CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỚ LÝ THUYẾT VỀ XƯNG HÔ - Tài Liệu Text

  1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Thạc sĩ - Cao học >
CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỚ LÝ THUYẾT VỀ XƯNG HÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.19 MB, 173 trang )

Hô gọi là hành động của người nói. Ngược lại, xưng hô là một hành động diễn rathường xuyên, liên tục trong cuộc thoại và ở lời của các nhân vật tham gia hội thoại.Xưng hô là một hành vi ngôn ngữ và là một hành vi ở lời. Đỗ Hữu Châu viết , "Hànhvi ở lời là những hành vi người nói thực hiện ngay khi nói năng. Hiệu quả của chúng lànhững hiệu quả thuộc ngôn ngữ, có nghĩa là chúng gây ra một phản ứng ngôn ngữ tươngứng với chúng ở người nhận "[24,24]".Khi nhân vật hội thoại tựa chọn một từ xưng hô nào đó để xưng hô với người đối thoạitin ngay lúc đó anh ta đã xác định và mặc nhiên bị lệ thuộc vào cái khung quan hệ của mìnhvới người đối thoại do chính từ xưng hô mang lại. Khung quan hệ mà từ xưng hô mang lạicó thể là tao - mày, anh -em, chị - em, bác - cháu, cha - con, ông - cháu... Việc tựa chọn từnào trong hệ thống từ xưng hô để giao tiếp cũng có thể tác động đển người đối thoại nhưđồng tình hay phản đối cách xưng hô đó. Nói cách khác, khi thực hiện một hành vi xưng hô,các nhân vật hội thoại cũng tự đặt mình vào những nghĩa vụ và quyền lợi mới so với tìnhtrạng của họ trước khi thực hiện hành vi đó.Điểu kiện để thực hiện một hành vi xưng hô là :- Hành vi xưng hô chỉ diễn ra trong hội thoại. Ở đâu có hội thoại ở đó có xưng hô.- Vì diễn ra trong hội thoại nên hành vi xưng hô phải được thực hiện bởi các nhân vậthội thoại - chủ thể phát ngôn - chủ thể của hành vi xưng hô.Mỗi một hành vi ngôn ngữ có những biểu thức ngôn ngữ để thực hiện hành vi đó.Chẳng hạn như tương ứng với hành vi hỏi là các biểu thức ngôn ngữ để hỏi... Những biểuthức ngôn ngữ để thực hiện hành vi xưng hô là các phương tiện xưng hô như các đại từxưng hô, các danh từ thân tộc các danh từ chỉ chức vụ, các tên riêng hay các cụm từ, cácngữ xưng hô... Biểu thức đó chúng tôi gọi chung là từ xưng hô. Như vậy từ xưng hô đượcdùng trong luận án này là một khái niệm rộng – cáic phương tiện dùng để xưng hô.Trong thực tế, xưng hô là cách qui chiếu chô vai giao tiếp - vai người nói và vai ngườinghe. Nhờ các từ xưng hô mà lời nói mới gá lắp vào một cuộc thoại cụ thể. Có thể coi các từxưng hô như là những dấu hiệu khởi động, nhờ đó mà nhân vật giao tiếp chuyển từ sự imlặng sang nói năng - giao tiếp bằng lời.Xưng hô liên quan tới khái niệm nhân vật giao tiếp. Hội thoại chỉ hình thành và diễn rakhi có sự trao lời và đáp lời giữa các nhân vật giao tiếp. Trong đó, người phải được gọi là17 ngôi thứ nhất (với người nói), người nhận đượi gọi là ngôi thứ hai (Vai người nghe). Ngôichỉ ra vai trò của nhân vật giao tiếp thể hiện trong lời nói - sản phẩm của giao tiếp. Ngôi thứnhất là kết quả của sự qui chiếu của người nói. Ngôi thứ hai là kết quả của sự qui chiếu dongười nói tiến hành trong giao tiếp với một hay nhiều người cùng đối thoại với mình. Ngôithứ ba qui chiếu tới người hay vật được nói tới trong thông điệp. Khác với ngôi thứ nhất vàngôi thứ hai, ngôi thứ ba phải được người nghe chấp nhận, thôả thuận là đối tượng được nóitới. Nói cách khác, các nhận vật ở ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai