Chương 2. Phát Triển Năng Lực Tư Duy Cho Học Sinh Trong Dạy Học Hóa ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >
- Luận Văn - Báo Cáo >
- Thạc sĩ - Cao học >
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.51 MB, 156 trang )
2.2. PHÁT TRIỂN MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY CHO HS TRONG DẠYHỌC HÓA HỌC2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợpVD1: Các khí ẩm như clo, oxi, nitơ,… có thể làm khô bằng dung dịch H2SO4 đặc nhưngtại sao các khí H2S, HBr, HI… lại không thể dùng H2SO4 đặc làm chất hút ẩm được?HS biết H2SO4 đặc có tính háo nước nên có khả năng làm khô các khí ẩm nhưng nótính oxi hóa mạnh, có thể tác dụng với các chất có tính khử mạnh như: H2S, HBr, HI…HS viết các PTHH:3H2SO4 đặc + H2S→ 4H2O + 4SO22HBr + H2SO4 đặc → SO2 + H2O + Br28HI + H2SO4 đặc → H2S + 4I2 + 4H2OVậy chỉ có một số khí có tính oxy hóa mạnh, không tác dụng được với H2SO4 đặc mớidùng H2SO4 đặc để làm chất hút ẩm như Cl2, O2, CO2…VD2: Khi học về nhận biết, HS sẽ phải tổng hợp lại phương pháp nhận biết các gốc axitphổ biến, hay gặp trong BT:Bảng 2.2. Thuốc thử, phản ứng và hiện tượng một số gốc axit thường gặpGốcClorua (Cl-)Bromua (Br-)Iotua (I-)Sunfat (SO42-)Thuốc thửdd AgNO3dd AgNO3dd AgNO3dd BaCl2, Ba(NO3)2Sunfit (SO32-)dd HCl, dd H2SO4và dd Br2Sunfua(S2-)dd HCl, dd H2SO4Cacbonic(CO32-)dd HCl, dd H2SO4và nước vôi trongPhản ứng và hiện tượngNaCl + AgNO3 NaNO3 + AgCl trắngNaBr + AgNO3 NaNO3 + AgBrvàng nhạtNaI + AgNO3 NaNO3 + AgI vàng đậmK2SO4 + BaCl2 2KCl + BaSO4 trắngK2SO3 + 2HCl 2KCl + SO2 + H2OSO2 + Br2 + H2O HBr + H2SO4(mất màu brom)Na2S + 2HCl 2KCl + H2S(mùi trứng thối)Na2CO3 + 2HCl 2NaCl + CO2 + H2OCO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O(nước vôi đục)2.2.2. Phương pháp phán đoánVD1: Tại sao clo ẩm làm mất màu quỳ tím?HS quan sát GV biểu diễn thí nghiệm điều chế clo, sau đó sục khí clo vào nước,dùng quỳ tím thử nước clo vừa điều chế được thì thấy quỳ tím ban đầu chuyển sang43màu đỏ rồi mất màu rất nhanh sau đó. Vậy tại sao nước clo làm mất màu quỳ tím vìphản ứng:Cl2 + H2O HClO + HClDo HS mặc định là nước Clo tạo thành HCl sẽ làm quỳ tím hóa đỏ quỳ tím mấtmàu lại mất màu rất nhanh thì HS phải phân tích thêm sản phẩm còn lại là HClO, HSsẽ phán đoán là chính HClO này làm mất màu quỳ tím.GV hướng dẫn HS phân tích HCl là một hợp chất bền, còn HClO kém bền nên sẽ bịphân hủy tạo thành HCl và O nguyên tử, chính O nguyên tử có tính oxy hóa mạnh nênlàm mất màu quỳ tím.HClO HCl + [O]GV: Nếu nước clo để lâu ngoài không khí thì có làm mất màu quỳ tím không?HS sẽ vẫn trả lời là mất màu quỳ tím nhưng GV sẽ phải cung cấp thời gian phânhủy của HClO khá nhanh, HS sẽ phân tích được do sau một lúc dd clo ẩm chỉ còn HCldo HClO phân hủy hết, vì vậy không làm quỳ tím mất màu nữa.VD2: Có thể thay thế KClO3, KMnO4 bằng các chất khác như KClO4, CaCO3, HgO,K2Cr2O7, AgNO3 để điều chế O2 trong PTN được không?HS biết rằng trong PTN thường dùng phương pháp nhiệt phân các hợp chất giàu oxinhư KClO3, KMnO4 để điều chế O2 vì phản ứng đơn giản, dụng cụ dễ tìm.HS suy luận vậy có thể thay thế KClO3, KMnO4 bằng các chất KClO4, CaCO3, HgO,K2Cr2O7 để điều chế O2 trong PTN được không vì các chất này đều giàu oxi?Một chất để nhiệt phân được thì chất đó phải có đặc điểm là kém bền với nhiệt.