Chương 3 - Nhà Máy Dệt Lụa Nam định, "lệlàng" Thành "phép Vua"

  1. Trang chủ >
  2. Sư phạm >
  3. Sư phạm sử >
CHƯƠNG 3 - NHÀ MÁY DỆT LỤA NAM ĐỊNH, "LỆLÀNG" THÀNH "PHÉP VUA"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.79 MB, 457 trang )

bán cho công nhânviên chức được quy định là 16kg với người làm ba ca, 13kg với người làm hai tầm. Nhưng đến giai đoạn này thì phải độn thêm ngôvà bột mỳ. Tiêu chuẩn 13kg chỉ còn 9 kg gạo, còn 4 kg là độn. Về thịt, quyđịnhcủa Nhà nước là mỗi công nhân làm nặng nhọc được 0,5 kg, tháng,những người không trực tiếp sản xuất thì 0,3kg/tháng. Nhưng đến giai đoạnnày, nhiều khithịt cũng không có, mỗi suất ăn cho công nhân phải được tínhkhông phải là cân là lạng, và là hoa, tức là 10 gram. Bột ngọt có lúc rút xuốngchỉ đảm bảo mức ăn cho mỗi người là 2 gram/tháng."[58]Làn sóng chán nản trong xí nghiệp đã xuất hiện.Đứng trước những khó khăn và bức bách đó, nhàmáy phải tìm một so biệnpháp tình huống, vạn bất đắc dĩ: Cho một số công nhân nghỉ việc vào xin mộtquả đồi ở nông trường Đồng Giao, cách đó gần 50 km, để nuôi bò. Kếthợp với một số hợp tác xã trong tỉnh Hà Nam Ninh để tổ chức làm một sốngành nghề tuy trái với nghề thợ dệt nhưng dù sao cũng còn có công ăn việclàm. Kết nghĩa với Hợp tác xã Nam Toàn để lấy đất trồng rau và nuôi lợn, đàođất đóng gạch đế bán. Kết nghĩa với Hợp tác xã Nghĩa Lợicũng để nuôi lợn,trồng rau. Xin địa phương chomượn một cái ao ở Trầm Cá để vừa nuôi cá,vừa thả bèo để lấy bèo nuôi lợn...53 Ảnh 5: Đào đất đóng gạch và nuôi lợn để kiếm sống54 Ảnh 6: Công nhân dệt phải đi đóng gạch, gọi là "làm ca 3", tại Nam Toàn,Nam Trực, Nam ĐịnhĐó quả là một nghịch lý, nhưng dù sao thì cũng còn hơn là để người côngnhân ngồi ở nhà, không đi làm, không có gì để sống. Còn để người công nhânsôngbằng đúng nghề của mình thì phải giải một loạt bài toán. Bài toánhóc búa nhất lúc đó là: Nguyên liệu phụ tùng máy móc đều là những thứ phảinhập khẩu. Lấy đâu ra ngoại tệ mạnh để nhập khẩu.55 Vào chính lúc này, Phó Giám đốc nhà máy là kỹ sư Trần Minh Ngọc được cửlàm Giám đốc. Từ lâu ông đã trăn trở, ở cương vị mới ông càng thêm trăntrở:Không có lý nào mình có máy móc, có công nhân, kỹ thuật, thị trường thìđang khan hiếm hàng của mình, mà để sản xuất ách tắc, Công nhân phải vềquê nuôi lợn, nuôi bò. Thế thì còn gì là công nghiệp hóa?Chẳng lẽ cứ phải"nông nghiệp hóa" mãi thế này hay sao? Là người đã từng làm việc lâutrong cương vị Phó Giám đốc, ông rất hiểu tình hình. ông nhẩm tính: Nếucó một số ngoại tệ làm đà, sẽ nhập được nguyênliệu và thiết bị để tổ chức sảnxuất. Những sản phẩm đó có thể tiêu thụ trên rất nhiều kênh, không chỉ thuvề tiền đồng Việt Nam mà còn có thể thu về ngoại tệ. Nếu cân