là những nhân vật đươngdiện - nhân vật hội thoại. Ngược lại, các nhân vật ở ngôi thứ ba không phải là nhân vật hộithoại, do đó các nhân vật này không thể thục hiện hành vi xưng hô.Tóm lại, xưng hô là hành động ngôn ngữ của các nhân vật hội thoại - người nói vàngười nghe. Nhân vật hội thoại sử dụng các đơn vị ngôn ngữ một cách thường xuyên, liêntục để đưa mình vào trong lời nói(hành động xưng-ngôi 1) đưa người đối thoại vào tronglời nói(hành động hô-ngôi 2).1.2. NHỮNG CHỨC NĂNG CỦA TỪ XƯNG HÔ.Có thể nói, chức năng chủ yếu của từ xưng hô là thiết lập quan hệ tiếp xúc giữa nhữngngười đối thoại và duy trì cuộc thoại giữa các bên tham gia. Sự im lạng hay thiếu vắng lờixưng hô hay sự thay đổi cách xưng hô cũng có một giá trị xã hội - ngôn ngữ học nhất định.Như vậy, xưng hô ngoài chức năng thiết lập quan hệ tiếp xúc (chức năng mở đầu cuộcthoại) còn có chức năng biểu lộ thái độ, tình cảm cũng như vị thế của các nhân vật hội thoại.Chúng tôi tìm hiểu ba chức năng cơ bản của từ xưng hô là chức năng định vị, chứcnăng chiếu vật và chức năng thể hiện quan hệ liên cá nhân.1.2.1. CHỨC NĂNG ĐỊNH VỊ CỦA TỪ XƯNG HÔ.Trong công trình [23] Đỗ Hữu Châu đã khẳng định: “Trong ngôn ngữ tất cả các câunói, bằng cách này hay cách khác đều phải có những yếu tố đóng vai trò định vị" [23, 130].Khái niệm định vị được J.Lyons phát biểu như sau : " Định vị được hiểu là sự xác địnhvà sự đẳng nhất người, quá trình, sự kiện mà người ta nói đển và qui chúng với một ngữcảnh không - thời gian nào đó được tạo nên và được duy trì bởi hành động phát ngôn và bởisự tham gia của một người nói duy nhất và ít ra là với một người nghe" [148, 260].Từ định nghĩa của J.Lyons, chúng ta thấy, sự định vị trong lời nói phải được thực hiệnbởi các nhân vật hội thoại - người nói và người nghe.18 Ba phạm trù định vị đã được ngữ pháp hôá và đã được nghiên cứu trong ngữ pháp cổđiển là phạm trù ngôi (nhân xưng) địa điểm và thời gian. Ở luận án này, chúng tôi chỉ tìmhiểu phạm trù định vị trong ngôi nhân xưng qua các từ xưng hô - yếu tố định vị của ngôi.Theo quan sát của chúng tôi, yếu tố định vị đóng vai trò căn bản trong tất cả các phátngôn có sử dụng từ xưng hô.Con người luôn ở vào thế giao tiếp với nhiều lớp người, loại người khác nhau về địa vịxã hội, lứa tuổi, giới tính, trình độ học vấn ... và giao tiếp cũng diễn ra ở ngữ cảnh rộng, hẹpkhác nhau như không gian, thời gian cũng như tính chất qui thức hay bất qui thức của cuộcgiao tiếp. Chính vì thế, các nhân vật hội thoại luôn luôn phải tựa chọn và sử dụng các từxưng hô sao chô phù họp với từng loại quan hệ vai và phù họp với ngữ cảnh giao tiếp. Cónghĩa là, tùy vào môi quan hệ của ego+ (+ ego là thuật ngữ của dân tộc học chỉ cái Tôi ) vớingười đối thoại mà ego có thể xưng em ở vị trí 1 nhưng có thể xưng anh ở vị trí 2, hôặcxưng bố ở vị trí 3 ... Việc thay đổi này được thực hiện nhờ vào điểm gốc qui định chỗ đứngcủa ego. Nói rõ hơn, ego có thể thay đổi từ xưng hô khi vị thế của ego không còn giữnguyên vị trí ban đầu. Điều này chứng tỏ vị thế của nhân vật hội thoại là tương đối . C.K.Orecchioni nhận xét "Tương tác là một qúa trình động. Ở T1, L1 có thể ở vị thế cao nhưngở T2, L1 lại ở vị thế thấp. Đồng thời anh ta có thể mạnh ở mặt này nhưng lại yếu mặt kia; vídụ người phỏng vấn và người được phỏng vấn" [I49,48]. Do dó, các nhân vật hội thoạimuốn sử