- KClO4, K2Cr2O7 khá bền với nhiệt.HS sẽ tự viết PTPỨ nháp điều chế oxi từ các chất HgO và CaCO3.- HgO là chất kém bền với nhiệt nhưng ít ai dùng để điều chế O2 vì chất này tạo rathủy ngân rất độc đối với con người: 2HgO 2Hg + O2- CaCO3 có thể phân hủy ở nhiệt độ khá cao nhưng sản phẩm là CO2 chứ không phảiO2 :CaCO3 CaO + CO2- AgNO3 thì khá mắc và không phổ biến, sản phẩm thu được là khí O2 lẫn NO2.:2AgNO3 2Ag + 2NO2 + O244VD3: Muối MgCl2 bị lẫn một ít muối MgBr2, làm sao để thu được muối MgCl2 tinhkhiết?Hòa tan muối vào nước rồi sục khí Cl2 dư vào:Cl2+ MgBr2 MgCl2 + Br2Cô cạn dung dịch brom bay hơi hết, ta thu được MgCl2 tinh khiết.2.2.3. Phương pháp tư duy sáng tạoVD1: Quá trình biến đổi trạng thái vật lý và cấu tạo phân tử của lưu huỳnh dưới tácdụng của nhiệt độ diễn ra thế nào?GV làm TN đun S trên ngọn lửa đèn cồn, yêu cầu HS quan sát hiện tượng kết hợp vớiSGK hoàn thành các thông tin vào bảng sau:Bảng 2.3. Quá trình biến đổi trạng thái vật lý và CTPT của lưu huỳnh dưới tác dụngcủa nhiệt đột0 CTrạng thái tồn tạiMàu sắcCTPT4450C) sẽ bị đứt ra thành các phân tử nhỏbay hơi, ở 14000C là những phân tử S2 và cuối cùng ở nhiệt độ 17000C, trạng thái hơilà những nguyên tử S.45VD2:Vì sao không nên đổ nước vào H2SO4 đậm đặc mà chỉ có thể đổ axit sunfuric đậmđặc vào nước?Hình 2.1. Cách pha loãng axit sunfuricKhi H2SO4 đặc gặp nước thì lập tức sẽ hút nước mạnh, xảy ra phản ứng gọi làhyđrat hóa, đồng thời sẽ tỏa ra một nhiệt lượng lớn. H2SO4 đặc sánh giống như dầu vànặng hơn nước. Nếu cho nước vào axit, sẽ xảy ra phản ứng hóa học, nước sôi mãnhliệt và bắn tung tóe làm phỏng người xung quanh hoặc cũng có thể do nhiệt độ thayđổi đột ngột làm bình thủy tinh chứa dung dịch bể gây nguy hiểm.Trái lại khi cho H2SO4 đặc vào nước thì tình hình sẽ khác: H2SO4 đặc nặng hơnnước, nếu cho từ từ axit vào nước, nó sẽ chìm xuống đáy nước, sau đó phân bố đềutrong toàn bộ dung dịch. Như vậy khi có phản ứng xảy ra, nhiệt lượng sinh ra đượcphân bố đều trong dung dịch, nhiệt độ sẽ tăng từ từ không làm cho nước sôi lên mộtcách quá nhanh.Một chú ý thêm là khi pha loãng axit sunfuric luôn phải nhớ là “phải đổ từ từ ”axit vào nước và không nên pha trong các bình thủy tinh. Bởi vì thủy tinh sẽ dễ vỡ khinhiệt độ sẽ tăng đột ngột khi pha loãng.VD3 Xác định số oxh của Cl trong CaOCl2.Ở tình huống này, bình thường HS mặc định số oxi hóa của nguyên tố tronghợp chất không thể bằng 0, chỉ ở dạng đơn chất mới bằng 0. Các em dùng quy tắc nàyđể xác định số oxh của clo trong CaOCl2 nhưng như vậy là không chính xác.GV phải hướng dẫn: Việc xác định số oxi hóa dựa vào CTPT theo quy tắc tổng số oxihóa của các nguyên tố trong hợp chất bằng 0 chỉ được dùng đối với những hợp chấtđơn giản.46Còn đối với những hợp chất phức tạp, có số lượng nguyên tố nhiều thì cách xácđịnh này đôi khi không phản ánh đúng số oxi hóa của từng nguyên