CHƯƠNG 1 :TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN VỆ TINH

  1. Trang chủ >
  2. Khoa học tự nhiên >
  3. Vật lý >
CHƯƠNG 1 :TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN VỆ TINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 80 trang )

CHƢƠNG 1 :TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TINVỆ TINH1.1 Lịch sử phát triển của hệ thống vệ tinhNgày nay vệ tinh được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như nghiên cứu, thôngtin, truyền hình và có vai trò ngày càng quan trọng. Để hiểu rõ hơn tầm quan trọngcủa hệ thống thông tin vệ tinh, ta điểm qua lịch sử phát triển của nó [9]:- Vào cuối thế kỷ 19, nhà bác học Nga Tsiolkovsky (1857-1935) đã đưa ra cáckhái niệm cơ bản về tên lửa đẩy dùng nhiên liệu lỏng. Ông cũng đưa ra ý tưởng vềtên lửa đẩy nhiều tầng, các tàu vũ trụ có người điều khiển thăm dò vũ trụ.- Năm 1926 Robert Hutchinson Goddard thử nghiệm thành công tên lửa đẩydùng nhiên liệu lỏng.- Tháng 5 năm 1945 Arthur Clarke nhà vật lý nổi tiếng người Anh đồng thời làtác giả của mô hình viễn thông thông tin toàn cầu, đã đưa ra ý tưởng sử dụng mộthệ thống gồm 3 vệ tinh địa tĩnh dùng để phát thanh quảng bá trên toàn thế giới.- Tháng 10 năm 1957 lần đầu tiên trên thế giới, Liên Xô phóng thành công vệtinh nhân tạo SPUTNIK – 1. Đánh dấu một kỷ nguyên về thông tin vệ tinh- Năm 1958 bức điện đầu tiên được phát qua vệ tinh SCORE của Mỹ, bay ởquỹ đạo thấp.- Năm 1963 một vệ tinh địa tĩnh đầu tiên có tên là SYNCOM, có độ cao bay36000 km đã truyền hình trực tiếp thế vận hội Olympic Tokyo từ Nhật về Mỹ.- Năm 1964 thành lập tổ chức TTVT quốc tế INTELSAT.- Năm 1965 ra đời hệ thông TTVT thương mại đầu tiên INTELSAT – 1 vớitên gọi Early Bird.- Năm 1965 Liên Xô phóng vệ tinh MOLNYA lên quỹ đạo elip.- Năm 1971 thành lập tổ chức TTVT quốc tế INTERSPUTNIK gồm Liên Xôvà 9 nước XHCN.- Năm 1972 – 1976 Canada, Mỹ, Liên Xô, Indonesia sử dụng vệ tinh chothông tin nội địa.6 - Năm 1979 thành lập tổ chức thông tin hàng hải quốc tế qua vệtinh INMARSAT.- Năm 1984 Nhật Bản đưa vào sử dụng hệ thống truyền hình trực tiếp qua vệ tinh.- Năm 1987 thử nghiệm thành công vệ tinh phục vụ cho thông tin di động quavệ tinh.- Từ 1999 đến nay, ra đời ý tưởng và hình thành hệ thống thông tin di động vàthông tin băng rộng toàn cầu sử dụng vệ tinh. Các hệ thống điển hình nhưGLOBAL STAR, IRIDIUM, ICO, SKYBRIGDE, TELEDESICSự phát triển của hệ thống thông tin vệ tinh tại Việt Nam :- Năm 1980 khánh thành trạm TTVT mặt đất HOASEN – 1 nằm trong hệthống TTVT INTERPUTNIK, được đặt tại làng DO LỄ - KIM BẢNG – HÀNAM.- Năm 1984 khánh thành trạm mặt đất HOASEN – 2 đặt tại TPHCM.