Chung Tay Bảo Vệ Môi Trường: Vì Môi Trường Xanh Sạch đẹp

MT&XH - Hiện nay, nhân loại chúng ta đang bắt đầu thấy những hậu quả rõ rệt từ biến đổi khí hậu mà một trong những nguyên nhân chính gây ra biến đổi là ô nhiễm môi trường nước. Đang là vấn đề cấp thiết trên thế giới. Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến mái nhà sống của sinh vật mà còn tác động xấu đến sức khỏe cũng như hoạt động sống của con người. Mặc dù các ban ngành, đoàn thể ra sức kêu gọi bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước,... nhưng có vẻ là chưa đủ để cải thiện tình trạng ô nhiễm ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

Ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất.

Tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở các đô thị, nước thải, rác thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương). Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải, một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết được… là những nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm nguồn nước.

Về tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp, hiện nay ở nước ta có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao.

Ảnh nguồn internet

Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường nước

Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nước như: sự gia tăng dân số, mặt trái của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu, nhận thức của người dân về vấn đề môi trường còn chưa cao… Đáng chú ý là sự bất cập trong hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường.

Nhận thức của nhiều cơ quan quản lý, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ môi trường nước chưa sâu sắc và đầy đủ, chưa thấy rõ ô nhiễm môi trường nước là loại ô nhiễm gây nguy hiểm trực tiếp, hàng ngày và khó khắc phục đối với đời sống con người cũng như sự phát triển bền vững của đất nước.

Tác hại của ô nhiễm môi trường nước

Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm môi trường nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày càng tăng. Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều loại bệnh tình nghi là do dùng nước bẩn trong mọi sinh hoạt. Ngoài ra ô nhiễm môi trường nước còn gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh, các hộ nuôi trồng thủy sản.

Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn uống, con người có thể mắc bệnh ung thư trong đó thường gặp là ung thư da. Ngoài ra, asen còn gây nhiễm độc hệ thống tuần hoàn khi uống phải nguồn nước có hàm lượng asen 0,1mg/l. Vì vậy, cần phải xử lý nước nhiễm asen trước khi dùng cho sinh hoạt và ăn uống.

Người nhiễm chì lâu ngày có thể mắc bệnh thận, thần kinh, nhiễm Amoni, Nitrat, Nitrit gây mắc bệnh xanh da, thiếu máu, có thể gây ung thư. Metyl tert-butyl ete (MTBE) là chất phụ gia phổ biến trong khai thác dầu lửa có khả năng gây ung thư rất cao. Nhiễm Natri (Na) gây bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, lưu huỳnh gây bệnh về đường tiêu hoá, Kali, Cadimi gây bệnh thoái hoá cột sống, đau lưng. Hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, diệt cỏ, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo quản thực phẩm, phốt pho… gây ngộ độc, viêm gan, nôn mửa.

Tiếp xúc lâu dài sẽ gây ung thư nghiêm trọng các cơ quan nội tạng. Chất tẩy trắng Xenon peroxide, sodium percarbonate gây viêm đường hô hấp, oxalate kết hợp với calcium tạo ra calcium oxalate gây đau thận, sỏi mật. Vi khuẩn, ký sinh trùng các loại là nguyên nhân gây các bệnh đường tiêu hóa, nhiễm giun, sán. Kim loại nặng các loại: Titan, Sắt, chì, cadimi, asen, thuỷ ngân, kẽm gây đau thần kinh, thận, hệ bài tiết, viêm xương, thiếu máu.

Biện pháp khắc phục

Con người: Chỉ bằng cách sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo lại một cách hiệu quả, chúng ta có thể biến mình thành những người bảo vệ môi trường tốt nhất.

Sử dụng năng lượng ánh sáng: Năng lượng ánh sáng là năng lượng tự nhiên thừa mừa nhất trên hành tinh của chúng ta. Bằng việc sử dụng công nghệ thích hợp, con người sẽ có thừa năng lượng từ ánh sáng mặt trời để sử dụng.

Giữ lượng carbon: Hút và giữ khí CO2 không thoát ra khí quyển là cách hữu hiệu làm giảm thiểu hiện tượng nóng lên của trái đất. Tuy nhiên, các công nghệ hiện nay lại quá chú trọng vào vấn đề năng lượng.

Xây dựng nhà máy dây chuyền: Các nhà máy công nghiệp dùng dầu cọ để sản xuất ra chất đốt. Các nhà máy chất đốt sinh học thế hệ thứ 2 lại sử dụng chất thải nông nghiệp để sản xuất năng lượng. Hy vọng trong tương lai, các nhà máy chất đốt sinh học thế hệ thứ 3 sử dụng tảo, có thể biến ánh nắng mặt trời trở thành dầu.

Lọc khí thải: Các nhà máy chất đốt sinh học tảo, có thể là giải pháp trong vấn đề này. Xây dựng các nhà máy chất đốt sinh học tảo gần các trạm điện có thể lọc khí thải thông qua các bể tảo, sau đó loại bỏ khí CO2. Tảo sau đó có thể chuyển hóa thành dầu hoặc phơi khô để chế biến thành khí ethanol.

Thuần hóa biển: Các cơn bão lớn cần nước ấm để lớn mạnh. Các ống bơm khổng lồ bơm nước lạnh xuống đáy biển có thể "thuần hóa" các cơn bão bằng cách làm mát mặt nước biển. Những ống bơm này có thể trộn nước giàu dinh dưỡng với mặt biển tương đối cằn cối. Điều này thúc đẩy tảo phát triển mạnh, giúp phân hủy khí CO2 trong nước.

Công nghệ: Một số nhà khoa học cho rằng chúng ta không cần phát triển thêm công nghệ mới bởi chúng ta đã có đủ mọi thứ để ngăn chặn sự thay đổi của khí hậu như sức gió, năng lượng mặt trời và năng lượng hạt nhân. Tuy nhiên, những phương pháp ứng dụng những năng lượng này cần phải sắp xếp thích hợp và ứng dụng ngay lập tức.

Giảm dân số: Dân số thế giới hiện nay khoảng 6,6 tỉ người đang có chiều hướng tăng cao không lường trước. Theo các chuyên gia, dân số thế giới chỉ nên dừng lại ở con số 9 tỉ người, cộng thêm với sự phát triển mạnh của công nghệ mới mong khí hậu trái đất không xấu thêm đi.

Phản ứng tổng hợp hạt nhân: Nguồn năng lượng không phóng xạ này gần đây đang hứa hẹn đầy triển vọng. Các chuyên gia khẳng định rằng năng lượng hạt nhân không thể bị bỏ quên được.

Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, giám sát về môi trường: Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác môi trường và trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả cho các lực lượng này.

Cuối cùng, phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội tạo ra sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường.

Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống hoặc một cá thể, sự vật nào đó có tác động, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe, đời sống của con người. Nói một cách dễ hiểu hơn, gần gũi hơn, môi trường chính là ngôi nhà của chúng ta. Mái nhà ấy có thể đẹp hay không, vững chãi hay không, mãi trường tồn hay không chính là nhờ vào sự bảo vệ của mỗi cá nhân chúng ta.

Phan Tú

Từ khóa » Giải Pháp để Môi Trường Xanh Sạch đẹp