Chương 1: Tổng Quan Về Hệ Thống Thông Tin Y Tế - Tài Liệu Text - 123doc

  1. Trang chủ >
  2. Kỹ Thuật - Công Nghệ >
  3. Kĩ thuật Viễn thông >
Chương 1: Tổng quan về hệ thống thông tin y tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.82 MB, 125 trang )

Quản lý hồ sơ bệnh nhân, bệnh án, trang thiết bị, thuốc, quản lý vật tư, tàichính, đội ngũ y bác sỹ.Cho phép trao đổi thông tin, dữ liệu thống kê hai chiều giữa các phòn ban, cáckhoa nhằm phục vụ cho người bệnh một cách tốt hơn.Giúp Ban giám đốc của bệnh viện theo dõi kịp thời tình hình của bệnh viện vềcông tác chữa bệnh, quản lý bệnh nhân.Hỗ trợ cho công tác đào tạo cũng như nghiên cứu khoa học tại các bệnh viện.Có khả năng liên kết với hệ thống thông tin của các cơ sở y tế khác như cácbệnh viện trong bộ Y tế, các cơ sở y tế bên ngoài.Xây dựng các cơ sở dữ liệu về thông tin chuyên ngành y tế.Đánh giá hiệu quả và chi phí của bệnh viện để từ đó đề ra kế hoạch phát triểnlâu dài cho bệnh viện.1.1.2 Hệ thống thông tin chẩn đoán bằng hình ảnh RISCác kết quả chẩn đoán sử dụng các thiết bị X – quang, chụp cắt lớp điện toán,cộng hưởng từ, siêu âm chẩn đoán, gamma camera, mammography… được gọi là chẩnđoán bằng hình ảnh. Sau khi chiếp chụp, thiết bị sẽ tạo ra ảnh số hóa để đưa đi chẩnđoán và lưu trữ.RIS (Radiology Information System) được thiết kế nhằm mục đích hỗ trợ chocác công việc quản trị cũng như các hoạt động thăm khám bệnh nhân trong khoa chẩnđoán hình ảnh, để giảm chi phí quản trị và tăng khả năng chia sẻ thông tin. Do đó,mạng RIS quản lý hồ sơ và các thông tin quan trọng của các bệnh nhân trong khoachẩn đoán hình ảnh, tọa các báo cáo chẩn đoán, tạo danh mục bệnh nhân mới, nơi chứaphim, chuyển phim, danh mục phòng khám.Cấu hình của mạng RIS gần giống với mạng HIS nhưng ở mức độ nhỏ hơn.Mạng RIS bao gồm một hệ thống máy tính với các thiết bị ngoại vi như các đầu cuối,máy in và các máy đọc mã vạch. Trong đa số trường hợp, RIS là mạng độc lập với khảnăng truy cập hạn chế tới mạng HIS.Các nhiệm vụ chính của mạng RIS thực hiện:- Xử lý các bản ghi về bệnh nhân và danh mục phim9 - Giám sát trạng thái của các bệnh nhân, các đợt thăm khám chẩn đoáncủa bệnh nhân và các thiết bị chẩn đoán.- Lập kế hoạch chẩn đoán.- Tạo, định dạng và lưu trữ các báo cáo về chẩn đoán- Sắp xếp các danh mục phim- Thực hiện phân tích thanh toán một cách đúng lúc- Thực hiện phân tích sơ bộ và phân tích thống kêCả hai hệ thống thông tin HIS và RIS được điều khiển theo sự kiện, tức là khicó sự kiện xảy ra. HIS tự động gửi một bản tin HL7 tới RIS. Đồng thời, RIS phân tíchbản tin này rồi cập nhật, tổ chức lại dữ liệu bệnh nhân trong cơ sở dữ liệu theo sự kiện.1.1.3 Hệ thống lưu trữ và truyền ảnh PACSHệ thống lưu trữ và truyền ảnh PACS (Picture Archiving and CommunicationSystem) ra đời nhằm đáp ứng việc xử lý, lưu trữ và phân phối, hiển thị các dữ liệu hìnhảnh trong thông tin y tế.Hệ thống lưu trữ và truyền ảnh