- Lúc 5h50 rạng sáng ngày 19/4, tên lửa Ariane 5 của Arianespace đã kết thúccuộc hành trình đưa Vinasat-1 của Việt Nam vào quỹ đạo- Được phóng thành công lên không gian vào lúc 5h13 phút ngày 16/5/2012(theo giờ Việt Nam), vệ tinh VINASAT-2 đã được đưa từ quỹ đạo chuyển đổiđến quỹ đạo địa tĩnh (cách trái đất gần 36.000km) và đến ngày 21/5, vệ tinhVINASAT-2 đã được định vị thành công tại vị trí quỹ đạo 131,8 độ Đông1.2 Cấu trúc của một hệ thống thông tin vệ tinhCấu trúc hệ thống thông tin vệ tinh được trình bầy trong hình 1.1, trong đóbao gồm phần không gian và trạm mặt đất. Phần không gian ở đây được hiểu làvệ tinh và toàn các thiết bị phục vụ điều khiển theo dõi vệ tinh. Phần mặt đấtbao gồm các trạm mặt đất, chúng thường được kết nối tới thiết bị đầu cuối sửdụng thông qua một mạng mặt đất hoặc với các trạm nhỏ như VSAT chúngđược kết nối trực tiếp. Sóng vô tuyến phát đi từ trạm mặt đất và được vệ tinhtiếp nhận, gọi là đường lên (Uplink)/ Vệ tinh chuyển tiếp sóng mang này tớitrạm thu, gọi là đường xuống (Downlink)7 PHẦN KHÔNG GIANTrạmĐiềuKhiểnĐường xuống(Downlink)Đường lên(Uplink)Trạm phátTrạm thuPHẦN MẶT ĐẤTHình 1. 1: Cấu trúc hệ thống TTVT [8]1.2.1 Phần không gianCó thể coi vệ tinh là một trạm phát lặp tích cực trên tuyến thông tin siêu cao tầngiữa trạm mặt đất – vệ tinh – trạm mặt đất thu, cấu trúc gồm hai phần chínhTải hữu ích ( Payload)Tải hữu ích hay còn gọi là tải thông tin là một bộ phận cơ bản của vệ tinh thôngtin, đảm nhiệm vai trò phát lặp của một vệ tinh thông tin. Nó thực hiện các chứcnăng chính sau:+ Thu tín hiệu từ các trạm mặt đất cho phát lên trong dải tần và phân cực đã định.+ Khuếch đại tín hiệu thu từ trạm mặt đất phát và giảm mức nhiễu tín hiệu tối đa.+ Đổi dải tần tuyến lên thành dải tần tuyến xuống.+ Cấp tín hiệu với mức công suất yêu cầu trong dải tần đã định ra anten phát.+ Truyền tín hiệu cao tần trong dải tần và phân cực đã định đến anten của trạmthu mặt đất.Tải hữu ích cần đảm bảo các tính năng sau:+ Đảm bảo thu và phát các kênh sóng trong dải tần và phân cực đã định.+ Đảm bảo các vùng phủ sóng trên mặt đất theo yêu cầu.+ Đảm bảo công suất bức xạ đẳng hướng tương đương EIRP trên các vùng phủsóng của vệ tinh.8 + Đảm bảo hệ số phẩm chất G/T của máy thu với tín hiệu phát của từng vùngphủ sóng lên.+ Đảm bảo yêu cầu về tuyến tính.+ Đảm bảo mật độ tin cậy của kênh truyền trong suốt thời gian sống của vệ tinh.Payload trên một vệ tinh gồm : bộ phát đáp và các anten để thu tín hiệua)Bộ phát đápBộ phát đáp là một thiết bị quan trọng của một vệ tinh thông tin, nó thựchiện chức năng thu sóng vô tuyến từ trạm mặt đất phát từ tuyến lên, sau đókhuếch đại và đổi tần tín hiệu rồi phát xuống trạm mặt đất theo hướng xuốngb)Anten trên vệ tinh :Anten trên vệ tinh có chức năng nhận tín hiệu