Chương 2 : Nhạc Lý Cơ Bản Các Dấu Ký Hiệu Trong âm Nhạc

9.3. Liên hai : là 2 dấu nhạc có trường độ bằng nhau nhưng được diễn tấu trong thời gian bằng 3 dấu cùng hình dạng.

Nói cách khác là dấu nhạc có chấm (loại phách chia 3) thay vì được chia 3 như thường lệ thì chỉ được chia 2 thôi.

9.4. Liên tư : Là diễn tấu 4 dấu thay vì cần diễn 6 dấu cùng hình dạng.

10. Các ký hiệu dùng để lặp lại

10.1. Lặp lại một âm hình giai điệu nào đó trong cùng một ô nhịp, thay vì viết ra cả thì chỉ cần viết 1 lần rồi ghi các vạch xiên chỉ trường độ.

10.2. Một âm thanh hoặc một hợp âm cần nhắc lại thì ghi tổng số trường độ và thêm các gạch chỉ trường độ phải lặp lại :

10.3. Lặp lại luân phiên nhiều lần âm thanh hoặc hợp âm (trémolo)

10.4. Lặp lại nguyên 1 hoặc 2 ô nhịp :

10.5. Lặp lại một đoạn nhạc : dùng dấu hồi đoạn ] } (Td 18a)

10.6. Lặp lại một đoạn dài, hoặc cả bài : Dùng dấu hồi tống @ (Td 18b)

Khi phần cuối đoạn lặp lại có khác biệt với phần cuối đoạn đầu thì người ta ghi dấu ngoặc vuông với số 1 hoặc chữ a trên phần khác biệt của đoạn đầu, và ghi dấu ngoặc vuông với số 2 hoặc chư b trên phần cuối của đoạn lặp lại.

Lần đầu diễn theo số một (còn gọi là volta 1) cho đến dấu hồi tống thì lặp lại lần 2, bỏ volta 1, nhảy qua volta 2.

Người ta có thể thay dấu hồi tống bằng chữ DC (Da Capo nghĩa là trở lại từ đầu. Da Capo al fine = Trở lại từ đầu cho đến chỗ TẬN của bài).

Bài nhạc nào có đoạn kết riêng, gọi là CODA thì người ta ghi dấu A hoặc để báo hiệu chỗ phải sang đoạn kết. Dấu báo kết A ... được ghi 2 lần, lần đầu thường kèm theo chữ Al Coda (sang đoạn kết), lần hai ghi ngay đầu đoạn kết với chữ CODA. (Td 19c)

Từ khóa » Nốt Trắng âm Nhạc