Chứng Vẹo Cổ ở Trẻ Sơ Sinh: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Khắc Phục

Mục lục
  1. Vẹo cổ ở trẻ sơ sinh là gì?
  2. Nguyên nhân dẫn đến chứng vẹo cổ ở trẻ sơ sinh
    1. Nguyên nhân vẹo cổ do bẩm sinh
    2. Nguyên nhân vẹo cổ do bệnh
  3. Triệu chứng nhận biết tật quẹo cổ ở trẻ sơ sinh
  4. Cách chữa vẹo cổ ở trẻ sơ sinh
    1. Tập vật lý trị liệu
    2. Đeo vòng cổ TOT (tubular orthosis for torticollis)
    3. Thuốc tiêm Botox
    4. Phẫu thuật
    5. Một số phương pháp hỗ trợ điều trị chứng vẹo cổ ở trẻ sơ sinh tại nhà
  5. Chứng vẹo cổ ở trẻ sơ sinh có thể gây ra những biến chứng gì?

1. Vẹo cổ ở trẻ sơ sinh là gì?

Tật vẹo cổ hay còn gọi là tật cổ xoay là tình trạng mà đầu của trẻ bị nghiêng sang một bên và cằm nghiêng sang hướng ngược lại. Khi một đứa trẻ sinh ra trong tình trạng này có nghĩa là bé đã bị tật vẹo cổ bẩm sinh. Một số trường hợp khác, chứng vẹo cổ ở trẻ sơ sinh xảy ra là do bệnh lý.

chung-veo-co-o-tre-so-sinh-trieu-chung-nhan-biet-va-cach-khac-phuc-voh

Chứng vẹo cổ ở trẻ sơ sinh (Nguồn: Internet)

Theo nghiên cứu, cứ 250 trẻ sơ sinh sẽ có một bé bị tình trạng này. Các bác sĩ cho biết, trẻ sơ sinh gặp phải chứng vẹo cổ là do cơ sternocleidomastoid (SCM) bị kéo căng. Cơ SCM là một cơ nối xương ức và xương đòn hộp sọ. Cơ SCM hiện diện cả hai bên đầu. Khi một cơ co, nó sẽ kéo cổ về hướng bên đó trong khi cơ còn lại thì giãn ra.

2. Nguyên nhân dẫn đến chứng vẹo cổ ở trẻ sơ sinh

Chứng vẹo cổ ở trẻ sơ sinh có 2 loại là vẹo cổ do bẩm sinh hoặc vẹo cổ do bệnh.

2.1 Nguyên nhân vẹo cổ do bẩm sinh

Vẹo cổ do bẩm sinh là tình trạng sau khi trẻ sinh ra phần cổ đã bị vẹo và cứ tiếp tục phát triển như vậy trong 3 tháng đầu tiên. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do:

  • Ngôi thai mông

Nếu ngôi thai mông, mông của bé sẽ được sinh ra đầu tiên. Như vậy, cổ của bé có thể bị kéo căng và mắc kẹt trong ống sinh. Điều này có thể làm cơ SCM bị rách và khiến cơ cổ không phát triển bình thường.

  • Các vấn đề phát triển ở thai nhi

Trong quá trình phát triển, cổ của bé có thể bị vẹo do những bất thường xảy ra trong quá trình hình thành đốt sống cổ hoặc do thai nhi bị thương từ những tác động vật lý lên tử cung người mẹ. Những điều này đều khiến cơ SCM bị rút ngắn và dẫn đến chứng vẹo cổ ở trẻ sơ sinh.