cao tần truyền lên từ các trạmmặt đất và gửi tín hiệu cao tần xuống trạm thu. Các vệ tinh địa tĩnh thường dùngloại anten phát tia bao trùm (Global Beam) có độ rộng mức suy hao 3dB là 170 –180. Anten búp sóng nhọn chừng vài độ dùng để phủ sóng một vùng hẹp nhấtđịnh gọi là chùm vết (Spot Beam), loại này đảm bảo công suất không thay đổitrong vùng bao phủ. Để điều khiển hình dáng vùng phủ trên mặt đất và côngsuất phát ra theo ý muốn, các anten trên vệ tinh được trang bị đầu thu phát sóngvà kết cấu bề mặt phản xạ. Ngoài ra để đảm bảo yêu cầu chất lượng trong vùngphủ sóng và không gây can nhiễu ra các vùng khác ngoài vùng phủ sóng của vệtinh, các anten trên vệ tinh có mặt phản xạ cấu trúc đặc biệt đảm bảo dạng vùngphủ sóng và chất lượng trong vùng phủ sóng theo yêu cầu, đồng thời phần ngoàibiên mức giảm 3dB tín hiệu phải giảm rất nhanh.c)Phần thân :Phần thân không tham gia trực tiếp vào quá trình phát lặp của hệ thốngthông tin vệ tinh, nhưng nó đảm bảo các điều kiện yêu cầu cho tải hữu ích thựchiện chức năng của một trạm phát lặp. Phần thân có các thành phần sau :- Hệ duy trì vị trí và tư thế bay của vệ tinhTác dụng để ổn định tư thế bay của vệ tinh. Tư thế bay của vệ tinh liên quan đếnviệc định hướng trong không gian, phần lớn các thiết bị mang trên tàu vũ trụ lànhằm hỗ trợ cho việc điều khiển tư thế bay của vệ tinh. Tư thế của vệ tinh có thể9 bị thay đổi do ảnh hưởng bởi trường hấp dẫn của trái đất, của mặt trăng, các bứcxạ của mặt trời. Việc điều khiển tư thế vệ tinh cần phải biết các thông số củaviệc định hướng vệ tinh trong không gian và một vài chiều hướng dịch chuyển.Để phát hiện những sai lệch người ta dùng một hệ thống các cảm biến, con quayhồi chuyển... Ngoài ra, thành phần này còn có tác dụng ổn định vị trí vệ tinhđúng quỹ đạo. Vệ tinh địa tĩnh trên quỹ đạo thường bị xê dịch do nhiều nguyênnhân: đường xích đạo trái đất không tròn lý tưởng, tác động trọng trường củamặt trời- mặt trăng... do vậy phải dùng các động cơ để đưa vệ tinh về lại đúng vịtrí. Thông thường dung sai cho phép là 0.050 theo hướng Bắc – Nam và 0.050theo hướng Đông- Tây.-Hệ giám sát và điều khiểnHệ giám sát điều kiện rất cần thiết cho sự vận hành có hiệu quả của vệ tinhthông tin, nó là một phần trong nhiệm vụ quản lý vệ tinh. Nó thực hiện các chứcnăng chính : Cung cấp các thông tin vệ tinh cho trạm điều khiển mặt đất, nhậnlệnh điều khiển vị trí của trạm điều khiển ở mặt đất, giúp trạm điều khiển ở mặtđất theo dõi tình trạng thiết bị trên vệ tinh.