Mách Bạn 3 Cách Khắc Phục Chứng Sợ độ Cao Hiệu Quả

Chứng sợ độ cao là gì?

Hội chứng sợ độ cao tiếng anh là Acrophobia, là tình trạng sợ hãi hoặc ám ảnh cực đoan về độ cao, nhất là đối với những người có chiều cao bình thường. Bệnh sợ độ cao được xem là một loại ám ảnh về không gian và cảm giác khó chịu khi chuyển động.

Nó xuất hiện ngay cả khi bạn nghĩ đến việc đi qua một cây cầu hoặc nhìn thấy bức ảnh của một ngọn núi hoặc khung cảnh cao xung quanh, gây ra sợ hãi và lo lắng. Điều này thường gây ảnh hưởng khá lớn đến cuộc sống hằng ngày của bạn.

image 30 - Medplus

Hầu hết tất cả mọi người đều có cảm giác sợ hãi tự nhiên khi tiếp xúc với độ cao với một mức độ nào đó, được gọi là cảm giác sợ rơi. Tuy nhiên, những người bị chứng sợ độ cao có thể cảm thấy rất hoảng sợ khi đứng ở những nơi trên cao, trở nên quá kích động để có thể tự trấn tĩnh bản thân và tìm lại cảm giác an toàn.

Nguyên nhân gây ra chứng sợ độ cao

Chứng sợ độ cao có thể bị gây ra bởi một số nguyên nhân gây ra bởi cuộc sống xung quanh của người bệnh. Ví dụ như người này đã từng bị tai nạn, ngã từ trên cao hoặc nhìn thấy ai đó bị rơi từ trên cao. Những người này luôn bị ám ảnh bởi cảm giác đã từng trải qua khi ở trên cao và trở nên rất sợ độ cao. Một nguyên nhân khác là vì khả năng giữ thăng bằng cơ thể thông qua cơ chế mắt – tiền đình gặp vấn đề, dẫn đến không thể duy trì được thăng bằng khi lên cao, khiến cho bệnh nhân dễ bị chóng mặt, mất thăng bằng và có cảm giác rất dễ ngã xuống.

Tuy nhiên, đại đa số các trường hợp mắc chứng sợ độ cao không tìm được nguyên nhân rõ ràng. Cũng có một số nguyên nhân có thể gây ra do di truyền, môi trường hoặc tâm lý.

Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh

Triệu chứng của sợ độ cao bao gồm một số biểu hiện như: nhức đầu, khó thở, buồn nôn, nôn mửa, khó ngủ, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi. Những triệu chứng này thường kéo dài trong khoảng 6 – 48 giờ sau khi bệnh nhân lên cao.

Trong một số trường hợp hiếm gặp hơn, chứng sợ độ cao có thể gây ra sự tích tụ dịch lỏng ở não và phổi, dẫn đến phù não và phù phổi với nhiều triệu chứng nghiêm trọng như:

  • Nghe thấy âm thanh lạ, tương tự như tiếng giấy bị vò lại khi hít thở;
  • Khó thở nghiêm trọng;
  • Ho hoặc khạc ra chất lỏng có màu hồng, sủi bọt;
  • Đi đứng vụng về, khó khăn Lú lẫn và suy giảm ý thức.

Khi nhận thấy những dấu hiệu như này cần phải đưa người bệnh tránh ra khỏi nơi có độ cao ngay lập tức. Thậm chí có thể đưa đến bệnh việm để được điều trị nếu cần thiết.

Những đối tượng thường mắc chứng sợ độ cao

Cả nam và nữ đều có thể bị sợ độ cao, nhưng tỷ lệ xảy ra ở nữ cao hơn, đặc biệt nếu ở độ cao từ 2400m trở lên so với mực nước biển. Chứng sợ độ cao phổ biến hơn ở những bệnh nhân có vấn đề về phổi và ở những người thường xuyên sống tại vùng thấp nên cơ thể chậm thích nghi với điều kiện không khí và áp suất ở những nơi cao. Một số khác có thể bao gồm về vấn đề:

  • Tuổi tác: Người trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi độ cao hơn so với người lớn tuổi;
  • Thể lực bẩm sinh không tốt, khó thích nghi với điều kiện môi trường thay đổi;
  • Đã từng hoặc đang mắc các bệnh về phổi.

image 31 - Medplus

Cách khắc phục chứng sợ độ cao hiệu quả

Thư giãn

Các hoạt động thư giãn như yoga hay thiền có thể giúp bạn hạn chế những nỗi sợ cũng như ảnh hưởng của nó đến đời sống hàng ngày. Ngoài ra, bạn có thể tập thở sâu mỗi khi nghĩ đến tình trạng hoảng sợ của mình, chỉ với một động tác nhỏ thôi cũng giải tỏa phần nào áp lực cho bạn.

Tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc và duy trì chế độ ăn uống dinh dưỡng cũng là những cách có thể giúp cải thiện nỗi sợ. Bạn hãy bắt đầu tập thư giãn cho mình bằng những hoạt động đơn giản như đi bộ, uống nước trái cây thay vì ăn các thực phẩm đầy dưỡng chất.

Từng bước đối mặt với nỗi sợ

Một cách tốt nhất để áp dụng điều này để vượt qua nỗi sợ độ cao của bạn là dần dần khiến bản thân làm quen với độ cao mà bạn phải vật lộn. Bắt đầu từ thấp – bắt đầu với việc đi bộ xuống dưới cùng của một ngọn đồi và đi lên lại. Điều này giúp khiến bản thân có thể làm quen với độ cao từ đó đi lên cao hơn và cao hơn. Ngoài ra, bạn có thể làm điều này với một tòa nhà nhiều tầng, dần dần tăng lên một cấp độ.Nếu bạn lo lắng hoặc sợ hãi phải đối diện với các chiều cao trên, bạn có thể đi cùng bạn bè hoặc các thành viên trong gia đình. Việc có người bên cạnh động viên và ủng hộ sẽ phần nào giúp bạn trở nên can đảm hơn.

Phương pháp tiếp xúc dần dần này cần có thời gian, nhưng cuối cùng, bạn sẽ dần vượt qua nỗi sợ hãi của mình. Một điều mà bạn nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ làm được.

Tham gia trị liệu tâm lý

Hầu hết bác sĩ sẽ yêu cầu bạn trình bày tình trạng sợ độ cao của bản thân và đặt những câu hỏi liên quan. Trong trường hợp này, bạn hãy thành thật với bác sĩ, đừng giấu diếm bất kỳ triệu chứng nào, bởi khi bạn nói ra hết thông tin bệnh của mình thì bác sĩ sẽ dễ dàng xác định mức độ nghiêm trọng và giúp bạn có một liệu pháp điều trị phù hợp nhất.

Lưu ý bài viết trên chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bên cạnh đó, các bạn có thể truy cập finizz.com để được tư vấn, tìm và đặt lịch hẹn một cách nhanh và đơn giản nhất. Cũng như đọc thêm các bài viết khác tại songkhoe.medplus.vn nhé.

Một số bài viết có thể bạn quan tâm: 

  • Tra cứu mã cơ sở khám chữa bệnh TP.HCM 
  • Bữa ăn ngon và bổ CẦN 8 BƯỚC ĐỂ XÂY DỰNG

Nguồn: healthline, vinmec, hellobacsi

Từ khóa » Có Chứng Sợ độ Cao