Chương 19: Sự Hối Cải

Các Nguyên Tắc Phúc Âm

  • Mục Lục

  • trang tựa

  • Lời Giới Thiệu

  • Chương 1: Cha Thiên Thượng của Chúng Ta

  • Chương 2: Gia Đình Thiên Thượng của Chúng Ta

  • Chương 3: Chúa Giê Su Ky Tô, Đấng Lãnh Đạo và Đấng Cứu Rỗi Đã Được Chọn của Chúng Ta

  • Chương 4: Sự Tự Do Lựa Chọn

  • Chương 5: Sự Sáng Tạo

  • Chương 6: Sự Sa Ngã của A Đam và Ê Va

  • Chương 7: Đức Thánh Linh

  • Chương 8: Cầu Nguyện lên Cha Thiên Thượng của Chúng Ta

  • Chương 9: Các Vị Tiên Tri của Thượng Đế

  • Chương 10: Thánh Thư

  • Chương 11: Cuộc Sống của Đấng Ky Tô

  • Chương 12: Sự Chuộc Tội

  • Chương 13: Chức Tư Tế

  • Chương 14: Tổ Chức của Chức Tư Tế

  • Chương 15: Dân Giao Ước của Chúa

  • Chương 16: Giáo Hội của Chúa Giê Su Ky Tô trong Thời Xưa

  • Chương 17: Giáo Hội của Chúa Giê Su Ky Tô Ngày Nay

  • Chương 18: Đức Tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô

  • Chương 19: Sự Hối Cải

  • Chương 20: Phép Báp Têm

  • Chương 21: Ân Tứ Đức Thánh Linh

  • Chương 22: Các Ân Tứ của Thánh Linh

  • Chương 23: Tiệc Thánh

  • Chương 24: Ngày Sa Bát

  • Chương 25: Nhịn Ăn

  • Chương 26: Sự Hy Sinh

  • Chương 27: Sự Làm Việc và Trách Nhiệm Cá Nhân

  • Chương 28: Sự Phục Vụ

  • Chương 29: Luật Sức Khỏe của Chúa

  • Chương 30: Lòng Bác Ái

  • Chương 31: Sự Lương Thiện

  • Chương 32: Tiền Thập Phân và Các Của Lễ

  • Chương 33: Công Việc Truyền Giáo

  • Chương 34: Phát Huy Các Tài Năng của Chúng Ta

  • Chương 35: Sự Vâng Lời

  • Chương 36: Gia Đình Có Thể Được Vĩnh Cửu

  • Chương 37: Trách Nhiệm Gia Đình

  • Chương 38: Hôn Nhân Vĩnh Cửu

  • Chương 39: Luật Trinh Khiết

  • Chương 40: Công Việc Đền Thờ và Lịch Sử Gia Đình

  • Chương 41: Thế Giới Linh Hồn Sau Trần Thế

  • Chương 42: Sự Quy Tụ của Gia Tộc Y Sơ Ra Ên

  • Chương 43: Các Điềm Triệu về Ngày Tái Lâm

  • Chương 44: Ngày Tái Lâm của Chúa Giê Su Ky Tô

  • Chương 45: Thời Kỳ Ngàn Năm

  • Chương 46: Sự Phán Xét Cuối Cùng

  • Chương 47: Sự Tôn Cao

  • Bản Liệt Kê Những Dụng Cụ Trợ Huấn bằng Hình Ảnh

  • Bản Chú Dẫn

An Hispanic young woman crying.  She is holding a handkerchief.  Tears are rolling down her face.
  • Tội lỗi là gì? Những hậu quả nào mà tội lỗi của chúng ta có đối với chúng ta?

Đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô đương nhiên đưa đến sự hối cải. Sự cần thiết phải hối cải trong thế gian đã có từ thời A Đam cho đến ngày nay. Chúa đã chỉ dẫn cho A Đam: “Vậy nên, hãy giảng dạy điều này cho con cái của ngươi biết rằng tất cả mọi người bất cứ ở đâu cũng phải hối cải, bằng không thì họ không có cách gì được thừa hưởng vương quốc của Thượng Đế cả, vì không có một vật ô uế nào có thể ở trong đó, hay ở trong chốn hiện diện của Ngài” (Môi Se 6:57).

