Chứng Nhận Chất Lượng Sản Phẩm Hàng Hóa Là Gì?
Có thể bạn quan tâm
Chứng nhận sản phẩm – hàng hóa phù hợp quy chuẩn và tiêu chuẩn Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng trong hành trình thương mại sản phẩm và tạo dựng thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường. Là minh chứng thiết thực cho việc sản phẩm, hàng hóa đạt chất lượng và phù hợp với tiêu chuẩn công bố và các yêu cầu của nhà nước, cá tổ chức, doanh nghiệp bạn hàng
Mục Lục Bài Viết
- Chứng nhận chất lượng sản phẩm – hàng hóa là gì?
- Các hình thức chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm và hàng hóa?
- Dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy là gì?
- Lợi ích mà sản phẩm được chứng nhận?
- 1. Đối với nhà sản xuất
- 2. Đối với người tiêu dùng
- 3. Đối với Cơ quan quản lý
- Chứng nhận sản phẩm có tự nguyện hay bắt buộc?
- Quyền của tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận hợp chuẩn?
- Cách nhận biết sản phẩm được chứng nhận và chưa được chứng nhận?
- Quy trình chứng nhận sản phẩm?
- Thời hạn của giấy chứng nhận sản phẩm?
- Tổ chức chứng nhận sản phẩm hàng hóa hàng đầu Việt Nam – ICB
Chứng nhận chất lượng sản phẩm – hàng hóa là gì?
Chứng nhận chất lượng sản phẩm và hàng hóa là hoạt động đánh giá và xác nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn (chứng nhận hợp chuẩn). Đây là loại hình chứng nhận được thực hiện theo sự thỏa thuận của tổ chức, cá nhân có nhu cầu chứng nhận với tổ chức chứng nhận sự phù hợp (bên thứ ba)
Các hình thức chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm và hàng hóa?
– Chứng nhận tự nguyện: là chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm và hàng hóa với tiêu chuẩn theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân;
– Chứng nhận bắt buộc: là chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm và hàng hóa với quy chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước (ở Trung ương hoặc Địa phương).
Dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy là gì?
– Là bằng chứng thể hiện sự phù hợp của sản phẩm và hàng hóa với tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
– Dấu hợp chuẩn được cấp cho sản phẩm, hàng hóa sau khi sản phẩm, hàng hóa được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn;
– Dấu hợp quy được cấp cho sản phẩm, hàng hóa sau khi sản phẩm, hàng hóa được chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật.
Lợi ích mà sản phẩm được chứng nhận?
1. Đối với nhà sản xuất
Khi sản phẩm được chứng nhận có nghĩa là sản phẩm đó có các chỉ tiêu chất lượng, vệ sinh an toàn phù hợp với qui định trong tiêu chuẩn (hoặc quy chuẩn kỹ thuật) có liên quan. Điều này đã tạo lòng tin của khách hàng đối với nhà sản xuất, góp phần nâng cao uy tín của nhà sản xuất, vì thế giúp cho nhà sản xuất dễ dàng trong việc mở rộng thị trường và thuyết phục khách hàng chấp nhận sản phẩm. Những sản phẩm được chứng nhận sẽ có ưu thế cạnh tranh đối với những sản phẩm cùng loại nhưng chưa được chứng nhận, chính vì vậy mà họat động CNSP đã trở thành công cụ tiếp thị hữu hiệu cho nhà sản xuất.
Chứng nhận sản phẩm cũng là một cách thức kiểm soát sản xuất, trên cơ sở đó sẽ giúp nhà sản xuất giữ ổn định chất lượng; cải tiến năng suất; giảm sự lãng phí và giảm tỉ lệ sản phẩm bị phế phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp có sản phẩm được chứng nhận sẽ có điều kiện được xem xét và áp dụng các hình thức miễn hay giảm kiểm tra thực hiện bởi các cơ quan quản lý hay đối tác. Sản phẩm đã được chứng nhận cũng sẽ được dễ dàng hơn khi được các nước xem xét và thừa nhận kết quả chứng nhận.