đối lại thì thấysố ngoại tệ dùng để nhập nguyên liệu và thiết bị sẽ được bù đắp ở khâu tiêuthụ và chắc chắn còn dư ra một khoản ngoại tệ tự có. Cứvới cái đà đó, có thểtiến tới tự cân đối được ngoại tệ để tổ chức sản xuất, không chỉ duy trì ởmức hiện nay, mà còn có thể mở rộng hơn, nâng cao sản lượng, tạo công ănviệc làm cho công nhân, nâng mức thu nhập, cải thiện đời sống...Bài toán đó xét về logic là suôn sẻ. Nhưng theo cơ chế lúc đó thì lại khôngkhả thi. Về nguyên tắc, cơ quan được thay mặt Nhà nước để quản lý ngoạitệ là Ngân hàng Ngoại thương. Ngân hàng này chỉ đượcphép cung cấp ngoạitệ cho những đơn vị có chức năng kinh doanh gắn với ngoại tệ. Đó là BộNgoại thương và các công ty xuất nhập khẩu. Các cơ sở sản xuất nội địakhông được phép dính tới ngoại tệ. Tất cả việc nhập khẩu để sản xuất và giaonộp hàng để xuất khẩu đều phải qua các cơ quan ngoại thương. Cơ chế này đãđẻ ra những nghịch lý sau đây: Vietcombank thì có ngoại tệ. Các công ty xuấtnhập khẩu của Trung ương và địa phương có quyền được cấp ngoại tệ để kinhdoanh. Nhưng họ lại không mua được hàng để xuất khẩu vì nông dân khôngchấp nhận giá Nhà nước. Mà nếu đã không có hàng xuấtkhẩu để cân đốithì cũng không có khả năng quay vòng ngoại tệ và hoàn trả ngoại tệcho Vietcombank. Trước đây, ba khâu Ngân hàng - Xuất nhập khẩu - Nhàmáy còn có thể hoạt động bình thường vì còn có nguồn viện trợ được rótđều đặn cho Nhà nước, Nhànước lệnh cho Ngân hàng Ngoại thương xuấtngoại tệcho các công ty xuất nhập khẩu của Ngoại thươngnhập hàng về. Hàngnhập về được các công ty này dùng để thu mua hàng xuất khẩu tuy theo giáthấp nhưng lại có hàng công nghiệp bán lại cho nông dân cũng theo giá thấp,xuất xong hàng thì phải hoàn lại ngoại tệ cho Ngân hàng Ngoại thương.Bây giờ ách tắc ngay ở đầu nguồn: viện trợ. Tất cả những khâu còn lại vì thếđều "đông cứng." Vậy giải quyết vấn đề như thế nào? Nếu tự tiện đứng ravayngoại tệ thì không những không được vay, mà cảngười cho vay lẫnngười đi vay đều bị coi là vi phạm nguyên tắc. Giám đốc Trần MinhNgọc nghĩ ra một con đường mà ông gọi là "lách cơ chế chứ không chống cơchế": Xí nghiệp không trực tiếp đứng ra vayngoại tệ nhưng thỏa thuận ngầmvới Vietcombank và các công ty ngoại thương rằng: X nghiệp là ngườichịu trách nhiệm trực tiếp với Vietcombank về số ngoại tệ mà các công tyngoại thương định vay. Giám đốc Trần Minh Ngọc đã đi gặp các công ty56 xuất nhập khẩu ở nhiều tỉnh, lúc đó gọi là các Unimex, để bàn về sáng kiếnnày. Hầu như tất cả các giám đốc đó đều đồng tình, vì nếu không bắt tay vớingười sản xuất thì họ không thể nào kinh doanh xuất khẩu được. Như vậylà không chỉ có các Unimex giúp đỡ xí nghiệp, màxí nghiệp cũng giúp đỡ cácUnimex. Tiếp