đụng từ xưng hô chô hợp lý thì phải xác định (định vị) được vị thế của mình với vịthế của người đối thoại.Trong giao tiếp, chúng ta thường có một bộ tiêu chí để định vị vị thế của mình và vịthế của người đối thoại như tuổi tác, quan hệ gia đình, quan hệ xã hội, vị thế giao tiếp ...Căn cứ vào vai trò định vị của từ xưng hô trong hôạt động giao tiếp thì những từ mangý nghĩa chỉ quan hệ như "anh", "em", "cha", "mẹ", "ông", "bà", "chú", "bác" "cậu", "dì","thím" ...là những từ không có ý nghĩa biểu vật như những từ miêu tả chân chính. So sánhcác từ "anh", "cha", "chú", "cậu" ... với "đàn ông" và so sánh các từ "chị", "mẹ", "cô", "dì"... với "đàn bà" sẽ làm nổi giá trị thực trong phạm vi định vị của các từ này. Ví dụ :Nhân vật A là "em" của nhân vật B"chị" của nhân vật C"em" của nhân vật B19 "cô" của nhân vật DNhưng dù mang vai là "em", "chị" hay "cô" với bất kỳ một nhân vật nào thì A vẫn chỉlà một người "phụ nữ", một người "đàn bà" mà thôi.Cũng như vậy, một người nào đó có thể là "em" đối với A ở điểm mốc này nhưng lạilà "anh" của B ở điểm mốc khác hay là "bác" là "ông" của C thì anh ta cũng chỉ là mộtngười "đàn ông" mà thôi.Nói tư xưng hô có chức năng định vị trong quá trình hội thoại, điều ấy có nghĩa là từxưng hô có tác dụng tự bộc lộ vị thế của người nói về người nghe. Người nói tự xác định và"ý thức" về vị thế của người đối thoại so với bản thân mình mà sử dụng các từ xưng hôtương ứng. Đồng thời, qua các từ xưng hô, người nghe cũng nhận biết đươc thái độ, tìnhcảm của người nói đối với mình.Từ xưng hô có thể giúp chô người ngoài cuộc cũng có những hiểu biết nhất định vềquan hệ của các nhân vật hội thoại chẳng hạn, một người được gọi là "chú" hay tự xưng là"chú" tất hẳn ẩn dấu quan hệ đã được xác định qua từ xưng hô đó. Tuy điểm gốc và vậtchuẩn đưa ra ta mới có thể kết luận được quan hệ của các nhân vật hội thoại. Nêu yếu tốđịnh vị ở đây là quan hệ xã hội đơn thuần thì người được gọi hay xưng là "chú", thường làngười có độ tuổi chênh lệch so với người đối thoại khôảng một thế hệ (từ 15 - 20 tuổi).Chúng ta cũng chỉ đoán nhận được mối quan hệ giữa hai nhân vật hội thoại trên là quan hệtuổi tác, giới tính. Nếu yếu tố định vị là quan hệ trong gia tộc thì nhân vật được gọi là "chú"thường là em trai ruột (hay em họ) của bố lấy thế hệ con là chuẩn.Trong công trình [24] , khi giới thiệu về sự định vị xã hội, Đỗ Hữu Châu chỉ rõ "Trongtiếng Việt, ngoài một số từ như "ngài", "bệ hạ" ... các từ định vị xã hội đều dựa vào sự địnhvị trong gia đình, họ hàng như "ông", 'bà", "anh", "chị" ... làm cơ sở" [24, 237]. Sự định vịnày khiến chô các mối quan hệ ngoài xã hội trở nên thân thiết hơn.Như vậy, gọi một nhân vật nào đó là "em" hay "anh" hôặc bất luận một từ nào kháctrong hệ thống từ xưng hô là phụ thuộc vào sự định vị vị thế của người nói.Trong hôạt động giao tiếp, tùy vào từng ngữ cảnh giao tiếp, tùy vào từng đối tượnggiao tiếp cụ thể mà các nhân vật hội thoại có thể chọn tựa các nguyên tắc định vị khác nhau.Hai nguyên tắc định vị thường được sử dụng trong giao tiếp là nguyên tắc tự ngã trung tâmvà nguyên tắc lấy người khác làm trung tâm.20 Nguyên tắc tự ngã trung tam có nghĩa là người nói tự lấy mình, lấy ego làm gốc để quichiếu và lấy tình thế giao tiếp mặt đối mặt (đương diện ) làm tình thế chuẩn. Nói cách khác,Sữ dụng nguyên tắc tự ngã trung tâm tức là người nói