỏ Dấu Hiệu Bệnh Gì? | Vinmec
-
Tình Trạng ửng đỏ Của Da (Rosacea) | Vinmec
-
Thường Xuyên Bị đỏ Mặt Là Bệnh Gì? - PLO
-
Chứng đỏ Mặt Và Mặc Cảm Thẩm Mỹ - YouMed
-
7 Nguyên Nhân Gây đỏ Mặt Và Cách Khắc Phục
-
Rosacea (Chứng đỏ Mặt) - Hello Bacsi
-
9 Nguyên Nhân Gây đỏ Mặt Và Cách Khắc Phục | BvNTP
-
Mắt đỏ Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? Cách Khắc Phục Như Thế Nào?
-
Đỏ Mắt: Các Nguyên Nhân Và Nguy Cơ Gây Giảm Thị Lực
-
Mắt Bị Nóng Rát Là Dấu Hiệu Cho Biết Bạn đang Gặp Vấn đề Gì Về Sức ...