Chương 2. Xác định Tầm Nhìn, Sứ Mệnh Và Mục Tiêu Kinh Doanh
Có thể bạn quan tâm
Trong nội dung chương này sẽ giúp bạn nắm được các vấn đề cơ bản như: Tầm nhìn la những định hướng giúp doanh nghiệp xác định được đích phải đến, sứ mệnh là con đường mà doanh nghiệp chọn để đi tới đích và trên con đường đi tới đích doanh nghiệp sẽ gặp phải những chông gai, thử thách nào phải vượt qua đó là những những mục tiêu phải chinh phục.
1.Tầm nhìn –Vision
1.1.Khái niệm tầm nhìn
Tầm nhìn của doanh nghiệp để trả lời câu hỏi: Doanh nghiệp muốn trở thành cái gì?
-Nó thường được lập đầu tiên
-Nó thể hiện bằng một câu ngắn gọn
-Nó thể hiện ý muốn của ban lãnh đạo
Khái niệm: Tầm nhìn chiến lược là những định hướng lâu dài mà các nhà quản trị vạch ra về tương lai của doanh nghiệp dựa trên những dự báo về sự biến động của môi trường kinh doanh.
Nói đến tầm nhìn, tức là mô tả tương lai với một vài phương pháp đặc biệt nào đó khiến cho nó trở nên tốt đẹp hơn hiện thực. Tầm nhìn chiến lược kinh doanh luôn là một thách thức lớn của doanh nghiệp.
Yêu cầu: một tầm nhìn được xem là có tính hiệu quả khi nó bao gồm các đặc tính sau đây:
– Truyền cảm hứng
– Rõ ràng và sống động:
– Thể hiện một tương lai tốt đẹp hơn :
Tầm nhìn thường mô tả cái đích mà bạn muốn vươn tới. Các nhà lãnh đạo phải là những người biết rõ nhất con đường (chính là sứ mệnh) mà họ đang đi và nó được thực hiện ở đâu (chính là tầm nhìn). Khi mà cả hai, sứ mệnh và tầm nhìn đều rõ ràng, các vấn đề diễn ra hàng ngày và các cơ hội cũng sẽ được nhìn thấy một cách dễ dàng và rõ nét hơn. Nhiệm vụ thiết lập các mục tiêu và các vấn đề ưu tiên thực hiện, việc lên kế hoạch và thực thi sẽ được gắn kết với sứ mệnh của tổ chức và tương lai mà nó muốn vươn tới.
Khi đã có một tầm nhìn cho tương lai, trách nhiệm của nhà lãnh đạo là phải truyền tải tầm nhìn này đến mọi thành viên của tổ chức, biến nó thành một tầm nhìn chung được chia sẻ bởi tất cả mọi người. Tầm nhìn phải đạt được các tiêu chuẩn:
– Thống nhất một mục tiêu xuyên suốt của công ty ở mọi cấp
– Tạo sự nhất quán trong việc lãnh đạo
– Động viên tinh thần nhân viên và quản lý
– Định hướng sử dụng nguồn tài nguyên
– Tạo tiền đề cho việc xây dựng mục tiêu và chỉ tiêu trong cùng một định hướng.
1.2. Đặc điểm tầm nhìn chiến lược
Tầm nhìn là một hình ảnh, một bức tranh sinh động về điều có thể xảy ra trong tương lai.
Tầm nhìn bao hàm ý nghĩa của một tiêu chuẩn tuyệt hảo, một điều lý tưởng.
Tầm nhìn còn có tính chất của một sự độc đáo, nó ám chỉ đển việc tạo ra một điều gì đó đặc biệt.
Tầm nhìn là một thông điệp ngắn gọn và xuyên suốt định hướng hoạt động của doanh nghiệp.
2. Sứ mạng kinh doanh – Mision
2.1. Khái niệm
Khái niệm: Sứ mệnh là bản tuyên ngôn của doanh nghiệp có giá trị lâu dài về thời gian, để phân biệt giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác, nhằm thể hiện niềm tin, mục đích triết lý và nguyên tắc kinh doanh của doanh nghiệp, khẳng định lý do ra đời và tồn tại của một doanh nghiệp.