Chúng ta đến thế gian với mục đích tăng trưởng và tiến triển. Đây là một tiến trình suốt cuộc đời. Trong thời gian này, tất cả chúng ta đều phạm tội (xin xem Rô Ma 3:23). Tất cả chúng ta đều cần phải hối cải. Đôi khi chúng ta phạm tội bởi vì không biết, đôi khi bởi vì yếu đuối, và đôi khi bởi vì cố ý bất tuân. Chúng ta đọc trong Kinh Thánh rằng “chẳng có người công bình ở trên đất làm điều thiện mà không hề phạm tội” (Truyền Đạo 7:20) và “ví bằng chúng ta nói mình không có tội chi hết, ấy là chính chúng ta lừa dối mình, và lẽ thật không còn ở trong chúng ta” (1 Giăng 1:8).

Tội lỗi là gì? Gia Cơ đã nói: “Kẻ biết làm điều lành mà chẳng làm, thì phạm tội” (Gia Cơ 4:17). Giăng đã mô tả tội lỗi là “mọi sự không công bình” (1 Giăng 5:17) và “sự trái luật pháp” (1 Giăng 3:4).

Chính vì thế mà Chúa đã phán: “Tất cả mọi người bất cứ ở đâu cũng phải hối cải” (Môi Se 6:57). Ngoại trừ Chúa Giê Su Ky Tô, là Đấng đã có một cuộc sống toàn hảo, bất cứ ai đã từng sống trên thế gian cũng đều phạm tội. Cha Thiên Thượng của chúng ta trong tình yêu thương bao la của Ngài đã cung ứng cho chúng ta cơ hội này để hối cải tội lỗi của chúng ta

  • Hối cải là gì?

Hối cải là cách thức dành cho chúng ta để thoát khỏi tội lỗi của mình và tiếp nhận sự tha thứ cho các tội lỗi đó. Tội lỗi làm trì hoãn sự tiến triển thuộc linh của chúng ta và còn có thể chặn đứng luôn sự tiến triển đó. Sự hối cải làm cho chúng ta có thể tăng trưởng và phát triển phần thuộc linh trở lại.

Đặc ân của việc hối cải có thể có được nhờ vào sự chuộc tội của Chúa Giê Su Ky Tô. Trong một cách thức nào đó mà chúng ta không hiểu được hết, Chúa Giê Su đã chuộc trả các tội lỗi cho chúng ta. Chủ Tịch Joseph Fielding Smith đã nói về điều này như sau:

“Tôi đã bị đau đớn, các anh chị em đã bị đau đớn, và đôi khi nỗi đau đớn này khá trầm trọng; nhưng tôi không thể thấu hiểu nỗi đau đớn…. mà đã khiến cho máu, giống như mồ hôi, tuôn chảy khỏi cơ thể. Đó là một điều khủng khiếp, một điều kinh hoàng. …

“… Không có một người nào từng được sinh ra trên thế gian này lại có thể chịu đựng được gánh nặng đè trên vai Vị Nam Tử của Thượng Đế, khi Ngài mang các tội lỗi của tôi và của các anh chị em và đã giúp chúng ta có thể thoát ra khỏi tội lỗi của mình” (Các Giáo Lý Cứu Rỗi, do Bruce R. McConkie chọn lọc, 3 tập [1954–56], 1:130–31; chữ nghiêng là từ nguyên bản).

Sự hối cải đôi khi đòi hỏi lòng can đảm phi thường, nhiều sức mạnh, nhiều nước mắt, những lời cầu nguyện liên tục và những nỗ lực không biết mệt mỏi để sống theo các giáo lệnh của Chúa.

  • Các nguyên tắc hối cải là gì?

Xin lưu ý giảng viên: Việc viết xuống một bản liệt kê có thể gợi lên niềm thích thú và giúp các học viên tập trung chú ý. Khi thảo luận các nguyên tắc hối cải với các học viên hoặc những người trong gia đình, các anh chị em có thể muốn yêu cầu một người nào đó viết các nguyên tắc này lên trên bảng hoặc lên trên một tờ giấy lớn.

