Chứng Nhận FSSC 22000 - Chứng Nhận Hệ Thống An Toàn Thực ...
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm an toàn bảo vệ sức khỏe ngày càng cao, đòi hỏi các đơn vị sản xuất thực phẩm phải chứng minh sản phẩm của mình đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Chứng nhận FSSC 22000 ra đời với sự kết hợp giữa ISO 22000 và ISO/ TS 22002 – là hệ thống An toàn thực phẩm được GFSI công nhận.
Mục Lục Bài Viết
- Chứng nhận FSSC 22000 là gì?
- 1. ISO 22000 – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
- 2. PRP (prerequisite programs- Chương trình tiên quyết)
- 3. Các yêu cầu bổ sung của FSSC 22000
- Đối tượng áp dụng FSSC 22000
- Lợi ích khi áp dụng FSSC 22000
- Một số câu hỏi thường gặp về FSSC 22000
- Chứng nhận FSSC 22000 ở đâu?
Chứng nhận FSSC 22000 là gì?
Bộ tiêu chuẩn FSSC 22000 ra đời từ năm 2008. Chứng nhận Hệ thống An toàn Thực phẩm 22000 (FSSC 22000) là chương trình chứng nhận Hệ thống quản lý an toàn Thực phẩm sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế và độc lập ISO 22000, ISO 22003 và các thông số kỹ thuật cho PRPs của ngành như ISO 22002-1, đã được phát triển thông qua một cuộc tư vấn rộng rãi và mở với một số lượng lớn tổ chức liên quan.
Chương trình chứng nhận FSSC 22000 được hỗ trợ bởi Hiệp hội Châu Âu về thực phẩm và đồ uống (CIAA) và Hiệp hội Sản xuất Hàng hoá Hoa Kỳ (GMA). FSSC 22000 được công nhận bởi tổ chức Sáng kiến An toàn Thực phẩm Toàn cầu (GFSI) và Cơ quan Công nhận trên toàn thế giới.
FSSC 22000 có 03 thành phần cơ bản. Bao gồm:
1. ISO 22000 – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
Tiêu chuẩn ISO 22000 tạo cơ sở cho FSSC 22000. Phiên bản Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm mới nhất là ISO 22000: 2018.
2. PRP (prerequisite programs- Chương trình tiên quyết)
Các yêu cầu PRP này được nêu rõ trong: ISO/ TS 22002, NEN / NTA 8059 và các tiêu chuẩn BSI / PAS 221.
3. Các yêu cầu bổ sung của FSSC 22000
– Quản lý dịch vụ (tương đương yêu cầu 7.1.6 của ISO 22000:2018).
– Ghi nhãn sản phẩm (tương đương yêu cầu 8.5.1.3 của ISO 22000:2018).
– Phòng vệ thực phẩm.
– Giảm thiểu gian lận thực phẩm.
– Sử dụng logo.
– Quản lý chất gây dị ứng.
– Giám sát môi trường.
– Công thức sản phẩm.
– Vận chuyển.
Đối tượng áp dụng FSSC 22000
Các lĩnh vực có thể áp dụng FSSC 22000
– Các sản phẩm động vật dễ hỏng (ví dụ thịt, gia cầm, trứng, sữa và các sản phẩm cá).
– Các sản phẩm dễ hư hỏng thực vật (hoa quả tươi đóng gói ví dụ và nước trái cây tươi, bảo quản trái cây, rau quả tươi đóng gói, rau bảo quản).
– Sản phẩm để lâu dài trên kệ ở nhiệt độ môi trường xung quanh (ví dụ sản phẩm đóng hộp, bánh quy, đồ ăn nhẹ, dầu, nước uống, nước giải khát, mì, bột mì, đường, muối).
– Thành phần thực phẩm (ví dụ như vitamin, khoáng chất, sinh học văn hóa, hương liệu, enzyme và chế biến hỗ trợ).
– Vật liệu bao bì thực phẩm (tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp với thực phẩm).
– Thực phẩm và thức ăn cho động vật (ví dụ như thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản).
– Các sản phẩm động vật chính (ví dụ sữa, cá, trứng, mật ong).
Lợi ích khi áp dụng FSSC 22000
Áp dụng FSSC 22000 sẽ có những lợi ích sau:
– Phát triển hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của riêng bạn, bao gồm việc tuân thủ các yêu cầu được quy định trong FSCC 22000.
– Nâng cao quản lý và truyền thông nội bộ.
