Chương 2: LAO LẮP KẾT CẤU NHỊP - TaiLieu.VN

OPTADS360 intTypePromotion=1 zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn tailieu.vn NÂNG CẤP Đăng Nhập | Đăng Ký Chủ đề »
  • Sức bền vật liệu
  • Vật liệu xây dựng
  • Định mức xây dựng
  • Kết cấu thép
  • Thiết kế kiến trúc
    • Phong thủy nhà ở
  • HOT
    • CEO.29: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
    • LV.26: Bộ 320 Luận Văn Thạc Sĩ Y...
    • CEO.27: Bộ Tài Liệu Dành Cho StartUp...
    • CEO.24: Bộ 240+ Tài Liệu Quản Trị Rủi...
    • LV.11: Bộ Luận Văn Tốt Nghiệp Chuyên...
    • FORM.07: Bộ 125+ Biểu Mẫu Báo Cáo...
    • CMO.03: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
    • FORM.08: Bộ 130+ Biểu Mẫu Thống Kê...
    • FORM.04: Bộ 240+ Biểu Mẫu Chứng Từ Kế...
    TL.01: Bộ Tiểu Luận Triết Học
TUYỂN SINH YOMEDIA ADSENSE Trang Chủ » Kỹ Thuật - Công Nghệ » Kiến trúc - Xây dựng Chương 2: LAO LẮP KẾT CẤU NHỊP

Chia sẻ: Dang Van Son | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:16

Thêm vào BST Báo xấu 2.194 lượt xem 282 download Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thường dùng các cần cẩu bánh xích, bánh lốp, các cần cẩu này có thể di chuyển dễ dàng trên công trường. Nếu cần cẩu di chuyển trực tiếp trên đất nền thì cường độ của nền phải tốt. Chẳng hạn, nếu lao bằng cần trục bánh lốp, ứng suất nền đất phải là 4-5 daN/cm2; Nếu là cần trụ bánh xích, ứng suất ít nhất cũng phải đạt 2-3 daN/cm2. Trường hợp đất yếu, có thể kê ván gỗ hoặc lót thép tấm ở vệt bánh xe của cần trục. Nếu dầm dài hơn 21m thì dùng 2 cần cẩu nhưng phải chú ý điều khiển...

AMBIENT/ Chủ đề:
  • : thiết kế cầu
  • sơ đồ bố trí nhịp
  • lắp đặt thiết bị
  • khối lượng riêng
  • kết cấu nhịp dầm
  • cốt thép cường độ cao
  • ứng suất nén

Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!