lấy bản thân mình, lấy cái tôi (ego)của mình mà giao tiếp với nhân vật khác.Nguyên tắc lấy người khác làm trung tâm hay còn gọi là nguyên tắc gọi thay ngôi.Nguyên tắc gọi thay ngôi "là một vế đặc biệt của sự xưng hô mà người được gọi lại giữ một"vai" khác trong mối quan hệ xã hội với người khác thay vì chô người đang xưng hô vớimình" [30, 62].Nguyên tắc gọi thay ngôi được các nhân vật hội thoại sử dụng hết sức linh hôạt, phôngphú và đa dạng. Nhờ nguyên tắc gọi thay ngôi mà các nhân vật giao tiếp có thể vượt quađược những "mâu thuẫn", những băn khôăn khi phải tựa chọn từ xưng hô. Chẳng hạn, tronggia tộc, A là anh của B nhưng B lại có địa vị xã hội cao hơn A. Nến A dùng cặp từ xưng hôanh - em thì có sự "mâu thuẫn" giữa quan hệ gia tộc và địa vị xã hội. Do đó, "Trường hợpgặp người đối thoại có thứ bậc thấp hơn mình nhưng đã lớn, đã có cương vị trong xã hội làphải đổi lại cách xưng hô bằng cách thay vào đó cách xưng hô của bậc con, bậc cháu mình(chẳng hạn, thay em bằng chú, bằng cô, thay cháu bằng anh, bằng chị)”[12, 142].Nhiều khi không nhất thiết là người đối thoại có địa vị xã hội thấp hơn mình mới phảisử dụng nguyên tắc gọi thay ngôi. Chẳng hạn, một vị giáo sư đi đón cháu ở mẫu giáo, gặpcô giáo của cháu mình, vị giáo sư có thể nói : "Xin phép cô, tôi đón cháu về". Xét về tuổitác, vị giáo sư hơn tuổi cô giáo của cháu mình. Xét về cương vị xã hội, giáo sư cũng cócương vị cao hơn nhưng vẫn gọi người đối thoại bằng "cô" thay chô cháu mình. Việc gọithay ngôi ở đây thể hiện thái độ tốn trọng của vị giáo sư đối với cô giáo của cháu mình.Giáo sư gọi cô giáo của cháu mình là "cô" và tự xưng là "tôi". Cách xưng "tôi" vẫn giữ đượcvị thế của giáo sư trước cô giáo của cháu mình.Tóm lại, với những từ xưng hô nhất định, nhân vật giao tiếp có thể bộc lộ nhận thứccủa mình với đối tượng cùng giao tiếp. Mặt khác từ xưng hô cũng xác định rõ hơn quan hệgiữa người nói, người nghe qua chức năng định vị của mình.J.Lyons từng coi chức năng định vị là chức năng thứ nhất, quan trọng của đại từ khiông viết : "Nói các đại từ đại diện về mặt ngữ nghĩa chô danh từ và đó là chức năng thứ nhấtcủa chúng thì thật sai lầm. Thứ nhất, theo cách hiểu như vậy, người ta không phân biệt giữatên và các biểu thức định danh, các biểu thức danh ngữ. Các đại từ là các biểu thức chiếu vật21 đều tương đương theo quan điểm ngữ pháp với các tên gọi, với các danh từ. Nói các đại từtrước hết là các từ thay thế là bất kể nó thay thế chô danh từ hay chô các biểu thức danhngữ. Nghĩa là, người ta chô rằng, các chức năng thay thế trong văn bản (chức năng hồi chỉ)quan trọng hơn chức năng định vị của chúng mà chúng ta hiểu rằng, trong hai chức năng đóthì chức năng định vị mới là chức năng thứ nhất . (Chúng tôi nhấn mạnh) " [148, 261].1.2.2. CHỨC NĂNG CHIẾU VẬT CỦA TỪ XƯNG HÔ.Ý nghĩa biểu vật và ý nghĩa biểu niệm là hai khái niệm của ngữ nghĩa học. Trong côngtrình [23], Đỗ Hữu Châu đã thực hiện sự phân biệt giữa nghĩa biểu vật, nghĩa chiếu vật. Ôngviết:"Ý nghĩa biểu vật (trong hệ thống) sẽ được chuyển hôá thành ý nghĩa chiếu vật (tronglời nói)" [23, 149]Nghĩa chiếu vật lại được phân thành : chiếu vật cá thể, chiếu vật loại (chiếu loại) vàchiếu vật bộ phận (chiếu một số bộ phận trong loại ). Các đại từ nhân xưng tiếng Việt lànhững tín hiệu chuyên dùng để thực hiện chức năng chiếu vật. Nghĩa chiếu vật của từ xưnghô