Anh Cả Spencer W. Kimball đã nói: “Không có một con đường huy hoàng nào dẫn đến sự hối cải, không có một lối đi nào đầy đặc ân cho sự tha thứ. Mọi người phải tuân theo cùng một tiến trình bất luận kẻ ấy giàu hay nghèo, có học thức hay thiếu học, cao hay lùn, là hoàng tử hay người bần cùng, vua chúa hay thường dân” (Teachings of Presidents of the Church: Spencer W. Kimball [2006], 38; chữ nghiêng là từ nguyên bản).

Muốn hối cải, chúng ta cần phải tự mình thừa nhận rằng chúng ta đã phạm tội. Nếu chúng ta không thừa nhận điều này, thì chúng ta không thể hối cải.

An Ma đã khuyên dạy con trai mình, Cô Ri An Tôn, là người đã không trung thành trong sự kêu gọi truyền giáo của mình và đã phạm trọng tội: “Chỉ nên để cho những tội lỗi của mình làm băn khoăn mình, với sự băn khoăn mà sẽ đưa con đến sự hối cải. … Con đừng cố gắng bào chữa cho tội lỗi của mình” (An Ma 42:29–30). Thánh thư cũng khuyên chúng ta thêm là chớ biện minh cho những thói quen tội lỗi của mình (xin xem Lu Ca 16:15–16).

Chúng ta không thể che giấu bất cứ hành động nào trong cuộc sống của mình đối với bản thân mình hoặc đối với Chúa.

Ngoài việc thừa nhận các tội lỗi của mình, chúng ta cần phải cảm thấy thực tâm hối tiếc về những gì mình đã làm. Chúng ta phải cảm thấy rằng các tội lỗi của mình thật là gớm ghiếc. Chúng ta phải muốn từ bỏ các tội lỗi đó và không phạm tội nữa. Thánh thư dạy chúng ta rằng: “Tất cả những ai biết hạ mình trước mặt Thượng Đế, và ước muốn chịu phép báp têm, và đến với một tấm lòng đau khổ và một tâm hồn thống hối và… đã thực sự hối cải tất cả tội lỗi của mình… thì họ sẽ được thu nhận vào giáo hội của Ngài bằng phép báp têm” (GLGƯ 20:37).

  • Học 2 Cô Rinh Tô 7:9–10 và Mặc Môn 2:10–14. Về phương diện nào, các anh chị em nghĩ “buồn rầu theo ý Thượng Đế” khác với lòng biểu lộ sự hối tiếc?

Sự thực tâm hối tiếc của chúng ta phải đưa chúng ta đến việc từ bỏ (chấm dứt) các tội lỗi của mình. Nếu chúng ta có ăn cắp một thứ gì, thì chúng ta sẽ không ăn cắp nữa. Nếu chúng ta có nói dối, thì chúng ta sẽ không nói dối nữa. Nếu chúng ta phạm tội ngoại tình, thì chúng ta sẽ chấm dứt hẳn. Chúa đã mặc khải cho Tiên Tri Joseph Smith: “Qua cách thức này, các ngươi có thể biết được một người có hối cải tội lỗi của mình không—này, kẻ đó sẽ thú tội và từ bỏ những tội lỗi đó” (GLGƯ 58:43).

Thú nhận các tội lỗi của mình là một điều rất quan trọng. Chúa đã truyền lệnh cho chúng ta thú nhận các tội lỗi của chúng ta. Sự thú nhận làm nhẹ bớt gánh nặng khỏi người phạm tội. Chúa có hứa rằng: “Ta là Chúa tha tội, và thương xót những ai biết thú tội của mình bằng tấm lòng khiêm nhường” (GLGƯ 61:2).