đó, Giámđốc Trần Minh Ngọc đến gặp lãnh đạo NgânhàngNgoại thương Trung ương. ông Nguyễn Văn Dễ lúc đó là Phó TổngGiám đốc Vietcombank hiểu ngay ra vấn đề và hoàn toàn đồng tình. Sau đó,cả ba bên thống nhất một giải pháp: Về danh nghĩa, các Unimex đứng ra vaytiền của Vietcombank, trên cơ sở có giải trình phương án thu mua hàng xuấtkhẩu. Cơ sở có khả năng thực tế đảm bảo sản xuất được hàng xuất khẩu chínhlà Nhà máy Dệt lụa Nam Định. Tất nhiên,ông Nguyễn Văn Dễ cũng phảixuống tận nơi xem xét, để thấy rõ rằng với máy móc, đội ngũ công nhân và kỹthuật, nhà máy này hoàn toàn có thể sản xuất ramặt hàng lụa xuất khẩu. Thịtrường xuất khẩu thì các Unimex đã có sẵn. Cuộc liên kết tay ba bắt đầu từđó.Sau khi hình thành phương án đó, Giám đốc TrầnMinh Ngọc còn tínhđến một giải pháp rộng hơn và thiết thực hơn: Khai thác thị trường trongnước. Mặt hàng lụa xuất khẩu đòi hỏi chất lượng cao. Muốn tạo được thóiquen của người tiêu thụ ở nước ngoài, cần phải có thời gian. Trong khiđó, trên thị trường nội địa, lụa là mặt hàng rất quý hiếm, có thể nói là "đắt nhưtôm tươi." Nếu đem lụa đó trao đổi với các địa phương với nông dân, vớicác hợp tác xã thì có thể thu được những nông sản có giá trị xuất khẩu. Vốnquen biết rất nhiều cơ sở, ông đã liên lạc với các tỉnhđồng bằng Bắc Bộvà Bắc Trung Bộ như: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa để bàn hướng liênkết này. Nhà máy đem vải lụa đổi lấy lạc, vừng, đỗ tương và đỗ xanh, theo tỷlệ thỏa thuận hai bên cùng có lợi.Còn nông dân, thay vì giao nông sản chocác Unimex, nay giao cho nhà máy, nhà máy lại giao những thứ nông sảnđó để cho các Unimex xuất khẩu thu ngoại tệ. Như vậy, một hình thức liên kếttay bốn đã hìnhthành mà thường được gọi là xuất khẩu "nội biên."Mối liên kếtnày cũng chỉ là sự thỏa thuận ngầm giữa bốn phía. Còn về hình thức thìngân hàng chỉ rót tiền cho ngoại thương, nhà máy vẫn chỉ là đơn vị sản xuất,không mua không bán, mà chỉ cung cấp và giao nộp. Các cơ quan ngoạithương thì thu mua và xuất khẩu. Như vậy là đã rất kín kẽ đối với cơ chếlúc đó. Cái hay của giải pháp này là đã tìm được lối đi cho cáihợp lý, nhưngchưa hợp lệ để lọt qua được cái không hợp lý mà vẫn đang là hợp lệ.57 Ảnh 7Nguyên Giám đốc Trần Minh Ngọc đang kể lạinhững việc ông đã làmVào giữa năm 1980, cuộc thử nghiệm bắt đầu. Vietcombank xuất 30.000 USDcho Nhà máy Dệt lụa Nam Định vay theo thỏa thuận ngầm, còn về hình thứclà giao cho Unimex của Hà Nam Ninh nhận. Unimex nhập một số tơ củaNhật về giao cho nhà máy đề tổ chức sản xuất. Liều thuốc ngoại tệ nàyhiệunghiệm ngay: Nhà máy có đủ việc làm cho công nhân, có sản phẩm giao nộpcho ngoại thương, ngoài ra còn thu được một số lãi bằng ngoại tệ để dự trữ.Trên cơ sở thành công bước đầu, nhà máy lại tiếp tục phương án liên doanhliên kết: Vay thêm ngoại tệ, ngoài việc nhập khẩu tơ và sợi còn nhập thêmthuốc nhuộm để đa dạng hóa mặt hàng.Tình hình năm 1980 nhờ đó đã khả quan hơn. Với bước đầu này, cả lãnh đạonhà máy và toàn thể công nhân tuy vẫn chưa được hoàn toàn mãn nguyện,nhưng điều quan trọng là đã thấy được lối ra.Không thỏa mãn với những thành tích khiêm tốn mớiđạt được, ban lãnhđạo nhà máy vẫn không ngừngsuy tư tìm cách đột phá tiếp. Vốn là một kỹ sưgiỏi về ngành Dệt, Giám đốc Trần Minh Ngọc vẫn thấy con một trở ngại:Thiết bị quá cũ kỹ, không thể nào làm ra những mặt hàng có chất lượng caođể có thể chinh phục được thị trường thế giới. Nếu giải quyết được khâu58 này thì sẽ mở ra được một "chân trời" rộng hơn, xa hơn. Nhưng việc đó khôngthể chỉ giải quyếtbằng đầu óc và nhiệt tình, mà phải bằng kỹ thuật. Cho đếnlúc này, thế giới đã không còn bán những thứ lụa thông thường như thời thựcdân Pháp sản xuất, mà đã có những loại lụa phẳng, mịn, bóng, không nhàu...Muốn làm được những mặt hàng như thế, phải có một loại máy mà trongkỹ thuật gọi là máy văng sấy định hình. Sau khi lụa dệt xong, phải dùng máynày để xử lý lụa, từ đó sẽ tạo được chất lượng lụa xấp xỉ chất lượng lụatrên thế giới. Mỗi chiếc máy đó khoảng hơn 100.000 đô la. Vào lúc đó, tất cảcác nhà máy dệt trong nước từ Bắc chí Nam chưa có nhà máy nào có nổi.Giám đốc Trần Minh Ngọc quyết định đặt vấn đề vay ngoại tệ của Ngân hàngNgoại thương để nhập chiếc máy này, với niềm tin sắt đá rằng: Sẽ khôngchỉ hoàn lại số tiền nhậpmáy, mà còn tạo thêm ra rất nhiều ngoại tệ.Quý I năm 1981, chiếc máy đã được đưa về và được vận hành ngay Tất cảcán bộ, công nhân, viên chức đều hân hoan trước loại sản phẩm mới, mà từngày thành lập đến nay, nhà máy chưa từng sản xuất ra.Thị trường được mởrộng, không chỉ Unimex của thành phố Nam Định, mà rất nhiều Unimex củacác tỉnh khác cũng muốn hàng của nhà máy, vì nó có sức thu hút ngoại tệ rấtmạnh: Unimex Lạng Sơn, Unimex Quảng Ninh, Unimex Thanh Hóa...Người xưa thường nói "phúc bất trùng lai", nhưng lầnnày thì ở đây "phúc" đã"trùng lai": Khi nhập chiếc máy này, có nhiều người cho rằng công suất quálớn, mà chỉ phục vụ cho sản lượng của một Nhà máy Dệt lụa Nam Định thìquá lãng phí. Giám đốc Ngọc thì đã dự kiến sẵn trong đầu: Nếu cả nướcchưa nơi nào có chiếc máy này, thì ngoài việc phục vụ cho nhà máy của mình,còn có thể làm gia công cho các xí nghiệp khác. Quả nhiên, từ giữa năm 1981,tiếng lành đồn xa, tất cả các xí nghiệp dệt lụa trên các tỉnh phía Bắc đều sớmtỉnh ngộ ra rằng: Mặt hàng lụa của họ làm rất công phu, nhưng vì không cómáy văng sấy hiện đại nên chất lượng vẫn chỉ là "cổ truyền". Do đó, họ đã