tố. Do vậy cách xácđịnh tốt nhất là dựa vào CTCT và ĐÂĐ của các nguyên tử.GV: Viết CTCT của CaOCl2, từ đó để HS tự xác định số oxi hóa của từng nguyên tố ?HS: Viết CTCT Ca+2 O-2 Cl+1Cl-1HS rút ra kết luận: Clo trong trường hợp này clo đóng vai trò vừa là chất khử, vừa làchất oxy hóa, trái với những phản ứng trước các em được học.HS sau khi tham gia giải quyết tình huống có vấn đề trên HS rút ra được nhận xét làđối với những hợp chất phức tạp để xác định số oxi cụ thể của từng nguyên tố tronghợp chất đó thì cần dựa vào CTCT và giá trị ĐÂĐ của các nguyên tử cụ thể.GV có thể cho HS làm bài tập vận dụng kiến thức vừa tiếp thu: Xác định số oxi hóacủa S trong hợp chất Na2S2O3 theo 2 cách : dựa vào CTPT và dựa vào CTCT.VD4 : Tại sao Cl2, Br2, I2 có thể được điều chế bằng cách dùng các chất oxi hóa mạnhoxi hóa hợp chất chất muối chứa ion của chúng còn F2 không thể điều chế bằng cáchđó?GV sẽ nhắc lại tính chất hoá học đặc trưng của các đơn chất halogen là tính oxi hoámạnh. Tính chất này thể hiện như thế nào trong các halogen?HS sẽ nhận ra tính oxi hoá giảm dần từ F2 đến I2 và F2 có tính oxi hoá mạnh nhấttrong tất cả các chất nên sẽ không có chất nào khác để oxi hoá F- thành F2.Nên không thể dùng chất có tính oxi hoá mạnh để oxy hoá X- thành X2 dùng để điềuchế như Cl2, Br2 và I2 được. Ta chỉ có thể sử dụng phương pháp điện phân nóng chảyhỗn hợp (KF + 2HF).Ở tình huống này HS phải phân tích được cách điều chế các đơn chất khí Cl2, Br2, I2và tổng hợp được kiến thức đã được học là các halogen đều có tính oxy hóa mạnh, màF2 là có tính oxy hóa mạnh nhất, nên sẽ không dùng phương pháp oxy hóa X- thành X2được, vì phương pháp này chỉ áp dụng với những chất có tính oxy hóa yếu hơn.Chỉ có một phương pháp duy nhất để điều chế flo là dùng phương pháp điện phânnóng chảy hỗn hợp (KF + 2HF).2.2.4. Phương pháp tư duy trừu tượng47VD: Tại sao dung dịch H2SO4 loãng lại không thể tác dụng được với cả các kim loạiyếu như: Cu, Ag còn dung dịch axit H2SO4 đặc lại có thể?HS quan sát GV làm TN giữa dd H2SO4 loãng với Cu thì không thấy phản ứng xảy ra,sau đó thay dd H2SO4 loãng bằng dd H2SO4 đặc có đun nóng thì thấy Cu phản ứng khámãnh liệt và sinh ra khí có mùi sốc làm dd Br2 bị mất màu.Hình 2.2. Đồng tác dụng với H2SO4 loãng và đặcHS sẽ tự đặt ra rất nhiều câu hỏi là tại sao Cu là kim loại đứng sau H trong dãyđiện hoá nhưng lại tác dụng được với dd H2SO4 đặc? Sản phẩm khí thu được là gì, cóphải là H2 không? Nếu không phải là H2 thì đó là khí gì mà lại làm mất màu dd Br2?Màu xanh của dd sau phản ứng là của chất nào?HS sẽ suy luận chỉ có thể là SO2, vì có mùi sốc chứ không phải là mùi trứngthối nên không thể là H2S và khẳng định chắc chắn hơn vì chỉ có khí SO2 mới làm mấtmàu dd Br2.SO2 + Br2 + 2H2O HBr + H2SO4.GV cung cấp thêm thông tin là màu xanh của dd thu được sau phản ứng là màu củamuối Cu2+, chứng tỏ Cu đã phản ứng với dd H2SO4 đặc, HS tự xâu chuỗi suy luận củamình và tự viết PTHH: Cu + H2SO4 đặc, nóng → CuSO4 + SO2 nhưng vẫn dư H bên chấttham gia nên sẽ bổ sung nước bên phía sản phẩm:Cu + 2H2SO4 đặc, nóng → CuSO4 + SO2 + 2H2Ochất khử chất oxh2.2.5. Phương pháp so sánhVD: So sánh tính chất hóa học của O2 và O3.