Chứng Nhận Hợp Quy Là Gì? Sản Phẩm Nào Cần Chứng Nhận Hợp Quy?
Có thể bạn quan tâm
Ngày nay, tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng kém chất lượng đang diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Để đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi hàng kém chất lượng cơ quan nhà nước đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và biện pháp quản lý đối với sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (sản phẩm, hàng hóa nhóm 2), nhằm góp phần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, ổn định thị trường và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Doanh nghiệp và người sản xuất cần tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng (đối với sản phẩm, hàng hóa nhóm 2) trước khi đưa ra thị trường theo quy định.
Giấy chứng nhận hợp quy (certificate of conformity) là gì?
Chứng nhận hợp quy là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Chứng nhận hợp quy được thực hiện bắt buộc đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường thuộc đối tượng quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.
Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng.
Hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật là việc xây dựng, ban hành và áp dụng quy chuẩn kỹ thuật, đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật.
Đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật bao gồm:
a) Sản phẩm, hàng hoá;
b) Dịch vụ;
c) Quá trình;
d) Môi trường;
đ) Các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội.
Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật và ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật
Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật và ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam bao gồm:
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, ký hiệu là QCVN;
- Quy chuẩn kỹ thuật địa phương, ký hiệu là QCĐP.
Sản phẩm nào cần chứng nhận hợp quy?
Theo nghị định 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa: Hàng hóa thuộc nhóm 2 bắt buộc phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy trước khi lưu thông trên thị trường. Mỗi bộ, ban ngành sẽ quản lý các danh mục sản phẩm hàng hóa khác nhau, cụ thể:
STT | Tên danh mục | Văn bản ban hành | Ghi chú |
1 | Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Thông tư 14/2018/TT-BNNPTNT | |
2 | Danh mục sản phẩm, hàng hóa phải chứng nhận trước thông quan (đối với nhập khẩu), trước khi đưa ra thị trường (đối với sản xuất, lắp ráp) thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải | Thông tư 41/2018/TT-BGTVT | – Đối với sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu phải được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng trước khi thông quan; – Đối với sản phẩm, hàng hóa sản xuất, lắp ráp trong nước phải được chứng nhận, công bố phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng trước khi đưa ra thị trường. |
3 | Danh mục sản phẩm, hàng hóa phải chứng nhận hoặc công bố hợp chuẩn hợp quy thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải | Thông tư 41/2018/TT-BGTVT | – Đối với sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu phải chứng nhận hoặc công bố phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. Thời điểm kiểm tra, chứng nhận được thực hiện sau khi thông quan và trước khi đưa ra thị trường; – Đối với sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước phải được chứng nhận hoặc công bố phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng trước khi đưa ra thị trường. |
4 | Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông | Thông tư 11/2020/TT-BTTTT | Sản phẩm, hàng hóa thuộc Danh mục này có tích hợp chức năng của sản phẩm, hàng hóa khác thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 khác phải thực hiện chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy đầy đủ các quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho sản phẩm, hàng hóa được tích hợp. |
5 | Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải công bố hợp quy thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông | Thông tư 11/2020/TT-BTTTT | |
6 | Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương | Thông tư 41/2015/TT-BCT Thông tư 29/2016/TT-BCT Thông tư 33/2017/TT-BCT | Danh mục này không điều chỉnh đối với các sản phẩm, hàng hóa sau đây: – Hàng miễn trừ ngoại giao, hàng trong túi lãnh sự, tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng trong các định mức miễn thuế nhập khẩu theo Quyết định 31/2015/QĐ-TTg; – Sản phẩm, hàng hóa tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh; – Sản phẩm, hàng hóa chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh. |
7 | Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công an | Thông tư 08/2019/TT-BCA | |
8 | Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ | Thông tư 01/2009/TT-BKHCN | |
9 | Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội | Thông tư 22/2018/TT-BLĐTBXH |
Cơ quan cấp giấy chứng nhận hợp quy
Theo luật tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tại Điều 16 có nêu:
Tổ chức chứng nhận hợp quy được tiến hành hoạt động chứng nhận hợp quy sau khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Các yêu cầu quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 51 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
b) Đăng ký hoạt động chứng nhận hợp quy tại Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quy chuẩn kỹ thuật;
c) Được Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý chuyên ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật chỉ định là tổ chức thực hiện chứng nhận hợp quy.