kìnkìn chở sản phẩm của mình đến để thuê Nhà máy Dệt lụa Nam Định hoànthiện khâu cuối cùng này. Như thế, chiếc máy tưởng là thừa công suất ấy nayđã phải chạy hết công suất, phải bố trí thêm nhiều công nhân đứng máy, chạyhết ba ca mà không hếtviệc. Thế là công nhân có thêm việc làm, xí nghiệp cóthêm thu nhập.Cũng từ năm 1981, với một hệ thống thiết bị và cung ứng nguyên vật liệu đãđổi mới, Nhà máy Dệt lụa Nam Định có khả năng sản xuất ra những mặt hàngđủ tiêu chuẩn xuất khẩu cho Liên Xô, Đông Âu, Nhật.Ngoài phần giao chocác Unimex, xí nghiệp còn cungcấp vải cho nhiều địa chỉ khác như Côngty Cung ứng tàu biển Quảng Ninh, để công ty này bán vải cho thủy thủ cáctàu đến "ăn" than, thu về ngoại tệ mạnh. Liên hệ với Công ty Gang thép TháiNguyên để đổi vải lấy thép, rồi mang thép về Hải Hậu đổi lấy nông sản,giaocho Unimex xuất khẩu nông sản lấy ngoại tệ: Đemhàng đến gửi bánủy thác tại các cửa hàng Intershop để thu kiều hối. Đến đây, sự liên kết đã mở59 rộng hơn trước nhiều, không chỉ là liên kết tay ba, mà hến tới liên kết taybốn, tay năm...Ảnh 8: Nhà máy Dệt cũng tham gia xuất khẩu gạo thu ngoại tệNăm 1985, Giám đốc nhà máy Trần Minh Ngọc đãquyết định đầu tư hai máynhuộm cao áp và dây chuyền bô-bin cho phép nhuộm sợi dạng côn.[59] Đâylàthiết bị và công nghệ mới đầu tiên ở phía Bắc. Nhờ đó, nhà máy đã cho rađời một loạt sản phẩm mớinhư: Vải bay Nga, photex, vải kẻ tự nhiêncủaBungari. Các mặt hàng này đã chiếm lĩnh thị trườngnhiều năm ở phíaBắc, tạo sự tăng trưởng nhảy vọt của sản xuất và đưa nhà máy thànhmột trong những đơn vị lá cờ đầu của ngành Dệt.Cũng nhờ mở rộng liên doanh liên kết, mà cả bốn "vấn nạn" trước đây đềuđược giải quyết thỏa đáng: Hiện đại hóa thiết bị, mở rộng sản xuất tạo vốnngoại tệ, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho công nhân.Với những thành tựu như đã nói trên, nhà máy càng có thêm tín nhiệm vớicấp trên và bắt đầu được chú ý đầu tư: Được nhập thêm những máy móc hiệnđại, đắt và hiếm nhưng có hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, có chiếc máynhuộm cao áp của hãng Fuji, trị giá hơn 350.000 USD (đây là chiếc máyduy nhất ở miền Bắc vào thời kỳ này). Có chiếc máy này, nhà máy có thể dệtđược sợi petec, loại sợi mà ít nhà máy dám dệt, vì nếu không có máy nhuộmcao áp thì vải sẽ rấtcứng. Tiếp đó, nhà máy còn mua thêm máy nhuộmcon sợi,nhập thêm 60 máy dệt thoi kẹp hiện đại của Liên Xô.60 Để mở rộng sán xuất, xí nghiệp còn tính đến việc tận dụng các nguồn lựckhác nhau đẩy mạnh sản xuất. Đến giai đoạn này, nhà máy không chỉ mở rộngsản xuất theo hướng tăng sản lượng và chất lượng của các sản phẩm chính,mà còn tính đến việc tận dụng tất cả những phụ liệu và phế liệu để nângcao hiệu quả kinh tế. Sản xuất chính càng phát triển, thì những phụ liệuvà phế liệu càng nhiều, càng có thể bố trí được công ăn việc làm cho côngnhân, nâng cao thunhập của nhà máy và cải thiên đời sống của công nhân.Hướng mở rộng sản xuất đó được gọi là kế hoạch 3.Với kế hoạch 3, những phế liệu mà trước đây thường bỏ đi, nay được sử dụngđể sản xuất một số hàng xuất khẩu và bán trên thị trường nội địa.