-Hệ cung cấp năng lượngNguồn điện dùng để cung cấp cho các thiết bị trên vệ tinh được lấy chủ yếu từcác tế bào pin mặt trời. Pin mặt trời có thể làm bằng Si hoặc GaAs. Công suấtcủa pin cung cấp phụ thuộc vào cường độ ánh sáng chiếu vào, nó đạt công suấtcực đại khi tia sáng chiếu tới vuông góc với mặt pin, khi các tia sáng song songvới mặt pin thì công suất thu được coi như bằng 0. Để các cánh pin luôn hướngvề phía mặt trời đảm bảo cung cấp năng lượng cho các thiết bị thì phải dùng cácbộ điều khiển tư thế.-Hệ thống điều hòa nhiệtKhông gian vũ trụ là một môi trường nhiệt độ rất khắc nghiệt, vệ tinh trên quỹđạo có sự chênh lệch rất lớn giữa bên chịu ảnh hưởng của bức xạ mặt trời vàmột bên là vùng bị che khuất. Ngoài ra vệ tinh cũng nóng lên vì nhiệt độ do cácthiết bị của nó tỏa ra và các bức xạ của các thiên thể khác. Nhiệm vụ của hệ điềuhòa nhiệt là luôn duy trì cho các thiết bị trên vệ tinh được làm việc trong dải10 nhiệt độ thích hợp, ổn định. Người ta khống chế nhiệt độ các phần khác nhautrên vệ tinh bằng cách cho trao đổi nhiệt giữa các điểm có nhiệt độ khác nhauhoặc sử dụng thiết bị điều chỉnh nhiệt độ.1.2.2 Phân đoạn mặt đấtHình 1.2: Phân đoạn mặt đấtPhân đoạn mặt đất bao gồm toàn bộ hệ thống trạm thu – phát mặt đất. Khimuốn thiết lập đường liên lạc với 2 điểm trực tiếp với nhau trên Trái đất thôngqua trạm chuyển tiếp vệ tinh thông tin người ta phải thiết lập 2 trạm trên mặt đất.Do đó có tên gọi là trạm mặt đất thông tin vệ tinh SES (Satellite Earth Station)làm chức năng phát tín hiệu lên vệ tinh và thu tín hiệu từ vệ tinh về- thực hiệnkết nối vệ tinh thông tin với các mạng vệ tinh mặt đất.Cấu trúc của một trạm mặt đất được thể hiện trong hình 1.2.Theo hướnglên, luồng thông tin của các mạng mặt đất được đưa tới trạm mặt đất thông quagiao diện kết nối mạng mặt đất. Các luồng tín hiệu này sau đó được ghép kênh11 và định dạng lại, được điều chế bởi sóng mang trung tần (thường là 70MHz).Tín hiệu trung tần này tiếp tục được biến đổi tới sóng mang cao tần mong muốn.Các sóng mang cao tần có thể được phát đồng thời và mặc dù có tần số khácnhau nhưng được xác định theo nhóm băng tần chẳng hạn 6GHz, 14 GHz, . . .Các sóng mang có thể là các sóng mang đa điểm, có nghĩa là nó được thu tạinhiều điểm khác nhau.- Các sóng mang cao tần tiếp tục được kết hợp lại với nhau thông qua bộ tổ hợp(Combiner) để thành tín hiệu băng rộng và được đi qua bộ khuyếch đại côngsuất lớn(HPA). Tín hiệu băng rộng được đưa tới anten thông qua bộ phối hợp(Diplexer), cho phép anten thu và phát tín hiệu đồng thời.- Anten thực hiện đồng thời hai chức năng thu và nhận tín hiệu nhưng ở các dảitần số khác nhau chẳng hạn: trong băng tần C tín hiệu được phát lên ở tần số6GHz và thu ở tần số 4GHz (6/4 GHz), băng tần Ku tín hiệu được phát lên ở tầnsố 14GHz và thu ở tần số 12GHz (14/12GHz).