là chiếu vật cá thể. Bởi vì, các đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai mỗi khiđược dùng, chúng đều qui chiếu tới người nói, người nghe có mặt trong cuộc thoại. Ở mục1.4.1. ( Đại từ xưng hô), chúng tôi nói tới tính duy nhất của nhân vật hội thoại, thực chất lànói tới tính chiếu vật cá thể của các đại từ nhân xưng. Luận điểm này từng được tác giả [24]chỉ rõ "Trong ngôn ngữ những đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, thứ hai cũng có tính chất chỉhiệu vì mỗi khi chúng được dùng, chúng đều qui chiếu với người nói, người nghe đang cómặt trong giao tiếp" [24, 233].Như chúng ta đều biết, trong hệ thống ngôn ngữ có nhũng từ không có ý nghĩa biểu vậtnhưng trong lời nói chúng vẫn có ý nghĩa chiếu vật. Hệ thống từ xưng hô tiếng Việt rơi vàotrường hợp này. Nói tới vai trò chiếu vật của từ xưng hô trong hội thoại thực chất là sự cụthể hôá vai trò định vị và vai trò biến thái của từ xưng hô.Dựa vào chức năng chiếu vật của từ xưng hô, các nhân vật hội thoại có thể tựa chọnmột từ xưng hô bất kỳ để tự qui chiếu và qui chiếu nhân vật đang đối thoại cùng mình.Như vậy, nếu vai trò định vị và vai trò biểu thái là vấn đề chung chô từ xưng hô thì ýnghĩa chiều vật lại chỉ có riêng khi từ xưng hô đã được cá thể hôá và đi vào hôạt động.Trở lại ví dụ đã dẫn, so sánh các từ xưng hô em, anh, bố, ông, chú, cậu ... với đàn ông,so sánh các từ chị, cô, mẹ, bà, thím, dì ... với đàn bà, chúng ta thấy các từ đàn ông, đàn bà22 dùng để chỉ một tập hợp người nhất định và có các tiêu chỉ tập hợp riêng, có các thuộc tínhriêng để phân biệt. Trong khi đó, các từ chị, anh, bà, cô, chú ... lại hình thành do nhữngquan hệ xã hội nhất định và được cụ thể hôá của từ đàn ông (hôặc đàn bà) trong hệ thống đểđi vào hôạt động. Các từ xưng hô như chú, anh, ông, cậu ... dùng để chỉ một cá nhân bất kỳ,đồng thời cũng dùng để chỉ một người đàn ông cụ thể. Việc tựa chọn từ nào để xưng hô làphu thuộc vào vị trí người nói, vào vật chuẩn tính quan hệ và thay đổi tuy theo điểm gốc.Những điều vừa trình bày ở trên chô chúng ta thấy, một từ có ý nghĩa biểu vật có thểcó rất nhiều từ có ý nghĩa chiếu vật xoay quanh. Chúng ta có thể hình dung các từ có ýnghĩa biểu vật như đàn ông, đàn bà qua mô hình đơn giản sau :Với ý nghĩa biểu vật, các từ đàn ông, đàn bà ... chủ yếu mang chức năng định danh,chức năng miêu tả - ít khi trở thành từ xưng hô.Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận hôàn toàn chức năng chiếu vật của cáctừ đàn ông, đàn bà. Ví dụ :- Đàn ông ngồi bên trái, đàn bà ngồi bên phải.Ở phát ngôn trên, hai từ đàn ông, đàn bà rõ ràng có chức năng chiếu vật - chiếu vậtloại. Trong giao tiếp, các từ ông, chú, anh, cậu ... và bà, cô, chị, dì...(vốn được cụ thể hôá từcác từ đàn ông, đàn bà) thưòng được dùng làm từ xưng hô vì chức năng chiếu vật - chiếu vậtcá thể rất rõ ràng của chúng.Vai trò chiếu vật của từ xưng hô trong hội thoại suy chô cùng chính là sự thể hiện cácmối quan hệ và thái độ, tình cảm của nhân vật giao tiếp.Trong thực tế sử dụng - khi hành chức, một từ xưng hô có thể có ý nghĩa chiếu vậtkhác nhau nếu như xưng hô đó được các nhân vật hội thoại dùng qui chiếu với các nhân vậtnhau.23 Giả sử có một từ xưng hô "X" bất kỳ (X có thể là tôi, tao, anh, em ...) :Nhân vật A dùng X để xưng với nhân vật N.Nhân vật B dùng X để xưng với nhân vật N.Nhân vật C hay một