Mất Ngủ - Nỗi Sợ Hãi Trong đêm - VnExpress Sức Khỏe
Có thể bạn quan tâm
Mất ngủ là tình trạng giảm sút về thời gian, độ sâu hoặc hiệu quả phục hồi của giấc ngủ. Tại Mỹ có khoảng 8-15% người trưởng thành than phiền bị mất ngủ, 3-11% người dùng thuốc an thần gây ngủ và tỷ lệ này tăng theo tuổi. Ở Việt Nam, số người đến khám vì mất ngủ chiếm 10-20% ở chuyên khoa thần kinh. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nữ nhiều hơn nam, người cao tuổi nhiều hơn người trẻ.Hiện nay, trong điều trị chứng mất ngủ, các thuật ngữ thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc chống lo âu, an thần nhẹ, tiêu giải lo phiền... đều mang tính mập mờ và thường được sử dụng lẫn lộn. Tất cả các thuốc ngủ hiện hành đều có ít nhiều nguy cơ gây nhờn, nghiện thuốc và làm tái phát mất ngủ trầm trọng (càng dùng càng mất ngủ).
Mất ngủ do tâm sinh lý rối loạn
Dạng mất ngủ này thường xảy ra do xúc cảm buồn, chán, thất vọng, thất bại... Biểu hiện: Khó đi vào giấc ngủ, hay tỉnh giấc hoặc thức dậy sớm trong thời gian dài. Mỗi biểu hiện đều gây cảm giác mệt mỏi và dễ cáu gắt, đồng thời kéo dài hoặc nặng lên do lo nghĩ về mất ngủ hoặc sợ hãi giấc ngủ đã qua, hoặc bực dọc khi không ngủ được. Với những người này, sự ước lượng thời gian mất ngủ thường dài hơn thực tế 1-3 lần. Nếu xét về các triệu chứng thì không thấy có biểu hiện trầm cảm hay rối loạn hành vi, hoạt động hằng ngày không thay đổi.Nhiều bệnh nhân mất ngủ do tâm sinh lý, dùng thuốc ngủ lúc đầu có hiệu quả, nhưng sau đó gặp rắc rối vì nghiện thuốc và tương tác với rượu. Khi bệnh trở thành mạn tính, dù dùng thuốc họ cũng ít khi ngủ được và trạng thái bệnh lý sẽ trầm trọng thêm. Khi lên giường, cảm giác sợ hãi mất ngủ tăng lên. Mất ngủ do trầm cảm hay stress sau sang chấnBất thường về giấc ngủ liên quan đến trầm cảm và stress là loại mất ngủ mạn tính. Người bệnh mất khả năng duy trì giấc ngủ, trằn trọc kéo dài trong đêm và có cảm giác mệt mỏi, thờ ơ vào ban ngày. Ngoài ra, họ cũng hay thức giấc ban đêm, không ngủ say và dậy rất sớm. Trong trường hợp trầm cảm, việc thức giấc thường xuyên khiến cho bệnh nhân có cảm giác như không ngủ hoặc ở trạng thái mơ màng, lúc nào cũng biết hết mọi hoạt động xung quanh, một vài người ngáy nhiều khi ngủ. Bệnh nhân có thể ngủ ngày với những chợp mắt kiểu ngủ gật, nhưng không thể ngủ lại được. Họ thiếu tập trung, mọi cố gắng làm việc đều không hiệu quả.Mất ngủ do thuốc và rượu
Nhiều công trình nghiên cứu trên bệnh nhân mất ngủ cho thấy không ít trường hợp do lạm dụng thuốc ngủ, thuốc an thần nên hệ thần kinh trung ương suy yếu, gây hội chứng mất ngủ. Dùng thuốc liên tục sẽ bị quen thuốc, tác dụng gây ngủ không còn, bệnh nhân và thầy thuốc có xu hướng tăng liều, làm cho mức độ rối loạn giấc ngủ thêm trầm trọng. Người bệnh hoảng sợ, bồn chồn, không tập trung làm việc, than phiền về bản thân và tìm mọi phương cách để chữa bệnh nhưng đa số không thành công. Nếu bỏ thuốc đột ngột, người bệnh cảm thấy các cơ rung giật, ban ngày cảm thấy bứt rứt, cáu gắt, đau cơ. Những trường hợp nặng xuất hiện triệu chứng cai nghiện như lú lẫn, tri giác lơ mơ, ảo giác, co giật. Loại thuốc thường gây ra tình trạng này là barbituric, benzodiazepin.Uống rượu nhiều và kéo dài sẽ gây rối loạn giấc ngủ nặng. Thời gian ngủ rút ngắn, đêm thường thức giấc. Giai đoạn dỗ giấc ngủ khó và lâu. Khi đã ngủ, thường xuất hiện các đợt giật mình, cảm giác hoảng sợ, tim hồi hộp.
Các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng, khi bị mất ngủ, bệnh nhân đừng vội uống thuốc ngủ mà hãy đến bác sĩ để tìm nguyên nhân. Với mỗi nguyên nhân gây bệnh, thầy thuốc sẽ có cách điều trị khác nhau.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
Từ khóa » Nỗi Sợ Giấc Ngủ
-
Chứng Sợ Ngủ: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị | Vinmec
-
Nguyên Nhân Bệnh Hoảng Sợ Khi Ngủ (Hoảng Sợ Ban đêm) - Vinmec
-
Chứng Sợ Ngủ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Chứng Sợ Ngủ: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị - Bệnh ...
-
Hội Chứng Sợ Hãi Khi Đi Ngủ: Nguyên Nhân Và Cách Vượt Qua
-
Hội Chứng Sợ Ngủ Một Mình Là Gì? Cách Khắc Phục - Elipsport
-
Hoảng Sợ Khi Ngủ (Hoảng Sợ Ban Đêm) - Nhà Thuốc Phương Chính
-
8 Nỗi Sợ Trong Phòng Ngủ Ai Cũng Từng Trải Qua - Vua Nệm
-
Cơn Hoảng Sợ Và Rối Loạn Hoảng Sợ - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh Rối Loạn Giấc Ngủ
-
Ngủ Rũ - Rối Loạn Thần Kinh - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Mất Ngủ - Nỗi Sợ Hãi Về đêm | Báo Dân Trí
-
Nhiều F0 Mất Ngủ, Trằn Trọc Cả đêm, Chuyên Gia Chỉ Rõ Nguyên Nhân
-
Chứng Sợ Ngủ (Somniphobia) Là Gì?