Chứng Sợ độ Cao ở Trẻ - Bệnh Viện Vinmec - Suckhoe123

  • Trang chủ
  • Thẩm mỹ
  • Sức khỏe
  • Nhóm
  • Video
  • Hình ảnh
  • Bảng giá dịch vụ
  • Kết nối bạn bè
  • Tin thẩm mỹ - sức khỏe
  • Tin tức
  • Blog tổng hợp
Xem thêm Cài đặt app suckhoe123 để kết nối nhanh với chuyên gia: Tải app android suckhoe123 Tải app ios suckhoe123
  • Công cụ
    • Trắc nghiệm da...
    • Thuật ngữ y khoa
    • Từ điển y khoa
    • Chỉ số BMI
    • Công cụ tính BMR
  • Trang thẩm mỹ
  • Trang sức khỏe
  • Giới thiệu Liên hệ Tài khoản Điều khoản sử dụng Hệ thống đang hoạt động thử nghiệm chờ cấp phép DMCA.com Protection Status Chứng sợ độ cao ở trẻ Bác sĩ gia đình 15:39 +07 Thứ năm, 29/09/2022 Chia sẻ
    • Chia sẻ ngay
    • Chia sẻ lên bảng tin
    • Chia sẻ lên trang bạn bè
    • Chia sẻ vào nhóm
    • Sao chép liên kết
    Chứng sợ độ cao gặp ở rất nhiều người với các độ tuổi khác nhau, trong đó có trẻ em. Nhiều người cho rằng chứng sợ độ cao không có gì nguy hiểm, nhưng thực tế nó có thể dẫn đến những tình trạng sức khỏe nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời.

    1. Sợ độ cao là gì?

    Bệnh độ cao là chỉ các triệu chứng có thể xảy ra khi một người hấp thụ ít oxy hơn mức bình thường khi người này di chuyển đến độ cao từ 8000 feet (tương đương khoảng 2.400m) trở lên.

    Có đến một nửa số người leo lên đến độ cao 2.500m có thể bị chứng sợ độ cao. Mỗi người sẽ có biểu hiện khác nhau, có thể là sợ độ cao cấp tính, hay phù phổi hoặc phù não. Càng đi lên cao hơn và tốc độ đi lên nhanh hơn thì nguy cơ bị bệnh độ cao càng tăng lên.

    Chúng ta vẫn thường cho rằng lên càng cao thì càng có không khí càng có ít oxy hơn. Trên thực tế, nồng độ oxy trong không khí ở trên đỉnh núi giống như nồng độ oxy trong không khí ở dưới bãi biển. Điểm khác nhau đó là áp suất không khí ở trên cao thấp hơn nhiều.

    Khi áp suất không khí càng thấp thì lượng oxy bạn hít vào càng ít. Nếu cơ thể bạn không kịp thích nghi với lượng oxy này, bạn có thể bắt đầu cảm thấy mệt mỏi.

    Bệnh sợ độ cao có thể xảy ra với bất kỳ ai, bất kể tuổi tác hay mức độ thể chất. Có một số người dễ mắc bệnh này hơn những người khác. Những người sống ở độ cao lớn hơn và những người ở đó một thời gian, họ sẽ quen với việc hấp thụ ít oxy hơn và hoạt động tốt hơn.

    Với những người di chuyển thay đổi độ cao nhanh chóng, đặc biệt là khi đang hoạt động thể chất thường dễ gặp phải bệnh độ cao hơn.

    Chứng sợ độ cao ở trẻ
    Bệnh sợ độ cao có thể xảy ra với bất kỳ ai, bất kể tuổi tác hay mức độ thể chất

    2. Các loại sợ độ cao

    Chứng sợ độ cao có thể phân loại thành các loại sau đây:

    • Chứng say độ cao cấp tính: là loại nhẹ nhất và phổ biến nhất của chứng sợ độ cao. Các triệu chứng của tình trạng này tương tự như triệu chứng nôn nao do say rượu như: đau đầu là triệu chứng chính, đôi khi kèm theo mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn và thỉnh thoảng nôn.

    Nhức đầu khởi phát thường từ 2 - 12 giờ sau khi đến độ cao lớn hơn và thường trong hoặc sau đêm đầu tiên. Trẻ em có biểu hiện chán ăn, cáu kỉnh, da xanh xao.

    Chứng say độ cao cấp tính thường tự khỏi sau 12 - 48 giờ. Sau khoảng thời gian này, cơ thể có thể thích nghi được với áp suất không khí tại đó.

    • Phù phổi độ cao: Chứng phù phổi độ cao có thể xảy ra cùng với chứng say độ cao cấp tính và phù não độ cao. Các triệu chứng ban đầu của tình trạng này đó là khó thở tăng lên khi gắng sức và cuối cùng khó thở tăng lên cả khi nghỉ ngơi, kết hợp với mệt mỏi và ho.

    Phù phổi độ cao có thể gây tử vong nhanh chóng cho trẻ em. Cách khắc phục nhanh nhất đó là cho trẻ thở oxy hoặc đưa trẻ đi xuống dưới.

    • Phù não độ cao: chứng phù não độ cao là một tiến triển nặng của chứng say độ cao cấp tính. Tình trạng này hiếm gặp, nó thường kết hợp với phù phổi độ cao.

    Ngoài các triệu chứng của say độ cao cấp tính, bệnh nhân có thể rơi vào tình trạng hôn mê trầm trọng, kèm theo buồn ngủ, lú lẫn và mất thăng bằng khi đi lại, giống như người say rượu.

    Người bị phù não độ cao cần được đưa xuống dưới ngay lập tức, nếu không họ có thể tử vong trong vòng 24 giờ sau khi có biểu hiện mất thăng bằng.

    3. Chứng sợ độ cao ở trẻ em

    Không có gì chắc chắn là con bạn sẽ bị sợ độ cao. Nhưng nếu bạn đang có kế hoạch đi du lịch đến những nơi có độ cao hơn so với nơi bạn đang sinh sống, bạn có thể muốn dành thời gian để thích nghi với môi trường ở đó.

    Nếu bạn định di chuyển đến một nơi có độ cao tương đường 1.500m, con bạn có thể sẽ không gặp phải rắc rối nào với chứng sợ độ cao. Nhưng nếu bạn định di chuyển đến nơi có độ cao từ 2.400m trở lên, con bạn có thể cần một vài ngày để thích nghi với điều đó, hãy dành một hoặc hai đêm nghỉ ở độ cao trung bình trước. Sau đó mỗi một ngày bạn có thể di chuyển đến nơi có độ cao chênh lệch khoảng 300m.

    Tuy nhiên, nếu con bạn bị bệnh tim hoặc bệnh phổi mãn tính hoặc bất kỳ bệnh lý toàn thân nào ảnh hưởng đến hô hấp, bạn nên kiểm tra sức khỏe, trao đổi với bác sĩ trước khi đưa con bạn lên khu vực cao hơn.

    Nếu con bạn dưới 6 tuần tuổi, bạn cần trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ, bởi những em bé này rất dễ bị say độ cao.

    Chứng sợ độ cao ở trẻ
    Trẻ dưới 6 tuổi rất dễ bị say độ cao

    4. Các biểu hiện của trẻ khi sợ độ cao

    Không dễ để bạn có thể xác định chứng say độ cao ở con bạn, vì các triệu chứng ban đầu không đặc hiệu. Các triệu chứng có thể xuất hiện sớm nhất là một hoặc hai giờ sau khi đến khu vực có độ cao cao hơn, nhưng thông thường bắt đầu xuất hiện từ 8 - 36 giờ sau khi đến nơi.

    Bạn có thể nhận thấy sự thay đổi trong hành vi bình thường của bạn như:

    • Trẻ có thể khó ăn, khó ngủ hơn;
    • Trẻ có thể trở nên cáu kỉnh bất thường;
    • Trẻ có thể bị đau đầu, chóng mặt hoặc mệt mỏi;
    • Trẻ có thể bị khó thở khi gắng sức;
    • Trẻ có thể buồn nôn và nôn.

