Chuối Không Chỉ Ngon, Bổ Mà Còn Là Vị Thuốc Chữa Nhiều Bệnh
Có thể bạn quan tâm
Dân ta thường có câu "trước nhà trồng cau, sau nhà trồng chuối".
Chuối – thực phẩm ngon, bổ dưỡng
Chuối được xem là nguồn bổ sung năng lượng hoàn hảo nhất. Hiện nay ở nước ta trồng nhiều nhất là chuối tiêu (chuối già) và chuối sứ (chuối tây). Còn chuối hột, chuối cau, chuối bôm được trồng ít hơn.
Chuối tiêu, chuối tây còn xanh thường làm rau, bung với lươn, ếch, thịt nạc… Chuối tây chín thường ăn tráng miệng, luộc, chiên, phơi khô, làm kem, nấu chè, sấy khô....
Quả chuối hạt còn non gọt bớt vỏ ngoài thái lát làm rau ăn sống chung với rau khác, nấu lẩu… Hoa chuối (bắp chuối) và thân cây chuối non thái lát mỏng ngâm qua nước muối loãng cho bớt thâm. Đây là loại rau gia vị làm nộm hoặc nấu với, lươn, ếch, ăn ngon bổ.
Lá chuối hột dùng gói bánh, chả thịt, nem, vừa tăng thêm mùi vị thơm ngon, hút giải chất độc, lại để được lâu.
Chuối – vị thuốc quý
Theo dược lý hiện đại, chuối rất giàu năng lượng. 100g quả chuối cung cấp cho cơ thể 103 calo. Chuối chín có nhiều chất bột, chất đạm, chất xơ, vitamin và chất khoáng. Đăc biệt chuối có hàm lượng kali, canxi rất cao, tốt cho người bệnh tim mạch.
Thuốc hay từ các loại chuối
Chuối – Thực phẩm bổ dưỡng, vị thuốc hay trị nhiều bệnh
Dân mạng nức nở khen món kem chuối và Burrito của MC Thu Hoài
Các nhà khoa học khuyến cáo mỗi ngày nên ăn 2-3 quả chuối để phòng trị tăng huyết áp và một số chứng bệnh liên quan đến tim mạch.
Theo Y học cổ truyền, chuối có vị ngọt tính bình. Tác dụng bổ tỳ, nhuận tràng, lợi tiểu, chỉ khát…
Chuối tây gần chín phơi khô tán bột ăn ngày vài lần chữa đau dạ dày. Chuối tây chín và cà rốt thái miếng sắc nước uống chữa rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
Theo Sách Dược tính chỉ nam, chuối tiêu vị ngọt tính hơi hàn, không độc. Tác dụng chỉ khát nhuận phổi, giải được nóng ngoài da, trừ chứng nhiệt ở trẻ em (nóng do ngoại cảm). Tuy nhiên không nên ăn nhiều, dễ đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy.
Nước cây chuối chữa chứng đầu phong cuồng nhiệt, nóng quá phát điên, giải phiền khát; vcc chữa được bỏng lửa, bỏng nước.
Hoa chuối nấu hay luộc ăn chữa chứng đau tim, tê nhức.
Bài thuốc nhân gian chữa bệnh từ chuối
Quả chuối hạt phơi khô, ngâm rượu hoặc sắc nước uống trị đau lưng, sỏi tiết niệu. Hạt chuối, dứa dại, củ ráy sắc uống trị đau khớp (thống phong).
Bắp chuối thái nhỏ, luộc chín, trộn với vừng hay lạc rang bổ dưỡng, giúp phụ nữ sau sinh có nhiều sữa.
Quả chuối tiêu còn xanh trên cây cắt đôi, lấy mủ bôi trực tiếp lên vùng da bị hắc lào, lang ben ngày 2-3 lần.
Lưu ý:
Chuối là trái nhiều chất bột, chất đạm. Người tỳ vị yếu bụng đang bị khó tiêu, hoặc bị đái tháo đường không nên dùng nhiều.
Theo kinh nghiệm, muốn để chuối chín được lâu hơn nên cho vào túi ni lông buộc kín.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Hà Nội: Lo dịch lây lan trong khu tập thể cũ.
Từ khóa » Chuối Vàng Có Tác Dụng Gì
-
Ăn Chuối Có Tác Dụng Gì: 10 Lợi ích To Lớn Trong Loại Trái Cây Giá Rẻ
-
Những Lợi ích Quý Hơn Vàng Từ Quả Chuối Mang đến Sức Khỏe
-
11 Lợi ích Của Chuối đối Với Sức Khỏe - Y Khoa Phước An
-
11 Lợi ích Sức Khỏe Dựa Trên Bằng Chứng Của Chuối | Vinmec
-
Giá Trị Dinh Dưỡng Trong Quả Chuối | Vinmec
-
Những Công Dụng Tuyệt Vời Của Chuối Chín Mà ít Ai Biết
-
Nên ăn Chuối ương Hay Chín Vàng? - VnExpress Sức Khỏe
-
Ăn Chuối Khi đói Có Lợi Cho Sức Khỏe Hay Không? | Medlatec
-
Ăn Chuối Có Tác Dụng Gì? 15 Lợi ích Tuyệt Vời Và 3 Tác Hại Cần Biết
-
Ăn Chuối Có Tác Dụng Gì? Ăn Chuối Nhiều Có Béo Không? - YouTube
-
Chuối Có Chất Xơ Không? Những Lợi ích “vàng” Từ Việc ăn Chuối
-
5 Tác Dụng Bất Ngờ Của Chuối đối Với Sức Khỏe - Báo Thanh Niên
-
Chuối Nâu, Chuối Vàng Và Chuối Xanh: Loại Nào Tốt Nhất Và Tệ Nhất?
-
Ăn Chuối Mỗi Ngày Có Tốt Cho Sức Khỏe? Nên ăn Như Thế Nào Mới ...