Để so sánh tính chất hóa học của O3 và O2 thì HS cần xem xét mối liên hệ giữa 2 chấtnày, HS nhận thấy O2 và O3 là 2 dạng thù hình của nguyên tố oxi nên đều có tính oxi48hóa, vậy HS sẽ đặt ra câu hỏi vậy giữa O2 và O3, chất nào có tính oxy hóa quan trọnghơn ?HS sẽ phải đi từ gốc của vấn đề là muốn xác định tính chất của một chất thì ta sẽ phântích cấu tạo phân tử của chất đó, là ta sẽ phải đi so sánh CTCT của O2 và O3.CTCT của O2O3OO=OOOPhân tử O2 gồm 1 liên kết đôi , phân tử O3 gồm 3 liên kết CHT trong đó có một liênkết cho – nhận, 1 liên kết đôi.HS sẽ dự đoán giữa liên kết cho – nhận và liên kết đôi thì liên kết cho – nhậnkém bền hơn vì chỉ có một bên cho đôi e nên O3 dễ bị phân hủy cho oxi nguyên tử vàO2, bên cạnh đó HS cũng phải suy luận được rằng oxi nguyên tử tự do không ràngbuộc bởi liên kết nên có tính oxi hóa mạnh hơn O2.2.2.6. Phương pháp khái quát hóa và cụ thể hóaVD: Sau khi đã được học chương Bảng tuần hoàn các NTHH và định luật tuần hoànthì HS khái quát hóa được tính chất hóa học của các nguyên tố nhóm halogen:- Các nguyên tố này đều có 7e ở lớp ngoài cùng (ns2np5) nên các đơn chất halogen nàycó tương tự nhau về tính chất hóa học cũng như thành phần và tính chất của các hợpchất do chúng tạo thành.2.2.7. Phương pháp loại suyVD: Sau khi học bài Clo thì HS biết để điều chế khí clo ta sẽ cho chất oxy hóa mạnhnhư MnO2, KMnO4 tác dụng với axit HCl:MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2 + 2H2O2KMnO4 + 16HCl 2MnCl2 + 2KCl + 5Cl2 + 8H2OF2, Br2, I2 cũng có tính chất hóa học tương tự Cl2 vậy có thể điều chế ra chúng bằngcách cho chất oxy hóa mạnh tác dụng với các hợp chất halogenua được không ?Thực nghiệm cho thấy chỉ có Br2 và I2 có thể điều chế được bằng cách này:Cl2 + 2NaBr Br2 + 2NaClBr2 + 2NaI Br2 + 2NaClCòn riêng flo có tính oxy hóa mạnh nhất nên không một chất hóa học nào có thể oxyhóa ion F– thành F2 được, do đó sẽ không thể điều chế F2 bằng cách này như Cl2.492.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY CHO HỌC SINHĐể có được quá trình tư duy tích cực thì HS phải tái hiện được những kiến thứcvà kinh nghiệm nền tảng, giai đoạn củng cố không những có tác dụng cung cấp chohọc sinh một khối lượng kiến thức và kinh nghiệm phong phú, đa dạng, điển hình, cóchọn lọc, mà còn rèn luyện cho các em khả năng hệ thống hóa kiến thức, xây dựng lạikiến thức theo các cấu trúc mới, vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề lí thuyếtvà thực tiễn. Củng cố kiến thức không những làm cho chất lượng của hệ thống tri thứcmà các em đã lĩnh hội được nâng lên, mà còn làm cho khả năng tư duy của các emmềm dẻo, linh hoạt hơn.