PACS như tên gọi của nó là thực hiện nhiệm vụthu nhận và lưu trữ ảnh (Picture Archiving) từ những thiết bị tạo ảnh gồm X – quang,ảnh huỳnh quang số, ảnh số C – Arm, ảnh MR, ảnh siêu âm, ảnh hạt nhân… Thực hiệnviệc chia sẻ phân phối ảnh thông qua hệ thống truyền thông linh động để phục vụ choviệc chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân.Hệ thống PACS ra đời với mục đích:- Dễ dàng truy cập tới một lượng thông tin lớn về hồ sơ và hình ảnh.- Giảm chi phí trong việc quản lý nhân sự, lưu trữ thông tin, lỗi do conngười và mất mát tài liệu.- Đưa ra chẩn đoán một cách chính xác hơn nhờ sự kết hợp nhiều nhậnđịnh của các chuyên gia.- Có thể hoàn thiện hơn bằng cách thêm các chức năng điều trị vào hệthống.10 1.1.4 Hệ thống thông tin trong phòng xét nghiệmHệ thống thông tin y tế trong phòng xét nghiệm LIS (Laboratory InformationSystem) được thiết kế nhằm mục đích hỗ trợ cho công việc quản trị cũng như các côngtác thăm khám bệnh nhân, giảm thiểu chi phí trong khoa xét nghiệm.Cấu hình của mạng LIS gần giống với HIS nhưng ở mức độ nhỏ hơn Mạng LISbao gồm một hệ thống máy tính với các máy xét nghiệm được coi như là các thiết bịđầu cuối, máy in và các máy đọc mã vạch. Trong đa số trường hợp, RIS là mạng độclập với khả năng truy cập hạn chế tới mạng HIS.Hệ thống LIS được thiết kế nhằm một số mục đích sau:- Xử lý các bản ghi về bệnh nhân và danh mục các xét nghiệmGiám sát trạng thái của các bệnh nhân, các đợt xét nghiệm của bệnhnhân và các thiết bị xét ngiệm.- Lập kế hoạch xét ngiệm.- Tạo, định dạng và lưu trữ các báo cáo về xét ngiệm- Tăng độ chính xác, giảm thiểu thời gian- Nâng cao chất lượng phục vụ bênh nhân.1.2 Chuẩn dữ liệu văn bản HL7HL7 là một trong nhiều tổ chức phát triển chuẩn (SDOs) được ANSI côngnhận. HL7 là chuẩn trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Hầu hết các tổ chức phát triểnchuẩn tạo ra các chuẩn (đôi khi gọi là các specification hay các giao thức) cho mộtmiền chăm sóc sức khỏe cụ thể ví dụ như quản lý ngành dược, các thiết bị y tế, tạo ảnhhoặc hợp đồng bảo hiểm. Lĩnh vực của HL7 là dữ liệu về việc khám và điều trị bệnhnhân và việc quản lý hành chính. Thuật ngữ HL7 đề cập đến tầng cao nhất của môhình OSI (Open Systems Intercorrect) của ISO (International Standards Organization).Tầng 7 là tầng cao nhất của mô hình truyền thông cho việc liên kết các hệ thống mở(OSI) của tổ chức chuẩn quốc tế ISO- tầng ứng dụng. Tầng ứng dụng gửi đi định nghĩavề các dữ liệu được trao đổi, thời gian trao đổi và việc truyền các lỗi nhất định tới ứngdụng. Tầng 7 hỗ trợ các chức năng như kiểm tra an ninh, xác minh người tham gia,11 kiểm tra giá trị hiệu lực, dàn xếp các cơ chế trao đổi và quan trọng nhất là kết cấu việctrao đổi dữ liệu.Nhiệm vụ của HL7 là: Cung cấp các chuẩn cho việc trao đổi, quản lý và tíchhợp dữ liệu hỗ trợ cho việc chăm sóc bệnh lý bệnh nhân và quản lý, phân phối, đánhgiá