Chúng ta cần phải thú nhận tất cả các tội lỗi của mình với Chúa. Ngoài ra, chúng ta còn phải thú nhận với vị có thẩm quyền chức tư tế hợp thức về các tội trọng—chẳng hạn như tội ngoại tình, gian dâm, mối quan hệ đồng tính luyến ái, lạm dụng ngược đãi người phối ngẫu và con cái, và mua bán cùng sử dụng ma túy bất hợp pháp—mà có thể ảnh hưởng đến vị thế của chúng ta trong Giáo Hội. Nếu chúng ta đã phạm tội đối với một người khác, thì chúng ta phải thú nhận với người mà chúng ta đã làm tổn thương. Có một số tội lỗi ít nghiêm trọng hơn không can dự đến một người nào khác ngoại trừ chúng ta và Chúa. Các tội này có thể được thú nhận riêng với Chúa.

Một phần của sự hối cải là sự chuộc lỗi. Điều này có nghĩa là nếu có thể được chúng ta phải sửa đổi bất cứ điều sai nào, mà chúng ta đã làm, thành điều đúng. Chẳng hạn, một kẻ trộm cắp phải đem trả lại những gì mà mình đã ăn cắp. Một người nói dối phải làm sáng tỏ sự thật. Một người ngồi lê đôi mách đã nói xấu nhân phẩm một người khác thì phải cố gắng phục hồi tiếng tốt của người mà mình đã làm hại. Khi chúng ta làm những điều này, Thượng Đế sẽ không nhắc tới các tội lỗi của chúng ta khi chúng ta bị phán xét (xin xem Ê Xê Chi Ên 33:15–16).

Một phần quan trọng của sự hối cải là tha thứ cho những người mà đã phạm tội cùng chúng ta. Chúa sẽ không tha thứ cho chúng ta trừ phi tâm hồn của chúng ta rũ sạch mọi căm thù, đắng cay và những ý nghĩ xấu đối với người khác (xin xem 3 Nê Phi 13:14–15). “Vậy nên, ta nói cho các ngươi hay, các ngươi phải biết tha thứ cho nhau; vì kẻ nào không biết tha lỗi cho anh em mình thì sẽ bị kết tội trước mặt Chúa; vì kẻ đó còn mắc phải trọng tội hơn” (GLGƯ 64:9).

Để cho sự hối cải của chúng ta được hoàn tất, chúng ta phải tuân giữ các giáo lệnh của Chúa (xin xem GLGƯ 1:32). Chúng ta không hoàn toàn hối cải nếu chúng ta không đóng tiền thập phân hoặc giữ ngày Sa Bát được thánh hoặc tuân theo Lời Thông Sáng. Chúng ta không hối cải nếu chúng ta không tán trợ các vị thẩm quyền của Giáo Hội và không yêu mến Chúa và đồng bào của mình. Nếu chúng ta không cầu nguyện và không có lòng nhân từ đối với những người khác, thì chắc chắn là chúng ta không hối cải. Khi chúng ta hối cải, cuộc sống của chúng ta thay đổi.

Chủ Tịch Kimball đã nói: “Trước hết, một người hối cải. Sau khi đã làm như vậy, người ấy cần phải sống theo các lệnh truyền của Chúa để gìn giữ ưu thế của mình. Điều này cần thiết để đạt được sự tha thứ trọn vẹn” (Teachings of Presidents of the Church: Spencer W. Kimball, 43).

  • Những lời giảng dạy trong đoạn này khác với ý nghĩ sai lầm rằng sự hối cải là sự thực hiện một bản liệt kê những giai đoạn giản dị hoặc những hành động thường lệ như thế nào?

  • Sự hối cải giúp chúng ta trong các phương diện nào?

Khi chúng ta hối cải, Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô trở nên hữu hiệu một cách trọn vẹn trong cuộc sống của chúng ta, và Chúa tha thứ các tội lỗi của chúng ta. Chúng ta được thoát khỏi cảnh nô lệ tội lỗi của mình và chúng ta tìm thấy được niềm vui.

An Ma đã nhớ lại kinh nghiệm hối cải của ông từ quá khứ đầy tội lỗi của mình:

“Tâm hồn cha bị ray rứt vô cùng và bị xâu xé với tất cả các tội lỗi của mình.