Đăng nhập để gửi bình luận! Lưu

Nội dung Text: Chương 2: LAO LẮP KẾT CẤU NHỊP

  1. Bài giảng Môn học: Thi công Cầu Chương 2 LAO LẮP KẾT CẤU NHỊP 2.1. CÁC CÔNG NGHỆ LẮP KẾT CẤU NHỊP CẦU BTCT GIẢN ĐƠN Để lao lắp KCN cầu BTCT loại này ta có rất nhiều phương pháp khác nhau. Với các cầu nhịp ngắn, do trọng lượng của các khối lắp ghép nhỏ cho nên người ta có thể dùng cần cẩu để lắp theo phương pháp lắp dọc hoặc lắp 2.1.1. LẮP KẾT CẤU NHỊP BẰNG CẦN CẨU CHẠY DƯỚI KẾT CẤU NHỊP 1. Phạm vi áp dụng Thường dùng các cần cẩu bánh xích, bánh lốp, các cần cẩu này có thể di chuyển dễ dàng trên công trường. Nếu cần cẩu di chuyển trực tiếp trên đất nền thì cường độ của nền phải tốt. Chẳng hạn, nếu lao bằng cần trục bánh lốp, ứng suất nền đất phải 2 là 4-5 daN/cm ; Nếu là cần trụ bánh xích, ứng suất ít nhất cũng phải đạt 2-3 2 daN/cm . Trường hợp đất yếu, có thể kê ván gỗ hoặc lót thép tấm ở vệt bánh xe của cần trục. Nếu dầm dài hơn 21m thì dùng 2 cần cẩu nhưng phải chú ý điều khiển 2. Trình tự lắp  Chọn cần cẩu phù hợp  Xác định vị trí đứng của cần cẩu  Đưa cần cẩu vào vị trí  Đưa dầm BTCT vào trong tầm với của cần cẩu  Cần cẩu lấy dầm và đưa vào gối  Cần cẩu quay một góc 180 độ để lấy dầm đặt vào vị trí (một cần  cẩu) Cần cẩu lùi để lấy dầm khác để lắp dầm tiếp theo (hai cần cẩu) Khoa Công Trình Trang 70
  2. Bài giảng Môn học: Thi công Cầu Hình 2.1. Cẩu lắp theo phương ngang cầu trên cạn ở bãi sông 1. Bãi chứa dầm; 2. Cẩu lắp dầm; 3. Dầm thép; Khoa Công Trình Trang 71
  3. Bài giảng Môn học: Thi công Cầu CÈu CÈu Hình 2.2. Lắp kết cấu nhịp bằng 2 cần cẩu chạy dưới Hình 2.3. Một số hình ảnh lắp kết cấu nhịp BTCT bằng 2 cần cẩu chạy dưới Khoa Công Trình Trang 72
  4. Bài giảng Môn học: Thi công Cầu 2.1.2. LẮP KẾT CẤU NHỊP BẰNG CẦN CẨU CHẠY TRÊN KẾT CẤU NHỊP 1. Phạm vi áp dụng: Khi nền đất bải sông yếu hoặc mực nước sâu, cần cẩu lắp dầm có thể dùng phương án đi trên nhịp để lao. Trường hợp này cần cẩu phải có tầm với dài để cẩu dầm phía trước. Vì cần cẩu đi trực tiếp trên kết cấu nhịp nên chỉ lao được các phiếm dầm có chiều dài tối đa là 16m ( 140-150 kN). Loại này chỉ áp dụng cho nhịp nhỏ như cầu bản..2.Trình tự lắp  Chọn cần cẩu đủ tầm với và sức nâng.  Chọn vị trí để cần cẩu đứng ổn định phía sau  mố. Đưa cần cẩu vào vị trí trên đướng đầu cầu  sau mố. Đưa dầm vào tầm với của cần cẩu bằng  xe goòng. Cần móc cẩu lấy dầm đặt vào gối  Sau khi lắp xong nhịp thứ nhất tiến hành liên kết các dầm ngang và bản mặt cầu lại.  Rồi cho cần cẩu tiến ra đứng trên nhịp vừa mới lắp, các dầm được vận chuyển ra đứng bên cạnh cần cẩu, cần cẩu móc lấy và đặt vào vị trí gối... Hình 2.4. Cẩu lắp dầm thép theo phương dọc cầu. 1. Đường ray; 2. Cần cẩu trung chuyển dầm đưa vào hệ di chuyển; 3. Tời kéo di chuyển xe goòng; 4. Xe goòng; 5. Cẩu lắp dầm; 6: dầm vừa lắp; 7. nhịp dầm đã lắp;8. Dầm trên bãi. Khoa Công Trình Trang 73