các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Đặc biệt là tạo ra các hướng tiếp cận, các chuẩn,chỉ dẫn, phương pháp và các dịch vụ liên quan linh hoạt với giá cả phải chăng cho việcthao tác trao đổi giữa các hệ thống thông tin y tế.Những quy định của chuẩn HL7 đã được phát triển theo thứ tự các mục tiêuđịnh trước. Sự mở rộng sau này của chuẩn cũng phải hỗ trợ cho các mục tiêu này. Mụcđích của chuẩn là thực hiện truyền thông trong các hệ thống y tế được thuận tiện vàđơn giản. Mục tiêu chính của chuẩn là cung cấp các tiêu chuẩn cho việc chuyển đổi dữliệu trong các ứng dụng máy tính dùng trong y tế.Hiện nay trên thế giới có rất nhiều chuẩn về y tế. Vậy tại sao lại chọn HL7?HL7 đáng chú ý vì nó tập trung vào những yêu cầu về giao diện của toàn bộ một tổchức y tế trong khi hầu hết những chuẩn khác chỉ tập trung vào những yêu cầu của mộtphòng ban cụ thể. Hơn nữa, trên cơ sở vẫn đang được phát triển, HL7 hình thành vàphát triển một bộ các giao thức theo cách nhanh nhất có thể mà có đáp ứng vừa nhanhvừa đáng tin cậy đối với các thành viên của nó. Chuẩn này là nhằm đến các yêu cầuđặc biệt của các hệ thống phòng ban và bệnh viện đã được cài đặt trước, trong đó cómột số sử dụng các công nghệ hiện đại. Chuẩn HL7 hỗ trợ việc chuyển đổi dữ liệugiữa các hệ thống thực hiện trong môi trường kỹ thuật đa dạng. Sự thực hiện củachuẩn phải phù hợp với tính đa dạng của ngôn ngữ lập trình và các hệ điều hành. HL7cũng hỗ trợ giao tiếp trong các môi trường truyền thông đa dạng, từ mô hình OSI 7mức đến các môi trường nhỏ hơn như kết nối điểm – điểm RS 232.12 1.2.1 Các sáng kiến mới và đang được phát triển1.2.1.1Mô hình tham chiếu (RIM)Mô hình thông tin tham chiếu (RIM) là cơ sở của quá trình phát triển HL7phiên bản 3. Là một mô hình đối tượng được tạo ra như một phần của hệ phươngpháp luận phiên bản 3, RIM là một mô tả có tính hình tượng lớn của các dữ liệu vềbệnh án và xác minh chu kì sống của các sự kiện mà một bản tin hoặc một nhómcác bản tin có liên quan sẽ mang. Đó là một mô hình chia sẻ giữa tất cả các miền vànói cho đúng nghĩa ra nó là mô hình mà từ đó tất cả các miền tạo ra bản tin củachúng. Đại diện rõ ràng cho các liên kết tồn tại giữa các thông tin được mang trongcác trường của bản tin HL7, mô hình thông tin tham chiếu là thiết yếu đối vớinhiệm vụ tăng độ chính xác và giảm chi phí thi hành.1.2.1.2Các khuôn mẫuMột khuôn mẫu HL7 là một cấu trúc dữ liệu dựa trên mô hình thông tintham chiếu HL7 và diễn tả nội dung dữ liệu cần thiết cho một ứng dụng quản lýhay bệnh án nhất định. Chúng là các mô hình được quy định trước mà theo đó cácđoạn OBX có thể được kết hợp để mô tả các quan sát tổng quát tùy chọn. Một vàiquan sát có thể rất đơn giản ví dụ như huyết áp- liên quan đến một loạt các quan sátđược mong đợi như tâm thu, tâm trương, vị trí bệnh nhân, phương pháp… Nhữngthủ tục chẩn đoán cao cấp hơn có thể liên quan đến hàng trăm mẩu thông tin liênquan bao gồm giải phẫu, định