  • Chấn thương trong quá trình sinh

Bé bị mắc kẹt trong ống sinh sẽ được đưa ra ngoài với sự hỗ trợ của kẹp forcep hoặc giác hút. Chính việc sử dụng lực quá mạnh để đưa bé ra ngoài có thể khiến cơ SCM bị tổn thương. Ngoài ra, việc sử dụng các dụng cụ sinh sản không đúng cách cũng có thể gây ra chứng bệnh này.

chung-veo-co-o-tre-so-sinh-trieu-chung-nhan-biet-va-cach-khac-phuc-1-voh

Vẹo cổ ở trẻ sơ sinh có thể do bẩm sinh hoặc do bệnh lý (Nguồn: Internet)

2.2 Nguyên nhân vẹo cổ do bệnh

Vẹo cổ do bệnh có thể xuất hiện bởi tác dụng phụ của một số vấn đề sức khỏe nào nào đó. Nếu là do nguyên nhân này thì khi chào đời bé vẫn bình thường, sau một thời gian bé mới bị bệnh.

  • Lệch mắt: Bé bị lệch mắt có thể gặp khó khăn trong việc nhận biết chiều sâu và khoảng cách. Vì cố gắng để nhìn thấy, bé sẽ nghiêng đầu. Việc bé nghiêng đầu quá nhiều có thể khiến cơ SCM bị căng ra, dẫn đến chứng vẹo cổ.
  • Hội chứng Sandifer: Những bé bị trào ngược dạ dày thực quản nghiêm trọng (GERD) có thể phát triển một chứng rối loạn nhi khoa hiếm gặp được gọi là hội chứng Sandifer. Nếu là tình huống này, các cơ của bé sẽ bị co bất thường cùng với những cơn trào ngược. Tuy nhiên, hội chứng này rất hiếm khi xảy ra.
  • Vẹo cổ bộc phát: Trẻ sơ sinh thường nghiêng đầu trong thời gian dài, từ vài giờ đến vài ngày. Bé sẽ nghiêng theo bất cứ hướng nào và sau đó trở lại bình thường. Tình trạng này lặp đi lặp lại nhiều lần kèm theo các triệu chứng như mất phương hướng, buồn ngủ và khó chịu. Tình trạng này thường xuất hiện nhiều trong 12 tháng đầu và sẽ biến mất sau khi bé được 5 tuổi.
  • Hội chứng Grisel: Nhiễm trùng mũi họng có thể gây viêm cơ cổ, dẫn đến khớp chẩm-đốt bị trật. Tình trạng này còn có thể xảy ra do nhiễm trùng amidan, sùi vòm họng và viêm tai giữa. Các khớp bị trật sẽ khiến đầu bé bị nghiêng, gây ra chứng vẹo cổ.
  • Nhiễm trùng và thương tích: Bé có thể bị vẹo cổ do các chấn thương trực tiếp. Ngoài ra, việc nhiễm trùng cột sống cổ và các mô xung quanh cũng có thể gây ra tình trạng này.
group-me-va-be-voh-nhung-ba-me-thong-thai-0
Group Mẹ và Bé VOH - Những bà mẹ thông thái

3. Triệu chứng nhận biết tật quẹo cổ ở trẻ sơ sinh

Mẹ có thể nhận biết bé yêu của mình có gặp phải chứng vẹo cổ ở trẻ sơ sinh hay không bằng cách quan sát trẻ. Nếu nhận thấy trẻ có các triệu chứng sau đây thì phần lớn khả năng trẻ đang bị chứng vẹo cổ:

  • Trẻ chỉ thích nghiêng đầu về một hướng.
  • Trẻ chỉ thích bú một bên vú.
  • Vẹo cổ có thể làm giới hạn chuyển động đầu của trẻ, khiến trẻ gặp khó khăn khi xoay đầu.
  • Mẹ sờ vào vùng cổ sẽ thấy có một khối u nhỏ trên cổ.

chung-veo-co-o-tre-so-sinh-trieu-chung-nhan-biet-va-cach-khac-phuc-2-voh

Mẹ có thể dễ dàng nhận biết các dấu hiệu chứng vẹo cổ ở trẻ sơ sinh (Nguồn: Internet)

Đây là những biểu hiện khá rõ ràng của chứng vẹo cổ ở trẻ sơ sinh mà mẹ hoàn toàn có thể nhận biết được. Nếu bé có những dấu hiệu trên thì mẹ cần đưa bé đi thăm khám và điều trị sớm.