Để làm việc đó, nhà máy tổ chức thêm một phân xưởng phụ gọi là phânxưởng tổng hợp, với khoảng từ 3 đến 5 máy dệt và 3 đến 5 chục công nhânviênđể sản xuất. Sở đĩ gọi đây là phân xưởng tổng hợp vì tuy nó là phânxưởng phụ nhưng nó ngày càng phát triển và đa dạng ho các mặt hàng, tậndụng tất cả những nguồn lực từ lớn đến nhỏ; không bỏ thừa, bỏ phí một cái gì.Ban đầu, phân xưởng này được lập ra để tận dụng số tơ bị đứt, không thểdùng để sản xuất các chính phẩm. Nhà máy bố trí những con em công nhân vànhững người yếu sức nối lại những sợi tơ đứt và xe lại để dệt thành lụa và xatanh. Sản phẩm làm từ phế liệu như thế tất nhiên không thể đưa ra thịtrường thế giới, nhưng đối với thị trường Việt Nam lúc đó thì vái đã là quýhiếm, huống chi là lụa và xa tanh, cho nên vẫn "đắt như tôm tươi." Xí nghiệpcòn dùng loại "thứ phẩm" này đem về các địa phương đổi lấy lạc, vừng, gạo.Gạo thì cho công nhân ăn. Lạc và vừng thì chuyển giao cho bên ngoạithương xuất khẩu.Có những thời kỳ, để phục vụ cho việc giao nông sản cho ngoại thương, xínghiệp còn sử dụng con em công nhân về bóc lạc, chuyển lạc củ sang lạcnhân để đảm bảo giá hàng xuất cao hơn, thu thêm ngoại tệvề. Tiến tới mộtbước nữa, ngoài việc dệt lụa, xí nghiệp tổ chức một bộ phận sản xuất quần áomay sẵn cho phụ nữ và trẻ em để bán cho bách hóa vàđem về nông thônđổi nông sản. Phân xưởng may này cũng là một trong những nơi tạo rangoại tệ và tạo điều kiện cải thiện đời sống của công nhân: gạo, thịt, rau, cá...đều từ đây mà ra.Khi đã tiêu thụ hết các thứ phẩm, nhà máy sử dụng phân xưởng may này đểmay chăn ga gối đệm chính phẩm xuất khẩu sang Liên Xô và các nước ĐôngÂu. Sau đó, nhờ đã có quan hệ mua bán với Nhật nên xí nghiệp lại tìm đượcmột khách hàng để may khăn lụa chính phẩm xuất sang Nhật. Chấtlượng khăn đã thỏa mãn khách hàng tới mức họ còn đưa thêm máy mócvà thiết bị sang (loại máy hai kim, ba kim), đưa cả chỉ đặc chủng để may loạikhăn này. Trong những trường hợp như thế thì phân xưởng phụ lại tạo ra sảnphẩm chính cao cấp.61 Đến lúc này thì các cơ sở "nông nghiệp hóa" của thời kỳ khủng hoảng và khókhăn đã mang một tính chất khác hẳn. Trước đây, do không có điều kiện đểlàm công nghiệp nên mới buộc phải đưa công nhân đi chăn bò, nuôi lợn, trốngrau, đóng gạch, nuôi cá... như điều vạn bất đắc dĩ. Bây