    Nếu con của bạn xuất hiện các triệu chứng say độ cao nghiêm trọng hơn, trẻ có thể có các biểu hiện như:

    • Nước da của trẻ có thể nhợt nhạt hoặc xanh lam;
    • Trẻ có thể bị ho;
    • Trẻ có thể đi lại khó khăn hơn bình thường;
    • Trẻ thở gấp ngay cả khi nghỉ ngơi;
    • Nếu trẻ bị nôn, trẻ cũng có thể có các dấu hiệu của mất nước.
    Chứng sợ độ cao ở trẻ
    Chứng say độ cao ở trẻ có các triệu chứng không đặc hiệu

    5. Làm gì để giảm bớt triệu chứng sợ độ cao ở trẻ em?

    Nếu con bạn chỉ có những dấu hiệu nhẹ của chứng say độ cao cấp tính, bạn có thể đưa con bạn đến nơi có độ cao thấp hơn để trẻ thích nghi dần dần. Các triệu chứng này thường giảm dần sau một vài ngày.

    Trong khi chờ đợi trẻ thích nghi, bạn hãy cung cấp cho trẻ nhiều nước để đảm bảo bé không bị mất nước. Bạn có thể thường xuyên cho trẻ uống từng ngụm nước nhỏ hoặc dung dịch bù điện giải để ngăn chặn tình trạng mất nước, đặc biệt nếu trẻ bị nôn.

    Nếu trẻ bị đau đầu, bạn có thể cho trẻ uống thuốc giảm đau không kê đơn như Acetaminophen hoặc Ibuprofen với liều lượng thích hợp cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. (Bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ vì những loại thuốc này khi dùng cho trẻ em, phải uống theo cân nặng nhưng thông thường, trên chai thuốc thường để chỉ dẫn theo tuổi. Điều này đôi khi không mang lại hiệu quả phù hợp)

    Bạn cũng có thể khuyến khích, động viên trẻ thở sâu hơn và tốc độ nhanh hơn một chút so với bình thường để nhận được nhiều oxy hơn.

    Nếu con bạn khó thở hoặc da và niêm mạc chuyển sang màu xanh tím (môi, đầu ngón tay, ngón chân không còn sắc hồng), hoặc có biểu hiện gì khác nguy hiểm hơn, bạn hãy đưa trẻ đến phòng cấp cứu gần nhất. Tại đây, bác sĩ có thể đo độ bão hòa oxy trong máu của bé và tìm hiểu xem trẻ có bị say độ cao hay không.

    Nếu trẻ có các triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể cho bé làm các xét nghiệm như xét nghiệm máu, chụp CT, chụp X-quang phổi hoặc làm điện tâm đồ để kiểm tra.

    Nếu trẻ bị say độ cao cấp tính, bác sĩ có thể cho trẻ thở oxy và khuyên bạn nên đưa trẻ đến nơi có độ cao thấp hơn.

    Nếu trẻ bị phù phổi độ cao hoặc phù não độ cao, trẻ sẽ cần được điều trị và theo dõi chặt chẽ, vì những tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ.

    Chứng sợ độ cao ở trẻ
    Nếu con bạn chỉ có những dấu hiệu nhẹ của chứng say độ cao cấp tính, bạn có thể đưa con bạn đến nơi có độ cao thấp hơn để trẻ thích nghi dần dần

    6. Phòng ngừa chứng sợ độ cao ở trẻ em

    Cách tốt nhất để bạn có thể giảm nguy cơ trẻ bị say độ cao đó là thông qua việc thích nghi. Điều đó có nghĩa là bạn để cơ thể trẻ từ từ làm quen với sự thay đổi của áp suất không khí khi bạn di chuyển lên độ cao cao hơn.

    Bạn sẽ muốn dần dần đi lên nơi có độ cao cao hơn. Việc di chuyển chậm giúp phổi của trẻ nhận được nhiều không khí hơn thông qua việc hít thở sâu hơn và cho phép nhiều tế bào hồng cầu mang oxy đến các bộ phận khác của cơ thể.