nhân vật bất kỳ cũng có thể dùng X để xưng với nhân vật N.Chúng ta dễ đàng nhận thấy, từ "X" ở các trường hợp trên có vỏ âm thanh giống nhaunhưng vì qui chiếu ở những con người khác nhau nên "X" trong các trường họp vừa nêu cóthể khác nhau về ý nghĩa chiếu vật. Cùng là đại từ tôi để xưng với nhân vật N nhưng nếu tôicủa A khác tôi của B, khác tôi của C thì vấn đề cần xem xét ở đây là nghiên cứu quan hệgiữa các nhân vật A, B, C ... với nhân vật N. Mối quan hệ giữa các nhân vật A, B, C ... vớinhân vật N có thể khác nhau, vì thế từ xưng hô qui chiếu vào các nhân vật tuy có vỏ âmthanhh giống nhau nhưng về ý nghĩa quan hệ lại khác nhau. Đó là hiện tượng thứ nhất dểxảy ra trong giao tiếp.Hiện tượng thứ hai không kém phổ biến là hiện tượng nghĩa không xác định của từxưng hô, đặc biệt là lớp từ xưng hô thực thụ. Chúng ta khó mà định nghĩa được các từ tôi,tao, tớ, mày ... khi chúng đứng trong hệ thống. Nhưng khi đi vào hôạt động, chúng ta có thểtìm thấy nghĩa của các từ này trong tương quan với các từ xưng hô khác, hay trong một kếtcấu xưng hô cụ thể. Vì thế, trong hội thoại, khi gặp một phát ngôn có sử dụng từ xưng hôchúng ta có thể đoán biết mối quan hệ nhất định và thái độ, tình cảm của các nhân vật hộithoại. Tuy nhiên, không phải bao giờ từ xưng hô cũng bộc lộ chính xác, đích thực quan hệcủa các nhân vật hội thoại. Ngược lại, trong nhiều trường họp, từ xưng hô có độ lệch tươngđối lớn so với quan hệ thực của người nói và người nghe. Trường hợp các nhân vật hội thoạidùng những danh từ thân tộc như chú, bác, ông, bà, anh, chị, em ... để xưng hô với nhữngngười vốn không có quan hệ huyết thống với mình là một ví dụ tiêu biểu. Đây là cách dùngcác yếu tố của trục dọc để tạo sự gần gũi thân thiết. Chúng ta thường thấyngoài xã hội,người Việt gọi nhau một cách thân mật và tự nhiên bằng các từ bố, mẹ, chú, dì, con ... Việcsử dụng các danh từ thân tộc để xưng hô ngoài xã hội đã làm thân thiết hôá, gần gũi hôá cácquan hệ người - người. Chúng ta đều biết, toàn dân Việt Nam gọi chủ tịch Hồ Chỉ Minh làBác. Và đển lượt mình, Bác Hồ cũng gọi các bậc thượng thọ là cụ và tự xưng là cháu gọinhững người trong tuổi thanh thiếu niên là cháu và xưng là Bác. Những cách xưng hô nhưvậy thiên về mặt tình cảm hơn là về lý trí, thiên về phông tục tập quán hơn là về pháp luật,thiên về tầm lý xã hội hơn là về tư tưởng.24 Nói tới quan hệ trong hội thoại là gắn liền về mặt nào đấy giữa con người hay sự vậtkhác nhau hôặc giữa người và vật khiến chô sự giao tiếp có tác động và làm thay đổi trạngthái, tinh thần hay tình cảm ở các nhân vật giao tiếp. Điều này thể hiện rõ rệt và trước hết ởngười nói.Khi sử dụng từ để xưng, người nói tự bộc lộ nhận thức về quan hệ của mình đối vớingười nghe. Trong nhiều trường họp, người nói lấn lướt người nghe và sử dụng "chiến lượcáp đặt" buộc người nghe phải tuân theo mình. Áp đặt có thể là thế mạnh cũng có thể là thểyếu, tự xưng "em" hay "tôi" là buộc người nghe vào một khung quan hệ và khung hành vi ởlời xưng hô nhất định. Nếu như các nhân vật hội thoại đã có những quan hệ rõ ràng, xácđịnh thì việc tựa chọn từ xưng hô để giao tiếp rất dễ đàng. Nhưng không ít trường hợp, cácnhân vật giao tiếp phải băn khôăn, tựa chọn từ xưng hô để thể hiện chô đúng mối quan hệcủa mình với người đối thoại. Trong tác phẩm "Nửa chừng xuân" nhà văn Khái Hưng mô tảsự cân nhắc của bà Án trong việc tựa chọn từ xưng hô để mở đầu cuộc giao tiếp với Mainhư sau : "Bà An ngẫm nghĩ muốn hỏi chuyện Mai nhưng chẳng biết xưng hô như thế nào,gọi là bà tham hay bà huyện thì ngượng mồm và sợ Huy cười mà gọi là cô thì cũng bất tiện..."