  5. Bài giảng Môn học: Thi công Cầu 2.1.3. LẮP KẾT CẤU NHỊP BẰNG 2 CẦN CẨU ĐỨNG TRÊN NHỊP VỪA MỚI LẮP 1. Phạm vi áp dụng Thường dùng cho nhịp chính của cầu có chiều dài nhịp lớn một cẩu không đủ sức nâng do đó phải dùng hai cẩu. 2.Trình tự thi công Hình 2.5. Lắp kết cấu nhịp bằng 2 cần cẩu đứng trên các nhịp vừa mới lắp  Xây dựng hệ đà giáo bắc qua nhịp cần lắp, bê trên lắp tà vệt đường ray.  Chọn hai cần cẩu đủ sức nâng tiến ra đứng trên 2 đầu nhịp vừa mới lắp.  Dầm cầu được vận chuyển đến bằng xe goòng rồi tiến ra trên hệ đường ray trên đà giáo.Nếu bên cạnh cầu đang xây dựng có cầu cũ thì không cần  phải làm hệ đà giáo và kết cấu nhịp được vận chuyển ra đứng trên cầu đó.  Hai cần cẩu móc lấy 2 đầu dầm quay 1 góc đặc vào vị trí gối. 2.1.4. LẮP KẾT CẤU NHỊP BẰNG CẦN CẨU ĐỨNG TRÊN HỆ NỔI 1. Phạm vi áp dụng Khi phải lắp các kết cấu nhịp ở nơi sông sâu, không có điều kiện làm trụ tạm, dầm được vận chuyển đến bằng đường thủy. 2.Trình tự thi công được vận chuyển đến bằng xà lan, tập kết bên cạnh nhịp cần  Dầm cầu  lắp  Cần cẩu lắp dầm đứng trên xà lan vuông góc với xà lan chở dầm  Cần cẩu móc lấy từng dầm nhẹ nhàng đặt vào vị trí gối Tương tự như vậy lắp hết các dầm Khoa Công Trình Trang 74
  6. Bài giảng Môn học: Thi công Cầu Hình 2.6a. Cẩu lắp theo phương ngang bằng cẩu trên sàlan Khoa Công Trình Trang 75
  7. Bài giảng Môn học: Thi công Cầu Hình 2.6.b. Một số hình ảnh lắp dầm bằng cần cẩu đứng trên hệ nồi 2.1.5. LẮP KCN CẦU BTCT BẰNG GIÁ LONG MÔN DI ĐỘNG 1. Phạm vi áp dụng: Thích hợp để lao lắp cầu dầm BTCT nhiều nhịp, lao các kết cấu nhịp cầu BTCT có L 33m qua các sông cạn hoặc ít nước. Giá chữ Môn có thể được chế tạo sẵn trong nhà máy hoặc lắp ghép từ kết cấu UYKM 2.Trình tự tiến hành:  Làm sàn công tác cho giá Long Môn  Trên sàn công tác lắp đường ray cho giá Long Môn  Lắp giá long Môn  Vận chuyển dầm  Dùng giá Long Môn nhấc dầm và vận chuyển dầm đến đặt lên gối  Sau đó giá Long Môn trở về phía trong cẩu lắp dầm kế tiếp rồi vận chuyển đặt vào vị trí gối, và tiếp tục như vậy cho đến hết. Khoa Công Trình Trang 76
  8. Bài giảng Môn học: Thi công Cầu 200 902 10 0 200 325 270 270 135 Hình 2.7. Lắp dầm bằng giá long môn di động Hình 2.8. Một số hình ảnh lắp dầm bằng giá long môn di động Khoa Công Trình Trang 77
  9. Bài giảng Môn học: Thi công Cầu 2.1.6. LẮP KCN CẦU BTCT BẰNG GIÁ LONG MÔN CỐ ĐỊNH 1. Phạm vi áp dụng: Thích hợp để lao lắp cầu dầm BTCT nhiều nhịp, đặc biệt với các cầu có chiều cao lớn, và nhịp dài > 24m. Giá chữ Môn có thể được chế tạo sẵn trong nhà máy hoặc lắp ghép từ kết cấu UYKM. Cần trục này có nhược điểm là thời gian lắp ráp lâu, nhưng ưu điểm nổi bật là cẩu lắp được cấu kiện có trọng lượng nặng, ở độ cao lớn, vì vậy được sử dụng rộng rãi trong xây dựng cầu. 2.Trình tự tiến hành: Hình 2.9. Sơ đồ lắp đặt dầm bằng cần cẩu long môn. 1. Cầu tạm bằng thanh vạn năng; 2. Cần trục long môn bằng thanh vạn năng; Hình 2.10. Một số hình ảnh lắp dầm bằng giá long môn cố động  Làm đường công tác cho giá Long Môn di chuyển: + Nếu cầu thấp và địa chất tốt thì cần trục di chuyển dọc cầu bằng đường ray đặt trên bãi sông. Khoa Công Trình Trang 78
