Chuối Có Chất Xơ Không? Những Lợi ích “vàng” Từ Việc ăn Chuối
Có thể bạn quan tâm
Quả chuối có chất xơ không?
Chuối là một loại trái cây rất thân thuộc với người dân Việt Nam. Loại quả này còn có tên gọi khoa học là Musa, thuộc họ Musaceae. Đây là loại thực vật nhiệt đới, có hoa và quả mọc thành cụm ở đầu ngọn cây.
Chuối cũng có nhiều loại, kích thước, hình dáng và màu sắc khác nhau. Chuối chưa chín thường có màu xanh và ngả vàng báo hiệu chuối đã chín, mùi vị thơm ngon rất hấp dẫn. Tuy nhiên, khi vỏ chuối đổi sang màu nâu, thâm tức là quả chuối đã chín quá, dấu hiệu bị hỏng không thể ăn được.
Ngoài hương vị thơm ngon, loại quả này còn thu hút được sự yêu thích của nhiều người bởi giá trị dinh dưỡng trong chuối rất cao. Trong một quả chuối có chứa 2,6 gam chất xơ các loại, điển hình là pectin. Một phần chất xơ pectin trong quả chuối có thể hòa tan trong nước và tỉ lệ này càng tăng lên khi chuối chín. Đó là lý do vì sao quả chuối có xu hướng mềm nhũn khi chín nhừ.
Ngoài chất xơ, trong quả chuối còn chứa hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng khác như: Calo (89 gam), carbohydrate (22,8 gram), đường (12,2 gram), protein (1,1 gram); chất béo (0,3 gram). Ngoài ra, trong quả chuối còn chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu khác cho cơ thể: Vitamin B6, vitamin C, kali, magie, đồng và mangan.
Một điều đáng chú ý là thành phần dinh dưỡng của chuối chứa hàm lượng calo lớn, chất xơ vừa đủ trong khi protein và chất béo rất ít. Đây chính là lựa chọn thực phẩm cực kỳ lý tưởng cho những người ăn kiêng muốn giảm cân.
Lợi ích của chuối đối với sức khỏe con người
Từ những thành phần dinh dưỡng của quả chuối cũng đủ để chúng ta thấy, lợi ích mà loại quả này mang lại cho sức khỏe chắc chắn rất lớn. Hơn nữa, loại quả này cũng đã được Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ công nhận là loại thực phẩm sức khỏe cho trẻ em và điều trị bệnh celiac từ hồi đầu thế kỉ 20.
Tốt cho sức khỏe tim mạch
Theo thống kê, một quả chuối nặng khoảng 118 gram có thể đáp ứng được 9% nhu cầu tiêu thụ kali hàng ngày của cơ thể. Kali có điện tích rất nhỏ, giúp cho hệ thần kinh truyền tín hiệu cho tim đập đều và các cơn co lại. Từ đó giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tim như suy tim, đột quỵ,...
Trong chế độ ăn hàng ngày, tình trạng bổ sung quá ít kali nhưng lại dư thừa natri rất phổ biến. Lượng natri dư thừa có thể khiến chất lỏng tích tụ trong máu, tạo áp lực lên các thành mạch máu và làm huyết áp tăng cao.
Khi đó, lượng kali được bổ sung từ quả chuối sẽ giúp cân bằng kali và natri trong cơ thể, tăng khả năng đào thải natri ra ngoài cơ thể qua đường nước tiểu. Ngoài ra, chuối còn chứa chất chống oxy hóa cũng góp phần phòng ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch rất hiệu quả.
Cải thiện hệ tiêu hóa
Trong chuối xanh chứa nhiều chất xơ pectin có tác dụng phòng ngừa và điều trị chứng táo bón cực kỳ hiệu quả. Ngoài ra còn có chất kháng tinh bột trong quả chuối không tiêu hóa khi đi qua ruột non. Khi đi đến ruột già, tinh bột sẽ trở thành thức ăn cho các loại vi khuẩn có lợi.
Từ đó, các axit béo chuỗi ngắn (SCFA) được sản sinh ra và đóng góp vai trò ngăn ngừa các bệnh về đường tiêu hóa. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, chuối cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày, viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, tiêu chảy,...
Tăng cường sức đề kháng
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trung bình một quả chuối có thể đáp ứng khoảng 10% nhu cầu vitamin C hàng ngày của cơ thể. Vitamin C có tác dụng hỗ trợ cơ thể hấp thu sắt tốt hơn, hỗ trợ chữa lành các vết thương tế bào và mô, kích thích não bộ sản xuất hormone serotonin quyết định tâm trạng của con người. Vì vậy, ăn chuối hàng ngày sẽ giúp bạn có tâm trạng tốt hơn, giảm bớt căng thẳng, stress và có giấc ngủ ngon hơn.
Ngoài ra, phần vỏ của quả chuối cũng chứa chất chống oxy hóa, có tác dụng khử khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Vì vậy, trong y học cổ truyền và dân gian từ lâu đã tận dụng những lợi thế của vỏ chuối để chữa lành vết thương như: cháy nắng, bỏng nhẹ hoặc vết cắn,... Mẹo chữa bệnh này rất đơn giản nên chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện ngay tại nhà bằng cách áp mặt trong của vỏ chuối trực tiếp lên vết thương.
Xem thêm:
- Bổ sung canxi đúng cách: Bạn đã biết?
- Cách bổ sung canxi hữu cơ cho cơ thể hiệu quả nhất
Cải thiện làn da
Thành phần dinh dưỡng của chuối có mangan, đáp ứng khoảng 13% nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Mangan có vai trò kích thích cơ thể tạo ra collagen, phòng ngừa nguy cơ lão hóa sớm và giúp da chống lại tác hại của các gốc tự do.
