Chứng Sợ Ngủ: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị - Bệnh ...

Không phải tất cả trường hợp mắc chứng sợ ngủ đều cần điều trị, trong một số trường hợp có thể tự khỏi bệnh. Tuy nhiên, nếu tình trạng thiếu ngủ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe thể chất và tinh thần thì người bệnh cần được thăm khám sớm và điều trị.

Đây là lý do vì sao việc điều trị thường được khuyến khích cho bất kỳ tình trạng nào khi mắc chứng sợ ngủ. Phương pháp điều trị có thể phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản của chứng sợ ngủ, ví dụ như nếu người bệnh bị rối loạn giấc ngủ, giải quyết vấn đề đó có thể giải quyết chứng sợ hãi. Nhưng đối với hầu hết các trường hợp mắc hội chứng, liệu pháp phơi nhiễm là lựa chọn điều trị hiệu quả nhất.

6.1 Liệu pháp phơi nhiễm

Trong liệu pháp tiếp xúc, người bệnh sẽ làm việc với chuyên gia trị liệu để dần dần phơi bày nỗi sợ hãi của bản thân trong khi tìm cách giảm bớt đi nỗi sợ hãi và lo lắng. Đối với chứng sợ ngủ, liệu pháp phơi nhiễm có thể bao gồm thảo luận về nỗi sợ hãi, sử dụng các kỹ thuật thư giãn và sau đó tưởng tượng cảm giác sẽ như thế nào để có được một giấc ngủ ngon.

Tiếp theo, liệu pháp này có thể liên quan đến việc xem hình ảnh của những người đang ngủ, những người dường như đang nghỉ ngơi thoải mái. Sau đó, khi bệnh nhân đã quen với thói quen này có thể được khuyến khích ngủ một giấc ngắn, để xác nhận rằng bệnh nhân có thể thức dậy an toàn. Một lựa chọn khác để điều trị phơi nhiễm đó là ngủ trong phòng thí nghiệm về giấc ngủ và được theo dõi bởi một chuyên gia y tế, người luôn thức trong khi bạn ngủ, cho dù đó là một giấc ngủ ngắn hay qua đêm.

6.2 Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT)

Liệu pháp nhận thức hành vi trong điều trị chứng sợ ngủ cũng đem lại hiệu quả. Cách tiếp cận này giúp bệnh nhân xác định và giải quyết nỗi sợ hãi liên quan đến giấc ngủ. Từ đó, bệnh nhân sẽ học cách thách thức những suy nghĩ khi trải nghiệm chúng và điều chỉnh để những suy nghĩ ít gây ra đau khổ hơn. Những suy nghĩ này có thể liên quan đến chính giấc ngủ hoặc những nỗi lo lắng, sợ hãi cụ thể gây ra hội chứng này.

Một cách tiếp cận mà bác sĩ trị liệu có thể đề xuất là hạn chế ngủ ban ngày. Điều này liên quan đến việc đi ngủ và thức dậy vào những thời điểm cụ thể, từ đó sẽ duy trì được nhịp sinh học ổn định. Đồng thời, giúp cơ thể phát triển mô hình giấc ngủ tốt hơn, có thể hữu ích cho chứng sợ ngủ khi kết hợp với liệu pháp nhận thức hành vi.

6.3 Sử dụng thuốc

Mặc dù, hiện nay không có loại thuốc nào đặc trị chứng sợ ngủ cụ thể, nhưng một số loại thuốc nhất định có thể làm giảm các triệu chứng sợ hãi và lo lắng, đồng thời đem lại hiệu quả khi được sử dụng cùng với những liệu pháp trên. Bác sĩ tâm thần có thể kê toa thuốc để sử dụng ngắn hạn hoặc không thường xuyên như thuốc chẹn beta hoặc benzodiazepine:

Từ khóa » Nỗi Sợ Giấc Ngủ