- Ở hướng xuống, tín hiệu băng rộng đi qua bộ khuếch đại tạp âm thấp (LNA) vàđi tới bộ chia (divider), chia thành các sóng mang cao tần riêng rẽ, được biến đổixuống tần số trung tần đi tới bộ giải điều chế. Tín hiệu sau bộ giải điều chế đượcđưa tới giao diện mạng mặt đất theo các tuyến mong muốn.1.3 Một số đặc điểm của thông tin vệ tinh :Ưu điểm- Giá thành TTVT không phụ thuộc vào cự ly giữa hai trạm, trên thực tế giáthành là như nhau ở cự ly truyền 5000 km và 100 km- Có khả năng thông tin quảng bá cũng như thông tin điểm-điểm. Một vệ tinhcó thể phủ sóng cho một vùng rộng lớn trên mặt đất (vệ tinh địa tĩnh có búpsóng chính có vùng phủ sóng chiếm 1/3 bề mặt trái đất), như vậy một trạm mặtđất có thể thông tin với nhiều trạm mặt đất khác trong vùng phủ sóng đó. Nếucó 3 vệ tinh địa tĩnh ở 3 vị trí thích hợp thì sẽ phủ sóng toàn cầu, các dịch vụthông tin toàn cầu sẽ được thực hiện.- Có thể thực hiện nhiều loại dịch vụ thông tin băng rộng cũng như các dịch vụkhác. Độ rộng băng tần của mỗi bộ phát lặp (repeater) có thể lên tới hàng chục12 MHz. Mỗi bộ lặp có thể sử dụng cho 2 trạm mặt đất trong vùng phủ sóng củavệ tinh. Các hệ thống thông tin trên mặt đất thường giới hạn ở cự ly gần (ví dụnhư truyền hình nội hạt) hoặc cho các trung kế dung lượng nhỏ giữa các thịtrường chính.- Ít chịu ảnh hưởng của mặt đất : do độ cao lớn nên thông tin vệ tinh ít chịuảnh hưởng của bởi địa hình thiên nhiên như đồi núi, thành phố, đại dương ...Sóng vô tuyến có thể truyền tới các vùng xa xôi hẻo lánh, bởi vậy đây là lựachọn tốt nhất cho thông tin liên lạc với các vùng chưa phát triển.Tuy nhiên thông tin vệ tinh cũng có những nhược điểm như :- Khoảng cách truyền dẫn xa nên suy hao lớn- Giá thành hệ thống cao, chi phí phóng vệ tinh tốn kém, có xác suất rủi rolớn.- Dù giá thành cao nhưng thời gian khai thác ngắn, khi gặp sự cố khó bảodưỡng, sửa chữa và nâng cấp.- Do quãng đường truyền dài từ trạm mặt đất- vệ tinh nên tín hiệu truyền có độtrễ đáng kể.- Vệ tinh được mong muốn sẽ cố định so với mặt đất nhưng thực tế vệ tinhluôn có sự chuyển động tương đối so với mặt đất.1.4 Các dạng quỹ đạo vệ tinhTùy thuộc vào các mục đích khác nhau mà vệ tinh có thể bay ở các quỹ đạotròn và elip [6]Hình 1.3: Các dạng quỹ đạo của vệ tinh13 1.4.1 Quỹ đạo trònCác quỹ đạo thấp (LEO) : loại quỹ đạo này vệ tinh bay ở độ cao khoảng400 km đến 1200 km có chu kỳ quay khoảng 90 phút. Thời gian quan sát thấyvệ tinh khoảng 30 phút hoặc ít hơn. Dạng quỹ đạo này thường sử dụng cho vệtinh quan trắc cả quân sự và dân dụng. Nhờ quỹ đạo thấp nên thời gian trễtruyền tín hiệu bé nên cũng thích hợp cho thông tin di động sử dụng các chòmvệ tinh như: các chòm vệ tinh IRIDIUM, GLOBALSTAR.Quỹ đạo trung bình (MEO) : vệ tinh bay ở độ cao trong khoảng 10000 –20000 km, chu kỳ bay của vệ tinh từ 5 – 12 giờ. Thời