Thủ tục quy trình xin giấy chứng nhận hợp quy
Bước 1: Đăng ký chứng nhận hợp quy sản phẩm tại Văn phòng chứng nhận Quốc Gia GOODVN Bước 2: Chuyên gia GOODVN tiến hành khảo sát, lấy mẫu thử nghiệm Bước 3: Phân tích, đánh giá kết quả thử nghiệm Bước 4: Báo cáo đánh giá Bước 5: Cấp giấy chứng nhận hợp quy Bước 6: Giám sát, đánh giá định kỳ
Các phương thức đánh giá chứng nhận hợp quy
Phương thức đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn áp dụng cho từng loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường cụ thể do tổ chức chứng nhận hợp chuẩn hoặc tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn lựa chọn theo các phương thức đánh giá sự phù hợp quy định tại Điều 5 của Thông tư này. Phương thức đánh giá sự phù hợp được lựa chọn phải thích hợp với đối tượng được đánh giá để đảm bảo độ tin cậy của kết quả đánh giá sự phù hợp.
Phương thức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường cụ thể được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Phương thức đánh giá sự phù hợp phải được ghi cụ thể trên giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật.
a) Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình;
b) Phương thức 2: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;
c) Phương thức 3: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
d) Phương thức 4: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
đ) Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
e) Phương thức 6: Đánh giá và giám sát hệ thống quản lý;
g) Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa;
h) Phương thức 8: Thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.
Dấu hợp quy và sử dụng dấu hợp quy
Dấu hợp quy do tổ chức chứng nhận hợp quy cấp cho sản phẩm, hàng hoá được chứng nhận hợp quy hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp quy gắn cho sản phẩm, hàng hoá được công bố hợp quy sau khi đã đăng ký công bố hợp quy.
Hình dạng, kết cấu và cách thể hiện dấu hợp quy do Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.
a) Dấu hợp quy có hình dạng, kích thước theo quy định tại Phụ lục I Thông tư này;
b) Dấu hợp quy được sử dụng trực tiếp trên sản phẩm, hàng hóa hoặc trên bao bì hoặc trong tài liệu kỹ thuật hoặc trên nhãn gắn trên sản phẩm, hàng hóa ở vị trí dễ thấy, dễ đọc;
c) Dấu hợp quy phải bảo đảm không dễ tẩy xóa và không thể bóc ra gắn lại;
d) Dấu hợp quy có thể được phóng to hoặc thu nhỏ nhưng phải đảm bảo đúng tỷ lệ, kích thước cơ bản của dấu hợp quy quy định tại Phụ lục I Thông tư này và nhận biết được bằng mắt thường;
đ) Dấu hợp quy phải được thiết kế và thể hiện cùng một màu, dễ nhận biết.
Dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy là dấu hiệu chứng minh sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa với tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Dấu hợp chuẩn được cấp cho sản phẩm, hàng hoá sau khi sản phẩm, hàng hoá được chứng nhận hợp chuẩn.
Dấu hợp quy được cấp cho sản phẩm, hàng hoá sau khi sản phẩm, hàng hoá được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.
Văn phòng chứng nhận Quốc gia – GOODVN hỗ trợ doanh nghiệp trong việc chứng nhận hợp quy. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hưởng dịch vụ ưu đãi.GỌI NGAY: 0945.001.005 – 0963.831.555 – 02466.82.0505
CHÚNG TÔI Ở ĐÂY ĐỂ PHỤC VỤ BẠN !
- About
- Latest Posts
- GACC và mã số GACC là gì? Quy định về đăng ký xuất khẩu hàng hóa qua Trung Quốc mới nhất - 15/11/2024
- Tư vấn ISO 22000 – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm - 12/11/2024
- Thông tin tuyển dụng tháng 11, vị trí THỰC TẬP SINH tại GOODVN VIỆT NAM - 11/11/2024
Từ khóa » Chứng Nhận Sự Phù Hợp Là Gì
-
Tổ Chức Chứng Nhận Sự Phù Hợp Là Gì? - Vinacontrol CE
-
Đánh Giá Sự Phù Hợp Là Gì ? - VinaCert
-
Chứng Nhận Sự Phù Hợp Sản Phẩm Và Những điều Bạn Chưa Biết
-
Hướng Dẫn đơn Giản để Hiểu đánh Giá Sự Phù Hợp
-
Đánh Giá Sự Phù Hợp - VietCert
-
Chứng Nhận Hợp Quy Là Gì? Lợi ích Khi Doanh Nghiệp Có ... - Isocert
-
Chứng Nhận Hợp Chuẩn Là Gì? Các Phương Thức Hợp Chuẩn? - Isocert
-
Đánh Giá Sự Phù Hợp Là Gì? - Diễn Đàn ISO
-
So Sánh Chứng Nhận Hợp Quy Và Chứng Nhận Hợp Chuẩn
-
Chứng Nhận Sản Phẩm Hợp Chuẩn - Phù Hợp Tiêu Chuẩn
-
Chứng Nhận Hợp Quy Là Gì - G-GLOBAL
-
Dịch Vụ đánh Giá Sự Phù Hợp: Thiếu Quy Hoạch Nên "trăm Hoa đua Nở"
-
Chứng Nhận Chất Lượng Sản Phẩm Hàng Hóa Là Gì?
-
Chuẩn Mực Chứng Nhận Sự Phù Hợp