4. Cách chữa vẹo cổ ở trẻ sơ sinh

Những bài tập kéo căng và định vị thực hiện hàng ngày cho bé sẽ là hướng điều trị gần như là tốt nhất cho tật vẹo cổ ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, trước khi điều trị bác sĩ có thể sẽ sử dụng 1 trong 3 cách sau để chẩn đoán bệnh vẹo cổ ở trẻ:

  • Kiểm tra trực tiếp.
  • Chụp X-quang.
  • Siêu âm.

Nếu vẹo cổ là do bệnh, bác sĩ sẽ tập trung điều trị bệnh mà bé đang gặp phải. Nếu vẹo cổ là do bẩm sinh, bác sĩ sẽ điều trị cho bé bằng một những cách sau đây:

4.1 Tập vật lý trị liệu

Đây là phương pháp điều trị được cho là tốt nhất cho trẻ điều trị chứng vẹo cổ. Bé có thể thực hiện các bài tập tại nhà với cha mẹ hoặc chuyên gia. Nếu cha mẹ muốn trực tiếp tập cho bé thì cần nhờ các chuyên gia vật lý trị liệu nhi khoa huấn luyện kỹ. Cùng với việc luyện tập là việc đưa bé đi khám thường xuyên để đánh giá tiến độ điều trị.

Các bài tập vật lý trị liệu là những bài tập uốn nắn và kéo dài giúp tập trung cải thiện kỹ năng vận động, giúp cơ SCM bớt bị kéo căng và trở lại hình dạng bình thường. Đầu bé được kéo căng nhẹ nhàng theo nhiều hướng khác nhau, nên làm giảm độ nghiêng.

Ngoài ra, trong quá trình chơi đùa hay bé ngủ, cha mẹ sẽ tiếp tục thực hiện một số bài tập uốn nắn và kéo dài một cách chủ động và thụ động để thúc đẩy quá trình cân bằng trong cơ thể trẻ.

Thành công của phương pháp này sẽ phụ thuộc vào việc thực hiện sớm hay muộn, cam kết của gia đình và mức độ nghiêm trọng của các tổn thương cơ. Tỷ lệ thành công của phương pháp nếu được thực hiện đúng và sớm thì sẽ đạt được khoảng 90 – 99%. Tuy nhiên, hãy nhớ đừng bao giờ tập các bài tập này nếu không có sự hướng dẫn của các chuyên gia y tế.

4.2 Đeo vòng cổ TOT (tubular orthosis for torticollis)

Vòng cổ TOT là một loại dụng cụ giúp cố định phần cổ của bé. Vòng cổ TOT tạo ra một áp lực nhẹ nhàng lên phía đối diện với hướng đầu bị nghiêng, sau đó nhẹ nhàng đưa cổ đến vị trí căn chỉnh chính xác bằng cách kéo căng cơ SCM. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cha mẹ cách lấy và tháo vòng cổ.

chung-veo-co-o-tre-so-sinh-trieu-chung-nhan-biet-va-cach-khac-phuc-2-voh

Vòng cổ TOT là một trong những phương pháp điều trị chứng vẹo cổ ở trẻ (Nguồn: Internet)

Bé sẽ phải đeo vòng cổ theo lượng thời gian được quy định mỗi ngày. Vòng cổ TOT thường được khuyến khích sử dụng cùng với phương pháp tập vật lý trị liệu.

4.3 Thuốc tiêm Botox

Thuốc tiêm Botox (thuốc tiêm Botulinum) có tác dụng giúp làm giảm sự căng cơ và giảm độ nghiêng đầu. Thuốc Botox sẽ được tiêm trực tiếp vào cơ SCM để giải phóng sức căng. Bé có thể phải trải qua nhiều lần tiêm tùy thuộc vào cường độ bệnh. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này chỉ phù hợp với các bé hơn 6 tháng tuổi.