  10. Bài giảng Môn học: Thi công Cầu + Nếu cầu cao và địa chất sấu thì cần trục di chuyển dọc cầu bằng đường ray đặt trên hệ cầu tạm .  Lắp giá Long Môn đi chyển trên hệ đường ray ra vị trí cần lắp  dầm. Vận chuyển dầm bằng xe goòng đến bên dưới giá Long  Môn.  Dùng giá Long Môn nhấc 2 đầu dầm và vận chuyển dầm đến đặt lên gối. Sau đó xe goòng trở về phía trong vận chuyển tiếp dầm khác ra rồi giá  Long Môn nhấc 2 đầu dầm và vận chuyển dầm đến đặt lên gối. 2.1.7. LAO DỌC KẾT CẤU NHỊP TRÊN ĐÀ GIÁO 1. Phạm vi áp dụng: Phương pháp này ít dùng, chỉ dùng ở nơi thiếu thiết bị lao lắp, cầu nhỏ, sông cạn 2.Trình tự thi công DÇm b 2 Ray P43 2 §•êng ray b I 6000,l=32000 Hình 2.11. Lao dọc dầm trên đà giáo Hình 2.12. Một số hình ảnh lao dọc dầm trên đà giáo thép Khoa Công Trình Trang 79
  11. Bài giảng Môn học: Thi công Cầu  Với phương pháp này ta tiến hành làm trụ tạm,  Lắp đà giáo để lao dọc kết cấu nhịp trên đà giáo.  Lắp tà vẹt và đường rây để xe goòng chở dầm di chyển  Xe goòng chở từng dầm di chuyển trên hệ đường rây ra ngoài vị trí nhịp  Khi đến vị trí nhịp xe goòng chuyển từ đường lao dọc sang đường ngang rồi đưa dầm đến vị trí gối  Tương tự như vậy để thực hiện cho các nhịp tiếp theo. 2.1.8. LẮP KẾT CẤU NHỊP BẰNG GIÁ 3 CHÂN 1. Phạm vi áp dụng: Thích hợp để lao lắp cầu dầm BTCT nhiều nhịp, đặc biệt với các cầu có chiều cao lớn, và nhịp dài > 20m 2.Trình tự thi công 22.5 37.5 Hình 2.13. Lắp dầm bằng giá 3 chân  Lấy hệ thống tà vẹt, đường ray trên đường đầu cầu để giá 3 chân sau này di chuyển.  Lắp dựng giá 3 chân trên hệ thống đường ray ở trên nền đường đầu  cầu  Lao giá 3 chân đến vị trí lắp cầu theo phương pháp  hẫng  Dầm được chuyển dọc bằng xe goòng đến bên dưới giá 3 chân  Khi đầu dầm đến móc số 1 thì được móc lên và lao kéo ra ngoài  Khi đầu dầm còn lại đến vị trí móc số 2 thì móc lấy và nhắt lên rồi lao dầm ra ngoài vị trí cần lắp. Khi đến vị trí cần lắp chuyển đường lao dọc thành đường lao ngang trên giá Khoa Công Trình Trang 80
  12. Bài giảng Môn học: Thi công Cầu Hình 2.14. Một số hình ảnh lắp dầm bằng giá 3 chân 2.1.9. LAO LẮP KCN BẰNG TỔ HỢP LAO CẦU (Dầm dẫn và giá long môn di động) 1. Phạm vi áp dụng: Thích hợp để lao lắp cầu dầm BTCT nhiều nhịp, đặc biệt với các cầu có chiều cao lớn, và nhịp dài . 2.Cấu tạo tổ hợp lao cầu Tổ hợp gồm cầu dẫn (2), hai cần trục long môn tự hành (1) chạy bằng đường ray đặc trên cầu dẫn, có khả năng cầu 120 kN, để nâng hạ phiếm dầm (3). Đối trọng (4) có tác dụng giữ ổn định cho cầu dẫn khi kéo về phía trước bằng tời và dây cáp. Cẩu dầm gồm dầm chính (6) nối với nhau bằng liên kết ngang (5). Cần trục Long Môn đặt trên hệ bánh xe cách nhau 7,8m và 9,2m theo chiều ngang tương ứng với khoảng cách, giữa hai dầm biên. Khi đặc phiếm dầm Khoa Công Trình Trang 81
  13. Bài giảng Môn học: Thi công Cầu (3) lên gối cũng phải dùng 2 cần trục vận hành cùng một Như vậy, các lúc. phiếm dầm có thể được lao dọc và sàn ngang một cách dễ dàng. Hình 2.15. Lao cầu bằng dầm dẫn và giá long môn Trình tự lắp kết cấu nhịp như sau:  Lắp cầu dẫn trên đường đầu cầu rồi lao hẫng kê trên đỉnh của mố,  trụ. Cần trục Long Môn cẩu dầm BTCT và chạy dọc trên đường đầu cầu  và chạy trên cả cẩu dẫn.  Khi đến vị trí dầm được chuyển ngang và hạ xuống gối. Sau khi lắp xong các dầm cho nhịp đầu muốn lao nhịp tiếp theo, cầu dẫn 2.2. CÁC CÔNG NGHỆ LẮP RÁP KCN CẦU LIÊN TỤC BTCT 2.2.1. LẮP RÁP KCN LIÊN TỤC BTCT TRÊN ĐÀ GIÁO VÀ TRỤ TẠM CỐ ĐỊNH 1. Phạm vi áp dụng Kết cấu nhịp dầm liên tục bê tông cốt thép được lắp ghép từ những khối dầm riêng biệt ta có thể lắp ghép chúng trên đà giáo cố định bắng các cần cẩu. 2. Các bước thi công: Các cần cẩu này chạy trên mặt đất hoặc chạy trên phần kết cấu nhịp đã được xây dựng để lắp tiếp các nhịp sau. Mối nối giữa các khối với nhau thường bố trí ở những nơi có mômen nhỏ nhất trong kết cấu dầm liên tục. Khi các thiết bị di chuyển trên đà giao1 hoặc dưới mặt đất để lắp ráp thì các Khoa Công Trình Trang 82