giờ, việc sảnxuất chính của nhà máy phát triển mạnh, đã có đủ chỗ, đủ việc làm cho nhữngcông nhân có tay nghề, thì lại nảy sinhra nhu cầu giải quyết công việc và đờisống cho gia đình công nhân, cho những người ốm yếu, những người về hưu,mất sức Không thể thu hút những người đó vào phân xưởng tổng hợp, vàở đây cũng đòi hỏi kỹ thuật cao và có sức khỏe. Nhà máy không những khôngdẹp bỏ, mà còn tăng cường các cơ sởnông nghiệp: Đầu tư thêm giống, thiết bịđề cải thiện điều kiện lao động và chỗ ăn ở cho những anh em và gia đình laođộng ở đây. Chính họ lại tạo ra sản phẩm như thịt lợn, thịt bò, cá tươi,gạo nếp, gạo tẻ, đậu, lạc, rau..., phục vụ trực tiếp cho những công nhânlành nghề của xí nghiệp. Và đây không còn là "nôngnghiệp hóa" nữa, màlà một sự "liên minh công-nôngnghiệp" hợp tình, hợp lý. Bữa ăn giữa cacủa công nhân được cải thiện rõ rệt! thức ăn đầy đủthực phẩm không cònở mức vài gram như trước đây. Vào ngày Tết, mỗi công nhân được cấpkhông 2 kg thịt, ngoài ra có đường, gạo, gà, vịt, cá...Như vậy, sản xuất phụ đã trở thành người bạn đồng hành của sản xuất chính.Nó dựa vào sản xuất chính để phát triển, đồng thời lại đóng góp cho sản xuấtchính. Phân xưởng phụ thì có quần áo, vải, lụa làm tặng phẩm cho công nhântrong những dịp lễ tết, thưởng cho những người làm việc có năng suất cao.Các cơ sở sản xuất nông nghiệp thì cung cấp thức ăn và tạo công ăn việc làmcho gia đình, giúp cho những người công nhân trong sản xuất chính yên tâmhơn.Ngoài các cơ sở sản xuất phụ, nhà máy còn tổ chức hàng loạt những dịch vụnhư là thành quả của sản xuất chính, nhưng đến lượt nó lại có những đónggóp rất quan trọng cho sản xuất chính. Thí dụ: Giám đốcTrần Minh Ngọc đãcho xây dựng tới ba nhà trẻ cho con em cán bộ công nhân viên. Số nhà trẻ nàyđược phân bố hợp lý để cho các cháu không phải đi quá xa. Nhà máytiếp nhận tới 45 cô giữ trẻ, phần lớn cũng làcon em công nhân. Như thế vừagiúp thêm cho con em công nhân đến tuổi lao động có việc làm, những cháunhỏ thì được trông coi chu đáo, bố mẹ yên tâm lao động.Để đảm bảo sức khỏe cho công nhân, khi ốm đau không phải đi bệnh viện củathành phố, nhà máy xây dựng một bệnh xá với 20 giường bệnh, có nhữngphòng khám đa khoa, có bác sỹ, y sỹ, y tá phục vụchu đáo. Việc khám,chữa bệnh và ăn ở tại dây hoàn toàn không mất tiền.62 Ảnh 9: Một lớp học của con em công nhân nhà máyDo liên doanh liên kết với các địa phương! Nhà máy Dệt lụa Nam Định cònthỏa thuận với chính quyền tỉnh Thanh Hóa cắt cho một mảnh đất ở bãi biểnSầm Sơn, xây dựng một nhà nghỉ tại đó để cán bộ côngnhân viên nghỉ hèvà nghỉ phép. Đặc biệt, nhà nghỉ này còn ưu tiên dành phòng cho nhữngcặp vợ chồng mới cưới ra hưởng tuần trăng mật. Trong những điều