Để chuyển từ giai đoạn củng cố sang phát triển tư duy đòi hỏi sự tham gia tíchcực và tự giác của học sinh, mà điều đó lại phụ thuộc vào yếu tố tinh thần: hứng thú,xúc cảm, nhu cầu, nguyện vọng, động cơ, ý chí… các yếu tố tinh thần sẽ làm tăng gấpbội chất lượng của hoạt động trí tuệ. Trong đó có một số yếu tố rất linh hoạt và nằmtrong tầm tay điều khiển của người thầy như: hứng thú, xúc cảm… Khi tổ chức quátrình học tập phát triển tư duy cho HS, GV cần tạo ra tình huống có vấn đề để tạo độngcơ, nhu cầu, hứng thú nhằm huy động cao độ sức lực, trí tuệ của học sinh vào hoạtđộng tư duy, HS tích cực hoạt động, áp dụng những phương pháp nhận thức đã biết đểthích nghi với môi trường, vượt qua khó khăn giải quyết được vấn đề nêu ra, có thểtrao đổi với các bạn cùng nhóm, cùng thảo luận chung cả lớp dưới sự hướng dẫn củagiáo viên để giúp nhau kinh nghiệm và những gợi ý. GV có thể thiết kế bài học linhhoạt, dự kiến nhiều phương án giải quyết vấn đề phổ biến hay khó khăn phức tạp.Bên cạnh đó, HS phải có năng lực, thể hiện ở khả năng học tập, sự phát triển trítuệ và kĩ năng tự học…Vì vậy để bồi dưỡng năng lực tư duy cho HS thì trước hết GVcần hình thành cho HS phương pháp học tập hiệu quả, đặc biệt là kỹ năng tự học. Tựhọc là một bộ phận của học, là quá trình tự người học hoạt động để chiếm lĩnh kiếnthức và rèn luyện kĩ năng thực hành, bằng cách tự đọc tài liệu giáo khoa, sách thamkhảo và bằng các nguồn thông tin khác mà người học có thể sưu tầm được không có sựhướng dẫn trực tiếp của giáo viên. Tự học phản ánh rõ nhất nhu cầu được học tập củangười học, phản ánh tính tự giác và nỗ lực của người học. Do đó người học phải cótính độc lập, tính tự giác và kiên trì cao thì mới đạt được kết quả.50Sau đó, HS cần chú ý nhiều hơn nữa tới việc hình thành các kỹ năng vận dụngkiến thức trong học tập hóa học như: quan sát, thu thập và phân loại thông tin, khảnăng giải quyết vấn đề phức tạp, các thao tác và kỹ thuật tiến hành thí nghiệm hóa họctừ đơn giản đến phức tạp…để HS tự phát hiện và giải quyết một cách khoa học cácvấn đề có liên quan đến hóa học. Quá trình dạy học không chỉ giúp HS nhận thức đượcmột số kiến thức kỹ năng cụ thể, mà phải bằng cách dạy cách học để các em phát huytính năng lực tư duy và hình thành nhân cách phẩm chất của người lao động mới năngđộng, sáng tạo.Như vậy, nhiệm vụ của người GV không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ kiến thứccho HS mà còn phải giúp các em có niềm say mê, hứng thú với môn học, khuyếnkhích và bồi dưỡng năng lực tư duy cho các em thông qua các tình huống trong họctập để các em có thể vận dụng giải quyết các vấn đề gặp phải trong cuộc sống, đưa ramô hình, tranh ảnh thí nghiệm, bài tập hóa học cũng như tích cực hóa giờ thực hànhgiúp các em có thể vận dụng ngay kiến thức đã được học và liên hệ được lý thuyết vớithực tiễn.2.3.1. Gây hứng thú – kích thích trí tò mò bằng các câu chuyện và thí nghiệm vuihóa họcMuốn phát triển năng lực tư duy cho HS, GV phải tạo ra được bầu không khílớp học sôi nổi, hứng thú từ đó sẽ kích thích trí tò mò ham học hỏi ở các em, tạo sự saymê, yêu thích đối với môn học, tạo điều kiện thuận lợi cho việc gắn kết giữa thầy vàtrò, tiết học trở nên sinh động và có hiệu quả hơn bằng cách tổ chức trò chơi và hay kểcác câu chuyện hóa học lý thú liên quan đến đời sống.2.3.1.1. Câu chuyện liên quan đến hóa họcClo – Vũ khí hóa học- Trận chiến Ypres lần thứ hai diễn ra trên Mặt