  14. Bài giảng Môn học: Thi công Cầu cẩu hoặc giá ba chân di chuyển trên các nhịp đã lắp để lắp các nhịp tiếp theo thì các khối lắp ghép còn phải chịu thêm trọng lượng cần cẩu và xe chở dầm, khi đó cần phải tăng cường các khối dầm và đặt thêm các trụ tạm. Hình 2. 16. 2.2.2. LẮP RÁP KẾT CẤU NHỊP LIÊN TỤC BTCT BẰNG PP LAO DỌC 1.Phạm vi áp dụng Nội dung chính của phương pháp là : Các đốt dầm có chiều cao giống nhau được liên kết với mũi dẫn bằng thép có chiều dài bằng ½ chiều dài nhịp lớn nhất. 2.Các bước thi công: Hình 2.17: . Sơ đồ lắp đặt dầm bằng cần cẩu chân Hình 2.19 dê 1- Cầu tạm bằng kết cấu định hình 2- Cần cẩu chân dê lắp bằng cấu kiện 3- YUKM Dầm BTCT cần lắp Khoa Công Trình Trang 83
  15. Bài giảng Môn học: Thi công Cầu Trong quá trình lao dọc mỗi mặt cắt ngang của kết cấu nhịp luôn có sự biến đổi về trị số nội lực và dấu của chúng. Mặt khác các nội lực đó hoàn toàn khác với nội lực đã thiết kế cho giai đoạn khai thác, vì vậy khi lao dọc cần phải bố trí thêm các bó cốt thép thi công. Số bó cốt thép thi công được bố trí phụ thuộc vào chiều dài nhịp, đặt trưng hình học của kết cấu, chiều dài mũi dẫn và cách bố trí các trụ tạm trung gian. Để có thể lắp đẩy mà không cần trụ trung gian ta có thể sử dụng mũi dẫn bằng thép dài đến 24m được chế tạo bằng các dầm chữ I có chiều cao 1,5m có các liên kết ngang nối với nhau. Mũi dẫn được liên kết chắc chắn bằng bulông và các bó cốt thép dự ứng lực với phân đoạn đầu tiên cảu dầm bêtông cốt thép sắp được lao. Do trụ cầu rất cao nên khi đẩy kết cấu nhịp qua đỉnh trụ, tại đỉnh trụ xuất hiện lực đẩy ngang gây uốn cho trụ. Để đảm bảo độ ổn định cho trụ người ta thường dùng những dây giằng chéo bằng thép có đường kính 27mm ( xem hình vẽ). Bố trí ụ trượt trên đỉnh trụ: ụ trượt là một khối bằng thép đặt trên bề mặt đỉnh trụ, trong khối này có gối chốt cao su và kim loại( vỏ gối bằng thép với các tấm cao su). Đường trượt trên là một tấm thép dài 2m dày 12mm bề mặt dưới tiếp xúc với tấm trượt được mạ crôm. Trong các khoan ngăn của ụ trượt ta bố trí hai kích 100 tấn, khi lao trượt các kích này có nhiệm vụ nâng mũi dẫn để sắp xếp lại các tấm trượt. Phần kết cấu nhịp đã lao ra cũng được đặt trên các ụ trượt ở đó có chồng nề gồm hai lớp xà gỗ để nâng cao độ của gối cao su kim loại và đặt hai tấm đệm bằng chất dẻo. Tấm thép được di chuyển sau khi nâng kết cấu bằng một kích thủy lực 200 tấn. Trong quá trình lao kéo các tấm trượt cứ lần lượt được đặt vào rồi laị rơi ra. Để đẩy kết cấu Hình 2.18. Một số hình ảnh lắp kết cấu nhịp BTCT liên tục Khoa Công Trình Trang 84
  16. Bài giảng Môn học: Thi công Cầu Hình 2.19. Một số hình ảnh lắp liên kết các dầm BTCT giản đơn thành liên tục Khoa Công Trình Trang 85
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