    Một số biện pháp giúp bạn và trẻ thích nghi với độ cao đó là:

    • Bắt đầu hành trình của bạn dưới độ cao 10.000 feet (khoảng 3.000m) Nếu bạn phải di chuyển hoặc lái xe đến một nơi nào đó cao hơn, hãy dừng lại ở một điểm thấp hơn trong ít nhất một ngày trước khi đi tiếp.
    • Nếu bạn đi bộ, hoặc leo cao hơn 10.000 feet, bạn chỉ nên đi thêm 1.000 feet (tương đương 300m) mỗi ngày. Cứ leo lên được 3.000 feet, hãy nghỉ ngơi một ngày ở độ cao đó.
    • Nếu bạn phải leo hơn 300m trong một ngày, hãy đảm bảo bạn quay trở lại độ cao thấp hơn để ngủ.
    • Uống đủ nước và đảm bảo khoảng 70% lượng calo của bạn là từ tinh bột.
    • Không sử dụng thuốc lá, rượu hoặc các loại thuốc khác.
    • Biết cách nhận biết những dấu hiệu đầu tiên của chứng say độ cao. Chuyển ngay trẻ đến độ cao thấp hơn nếu trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng say độ cao.

    Chứng sợ độ cao là một chứng bệnh phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó có trẻ em. Chứng bệnh này không hề vô hại như nhiều người vẫn nghĩ, nó có nhiều mức độ khác nhau, những mức độ nặng, nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng của trẻ. Bạn cần nhận biết các triệu chứng say độ cao và cách để xử lý, phòng tránh chúng, đảm bảo an toàn cho trẻ trong những chuyến du lịch đến những nơi có độ cao cao hơn.

    Để chủ động bảo vệ sức khỏe bé, bạn nên đưa bé đến cơ sở y tế uy tín thực hiện các kiểm tra độ cao cho bé để chủ động có các biện pháp phòng tránh, xử lý khi có ý định cho bé đến những nơi có độ cao cao hơn nơi bạn sinh sống. Để thực hiện các kiểm tra này, bạn hãy đưa bé đến cơ sở y tế có các bác sĩ đa chuyên khoa nhi để được kiểm tra toàn diện, đầy đủ nhất.

    Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

    Click để đánh giá bài viết Gửi bình luận Hủy Blog khác của bác sĩ Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

    Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

    Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

    ​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

    Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

    Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

    Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

    Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

    Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

    Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

    Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

    Có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện?

    Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện không ạ?

    • 4 năm trước
    • 1 trả lời
    • 917 lượt xem

    Yếu tố nào khiến bé nghẹt mũi mà không kèm triệu chứng khác?

    Bác sĩ tôi hỏi, yếu tố nào có thể khiến bé nghẹt mũi mà không có các triệu chứng khác không ạ?

    • 4 năm trước
    • 1 trả lời
    • 780 lượt xem

    Có được dùng chung sản phẩm hỗ trợ ngủ ngon với thuốc bổ sung canxi cho trẻ 8 tháng tuổi không?

    Cháu nhà em hiện giờ đã được 8 tháng tuổi. Từ lúc sinh ra đến giờ cháu có tình trạng là khó ngủ. Khi ngủ cháu rất khó vào giấc và ngủ không sâu cứ trằn trọc suốt. Tổng thời gian ngủ của cháu cũng không đủ tiêu chuẩn. Em có cho cháu đi khám thì bác sĩ chẩn đoán thiếu canxi, sắt, kẽm và có kê thuốc cho uống nhưng không đỡ. Em định cho cháu uống sono bimbi hoặc soki tium để hỗ trợ cháu ngủ ngon hơn được không ạ? Và sản phẩm hỗ trợ ngủ ngon này có được dùng chung với canxi được không ạ?

    • 3 năm trước
    • 1 trả lời
    • 1369 lượt xem

    Cho trẻ uống chung men vi sinh với vitamin D thì có làm mất tác dụng của thuốc không?

