Phóng Lại Vệ Tinh IRIDIUM Thực Hiện Kế Hoạch Của Năm 1998 | ANTHI

Image Content

Theo chuyện kể của Don Jewell, ANTHI Việt Nam biên soạn

Mạnh tay đẩy tập tài lệu nhạy cảm ngang qua bàn làm việc, tôi hiểu rằng ông ấy muốn diễn tả thái độ không vui vì những gì sắp diễn ra. Tập tài liệu này chứa đựng toàn bộ kế hoạch dân sự về việc loại khỏi quỹ đạo toàn bộ chùm vệ tinh viễn thông Iridium trị giá nhiều tỷ đô la chỉ trong vòng chưa đến một năm kể từ ngày phóng vệ tinh đầu tiên.

May thay trong tập tài liệu ấy cũng có thêm một phần đề xuất nữa liên quan tới việc phối hợp giữa dân sự và quân sự nhằm mục đích tiếp tục duy trì sự ổn định của chính chùm vệ tinh này. Đó là thời điểm vào cuối những năm 90, tôi giữ nhiệm vụ phó giám đốc phụ trách khoa học trong lực lượng chỉ huy không gian của Không lực Hoa Kỳ (Air Force Space Command). Nhiệm vụ của chúng tôi lúc đó là xác định và đánh giá những tiềm năng mang tính khả thi của cả hai đề xuất gồm loại bỏ và duy trì hệ thống Iridium để đưa ra những khuyến nghị phù hợp.

Được phóng lên quỹ đạo vào năm 1998 bởi hãng Motorola, Iridium là chùm vệ tinh viễn thông mang tính cách mạng trong nhiều phương thức truyền tin toàn cầu, nhưng thật không may mắn vì sự xuất hiện của nó chưa thực sự đúng thời điểm cũng như nhu cầu ứng dụng của con người.

Vấn đề đối với hệ thống vệ tinh Iridium không nằm ở khía cạnh kỹ thuật hay ở khía cạnh không gian mà lại nằm ở chiến lược phát triển mà cụ thể ở đây Motorola đã hoàn toàn sai lầm trong việc lựa chọn chiến lược phát triển và quảng bá cho hệ thống. Với mục tiêu triển khai nhanh, Motorola xác định xây dựng hoàn chỉnh Iridium và duy trì tuổi đời của các vệ tinh trong vòng 5 năm vì thế phải tạo ra dòng tiền thu hồi vốn cũng như lợi nhuận nhanh nhất có thể, nhưng trong thực tiễn với một dự án kiểu như thế này cần phải xác định ngay từ đầu sẽ là một dự án dài hơi. Tới thời điểm hiện tại, các vệ tinh Iridium mới sẽ có tuổi đời thiết kế hoạt động đầy đủ chức năng trên quỹ đạo lên tới trên 20 năm, một con số khác xa so với 5 năm của những vệ tinh Iridium cuối thập kỷ 90.

Các vệ tinh Iridium nguyên bản trước đây được thiết kế và chế tạo dựa trên những tiêu chuẩn kỹ thuật hết sức lạ kỳ, nó phá vỡ tất cả những gì được gọi là quy tắc trong công nghệ thiết kế chế tạo tàu không gian trên thế giới, có thể kể tới một vài điểm nổi bật:

- Các vệ tinh được chế tạo bởi các hợp phần không được kiểm chứng toàn bộ trong không gian hoặc các chứng chỉ hợp phần cấu thành bắt buộc;

- Các vệ tinh được chế tạo trong những phòng lắp ráp không hề sạch;

- Các vệ tinh được lắp ráp trên những dây chuyền chuyển động ngang giống như dây chuyền lắp ráp xe hơi thay vì dây chuyền đứng. Dây chuyền ngang này hoàn chỉnh việc lắp ráp một vệ tinh trong vòng 5 ngày bởi một công ty ít tên tuổi mặc dù sau này công ty đã trở thành một phần của hãng Lockheed Martin (LMCO);

- Các vệ tinh được phóng lên quỹ đạo bởi hầu hết các quốc gia có khả năng phóng tàu không gian ở thời điểm đó;

- Các vệ tinh Iridium nguyên thủy được chế tạo cho một dự án mà tuổi đời hoạt động chỉ có 5 năm, đó là câu chuyện của 18 năm về trước. Hiện tại Iridium được hợp thành chùm bởi hơn 66 vệ tinh trên quỹ đạo (cũng cần nhớ rằng có tới 95 vệ tinh đã được phóng) với vòng đời vệ tinh dự kiến vượt trên 400% và các vệ tinh mới ngày càng có tuổi thọ dài hơn.