Hỗ trợ giảm cân, cải thiện vóc dáng
Chuối có nhiều chất xơ, cung cấp ít protein và chất béo. Cả pectin và kháng tinh bột trong chuối đều có tác dụng tạo cảm giác no lâu, từ đó giảm cảm giác thèm ăn của con người. Nhờ vậy, cân nặng được kiểm soát tốt hơn, phòng ngừa nguy cơ tăng cân, béo phì.
Đó là lý do giúp cho chuối trở thành lựa chọn tuyệt vời của những người mong muốn giảm cân, lấy lại vóc dáng. Cùng với yếu tố cân nặng, các thành phần dinh dưỡng của chuối cũng không làm tăng chỉ số đường huyết trong cơ thể sau khi ăn. Vì vậy, người khỏe mạnh có thể ăn chuối mà không lo bị bệnh tiểu đường.
Nhược điểm của chuối đối với bệnh nhân tiểu đường
Trái ngược với người khỏe mạnh thì những bệnh nhân tiểu đường lại là đối tượng không nên ăn chuối chín kỹ. Bởi trong quả chuối vẫn có nhiều tinh bột và đường. Hai chất này có thể khiến lượng đường trong máu của bệnh nhân tiểu đường tăng lên và tình trạng bệnh càng nặng hơn.
Trong khi đó, một số nghiên cứu cho thấy ở chuối xanh chứa khoảng 15-30 gram chất kháng tinh bột, có tác dụng cải thiện độ nhạy insulin - một loại hormone có tác dụng làm hạ lượng đường trong máu.
Dù vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tốt nhất người mắc bệnh đái tháo đường không nên ăn chuối chín. Thay vào đó chúng ta có thể lựa chọn các loại trái cây khác không ảnh hưởng đến đường huyết như: bưởi, cam, táo, lê, mận, đào,...
Cách giữ hàm lượng chất xơ trong quả chuối
Có thể thấy, chuối có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, đặc biệt là chất xơ. Tuy nhiên, chuối là loại quả chín khá nhanh, nếu không ăn kịp có thể bị chín quá. Chuối già có thể khiến hàm lượng các chất như tyramine, phenyethyamine và axit amin tăng lên, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Để không làm mất đi hàm lượng chất xơ và các thành phần dinh dưỡng có trong quả chuối, chúng ta cần lưu ý cách bảo quản như sau:
-
Bảo quản chuối trong nhiệt độ phòng, không để chuối tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
-
Không để chuối trong túi nilon vì hơi ẩm có thể khiến chuối nhanh bị thối.
-
Muốn chuối lâu chín nên để nơi thoáng mát, không bọc trong giấy báo kín hoặc để gần các loại trái cây chín khác vì khí etylen tỏa ra sẽ làm tăng tốc độ chín của chuối.
-
Ngược lại, nếu muốn chuối chín nhanh có thể bảo quản chuối trong giấy báo hoặc để gần các loại trái cây chín.
-
Chuối đã chín vàng có thể bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng lâu thêm khoảng 1 tuần mà không bị mất đi hương vị và dinh dưỡng của chuối.
-
Không nên ăn chuối quá chín để bảo vệ sức khỏe. Khi thấy dấu hiệu chuối chín quá nhưng chưa ăn kịp có thể chế biến thành món sinh tố để ăn ngay, mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng.
Như vậy, bài viết này đã giải đáp thắc mắc “chuối có chất xơ không?” của rất nhiều người. Chuối không chỉ nhiều chất xơ mà còn rất giàu hàm lượng dinh dưỡng khác tốt cho cơ thể. Vì vậy, ăn từ 1-2 quả chuối mỗi ngày chính là cách đơn giản giúp chúng ta bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Từ khóa » Chuối Vàng Có Tác Dụng Gì
-
Ăn Chuối Có Tác Dụng Gì: 10 Lợi ích To Lớn Trong Loại Trái Cây Giá Rẻ
-
Những Lợi ích Quý Hơn Vàng Từ Quả Chuối Mang đến Sức Khỏe
-
11 Lợi ích Của Chuối đối Với Sức Khỏe - Y Khoa Phước An
-
11 Lợi ích Sức Khỏe Dựa Trên Bằng Chứng Của Chuối | Vinmec
-
Giá Trị Dinh Dưỡng Trong Quả Chuối | Vinmec
-
Những Công Dụng Tuyệt Vời Của Chuối Chín Mà ít Ai Biết
-
Nên ăn Chuối ương Hay Chín Vàng? - VnExpress Sức Khỏe
-
Chuối Không Chỉ Ngon, Bổ Mà Còn Là Vị Thuốc Chữa Nhiều Bệnh
-
Ăn Chuối Khi đói Có Lợi Cho Sức Khỏe Hay Không? | Medlatec
-
Ăn Chuối Có Tác Dụng Gì? 15 Lợi ích Tuyệt Vời Và 3 Tác Hại Cần Biết
-
Ăn Chuối Có Tác Dụng Gì? Ăn Chuối Nhiều Có Béo Không? - YouTube
-
5 Tác Dụng Bất Ngờ Của Chuối đối Với Sức Khỏe - Báo Thanh Niên
-
Chuối Nâu, Chuối Vàng Và Chuối Xanh: Loại Nào Tốt Nhất Và Tệ Nhất?
-
Ăn Chuối Mỗi Ngày Có Tốt Cho Sức Khỏe? Nên ăn Như Thế Nào Mới ...