hướng, chuỗi các phép đo. Các khuôn mẫu cung cấpmột phương tiện để ghép nối các đoạn OBX cần thiết để gửi đi một quan sát vớinhững quy tắc đóng gói riêng rẽ cho việc phối hợp và phê chuẩn chúng đối với cácquan sát cụ thể. Dựa trên nhu cầu và sự ưu tiên của người sử dụng, khuôn mẫucung cấp cho người sử dụng thuận lợi của việc định nghĩa sự thu thập các đoạnOBX cần thiết và một loạt các quy tắc phê chuẩn tương ứng và một khi đã đượcđịnh nghĩa thì cấu trúc có thể dùng lại nhiều lần. Bởi vì chúng dựa trên những yêucầu nhất định của người sử dụng nên các khuôn mẫu có thể được “cắm và chạy” ởmột ví trí sử dụng cho trước.13 1.2.1.3Từ vựngTừ rất lâu, HL7 đã nhận thức được rằng trong khi dữ liệu có thể được traođổi giữa các hệ thống thì tính hữu dụng của nó có thể bị hạn chế nếu không có mộtkiến thức rõ ràng, được định nghĩa tốt và được chia sẻ về ý nghĩa của dữ liệu đượctruyền đi. Bởi vì rất nhiều dữ liệu truyền đi được mã hóa hoặc là bởi HL7 hoặc làbởi các tổ chức khác nên HL7 đã bắt đầu một nỗ lực tập trung thông qua việc hìnhthành Uỷ ban kĩ thuật từ vựng để tổ chức và duy trì các thuật ngữ từ vựng dùngtrong các bản tin của nó. Nhóm này đang làm việc để cung cấp một cơ cấu tổ chứcvà lưu trữ nhằm duy trì một vốn từ vựng đã được mã hóa mà khi dùng kết hợp vớiHL7 và các chuẩn có liên quan sẽ cho phép việc trao đổi các dữ liệu bệnh án và cácthông tin để hệ thống gửi và hệ thống nhận có được sự hiểu biết rõ ràng, được địnhnghĩa tốt và được chia sẻ về ý nghĩa của các dữ liệu được truyền. Mục đích củaviệc trao đổi dữ liệu bệnh án bao gồm (nhưng không hạn chế) việc cung cấp chămsóc bệnh lý, hỗ trợ bệnh lý và nghiên cứu quản lý…1.2.1.4XMLHL7 đã và đang làm việc tích cực với công nghệ XML kể từ khi hình thànhnhóm quan tâm đặc biệt SGML/XML vào tháng 9 năm 1996. Kể từ đó, nhómSGML/XML đã phát triển thành hai nhóm riêng rẽ:+ Nhóm quan tâm đặc biệt XML- hỗ trợ cho nhiệm vụ của HL7thông qua việc giới thiệu sử dụng các chuẩn ngôn ngữ gia tăng có thể mởrộng (XML) cho tất cả các nền của HL7 và các thông số y tế độc lập vớinhà cung cấp.+ Uỷ ban kĩ thuật tài liệu có cấu trúc- hỗ trợ cho nhiệm vụ củaHL7 thông qua việc phát triển các chuẩn tài liệu có cấu trúc cho y tế.Vào năm 1999, HL7 đã tán thành việc giới thiệu sử dụng XML như là mộtcú pháp có thể lựa chọn cho các bản tin HL7 phiên bản 2.3.1.1.2.1.5Version 3.0Cho phép rất nhiều tùy chọn và vì thế rất linh hoạt, các bản tin phiên bản 2.xđược sử dụng rộng rãi và rất thành công. Những bản tin này tiến hóa qua nhiềunăm sử dụng một hướng tiếp cận “bottom-up” nhằm vào các nhu cầu của từng cá14 nhân thông qua một phương pháp luận ad-hoc. Các dữ liệu mà HL7 dịch chuyển vàmối quan hệ của dữ liệu đó với các dữ liệu khác không không được xem xét theodõi một cách nhất quán. Thành công của HL7 một phần lớn cũng nằm ở chỗ nó rấtlinh hoạt. Nó chứa rất nhiều đoạn dữ liệu và nguyên tố dữ liệu tuỳ chọn, khiến nódễ dàng