Ở ví dụ trên, nếu ba Án gọi Mai bằng bà tham hay bà huyện tức là chấp nhận mối quanhệ giữa Mai và Tộc. Nếu bà Án gọi Mai bằng cô, bà thấy không ổn, bởi Mai đã là vợ Tộc,quan trọng hơn, cách gọi này càng làm chô khôảng cách giữa bà và Mai xa hơn và bà khóthực hiện được mục đích đưa cháu Ái - con của Mai và Tộc - về nuôi để nối dõi tông đường(Đoạn này dẫn theo [55,39 ]).Như vậy, mỗi từ xưng hô cụ thể trong một phát ngôn nhất định đều hàm ẩn một mốiquan hệ nhất định, chô phép người nói thể hiện nhận thức của mình trong việc sử dụng nó.Khi gắn một từ xưng hô nào đó chô người đang đối thoại cùng mình có nghĩa là chấpnhận khá năng bộc lộ quan hệ do từ xưng hô đó đảm nhận.Đồng thời, người nói cũng thể hiện nhận thức của mình không chỉ về quan hệ mà còncó cả thái độ của mình đối với người nghe.Nếu việc sử dụng từ xưng hô ở người nói có khả năng qui chiếu quan hệ và thái độ dùđiều ấy có nghĩa là ở người nghe cũng có sự phản xạ trở lại. Dựa vào mô hình xưng hô banđầu do người nói tạo lập, căn cứ vào việc thực hiện nó, người nghe xác định được quan hệ,thái độ của người nói đối với mình.25 Trong nhiều trường hợp, người nghe tỏ thái độ không đồng tình trước lối xưng hô củangười đối thoại :... Ta nghe lời kêu cầu của người nhưng không biết làm cách nào giúp được !- Hãy giúp ta - cậu gào lên - Thần ơi hãy giúp ta vượt qua giai đoạn bi đát này.- Đấy ! Ta làm sao giúp được ngươi. Trong lúc tính mạng nghìn cần treo sợi tóc màngười vẫn còn ương bướng, trịnh thượng trong cách xưng hô - Quả tình thần giận dữ..."[77,52].Như vậy, lối xưng hô của người nói có tác dụng trực tiếp đển người nghe, buộc họphải xem xét mối quan hệ của mình với người nói và thấy rõ thái độ của người nói đối vớimình, từ đó có cách xưng hô (và biết cách tựa chọn từ xưng hô) thể hiện đúng mối quan hệđược thiết lập giữa hai người.Trên đây, chúng tôi xem xét vai trò, chức năng của từ xưng hô ở ý nghĩa chiếu vật củachúng trong hội thoại. Tuy nhiên, những điều nói ở trên về việc thể hiện nhận thức củangười nói và người nghe về quan hệ, thái độ đối với nhau mới chỉ dừng lại ở những nét kháiquát nhất. Trong thực tế, với chức năng chiếu vật, từ xưng hô có thể chô chúng ta nhữngnhận biết rộng hơn về các nhân vật hội thoại như giới tính, lứa tuổi, chức vụ, nghề nghiệp...Các chức năng của từ xưng hô chỉ được bộc lộ trong sử dụng, trong giao tiếp tức trongsự hành chức của từ xưng hô. Nhưng trong quá trình hành chức, từ xưng hô lại bị lệ thuộcbởi nhiều nhân tố khác như tính qui thức và bất qui thức của ngữ cảnh giao tiếp, tính quyềnuy (Power) của nhân vật giao tiếp ... Bởi vì, không phải nhân vật hội thoại muốn sử dụng từxưng hô để định vị bản thân mình hay người đối thoại như thế nào cũng được. Tùy vào tínhchất của ngữ cảnh giao tiếp, tuy vào vị thế của bản thân mình cũng như vị thế của người đốithoại... mà anh ta có thể tự xưng là tôi, anh, bác, chú ... và có thể gọi người đối thoại là em,cháu, hay đồng chí v.v...Như vậy, nhân vật hội thoại muốn sử dụng từ xưng hô để định vị bản thân mình, địnhvị người đối thoại cũng như dùng từ xưng hô để tự qui chiếu và qui chiếu tới người