Nốt Trắng – Wikipedia Tiếng Việt

Nốt trắng và dấu lặng trắng

Nốt trắng (tiếng Anh: minim, half note) là một hình nốt nhạc có trường độ bằng phân nửa nốt tròn và bằng hai lần nốt đen. Đối với nhịp 3/4, 4/4 thì một nốt trắng tương đương hai phách trong một ô nhịp.

Nốt trắng có thân nốt hình bầu dục, rỗng ruột (màu trắng) giống như nốt tròn nhưng lại có thêm đuôi. Ký hiệu có liên quan đến nốt trắng là dấu lặng trắng, có ý nghĩa biểu lộ một khoảng lặng tương đương trường độ của nốt trắng. Dấu lặng trắng có dạng hình chữ nhật đặc ruột (màu đen) nằm ở phía trên dòng kẻ thứ ba trong khuông nhạc.

Trường độ

[sửa | sửa mã nguồn]

Nốt trắng tương đương nửa nốt tròn, hai nốt đen, bốn nốt móc đơn, tám nốt móc kép,...

Trong một ô nhịp của tác phẩm viết theo nhịp phân hai (2/4, 3/4, 4/4) thì một nốt trắng tương đương hai phách. Nếu thêm dấu chấm dôi thì trường độ được kéo dài thêm một nửa.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nốt trắng có nguồn gốc từ nốt minima trong hệ thống ký hiệu nhạc "đo lường được" (mensural notation) thời thế kỷ 13-16. Minima theo tiếng Latinh có nghĩa là "ít nhất" hoặc "nhỏ nhất", bởi lẽ có thời kỳ nốt trắng từng là nốt có trường độ ngắn nhất so với các nốt khác được sử dụng.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn] Tra nốt trắng trong từ điển mở tiếng Việt Wiktionary
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến nhạc lý này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Hình nốt nhạc
Hình nốt
  • Nốt tròn tư
  • Nốt tròn ba
  • Nốt tròn đôi
  • Nốt tròn
  • Nốt trắng
  • Nốt đen
  • Nốt móc đơn
  • Nốt móc kép
  • Nốt móc ba
  • Nốt móc tư
  • Nốt móc năm
  • Nốt móc sáu
Biến thể
  • Nốt nhạc có dấu chấm dôi
  • Nốt láy
  • Liên ba

Từ khóa » Nốt Trắng âm Nhạc