thích ứng với hầu hết các ứng dụng. Trong khi cung cấp sự linh hoạt lớnthì chính tính tuỳ chọn của nó làm ta không thể có được những kiểm tra đáng tincậy về sự thi hành của nhà cung cấp và buộc những người thực hiện phải tốn nhiềuthời gian hơn để phân tích và quy hoạch giao diện của họ để bảo đảm rằng các bênliên quan đều đang dùng một cấu hình tuỳ chọn giống nhau. Phiên bản 3 giải quyếtvấn đề này và một số vấn đề khác bằng cách sử dụng một hệ phương pháp luậnđược định nghĩa tốt dựa trên một mô hình thông tin tham chiếu. Nó là chuẩn cuốicùng đang tồn tại hiện nay. Sử dụng các kĩ thuật xây dựng bản tin và kĩ thuật phântích nghiêm ngặt và kết hợp chặt chẽ với nhiều sự kiện kích hoạt hơn và các bản tinđược định dạng với rất ít sự tuỳ chọn, mục đích cơ bản của HL7 ở phiên bản 3 làđưa ra một chuẩn được định nghĩa và có thể kiểm tra được đồng thời cung cấp khảnăng chứng thực tính thích ứng của nhà cung cấp. Phiên bản 3 dùng một phươngpháp phát triển hướng đối tượng và một mô hình thông tin tham chiếu để tạo ra cácbản tin. Mô hình thông tin tham chiếu là một phần thiết yếu của phương pháp pháttriển HL7 phiên bản 3 vì nó cung cấp một mô tả rõ ràng các liên kết về mặt từ vựngvà ngữ nghĩa tồn tại giữa các thông tin chứa trong các trường của các bản tin HL7.Phiên bản 3 đầu tiên được đề xuất vào tháng 12 năm 2001 chỉ sử dụng mã hóaXML.1.2.2 Cấu trúc của chuẩn HL7Cấu trúc của HL7 gồm các phần sau:-Điều khiển truy vấn: Mô tả cấu trúc chung của các bản tin, các quátrình tạo bản tin, các kiểu sự kiện.-Quản trị bệnh nhân: Cơ chế tạo và thành phần chi tiết của các bản tinliên quan đến quá trình nhập xuất, chuyển viện của bệnh nhân.15 -Nhập y lệnh: Cấu trúc của bản tin khi có y lệnh như theo dõi các dấuhiện sống, yêu cầu xét nghiệm, chụp chiếu. Các y lệnh thường có liênquan mật thiết với từng bệnh nhân.-Quản trị tài chính: Mô tả các bản tin tài chính giữa các ứng dụng nhưviện phí, bảo hiểm…-Các tập tin tham khảo: Các bản tin nhằm đồng bộ các tập tin thamkhảo như tập tin về các bác sĩ, người sử dụng. Các bản tin này nhằmđảm bảo môi trường đồng nhất giữa các ứng dụng.-Bệnh án và quản trị tài liệu: Cấu trúc mô tả các bản tin khi cần tạocác bệnh án hoặc tài liệu liên quan tới quá trình điều trị bệnh nhân.-Lập lịch: Mô tả các bản tin nhằm kết nối các sự kiện liên quan tới quátrình lập lịch, sử dụng dịch vụ như thăm khám, chiếu chụp.. và các tàinguyên khác.-Chuyển viện: Mô tả các bản tin cần tuân thủ khi bệnh nhân chuyểnviện.-Chăm sóc bệnh nhân: Các bản tin phát sinh trong quá trình chăm sócbệnh nhân.1.2.3 Định nghĩa trong bản tin HL71.2.3.1 Bản tin (Message)Một bản tin là một khối các phần tử dữ liệu được truyền giữa các hệ thốngtrong một lượt truyền. Bản tin bao gồm một nhóm các đoạn được sắp xếp theo thứtự đã định nghĩa. Mỗi bản tin có một kiểu riêng và một sự kiện khởi đầu riêng.1.2.3.2 Đoạn (Segment)Một đoạn là một nhóm logic các trường dữ liệu. Các