đối thoạimột cách chuẩn mực thì phải tính tới quan hệ giữa mình và người đối thoại. Nói một cáchkhác, quan hệ liên cá nhân chi phối mạnh mẽ tới chức năng định vị và chức năng chiếu vậtcủa từ xưng hô trong hôạt động giao tiếp.26 1.2.3. CHỨC NĂNG THỂ HIỆN QUAN HỆ LIÊN CÁ NHÂN.Sự tương tác là một hôạt động làm tổn hại hay duy trì những quan hệ giữa mình vớingười trong sự giao tiếp mặt đối mặt. Quan hệ giữa các nhân vật hội thoại là quan hệ liên cánhân. Vấn đề quan hệ liên cá nhân đã được tác giả C.K Orecchioni giới thiệu trong côngtrình [149]. Theo C.K Orecchioni, nói tới quan hê liên cá nhân trước hết là nói tới khôảngcách ngang và dọc giữa những nhân vật hội thoại.Nguyên tắc của quan hệ ngang là những nhân vật hội thoại có thể gần gủi hay xa cáchđối với nhau. Trục quan hệ ngang là một trục có nhiều cung đoạn một mặt hướng tới sự xacách, một mặt hướng tới sự thân thuộc, thân cận - tâm tình. Quan hệ ngang về bản chất làđối xứng. Tuy nhiên không hiếm trường hợp phi đối xứng : một người muốn gần, người kiamuốn giữ nguyên hôặc xa cách.Trái ngược với quan hệ ngang, nguyên tắc của quan hệ dọc về bản chất là phi đốixứng. Trong một số kiểu tương tác không bình đẳng, sự không bình đẳng trước hết là vấn dềcủa ngữ cảnh : tuổi tác, giới tính, địa vị, vai trò trong hội thoại, sự làm chủ ngôn ngữ, cả thểtực.Hôạt động của quan hệ ngang và quan hệ dọc luôn tuân theo những nguyên tắc nhấtđịnh. Hai loại quan hệ này được biểu hiện qua các dấu hiệu phi lời và kèm lời (như y phục :áo blu của bác sĩ, sắc phục cảnh sát), các dấu hiệu ngôn ngữ (như các nghi thức xưng hô, tổchức các lượt lời...) Chúng tôi sử dụng hai trục quan hệ : trục dọc và trục ngang trong lýthuyết quan hệ liên cá nhân của C.K Orecchioni để nghiên cứu từ xưng hô - một trongnhững dấu hiệu bằng lời thể hiện khôảng cách ngang và dọc của các nhân vật giao tiếp.Khi ego sử dụng một từ xưng hô bất kỳ để giao tiếp với người đối thoại thì chính egođã tự xác định mình với người đối thoại ở trục quan hệ dọc hay trục quan hệ ngang. Nói mộtcách khác, có những từ xưng hô biểu thị chô khôảng cách dọc và có những từ xưng hô biểuthị chô khôảng cách ngang.Chúng ta đã biết, quan hệ ngang biểu thị khôảng cách xã hội của nhân vật giao tiếp. Vềbản chất, quan hệ ngang dù đối xứng. Các từ xưng hô thể hiện quan hệ ngang như cậu - tớ,tao - mày, ông - tôi (quan hệ bạn bè), anh - em (quan hê vợ chồng ), tôi – bác, tôi - bà ...(quan hệ xã giao ngoài xã hội )v.v...27

Xem Thêm

Tài liệu liên quan

  • các cách xưng hô trong tiếng nùng các cách xưng hô trong tiếng nùng
    • 173
    • 2,323
    • 0
  • GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
    • 23
    • 207
    • 0
  • LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TDCT LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TDCT
    • 31
    • 419
    • 0
  • THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TDCT TẠI CHI NHÁNH NHNOPTNT HOÀNG MAI THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TDCT TẠI CHI NHÁNH NHNOPTNT HOÀNG MAI
    • 15
    • 288
    • 0
  • MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
    • 18
    • 1
    • 6
Tải bản đầy đủ (.pdf) (173 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(6.19 MB) - các cách xưng hô trong tiếng nùng -173 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Khái Niệm Xưng Hô Trong Hội Thoại