Chứng Thực Giấy Tờ Có Tiếng Nước Ngoài ở đâu? - LuatVietnam

1. Chứng thực là gì?

Hiện nay, chưa có bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào định nghĩa rõ ràng về chứng thực. Tuy nhiên, có thể hiểu một cách khái quát chung, chứng thực là việc cơ quan có thẩm quyền xác nhận tính chính xác, hợp pháp của các giấy tờ, văn bản, chữ ký, thông tin cá nhân để bảo vệ quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức liên quan trong quan hệ dân sự, kinh tế, hành chính.

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, chứng thực bao gồm 04 loại:

- Cấp bản sao từ sổ gốc (chứng thực bản sao từ sổ gốc) là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc cấp bản sao căn cứ vào sổ gốc.

- Chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính chứng thực bản sao là đúng với bản chính.

- Chứng thực chữ ký là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực chữ ký trong văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.

- Chứng thực hợp đồng, giao dịch là việc cơ quan có thẩm quyền chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết, năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia.chung thuc giay to co tieng nuoc ngoai o dau

2. Cơ quan nào có thẩm quyền chứng thực giấy tờ có tiếng nước ngoài?

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 23/2015, Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (gọi tắt là cơ quan đại diện) là các cơ quan có thẩm quyền chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp. Cụ thể:

- Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;

- Chứng thực chữ ký của người dịch trong các loại giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài.

Ngoài ra, công chứng viên tại các Phòng/Văn phòng công chứng cũng được chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài cấp hoặc chứng nhận.

Tuy nhiên, khác với các cơ quan trên, công chứng viên lại không được chứng thực chữ ký của người dịch.

Đối với các văn bản chức thực, công chứng viên ký chứng thực và đóng dấu của Phòng/Văn phòng công chứng.

3. Phí chứng thực giấy tờ có tiếng nước ngoài là bao nhiêu?

STT

Tên thủ tục chứng thực

Cơ quan thực hiện

Mức thu phí

1

Chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận

Tại Phòng Tư pháp, Tổ chức hành nghề công chứng.

2.000 đồng/trang; từ trang thứ 3 trở lên thu 1.000 đồng/trang, tối đa thu không quá 200.000 đồng/bản.

(theo Điều 4 Thông tư 226/2016/TT-BTC, mục 2 Phần II  Quyết định 1329/QĐ-BTP)

Tại cơ quan đại diện

10 USD/bản

 (theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 264/2016/TT-BTC)

2

Chứng thực chữ ký người dịch

Cơ quan đại diện

10 USD/bản

(theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 264/2016/TT-BTC)

3

Chứng thực chữ ký người dịch

Phòng Tư pháp

10.000 đồng/trường hợp

(theo Điều 4 Thông tư 226/2016/TT-BTC)

Trên đây là các thông tin về: Chứng thực giấy tờ có tiếng nước ngoài ở đâu? Nếu có thắc mắc, bạn đọc liên hệ 1900.6192 để được giải đáp.

>> Công chứng giấy tờ ở đâu? Bản sao công chứng có giá trị thế nào?

Từ khóa » Chứng Thực Sao Y Bản Chính Tiếng Anh Là Gì