đoạn bản tin có thể làphải bắt buộc hoặc tùy chọn. Chúng có thể chỉ xuất hiện một lần trong bản tin hoặccó thể lặp lại. Mỗi đoạn trong bản tin được đặt tên và được xácđịnh bằng ID củađoạn. ID của đoạn làm một mã ba ký tự duy nhất. Ví dụ PID là đoạn mã bệnh nhân,PV1 là đoạn thân nhân bệnh nhân…1.2.3.3 Trường (Field)16 Một trường là một chuỗi các ký tự. Mỗi trường được xác định bằng đoạn mànó nằm trong đó và vị trí của nó nằm trong đoạn. Ví dụ trường PID – 5 là trườngthứ năm trong đoạn PID. Các trường dữ liệu có thể bị bỏ đi nếu không cần thiết.Một trường được xác định gồm có phần bắt buộc và phần tùy chọn, hoặc theo điềukiện cụ thể căn cứ vào các bảng thuộc tính. Các giá trị là R (Required), O(Optional), C (Conditional) nằm trong sự kiện khởi đầu hoặc trong một trườngkhác. Độ dài tối đa của một trường được định nghĩa bằng thông tin bình thường.1.2.3.4 Thành phần (Component)Một thành phần làm một nhóm logic các đối tượng gồm có nhiều nội dungcủa một trường ghép hoặc mã hóa. Trong một trường có nhiều thành phần vàkhông phải tất cả các thành phần đều phải có giá trị.1.2.3.5 Item NumberMỗi trường được quy thành một Item number duy nhất. Các trường được sửdụng trong nhiều hơn một đoạn thì Item number của nó được duy trì qua các đoạn.1.2.3.6 Trường trống và trường rỗng (Null and Empty Field)Giá trị NULL được truyền bằng dấu “”, một trường có giá trị NULL kháchẳn với một trường rỗng (Empty). Một trường rỗng chỉ ra rằng không nên ghi đèlên các giá trị đã có của trường này. Trong khi đó một giá trị NULL thì lại chỉ ra làtất cả các giá trị trước đây của trường nên được ghi đè.1.2.3.7 Loại dữ liệu (Data Type)Loại dữ liệu giới hạn nội dung và định dạng của trường dữ liệu. Một số loạidữ liệu là mã hoặc là kết hợp của các loại dữ liệu khác.1.2.3.8 Dấu ngăn cách (Delimiters)Các giá trị về dấu ngăn cách được ghi trong MSH – 2 của bản tin và được sửdụng trong toàn bộ bản tin. Các dấu ngăn cách nên dùng gồm: “” là kết thúcđoạn “|” là dấu ngăn cách trường, “^” là dấu ngăn cách thành phần, “&” là dấungăn cách thành phần con, “~” là dấu ngăn cách lặp, “\” là ký tự Escape.1.2.3.9 Cú pháp bản tin (Message Syntax)17 Mỗi bản tin được định nghĩa trong một chú thích đặc biệt mà nó liệt kê cácID của đoạn theo thứ tự mà chúng sẽ xuất hiện trong bản tin. Các dấu móc {} chỉ rarằng một hoặc nhiều nhóm các đoạn (nhóm này có thể chỉ là một đoạn) có thể đượclặp lại. Dấu ngoặc đơn [] chỉ ra rằng các nhóm đoạn này là tùy chọn1.2.3.10Đoạn cục bộ (Z Segment)Tất cả các loại bản tin, các mã sự kiện khởi đầu và các mã ID của đoạn màbắt đầu với chứ Z là dành cho việc định nghĩa cục bộ. Có thể bỏ qua các đoạn cụcbộ này để chương trình có thể sử dụng dược rộng rãi hơn.1.2.3 Các quy tắc xây dựng bản tin HL71.2.3.1 Bước 1: Tạo ra các đoạn theo thứ tự đã được định nghĩaa) Ba ký tự đầu tiên là mã ID của đoạnb) Mỗi trường dữ liệu được chèn lần lượt vào các đoạn theo quy tắc:- Đặt dấu ngăn cách các trường trong đoạn- Nếu trường đó không có mặt thì bỏ qua- Nếu trường có giá trị nhưng là NULL thì dùng dấu “” đặt tại vịtrí đó- Khi trường có giá trị và khác NULL thì các ký tự được đặt tạivào lớn nhất là bằng độ dài tối đa của trường đó. Độ dài này đượcquy định trong định nghĩa kiểu trường.