Chứng Minh đường Thẳng Tiếp Xúc Với Parabol Cố định
Có thể bạn quan tâm
Các bạn đã nghe tới dạng toán tìm điểm cố định của họ đường cong $C_m$ và trong blog của thầy cũng đã có bài giảng khá chi tiết về vấn đề này. Vẫn nói tới khái niệm cố định ở đây nhưng bài giảng hôm nay thầy muốn chia sẻ với các bạn một dạng toán mới, đó là: Chứng minh đường thẳng tiếp xúc với parabol cố định.
Đây là một dạng toán rất được quan tâm đối với họ đường thẳng, đó là:
“Cho họ đường thẳng phụ thuộc tham số $m$ có phương trình: $f_{(x,y,m)}=0$, gọi là họ $d_m$.
Hãy tìm một đường cong cố định luôn tiếp xúc với họ đường thẳng $d_m$.”
Để làm được dạng toán này thầy sẽ hướng dẫn các bạn làm theo 2 cách sau:
Chứng minh đường thẳng tiếp xúc với parabol cố định
Cách 1: Sử dụng trực tiếp điều kiện tiếp xúc giữa Parabol và đường thẳng để tìm ra Parabol cố định.
Bước 1: Định dạng cho đồ thị cố định, thí dụ: Parabol là $(P): y=ax^2+bx+c$
Bước 2: Sử dụng điều kiện tiếp xúc của hai đồ thị với mọi giá trị của tham số, ta xác định được $y=g_{(x)}$
Ở bước này chính là các bạn lập phương trình hoành độ giao điểm của đường thẳng $d$ và Parabol $(P)$. Ta sẽ được một phương trình bậc 2 ẩn $x$ với tham số có thể là $m$. Điều kiện tiếp xúc ở đây chính là phương trình bậc 2 có nghiệm kép hay $\Delta \leq 0$ với mọi giá trị tham số $m$.
Cách 2: Tìm cụ thể được Parabol, đi chứng minh parabol đó cố định và tiếp xúc với đường thẳng.
Bước 1: Tìm tập hợp các điểm mà họ $d_m$ không đi qua. Tập hợp đó được xác định bởi bất phương trình có dạng: $h{(x,y)}<0$.
Bước 2: Ta đi chứng minh họ $d_m$ luôn tiếp xúc với đường cong $(C)$ có phương trình:$h{(x,y)}=0$.
Để hiểu rõ hơn hai phương pháp tìm ra một parabol cố định luôn tiếp xúc với họ đường thẳng $d_m$, chúng ta sẽ đi xem và xét ví dụ sau:
Bài tập 1: Cho họ đường thẳng $d_m$ có phương trình: $(2m+1)x-y-m^2=0$. Chứng minh rằng $d_m$ luôn tiếp xúc với một Parabol cố định.
Hướng dẫn giải:
Cách 1:
Giả sử Parabol $(P)$ có dạng: $y=ax^2+bx+c$, $a\neq 0$
Điều kiện để $d_m$ tiếp xúc với Parabol là phương trình:
$ax^2+bx+c=(2m+1)x-m^2$ có nghiệm kép $\forall m$
$\Leftrightarrow ax^2-(2m+1-b)x+m^2+c=0$ có nghiệm kép $\forall m$
$\Leftrightarrow \Delta=0, \forall m$
$\Leftrightarrow (2m+1-b)^2-4a(m^2+c)=0, \forall m$
$\Leftrightarrow 4(1-a)m^2+4m(1-b)+(1-b)^2-4ac=0, \forall m$ (*)
Để phương trình (*) có nghiệm với mọi giá trị của $m$ thì các hệ số phải bằng $0$
$\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{lll}1-a=0\\1-b=0\\{(1-b)^2}-4ac=0\end{array}\right.$