LV.15: Bộ Đồ Án Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Cơ Khí 65 tài liệu 2431 lượt tải Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn: Đồng ý Thêm vào bộ sưu tập mới: *Tên bộ sưu tập Mô Tả: *Từ Khóa: Tạo mới Báo xấu
  • Hãy cho chúng tôi biết lý do bạn muốn thông báo. Chúng tôi sẽ khắc phục vấn đề này trong thời gian ngắn nhất.
  • Không hoạt động
  • Có nội dung khiêu dâm
  • Có nội dung chính trị, phản động.
  • Spam
  • Vi phạm bản quyền.
  • Nội dung không đúng tiêu đề.
Hoặc bạn có thể nhập những lý do khác vào ô bên dưới (100 ký tự): Vui lòng nhập mã xác nhận vào ô bên dưới. Nếu bạn không đọc được, hãy Chọn mã xác nhận khác.. Đồng ý LAVA AANETWORK THÔNG TIN
  • Về chúng tôi
  • Quy định bảo mật
  • Thỏa thuận sử dụng
  • Quy chế hoạt động
TRỢ GIÚP
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Upload tài liệu
  • Hỏi và đáp
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
  • Liên hệ
  • Hỗ trợ trực tuyến
  • Liên hệ quảng cáo
Theo dõi chúng tôi

Chịu trách nhiệm nội dung:

Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA

LIÊN HỆ

Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

Hotline: 093 303 0098

Email: support@tailieu.vn

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2022-2032 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Đang xử lý... Đồng bộ tài khoản Login thành công! AMBIENT

Từ khóa » Kết Cấu Yukm