trận phía Tây từ tháng 4 đếntháng 5 năm 1915 giữa quân đội Đế quốc Đức và liên quân Anh, Pháp và Canada.Ngày 22/4/1915, sau một đợt pháo kích ngắn ngủi, quân Đức bắt đầu thả hàng ngànống khí clo màu vàng xanh trên khắp mặt, giữa 2 ngôi làng Steenstraat và PoelKappelle (nước Bỉ) hướng về phía quân Pháp. Sau đó, hàng trăm binh sĩ Pháp hỗn loạnchạy ngược về phía sau tìm không khí để thở. Khi quân Đức tới nơi, họ trông thấy51nhiều xác chết với gương mặt xanh nhợt; có người thì hấp hối, cơ thể co giật dữ dội,miệng ứa ra một chất dịch màu vàng nhạt.- Ngày 17/3/2007: 3 vụ tấn công bom bằng 1 loại khí màu vàng lục vào tỉnhAnbar có người Hồi giáo Sunni sinh sống đã làm ít nhất 8 người thiệt mạng, 350 ngườidân Iraq và 6 binh sĩ Mỹ thuộc lực lượng liên minh phải điều trị, từ những vết bỏngnhẹ ở da cho tới nôn mửa và các triệu chứng bất thường ở phổi.- Ngày nay, để diệt chuột ngoài đồng người ta cũng có thể cho loại khí đó đi quaống mềm vào hang chuột.Sản xuất điện từ khí độc của Biển ĐenBiển Đen là một bồn nước phân tầng lớn nhất trên thế giới, ở đó các lớp nước ởdưới sâu và trên mặt không trộn lẫn với nhau để có thể nhận ôxy từ khí quyển. Do đó,hơn 90% thể tích nước Biển Đen dưới sâu là nước thiếu ôxy. Theo số liệu thống kê,hơn 60% chất thải đang làm ô nhiễm Biển Đen là do các con sông từ 17 quốc gia châuÂu đổ vào đã khiến lượng oxy trong nước Biển Đen giảm dần và làm tăng nồng độ khihydro sunfua (H2S) đã có sẵn trong nước biển. Tạp chí National Geographic đăng lờinhận xét của các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu Tubitak Marmara tạiGebze-Kocaeli, Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, H2S hủy diệt sự sống, song nếu con người có thểtách H2 từ H2S bằng nhiều quá trình như nhiệt, điện hóa học hay quang hóa thì nó sẽtrở thành một dạng năng lượng sạch mới. Sau đó họ đưa H2 vào các hang ngầm dướiđáy biển nếu nó không có lỗ hổng hay vết nứt nào có thể khiến khí rò rỉ ra ngoài để dựtrữ khi cần dùng.Mây khói giết người30 năm trở lại đây trong thế kỷ 20, Mỹ, Anh, Nhật lần lượt để xảy ra những vụkhói giết người, gây tổn thất rất lớn. Trước thập kỷ 60, thế giới cũng đã xảy ra 8 vụ táchại lớn, trong đó mây khói chiếm 5 vụ, rất nhiều người bị tai nạn, phạm vi ảnh hưởngrất rộng. Điển hình nhất là vụ khói London (Anh) và khói hóa chất Los Angeles (Mỹ).Chúng đại diện cho 2 loại khói khác nhau.Trong một điều kiện địa lý và thời tiết nhất định, các chất ô nhiễm không khí sẽtụ lại trong một khu vực nhất định. Vụ mây khói London đã hình thành trong trườnghợp đó. London là một thành phố lớn có lịch sử hơn 2000 năm, nằm trong vùng châu52thổ rộng của sông Thamesa. Từ ngày 5 – 8 tháng 12 năm 1952 mặt đất London khôngcó gió, lúc bấy giờ đang là mùa đông, nhiệt độ không khí rất thấp, ẩm ướt và khí áp đènặng trên bầu trời, làm cho London mấy ngày liền bị mây mù che phủ dày đặc khôngthấy ánh mặt trời. Hàng ngàn vạn ống khói vẫn nhả khói vào bầu trời, những cột khóiđen đặc, nồng độ bụi khói gấp 10 lần bình thường, nồng độ SO2 gấp 6 lần, tạo ra bọtH2SO4, ngưng đọng trong bụi khói thành