gian quan sát thấy vệ tinhtừ 2 – 4 giờ. Quỹ đạo loại này có ưu điểm chỉ cần 10 vệ tinh là có thể phủ sóngtoàn cầu.Quỹ đạo địa cực: là quỹ đạo tròn đi qua hai cực của Trái Đất, có vùng baophủ dài hạn là toàn cầu. Ưu điểm của quỹ đạo này là mỗi điểm trên mặt đất nhìnthấy vệ tinh trong một khoảng thời gian nhất định. Việc phủ sóng toàn cầu củadạng quỹ đạo này là khả thi thì quỹ đạo bay của vệ tinh sẽ lần lượt quét tất cảcác vị trí trên mặt đất. Quỹ đạo này thường được sử dụng cho các vệ tinh dự báothời tiết, hàng hải, vệ tinh do thám nhưng ít được sử dụng cho thông tin vì thờigian xuất hiện ít.Quỹ đạo địa tĩnh (GEO) là quỹ đạo tròn nằm trong mặt phẳng xích đạo ởđộ cao khoảng 36786 km so với đường xích đạo. Vệ tinh ở quỹ đạo này có tốcđộ bay đồng bộ với tốc độ quay của trái đất (chu kỳ T là 23 giờ 56 phút 4 giây).Do đó, vệ tinh gần như đứng yên tại một điểm nào đó so với Trái đất. Quỹ đạođịa tĩnh thích hợp hơn cho các loại hình thông tin quảng bá như: phát thanh,truyền hình...Còn cho thông tin thoại có yêu cầu thời gian thực cao thì khôngđược tốt vì thời gian trễ do truyền sóng lớn.1.4.2 Quỹ đạo elipQuỹ đạo này với tâm điểm của Trái Đất là một trong hai tiêu điểm củaelip. Ưu điểm của loại quỹ đạo này là vệ tinh có thể đạt được tới các vùng cựccao mà các vệ tinh địa tĩnh không thể đạt tới, dạng quỹ đạo càng dẹt thì càng14 thuận lợi cho thông tin ở vĩ độ cao. Quỹ đạo dạng elip nghiêng có nhược điểm làhiệu ứng Doppler lớn và vấn đề điểu khiển bám vệ tinh phải ở mức cao.1.4.3 Quỹ đạo đồng bộ mặt trờiLà một loại quỹ đạo gần như địa cực, mặt phẳng quỹ đạo giữ một góckhông đổi so với trục Trái Đất – Mặt trời, dạng quỹ dạo này được sử dụng chovệ tinh quan trắc mặt đất1.5 Các băng tần cho thông tin vệ tinhThông tin vệ tinh là hệ thống thông tin sử dụng phương thức truyền dẫnvô tuyến, bởi vậy việc lựa chọn và ấn định băng tần công tác cho các dịch vụthông tin vô tuyến là rất quan trọng. Nó phải thỏa mãn 2 điều kiện cơ bản :không gây can nhiễu lên các hệ thống thông tin vô tuyến khác cũng như các dịchvụ thông tin vô tuyến trong mạng và phải có tổn hao truyền sóng nhỏ để giảmkích thước và giá thành của thiết bị.a.Cửa sổ tần số vô tuyến điện- Khí quyển trái đất được chia thành 3 tầng: lớp khí quyển dưới cùng tới độcao 11km gọi là tầng đối lưu, các hiện tượng thời tiết như mưa, bão, sương mù... đều xảy ra trong tầng đối lưu. Tiếp đó là tầng bình lưu, có giới hạn trênkhoảng 35 km và trên cùng là tầng điện ly có độ cao khoảng 50 km – 400 km- Tầng điện ly là một lớp khí bị ion hóa mạnh nên mật độ chất khí chủ yếu làcác điện tử tự do và các ion. Nó có tính chất hấp thụ và phản xạ sóng vô tuyếnđiện. Bằng việc khảo sát thực tế người ta thấy tầng điện ly chỉ phản xạ với băngsóng ngắn trở xuống. Tần số càng cao ảnh hưởng bởi tầng điện ly càng ít, ở cáctần số trong băng viba hầu như không bị ảnh hưởng bởi tầng điện ly.