– Giảm chi phí do thu hồi và/hoặc hủy bỏ.
– Cải thiện danh tiếng và sự trung thành với nhãn hiệu.
– Cảm giác tin cậy cao hơn trong các công bố thông qua việc công nhận, tin tưởng và độ tin cậy gia tăng.
Một số câu hỏi thường gặp về FSSC 22000
1. Nếu doanh nghiệp đã có chứng chỉ ISO 9001 thì có nên thay thế nó bằng tiêu chuẩn FSSC hay không?
ISO 9001 là hệ thống quản lý chất lượng – là tiêu chuẩn độc lập với FSSC 22000. FSSC 22000 là hệ thống an toàn thực phẩm – được xem như tiêu chuẩn bổ sung cho ISO 9001. Không nên thay thế ISO 9001, mà nên tích hợp 2 tiêu chuẩn để hệ thống của doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất.
2. Nếu đã có chứng nhận ISO 22000, thì doanh nghiệp cần làm gì để phù hợp với tiêu chuẩn FSSC 2200?
Khi doanh nghiệp đã áp dụng và đạt chứng nhận ISO 22000 thì cần thực hiện thêm 1 chương trình bắt buộc tương thích với các yêu cầu của PAS 220 và các yêu cầu bổ sung khác.
3. FSSC 22000 có áp dụng đối với tất cả các thành viên trong chuỗi cung ứng thực phẩm hay không?
Bộ tiêu chuẩn FSSC 22000 phiên bản mới nhất chỉ áp dụng với đơn vị sản xuất thực phẩm thôi.
Chứng nhận FSSC 22000 ở đâu?
Công ty Cổ phần Chứng nhận Quốc tế (ICB) là đơn vị có năng lực chứng nhận đa dạng, trong đó phải kể đến chứng nhận FSSC 22000, ISO 22000, HACCP, BRC, IFS, GMP, NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ, VIETGAP,….
ICB là tổ chức trực tiếp cấp chứng nhận nên sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí cho khách hàng. Với đội ngũ tư vấn nhiệt tình, chuyên gia giàu kinh nghiệm, dịch vụ trọng gói và uy tín, ICB sẽ làm hài lòng khách hàng khi sử dụng dịch vụ.
Thông tin liên hệ:
Trụ sở: C9 lô 8 Khu đô thị mới Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội
Văn phòng miền Nam: 201/114 Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
Hotline: 0911 289 136
Email: cert.chungnhanquocte@gmail.com
Chứng Nhận Quốc Tế ICBCông ty Cổ phần Chứng nhận Quốc tế là tổ chức chứng nhận độc lập. ICB được chỉ định là tổ chức đánh giá các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và quá trình bởi: Cục An toàn Lao động – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Bộ Xây dựng; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Bộ Công thương… Với đội ngũ chuyên gia giỏi, uy tín, giàu kinh nghiệm, am hiểu kiến thức xã hội. ICB hoàn toàn đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ đánh giá chứng nhận sự phù hợp trên phạm vi toàn quốc.
Từ khóa » Hệ Thống Fssc 22000
-
FSSC 22000 Là Gì? Khái Quát, Cấu Trúc Và Lợi ích áp Dụng
-
Tiêu Chuẩn FSSC 22000 - Hệ Thống An Toàn Thực Phẩm
-
Tiêu Chuẩn FSSC 22000 Version 5.1 – Phiên Bản Mới Nhất 2021
-
FSSC 22000 Là Gì? Nội Dung Và Lợi ích Khi Doanh Nghiệp áp Dụng
-
FSSC 22000 - Chứng Nhận Hệ Thống An Toàn Thực Phẩm
-
Chứng Nhận FSSC 22000 | Bureau Veritas Việt Nam
-
FSSC 22000 Là Gì ? Ai Cần Chứng Nhận FSSC 22000 ? | G-GLOBAL
-
Sự Khác Nhau Giữa FSSC 22000 Và ISO 22000 - Isocert
-
FSSC 22000 Và Tầm Quan Trọng Của Nó - Vincert
-
FSSC 22000 Food Safety System | BSI
-
Tiêu Chuẩn FSSC 22000 Và Những điều Cần Biết
-
Tư Vấn FSSC 22000 Ver 5.1 - Hệ Thống Quản Lý An Toàn Thực Phẩm ...
-
CHỨNG NHẬN FSSC 22000: HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN ...
-
FSSC 22000 Là Gì? 4 điều Cần Biết Về Tiêu Chuẩn ATTP