những đám axit. Trong 4 ngày làm chết hơn4000 người. Hai tháng sau, liên tiếp chết thêm gần 8000 người nữa. Hai năm 1957 và1962 London lại tiếp tục xảy ra vụ mây khói giết người.Khói quang hóa được hình trong điều kiện có đủ ánh sáng, đủ nồng độ của oxitnitơ và cacbon hiđro và điều kiện địa lý, khí hậu không thuận tiện để khuyếch tán cáckhí ô nhiễm đó. Đầu thập kỷ 40 của thế kỷ 20, Los Angeles đã xuất hiện một loại mâykhói màu lam nhạt, mấy ngày không tan làm cho người dân ở đây có những triệuchứng viêm họng, đau mắt, hắt hơi cay mũi, nhức đầu, buồn nôn. Sau một thời giandài điều tra mãi đến năm 1951 mới phát hiện loại khói này do khói xả của ô tô. Bấygiờ ở Los Angeles có tới hơn 2,5 triệu chiếc xe, mỗi ngày tiêu hóa 16.000 lít xăng.Những chiếc ô tô này xả ra các hợp chất oxit nitơ cacbon hiđro và CO. Vì mùa hạ vàđầu mùa thu ở Los Angeles ánh nắng chói chang, dưới tác dụng của ánh nắng, phảnứng quang hóa xảy ra với các chất trong khói ô tô, hình thành mây khói quang hóa vớichủ yếu là O3.2,4 – D ; 2,4,5 – T và ĐioxinVào khoảng những năm 1940 – 1948 người ta phát hiện thấy rằng axit 2,4 –điclophenoxiaxetic (2,4 – D), axxit 2,4,5 – triclophenoxiaxetic (2,4,5 – T ) ở nồng độcỡ phần triệu có tác dụng kích thích sự sinh trưởng thực vật nhưng ở nồng độ cao hơnchúng có tác dụng tiêu diệt cây cỏ. Từ đó chúng được sản xuất ở quy mô công nghiệpdùng làm chất diệt cỏ, phát quang rừng rậm. Trong quá trình sản xuất 2,4 – D và 2,4,5– T luôn tạo ra một lượng nhỏ tạp chất đioxin. Đó là một chất cực độc, tác dụng ngayở nồng độ cực nhỏ (cỡ phần tỉ), gây ra những tai họa cực kì nguy hiểm (ung thư, quáithai, dị tật,…).53
Xem ThêmTài liệu liên quan
- phát triển năng lực tư duy cho học sinh trong dạy học hóa học lớp 10 trung học phổ thông
- 156
- 1,636
- 3
- Bài toán tỉ lệ ngịch
- 15
- 528
- 1
- Tao lien ket trong PowerPonit PPP
- 4
- 622
- 0
- Bài 14. Lặng lẽ Sa Pa.
- 21
- 672
- 2
- Đề kiểm tra môn toán lớp 2
- 1
- 618
- 0
- Tác giả văn 8 - 102
- 22
- 209
- 0
- Trường hợp bằng nhau tgv gcg
- 17
- 342
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(3.51 MB) - phát triển năng lực tư duy cho học sinh trong dạy học hóa học lớp 10 trung học phổ thông -156 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » H2so4 Có Tác Dụng Với Co2 Không
-
CO2, CuO .. Tác Dụng Với Dung Dịch H2SO4 Loãng - Khoa Học Lớp 8
-
Co2 + H2SO4 = Co2(SO4)3 + H2 - Trình Cân Bằng Phản ứng Hoá Học
-
CO2 , CuO , Fe2O3 , Mg , Ba(OH)2 Tác Dụng Với Dung Dịch H2SO4 ...
-
Dung Dịch H2SO4 Có Thể Tác Dụng được A. CO2, Mg, KOH. B. Mg ...
-
Vì Sao Người Ta Không điều Chế Khí CO2 Bằng Cách Cho CaCO3?
-
Dung Dịch H2SO4 Và Khí CO2 đều Tác Dụng Với Những Chất Nào Sau ...
-
C + H2SO4 → SO2 + CO2 + H2O - THPT Sóc Trăng
-
Co2 + H2So4 = Co2(So4)3 + H2, Cân Bằng Ch2=Ch2 +Kmno4 + ...
-
Tất Cả Phương Trình điều Chế Từ CO2 Ra H2SO4.H2O
-
Tại Sao Không Dùng H2SO4 Thay Cho HCl Khi điều Chế CO2 [đã Giải]
-
Tính Chất Hóa Học Của H2SO4 đặc Như Thế Nào? - Hút Bể Phốt Khoán
-
C + H2SO4 → SO2 + CO2 + H2O
-
C + H2SO4 | H2O + SO2 + CO2 | Cân Bằng Phương Trình Hóa Học