$\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{lll}a=1\\b=1\\c=0\end{array}\right.$
Do đó Parabol $(P)$ có dạng: $ y= x^2+x$
Vậy, mọi đường thẳng của họ $d_m$ luôn tiếp xúc với Parabol $(P): y= x^2+x$
Cách 2:
Bước 1: Tìm những điểm trên mặt phẳng mà không thuộc họ $d$
Gọi $M(x;y)$ là điểm không thuộc bất cứ đường thẳng nào của họ $d$
Khi đó ta có:
$(2m+1)x-y-m^2=0$ vô nghiệm $\forall m$
$\Leftrightarrow m^2-2xm+y-x=0$ vô nghiệm $\forall m$ (phương trình ẩn là m)
$\Leftrightarrow \Delta'<0$
$\Leftrightarrow x^2-(y-x)<0$
$\Leftrightarrow x^2+x-y<0$
Vậy tập hợp các điểm $M(x;y)$ thỏa mãn $x^2+x-y<0$ (các điểm thuộc miền trong của $(P): y=x^2+x$) không thuộc bất cứ đường thẳng nào của họ $d$
Bước 2: Ta đi chứng minh $d$ luôn tiếp xúc với Parabol $(P): y=x^2+x$
Phương trình hoành độ giao điểm của $d$ và Parabol $(P): y= x^2+x$ là:
$x^2+x = (2m+1)x-m^2$
$\Leftrightarrow x^2-2mx+m^2=0$ (*)
Phương trình (*) có: $\Delta = m^2-m^2=0$. Do đó phương trình (*) có nghiệm kép.
Vậy,mọi đường thẳng của họ $d_m$ luôn tiếp xúc với Parabol $(P)$
Bài tập tự luyện:
Bài 1: Cho họ đường thẳng $d_m$ có phương trình: $4x-2my+m^2=0$. Chứng minh rằng họ đường thẳng $d_m$ luôn tiếp xúc với một Parabol cố định.
Bài 2: Chứng minh rằng họ đường thẳng $d_m: y=2mx-m^2+2m+2$ luôn tiếp xúc mới một parabol cố định
Bài 3: Cho điểm $A(0;2); B(m;-2)$.
a. Hãy viết phương trình đường trung trực $d$ của $AB$
b. Chứng minh rằng đường thẳng $d$ luôn tiếp xúc với đường cong cố định khi $m$ thay đổi.
SUB ĐĂNG KÍ KÊNH GIÚP THẦY NHÉ
Từ khóa » Chứng Minh đường Thẳng Tiếp Xúc Với Parabol
-
Chứng Minh Rằng đường Thẳng Y=2x+1 Tiếp Xúc Với Parabol Y=-x^2 ...
-
Parabol Tiếp Xúc Với đường Thẳng ? Sự Tương Giao Giữa đường ...
-
Chứng Minh đường Thẳng D Và P Tiếp Xúc Nhau, Tìm Toạ độ Tiếp điểm
-
1) Chứng Minh Rằng đường Thẳng (d): Y= X+ 1 2 Luôn Tiếp Xúc Với ...
-
CHỨNG TỎ ĐƯỜNG THẲNG (d) LUÔN TIẾP XÚC VỚI PARABOL ...
-
Chứng Minh Parabol Luôn Tiếp Xúc Với Một đường Thẳng Cố định
-
Chứng Minh Rằng đường Thẳng D: Y = 4mx + M2 Luôn Tiếp Xúc Với ...
-
PARAPOL VÀ ĐƯỜNG THẲNG Pptx - Tài Liệu Text - 123doc
-
Chứng Minh Rằng đường Thẳng Y=2x+1 Tiếp Xúc Với Parabol Y - Hoc24
-
Các Parabol Của Họ Luôn Tiếp Xúc Với Một đường Thẳng Cố định Có ...
-
Chứng Minh Rằng đường Thẳng Y=2x+1 Tiếp Xúc Với Parabol Y - Olm
-
Y=x - 1 Luôn Luôn Tiếp Xúc Nhau . Tìm Tọa độ Tiếp điểm - Olm
-
Chứng Minh Rằng (P) : Y = 1/4x2 Và đường Thẳng (d) : Y=x - Hoc24
-
Điều Kiện để đường Thẳng Tiếp Xúc Với đồ Thị Hàm Số