VỀ VỚI BOEING – Năm 2010, Iridium Communication Inc. đã tham gia vào một thỏa thuận dài hơi mang tính chiến lược với Boeing để thực hiện nhiệm vụ duy trì, hoạt động và hỗ trợ cho mạng lưới các vệ tinh trên quỹ đạo. Boeing có nhiệm vụ duy trì hoạt động của chùm vệ tinh và cung cấp những hỗ trợ cần thiết cho hệ thống điều khiển của các vệ tinh Iridium.

Gần đây, liên minh Iridium – Boeing đã chính thức công bố về các tính năng cao cấp và đặc thù của hệ thống Iridium, đặc biệt là những hứa hẹn về khả năng bổ trợ cho các hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu như GPS hay các hệ thống GNSS khác.

Đã bao nhiêu lần trong đời các bạn nghe nói về một chùm các vệ tinh đã tồn tại trong suốt 20 năm vừa qua? Đã bao giờ các bạn được nghe về một chương trình nâng cấp toàn diện về mặt kỹ thuật công nghệ cho một hệ thống vệ tinh định vị mang tên Iridium? Tôi dám chắc chắn rằng gần như tất cả chúng ta đều chưa một lần được nghe hay biết về sự tồn tại của Iridium.

CHÙM VỆ TINH DI SẢN – Thật đáng ngạc nhiên, lý do duy nhất để chùm vệ tinh Iridium tồn tại cho đến ngày nay đó là sự can thiệp của chính phủ Hoa Kỳ và một số chương trình đặc biệt khác, khó có thể hình dung một hệ thống chế tạo vệ tinh khác thường lại có thể tồn tại được như vậy. Một trong số những lý do cơ bản để chùm vệ tinh Iridium không bị gỡ khỏi quỹ đạo là việc chính phủ Hoa Kỳ quyết định rằng Iridium có các chức năng chiến thuật phù hợp cho những ứng dụng đặc biệt nếu xảy ra chiến sự, đây sẽ là hệ thống an toàn hơn so với các hệ thống định vị vệ tinh đã phổ dụng, ngay cả phương thức đàm thoại thông qua Iridium cũng là dịch vụ đáng tin cậy hơn. Chính vì vậy Iridium vẫn được duy trì trong một thời gian dài và tiếp tục hồi sinh trong giai đoạn trước mắt với việc bổ sung thêm nhiều chức năng mới.

Vệ tinh Iridium thế hệ mới – Iridium NEXT

CON ĐƯỜNG PHÍA TRƯỚC – Iridium NEXT, là tên gọi của các vệ tinh Iridium thế hệ tiếp theo có khả năng hỗ trợ tối đa cho STL. Iridium NEXT được kỳ vọng sẽ bước sang giai đoạn hoàn thiện vào cuối năm 2017. Song song với việc hỗ trợ cho chùm vệ tinh Iridium hiện thời, Boeing cũng đã triển khai hợp đồng mới với Thales Alenia Space để cung cấp dịch vụ tích hợp hệ thống và hỗ trợ kiểm tra thử nghiệm cho Iridium NEXT. Đây thực sự là điểm đáng quan tâm trong lĩnh vực định vị toàn cầu bằng vệ tinh, có thể Iridium NEXT không phổ biến rộng rãi như các hệ thống GNSS khác, nhưng Iridium sẽ là hệ thống vệ tinh với chức năng định vị mà các hệ thống GNSS không thể có được. Chúng ta cùng chờ xem STL, Iridium NEXT sẽ xuất hiện và đóng vai trò như thế nào trong thời gian tới.

Mọi thông tin xin liên hệ với chúng tôi qua hòm thư: info@anthi.com.vn

Từ khóa » Hệ Thống Vệ Tinh Iridium