- Trong tầng đối lưu sóng vô tuyến bị hấp thụ bởi các phân tử khí như oxi, hơinước, CO2 ...cũng như trong mưa và sương mù. Nhưng ở các tần số khoảng 10GHZ trở xuống hấp thụ không đáng kể, có thể bỏ qua. Khoảng tần số đó gọi là“cửa sổ vô tuyến”.(hình 1.4)-Nếu sử dụng băng tần nằm trong “cửa sổ vô tuyến” tức là khoảng từ 1GHZđến10GHZ thì suy hao do tầng điện ly và tầng đối lưu là không đáng kể và suyhao truyền sóng gần như bằng suy hao không gian tự do.15 Hình 1.4: Sự phụ thuộc hấp thụ khí quyển vào tần sốNhư đã thấy băng tần lý tưởng nhất sử dụng cho thông tin vệ tinh cũngnhư các hệ thống vi ba khác là băng tần nằm trong “cửa sổ vô tuyến” vì các tầnsố nằm trong “cửa sổ vô tuyến” có suy hao trong khí quyển là nhỏ nhất. Trongđiều kiện bình thường có thể bỏ qua.b. Bảng phân chia các băng tần [1]Băng tần CBăng tần C (6/4 GHz) được sử dụng phổ biến trong các mạng FSS vì điềukiện truyền sóng thuận lợi (ít bị ảnh hưởng do mưa) và thiết bị dễ chế tạo.Đặc điểm vệ tinhCác loại vệ tinh sử dụng băng tần C có dải rộng các đặc tính chính tuỳthuộc vào cấp bao phủ vùng trái đất.(xem bảng 1.1)Bảng1.1 : Các tham số chính của vệ tinh trong băng tần CTham sốVùng phủHệ số khuếch đại antenToàn cầuKhu vựcNội địaPhát16-2523-2628-32Thu16-2621-2522-30EIRP (dBW)22-2925-3525-39Nhiệt độ tạp âm (K)800 - 2000801 - 2000802 - 2000G/T (dB/K)-16 tới - 6-14 tới - 4-21 tới 316

Xem Thêm

Tài liệu liên quan

  • Tính đường truyền cho hệ thống thông tin VINASATTính đường truyền cho hệ thống thông tin VINASAT
    • 80
    • 2,054
    • 8
  • Mẫu kiểm điểm Đảng viên Mẫu kiểm điểm Đảng viên
    • 2
    • 180
    • 0
  • Mẫu báo cáo nhanh Mẫu báo cáo nhanh
    • 1
    • 1
    • 0
  • 160 câu TN ôn kỳ II lý 9( dùng  xáo trên McMix) 160 câu TN ôn kỳ II lý 9( dùng xáo trên McMix)
    • 14
    • 335
    • 0
  • 160 câu TN ôn kỳ II lý 9( dùng  xáo trên McMix) 160 câu TN ôn kỳ II lý 9( dùng xáo trên McMix)
    • 14
    • 158
    • 0
  • bài 13 lớp 11 (cb) bài 13 lớp 11 (cb)
    • 16
    • 583
    • 1
  • Mẫu biên bản họp tổ Mẫu biên bản họp tổ
    • 3
    • 29
    • 166
  • bài 13 lớp 11 (cb) bài 13 lớp 11 (cb)
    • 16
    • 147
    • 0
  • errors in English errors in English
    • 13
    • 570
    • 1
  • errors in English errors in English
    • 14
    • 477
    • 0
  • errors in English errors in English
    • 13
    • 123
    • 0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(2.3 MB) - Tính đường truyền cho hệ thống thông tin VINASAT-80 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Hệ Thống Vệ Tinh Iridium