    Bé nhà em hiện giờ đang được 3 tháng tuổi. Hôm rồi em có cho bé đi khám và tiêm vắc xin mũi 6in1 thứ 2. Sau khi tiêm xong bác sĩ có khám và kê cho bé men vi sinh BioGaia. Hiện em đang bổ sung cả vitamin D cho bé nữa thì em cho bé uống chung cả 2 loại thuốc này có làm mất tác dụng của thuốc không ạ?

    • 3 năm trước
    • 1 trả lời
    • 4999 lượt xem
    Video có thể bạn quan tâm TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? 03:06 TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? Sau khi tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vắc xin và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh. Từ đó hệ thống miễn... 3 năm trước 741 Lượt xem KHI NÀO THÌ BÉ ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐỂ TIÊM CHỦNG? KHI NÀO THÌ BÉ ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐỂ TIÊM CHỦNG? 00:02 KHI NÀO THÌ BÉ ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐỂ TIÊM CHỦNG? 3 năm trước 746 Lượt xem HƠN 50% TRẺ EM NHẬP VIỆN VÌ VIRUS ROTA, CHỦNG NGỪA VẮC XIN CHO CON YÊU NGAY TỪ 6 TUẦN TUỔI. HƠN 50% TRẺ EM NHẬP VIỆN VÌ VIRUS ROTA, CHỦNG NGỪA VẮC XIN CHO CON YÊU NGAY TỪ 6 TUẦN TUỔI. 00:53 HƠN 50% TRẺ EM NHẬP VIỆN VÌ VIRUS ROTA, CHỦNG NGỪA VẮC XIN CHO CON YÊU NGAY TỪ 6 TUẦN TUỔI. Không có nỗi khổ nào bằng chứng kiến con chiến đấu với bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota mà không thể làm gì giúp con được. Tiêu chảy cấp rất nguy... 3 năm trước 837 Lượt xem NÊN LÀM GÌ VỚI CÁC PHẢN ỨNG SAU TIÊM CHỦNG CỦA TRẺ? NÊN LÀM GÌ VỚI CÁC PHẢN ỨNG SAU TIÊM CHỦNG CỦA TRẺ? 02:48 NÊN LÀM GÌ VỚI CÁC PHẢN ỨNG SAU TIÊM CHỦNG CỦA TRẺ? 3 năm trước 899 Lượt xem Tin liên quan Song sinh đa chủng tộc, một da đen, một da trắng Song sinh đa chủng tộc, một da đen, một da trắng

    Mặc dù từ “cặp song sinh” gợi lên vẻ bề ngoài hoàn toàn giống nhau nhưng sự thật là cặp song sinh không cùng trứng và không giống nhau thường phổ biến hơn các cặp song sinh cùng trứng.

    7 giải pháp an toàn làm giảm triệu chứng cúm và cảm lạnh ở trẻ 7 giải pháp an toàn làm giảm triệu chứng cúm và cảm lạnh ở trẻ

    Lạm dụng việc mua thuốc bán tự do (thuốc OTC) tự ý điều trị cảm lạnh, cảm cúm cho trẻ đôi khi có thể gây nguy hiểm cho trẻ dưới 6 tuổi. Dưới đây là 7 giải pháp an toàn dễ dàng thực hiện tại nhà mà cha mẹ có thể tham khảo thực hiện làm giảm triệu chứng cúm và cảm lạnh ở trẻ.

    Hội chứng Reye Hội chứng Reye

    Hội chứng Reye là gì? Sự nguy hiểm của chúng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

    Tổng quan về triệu chứng cảm lạnh ở trẻ em Tổng quan về triệu chứng cảm lạnh ở trẻ em

    Triệu chứng cảm lạnh: cảm lạnh thường bắt đầu với tình trạng ngạt mũi, chảy nước mũi, ngứa họng, ho, đôi khi kèm sốt nhẹ và chất nhầy có màu vàng nhạt.

    Những điều cần biết về triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh Những điều cần biết về triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh

    Triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh là gì? Điều trị sốt như thế nào? Các biến chứng của nó là gì? Cha mẹ hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có thể chăm sóc một cách tốt nhất khi bé bị sốt nhé!

    Dr Duy Thành

    Bauman

    Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » Có Chứng Sợ độ Cao