4.4 Phẫu thuật

Đây là lựa chọn cuối cùng nếu như các biện pháp can thiệp trên không có tác dụng dụng và chỉ áp dụng cho những bé trên 18 tháng tuổi. Quy trình phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Phương pháp phẫu thuật thường được đi kèm với các buổi vật lý trị liệu chuyên sâu. Ngoài ra, bé cũng phải đeo nẹp để duy trì vị trí chính xác của đầu.

Lời khuyên: Cha mẹ nên điều trị chứng vẹo cổ ở trẻ sơ sinh trước khi bé được 6 tháng tuổi, bởi đây là giai đoạn hệ thống cơ xương còn linh hoạt. Các bài tập vật lý trị liệu phải mất hơn 6 tháng mới thấy hiệu quả, trong khi việc phẫu thuật sẽ cho kết quả ngay lập tức nhưng bé vẫn phải trải qua hơn 3 tháng tập vật lý trị liệu sau phẫu thuật. 

4.5. Một số phương pháp hỗ trợ điều trị chứng vẹo cổ ở trẻ sơ sinh tại nhà

Ngoài các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ, cha mẹ có thể thực hiện một số phương pháp sau để giúp hỗ trợ bé ngay tại nhà. Cụ thể:

  • Cho bé nằm sấp lâu hơn: Tư thế nằm sấp có thể giúp bé củng cố cổ và cơ, kích thích bé sử dụng cơ bắp nhiều hơn.
  • Bắt bé nhìn theo hướng khác: Để khắc phục tình trạng vẹo cổ ở trẻ sơ sinh, cha mẹ có thể khuyến khích bé quay đầu theo hướng ngược lại. Sử dụng thức ăn hoặc đồ chơi để dụ bé, điều này sẽ giúp kích thích các cơ cổ tự nhiên. Ngoài ra, trong thời gian cho bé bú mẹ cũng có thể cho bé bú bên vú ngược lại với hướng nghiêng đầu của bé để giúp cơ SCM thư giãn, làm giảm triệu chứng vẹo cổ ở trẻ.
  • Quan sát tư thế ngủ của bé: Nên tránh cho bé dùng các vật cố định bé ở một tư thế duy nhất vì nó có thể làm tăng nguy cơ đầu dẹt. Thay vào đó, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng gối chuyên dụng hỗ trợ cổ để giúp bé.

5. Chứng vẹo cổ ở trẻ sơ sinh có thể gây ra những biến chứng gì?

Nếu không điều trị sớm chứng vẹo cổ thể gây nhiều biến chứng lâu dài cho trẻ, cụ thể là những biến chứng sau:

  • Đầu lép: Chứng vẹo cổ có thể gây ra chứng đầu lép vì việc nằm nghiêng một bên khi ngủ quá lâu có thể khiến đầu bé bị thon và dẹt.
  • Không đối xứng trên khuôn mặt: Tính bất đối xứng này xảy ra khi một bên của khuôn mặt quá khác với bên còn lại. Bởi khi bé có xu hướng nghiêng đầu theo một bên, cơ mặt sẽ sắp xếp sai.
  • Rối loạn xương: Những bé bị chứng vẹo cổ sẽ có nguy cơ bị các vấn đề về xương. Nguyên nhân là do đầu bị nghiêng sang một bên, các phần khác của cơ thể sẽ sắp xếp không bình thường. Điều này khiến xương kết hợp không chính xác, dẫn đến các biến chứng về xương như loạn sản xương khuỷu, bàn chân khoèo...

Nhìn chung chứng vẹo cổ không gây đau đớn cho trẻ nhưng nó có thể là thay đổi gương mặt bé cũng như một số vấn đề sức khỏe sau này. Điều trị kịp thời chứng vẹo cổ ở trẻ sơ sinh là cách để cha mẹ ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra. Vì thế, nếu nghi ngờ bé đang gặp phải tình trạng này hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp điều trị sớm.

group-me-va-be-voh-nhung-ba-me-thong-thai-1
Group Mẹ và Bé VOH - Những bà mẹ thông thái

Từ khóa » Dấu Hiệu Nhận Biết Trẻ Bị Vẹo Cổ