2.2. Vai trò của sứ mệnh
Theo tổ chức King & Cleland, việc xác định sứ mệnh đúng đắn đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của một doanh nghiệp vì:
(1) Nó đảm bảo sự nhất trí về mục đích trong nội bộ doanh nghiệp.
(2) Nó cung cấp một cơ sở hoặc tiêu chuẩn để phân phối các nguồn lực của doanh nghiệp.
(3) Nó tạo ra tiếng nói chung, là trung tâm điểm để mọi người đồng tình với mục đích và phương hướng của doanh nghiệp.
(4) Nó tạo điều kiện để chuyển mục đích của doanh nghiệp thành mục tiêu thích hợp, chuyển mục tiêu thành các chiến lược và biện pháp hoạt động
cụ thể.
(5) Nó tạo cơ sở cho việc lựa chọn đúng đắn các mục tiêu và các chiến lược của doanh nghiệp.
(6) Nó tạo lập và củng cố hình ảnh của doanh nghiệp trước công chúng, tạo sự hấp dẫn đối với các đối tượng hữu quan (khách hàng, nhà cung cấp, ngân hàng, nhà nước…).
2.3. Nội dung của một bản sứ mệnh
Theo Fred David một bản tuyên bố nhiệm vụ gồm 9 nội dung sau:
Khách hàng: ai là người tiêu thụ sản phẩm của công ty?
Sản phẩm/dịch vụ: của công ty là gì?
Thị trường: của công ty ở đâu?
Công nghệ: công ty sử dụng công nghệ gì và công nghệ có là mối quan tâm hàng đầu của công ty không?
Quan tâm tới vấn đề sống còn, phát triển và khả năng sinh lời: công ty có quá ràng buộc với những mục tiêu kinh tế hay không?
Triết lý: đâu là niềm tin cơ bản, giá trị, nguyện vọng và các ưu tiên triết lý của công ty?
Tự đánh giá: năng lực đặc biệt hay ưu thế cạnh tranh của công ty là gì?
Quan tâm đối với hình ảnh cộng đồng: đây có phải mối quan tâm chủ yếu của công ty không?
Quan tâm đối với nhân viên: thái độ của công ty đối với nhân viên như thế nào?
Chia sẻ:
Đang tải...
Có liên quan
Trang: 1 2
Từ khóa » Triết Lý Doanh Nghiệp Bao Gồm Tầm Nhìn Sứ Mệnh Mục Tiêu Chiến Lược Và
-
Xác định Sứ Mệnh Và Mục Tiêu Chiến Lược - Tài Liệu Text - 123doc
-
Ngưng Nói Về Tầm Nhìn, Sứ Mệnh, Chiến Lược: Đây Mới Là Cách Nên ...
-
Tầm Nhìn, Sứ Mệnh Và Mục Tiêu Của Doanh Nghiệp - VuiApp
-
[PDF] BÀI 2 TRIẾT LÝ KINH DOANH - Topica
-
Tầm Nhìn Sứ Mệnh Là Gì? - Acabiz
-
SỨ MỆNH CỦA TỔ CHỨC (P1)
-
Triết Lý Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp – TLTK Cho K17 - Facebook
-
Sứ Mệnh Là Gì? Vai Trò Của Tầm Nhìn Sứ Mệnh đối Với Doanh Nghiệp
-
Tầm Nhìn & Sứ Mệnh Của Công Ty - BStyle.VN
-
Tầm Nhìn Chiến Lược Là Gì? Cách Xác định Tầm Nhìn Chiến Lược
-
Tầm Nhìn Và Sứ Mệnh: Quy Trình, Mẫu & Ví Dụ | Sao Kim Branding
-
Cau Hoi Huong Hoc Hoc Tap - Xác định Tầm Nhìn Và Sứ Mệnh (Viet)
-
Tầm Nhìn Và Sứ Mệnh Khác Nhau Như Thế Nào? - Jenny LYHATHU
-
Những Nguyên Tắc Căn Bản Xây Dựng Triết Lý Kinh Doanh Trong Bối ...