2. Đối với người tiêu dùng
Sản phẩm được chứng nhận cung cấp sự đảm bảo độc lập của bên thứ ba cho người tiêu dùng, đó là sản phẩm đã được chứng nhận theo một phương thức phù hợp bao gồm: thử nghiệm; đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng; giám sát và kiểm soát. Người tiêu dùng không cần thiết phải tốn chi phí cho việc thực hiện những thử nghiệm đối với sản phẩm đã được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn và luôn yên tâm vì sản phẩm được sản xuất trong điều kiện đảm bảo chất lượng.
3. Đối với Cơ quan quản lý
Sản phẩm được chứng nhận đáp ứng yêu cầu quản lý về bảo vệ an toàn/ sức khỏe cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường. Sản phẩm được chứng nhận giúp cho các cơ quan quản lý dễ dàng hơn khi vận dụng các hình thức miễn hay giảm kiểm tra theo quy định.
Chứng nhận sản phẩm có tự nguyện hay bắt buộc?
Chứng nhận sản phẩm có thể ở dưới dạng tự nguyện hay bắt buộc. Chứng nhận liên quan đến các vấn đề an toàn, vệ sinh, môi trường thường do các cơ quan quản lý hay các tổ chức chứng nhận được chỉ định thực hiện dưới dạng bắt buộc. Các chương trình chứng nhận nhằm đánh giá chất lượng sản phẩm được các tổ chức chứng nhận thực hiện dưới dạng tự nguyện
Quyền của tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận hợp chuẩn?
– Có quyền lựa chọn tổ chức chứng nhận sự phù hợp;
– Được cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn cho sản phẩm, hàng hóa;
– Được sử dụng dấu hợp chuẩn trên sản phẩm, hàng hóa, bao gói của sản phẩm, hàng hóa, trong tài liệu về sản phẩm, hàng hóa đã được chứng nhận hợp chuẩn
Cách nhận biết sản phẩm được chứng nhận và chưa được chứng nhận?
Sản phẩm được chứng nhận sẽ được mang “Dấu chất lượng” trên sản phẩm hay trên bao bì của sản phẩm. Điều này giúp cho người mua hoặc người tiêu dùng sản phẩm có thể nhận biết khi lựa chọn sản phẩm. Mẫu Dấu chất lượng sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng
Quy trình chứng nhận sản phẩm?
Tổ chức chứng nhận sẽ thực hiện việc chứng nhận sản phẩm sau khi đã thống nhất với cơ sở về việc đánh giá và các yêu cầu khác có liên quan. Quy trình chứng nhận bao gồm các bước sau đây:
a) Xem xét, xác định sự phù hợp và đầy đủ đối với hồ sơ đăng ký của Doanh nghiệp;
b) Đánh giá ban đầu về các điều kiện để chứng nhận tại cơ sở (nếu Doanh nghiệp có yêu cầu);
c) Đánh giá chính thức, bao gồm:
– Đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng sản xuất của cơ sở;
– Lấy mẫu thử nghiệm và đánh giá mẫu điển hình.
d) Báo cáo đánh giá;
e) Cấp Giấy chứng nhận;
f) Giám sát sau chứng nhận.
Thời hạn của giấy chứng nhận sản phẩm?
Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận là 3 năm kể từ ngày cấp chứng nhận lần đầu
Chi phí cho việc chứng nhận sản phẩm?
Chi phí tùy thuộc vào số lượng sản phẩm yêu cầu chứng nhận, quy mô sản xuất, tính phức tạp của sản phẩm khi thử nghiệm mẫu điển hình
Tổ chức chứng nhận sản phẩm hàng hóa hàng đầu Việt Nam – ICB
Chứng nhận quốc tế ICB là tổ chức có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đánh giá chứng nhận các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và quá trình phù hợp theo các yêu cầu của Tiêu chuẩn và Quy chuẩn, Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, cũng như tuân theo Thông lệ Quốc tế.