- Nếu trong định nghĩa trường cho phép chia thành các thành phầnthì áp dụng quy tắc:+ Các thành phần được phân tách bởi dấu ngăn “^”+ Thành phần có mặt nhưng là NULL thì biểu diễn bằng “”+ Thành phần không có mặt thì bỏ qua, không biểu diễnbằng ký tự nào.+ Các thành phần không có mặt nhưng ở vị trí cuối trongtrường thì không cần dấu ngăn cách thành phần.- Nếu định nghĩa là thành phần cho phép chúng được chia nhỏthành các thành phần con thì áp dụng quy tắc sau:18 + Các thành phần con được ngăn cách bởi dấu ngăn “&”+ Các thành phần con có mặt nhưng có giá trị NULL thìbiểu diễn bằng “”+ Các thành phần con không có mặt thì bỏ qua nhưng vẫndùng dấu ngăn cách thành phần con.+ Các thành phần con không có mặt nhưng ở vị trí cuối thìkhông cần dấu ngăn cách thành phần con.- Nếu trong định nghĩa trường có cho phép trường này được lặplại thì áp dụng như sau: có một dấu chỉ định sự lặp lại được đặt vào giữamỗi lần lặp, dấu lặp là dấu “~”.c) Lặp lại bước 1b khi có bất cứ trường có mặt nào được gửi đi. Nếu tất cảcác trường còn lại có trong định nghĩa đoạn nhưng lại không có mặt thì bỏqua chúng.d) Kết thúc mỗi đoạn với một ký tự ACSII xuống dòng1.2.4.2 Bước 2: Lặp lại bước 1 cho đến khi các đoạn được phát đi hết.Các quy tắc sau đây được áp dụng với bản tin nhận dạng HL7 và chuyểnđổi nội dung các bản tin thành dữ liệu:-Bỏ qua các đoạn, các trường, các thành phần, các thành phần con vàcác lặp lại của một trường nếu chúng không cần đến.-Nếu một đoạn thu được mà chúng ta lại không cần dùng thì hãy bỏqua nó, đây không phải là lỗi.-Nếu các trường dữ liệu được tìm thấy ở cuối của một đoạn và chúngkhông cần thiết thì có thể bỏ qua chúng, đây cũng không phải là lỗi.19

Xem Thêm

Tài liệu liên quan

  • Xây dựng hệ thống thông tin trong phòng xét nghiệm Xây dựng hệ thống thông tin trong phòng xét nghiệm
    • 125
    • 1,306
    • 4
  • Tài liệu Điệu nhảy thầy tu-phần 6 pptx Tài liệu Điệu nhảy thầy tu-phần 6 pptx
    • 18
    • 0
    • 0
  • Tài liệu Điệu nhảy thầy tu-phần 1 pdf Tài liệu Điệu nhảy thầy tu-phần 1 pdf
    • 17
    • 0
    • 0
  • Tài liệu Điệu nhảy thầy tu-phần 4 pptx Tài liệu Điệu nhảy thầy tu-phần 4 pptx
    • 7
    • 0
    • 0
  • Tài liệu Điệu nhảy thầy tu-phần 2 doc Tài liệu Điệu nhảy thầy tu-phần 2 doc
    • 4
    • 0
    • 0
  • Tài liệu Điệu nhảy thầy tu-phần 3 pdf Tài liệu Điệu nhảy thầy tu-phần 3 pdf
    • 12
    • 0
    • 0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(2.82 MB) - Xây dựng hệ thống thông tin trong phòng xét nghiệm -125 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Hệ Thống Thông Tin Bệnh Viện Là Gì