“Phải, cha đã nhớ lại tất cả những tội lỗi và những điều bất chính của mình, và vì thế cha phải bị giày vò với những nỗi đau đớn của ngục giới; phải, cha thấy cha đã chống lại Thượng Đế của cha, và cha đã không tuân giữ những lệnh truyền thánh của Ngài.

“… Những điều bất chính của cha quá lớn lao, đến đỗi chỉ mới có ý nghĩ là mình sẽ đến trước mặt Thượng Đế cũng đủ xâu xé tâm hồn cha một cách ghê sợ khôn tả.

“… Và chuyện rằng, trong lúc cha bị khốn khổ với cực hình, trong lúc cha bị ray rứt bởi sự hồi tưởng tới bao tội lỗi của mình, này, cha bỗng nhớ lại lời tiên tri của phụ thân cha đã tiên tri cho dân chúng biết về sự hiện đến của một Chúa Giê Su Ky Tô, tức là Vị Nam Tử của Thượng Đế, để chuộc tội lỗi cho thế gian.

“Bấy giờ, khi tâm trí cha vừa nghĩ đến điều đó, thì cha liền kêu cầu trong lòng mà rằng: Hỡi Chúa Giê Su, là Vị Nam Tử của Thượng Đế, xin Ngài hãy thương xót con …

“… Và bấy giờ, này, cha vừa nghĩ xong điều ấy, thì cha không còn nhớ đến những sự đau đớn nữa. …

“Và ô kìa, sự vui mừng biết bao, và cha đã được trông thấy một ánh sáng kỳ diệu làm sao; phải, tâm hồn cha tràn đầy nỗi vui mừng quá lớn lao chẳng khác chi sự đau đớn mà cha đã trải qua vậy!

“… Chẳng có sự vui mừng nào ngọt ngào êm dịu cho bằng niềm vui của cha” (An Ma 36:12–14, 17–21).

  • Sự hối cải và sự tha thứ mang niềm vui đến cho An Ma như thế nào?

  • Một số hậu quả nào có thể xảy ra vì sự trì hoãn hối cải của chúng ta?

Các vị tiên tri đã nói rằng cuộc sống này là thời gian cho loài người chuẩn bị để gặp Thượng Đế” (An Ma 34:32). Chúng ta phải hối cải bây giờ, mỗi ngày. Khi thức dậy buổi sáng, chúng ta phải tự xét xem Thánh Linh của Thượng Đế có ở với chúng ta hay không. Buổi tối trước khi đi ngủ, chúng ta phải kiểm lại các hành động và lời nói của mình trong ngày và cầu xin Chúa chỉ cho chúng ta nhận ra những điều nào mà chúng ta cần phải hối cải. Bằng cách hối cải mỗi ngày và được Chúa tha thứ các tội lỗi của mình, chúng ta sẽ trải qua tiến trình trở nên toàn hảo mỗi ngày. Giống như An Ma, hạnh phúc và niềm vui của chúng ta có thể tuyệt vời và tốt đẹp.

  • Ma Thi Ơ 9:10–13; Lu Ca 13:3; Ê Xê Chi Ên 18:30 (hối cải hay chết)

  • An Ma 7:21 (vật gì ô uế thì không thể ở nơi hiện diện của Thượng Đế)

  • 2 Cô Rinh Tô 7:9–10 (buồn rầu theo ý Thượng Đế)

  • Mô Si A 4:10–12 (các bước hối cải)

  • Ê Sai 1:18; Mô Si A 26:28–32 (sự hối cải mang đến sự tha thứ)

  • GLGƯ 58:42 (các tội lỗi không còn bị nhớ đến nữa)

  • 2 Nê Phi 9:23 (sự hối cải cần thiết cho sự cứu rỗi)

  • 2 Nê Phi 2:21 (hối cải khi còn trong thể xác)

  • GLGƯ 19:15–20 (Chúa đã truyền lệnh cho chúng ta phải hối cải để chúng ta sẽ không phải chịu đau khổ như Ngài đã chịu đau khổ)

Từ khóa » điều Tội Lỗi Là Gì