Hiện nay, ICB đã được Bộ Khoa Học và Công Nghệ, Bộ Xây Dựng, Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội, Cục trồng trọt, Cục bảo vệ thực vật công nhận đủ năng lực:
Chứng nhận Hệ thống quản lý phù hợp theo các tiêu chuẩn ISO 22000:2005, HACCP CODE:2003, VietGAP, nông nghiệp hữu cơ, ISO 9001:2015, ISO 13485:2016, ISO 14001:2015, OHSAS 18001:2007, ISO 45001:2018, FSSSC 22000, BRC;
Chứng nhận hợp quy sản phẩm hàng hóa có yêu cầu nghiêm ngặt về An toàn lao động (thang máy, thiết bị nâng; nồi hơi, bình áp lực…), Vật liệu xây dựng (sơn, gạch, cát, đá…), Sản phẩm thép, Phân bón;
Chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm, hàng hóa (Nông sản, thủy sản, thực phẩm, vật liệu xây dựng, trang thiết bị an toàn, máy lọc nước, đèn led, thiết bị nghe nhìn và thiết bị điện tử tương tự, chế phẩm vi sinh) phù hợp tiêu chuẩn;
Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động;
Giám định sản phẩm, hàng hóa;
Thử nghiệm sản phẩm, hàng hóa.
Với sứ mệnh “Khẳng định giá trị cho các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của khách hàng”, ICB sẽ giúp cho các tổ chức được đánh giá phát hiện ra các cơ hội để cải tiến Hệ thống quản lý, Sản phẩm, Hàng hóa, Dịch vụ nhằm không ngừng nâng cao thương hiệu của tổ chức.
Quý khách có nhu cầu cần tư vấn về chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy và các hệ thống quản lý vui lòng liên hệ để nhận được tư vấn miễn phí:
Điện thoại/zalo: 0913.261.823 (MS. Vòng)
Email: vongvt.icb@gmail.com
Chứng Nhận Quốc Tế ICBCông ty Cổ phần Chứng nhận Quốc tế là tổ chức chứng nhận độc lập. ICB được chỉ định là tổ chức đánh giá các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và quá trình bởi: Cục An toàn Lao động – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Bộ Xây dựng; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Bộ Công thương… Với đội ngũ chuyên gia giỏi, uy tín, giàu kinh nghiệm, am hiểu kiến thức xã hội. ICB hoàn toàn đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ đánh giá chứng nhận sự phù hợp trên phạm vi toàn quốc.
Từ khóa » Chứng Nhận Sự Phù Hợp Là Gì
-
Tổ Chức Chứng Nhận Sự Phù Hợp Là Gì? - Vinacontrol CE
-
Đánh Giá Sự Phù Hợp Là Gì ? - VinaCert
-
Chứng Nhận Sự Phù Hợp Sản Phẩm Và Những điều Bạn Chưa Biết
-
Hướng Dẫn đơn Giản để Hiểu đánh Giá Sự Phù Hợp
-
Đánh Giá Sự Phù Hợp - VietCert
-
Chứng Nhận Hợp Quy Là Gì? Lợi ích Khi Doanh Nghiệp Có ... - Isocert
-
Chứng Nhận Hợp Chuẩn Là Gì? Các Phương Thức Hợp Chuẩn? - Isocert
-
Đánh Giá Sự Phù Hợp Là Gì? - Diễn Đàn ISO
-
So Sánh Chứng Nhận Hợp Quy Và Chứng Nhận Hợp Chuẩn
-
Chứng Nhận Sản Phẩm Hợp Chuẩn - Phù Hợp Tiêu Chuẩn
-
Chứng Nhận Hợp Quy Là Gì - G-GLOBAL
-
Chứng Nhận Hợp Quy Là Gì? Sản Phẩm Nào Cần Chứng Nhận Hợp Quy?
-
Dịch Vụ đánh Giá Sự Phù Hợp: Thiếu Quy Hoạch Nên "trăm Hoa đua Nở"
-
Chuẩn Mực Chứng Nhận Sự Phù Hợp