kiệnđương thời của đất nước, điều đó quả là hiếm ở đâu có thể thực hiện được.Những năm 1982, 1983 là những năm có rất nhiềukhách đến tham quanvà học tập nhà máy. Ngoài các nhà máy bạn từ trong Nam ra, còn có các đoàncủa các tỉnh, các bộ về thăm. Thực tiễn mấy năm hoạt động của xí nghiệp đãcho thấy bài học: Nếu nhưtrong cơ chế quản lý cũ chỉ ách tắc một khâu ở đầunguồn, tất cả các khâu còn lại đều bị xơ cứng. Bâygiờ, khi mở được một mũiđột phá, có một hướng đi mới, tất cả cỗ máy đều chuyển động, từ sản xuấtchính đến sản xuất phụ, từ công nghiệp đến các hoạt động dịch vụ, từ sựsống độn của nhập khẩu tới sự sống động của sản xuất, rồi sự sống động củasản xuất và lưu thông lại tạo ra công ăn việc làm cho côngnhân vì gia đìnhhọ... Sức lan tỏa của những kinh nghiệm tại nhà máy ngày càng lớn lên.Nhà máy Dệt lụa Nam Định từ chỗ là một nhà máy cổ lỗ, ít được ai biết tới,dần dần đã nổi tiếng cả nước.Nhờ mở rộng sản xuất một cách có hiệu quả, nên nhà máy đã có tích lũy. Đặcbiệt là tích lũy vốn ngoại tệ:Năm 1981-1984, nhà máy có số vốn ngoại tệ2.426.963 đô la. Năm 1985, nhà máy đã đủ vốn để tự cân đối 100%nguyên liệu chính bằng nguồn ngoại tệ tự có, đưa công suất tăng 3 lần so với5 năm trước, nộp ngân sách tăng 24% so với kế hoạch. Tính đến30/4/1988,vốn ngoại tệ tự có của nhà máy là 6 triệu đô la. Số tiền này được dùng để đầu63

Xem Thêm

Tài liệu liên quan

  • PHÁ RÀO TRONG TRONG KINH TẾ VÀO ĐÊM TRƯỚC ĐỔI MỚI  ĐẶNG PHONGPHÁ RÀO TRONG TRONG KINH TẾ VÀO ĐÊM TRƯỚC ĐỔI MỚI ĐẶNG PHONG
    • 457
    • 3,707
    • 20
  • Tài liệu Thiết kế flash với flash cs5 part 79 docx Tài liệu Thiết kế flash với flash cs5 part 79 docx
    • 6
    • 344
    • 0
  • Tài liệu Thiết kế flash với flash cs5 part 80 doc Tài liệu Thiết kế flash với flash cs5 part 80 doc
    • 5
    • 194
    • 0
  • Tài liệu Thiết kế flash với flash cs5 part 81 doc Tài liệu Thiết kế flash với flash cs5 part 81 doc
    • 5
    • 225
    • 0
  • Tài liệu Thiết kế flash với flash cs5 part 82 pdf Tài liệu Thiết kế flash với flash cs5 part 82 pdf
    • 7
    • 304
    • 0
  • Tài liệu Thiết kế flash với flash cs5 part 84 pptx Tài liệu Thiết kế flash với flash cs5 part 84 pptx
    • 6
    • 240
    • 0
  • Tài liệu Thiết kế flash với flash cs5 part 85 doc Tài liệu Thiết kế flash với flash cs5 part 85 doc
    • 5
    • 238
    • 0
  • Tài liệu Thiết kế flash với flash cs5 part 86 ppt Tài liệu Thiết kế flash với flash cs5 part 86 ppt
    • 7
    • 262
    • 0
  • Tài liệu Business Plans Kit For Dummies 2nd editon - Chapter 1 pptx Tài liệu Business Plans Kit For Dummies 2nd editon - Chapter 1 pptx
    • 38
    • 292
    • 0
  • Tài liệu Business Plans Kit For Dummies 2nd editon - Chapter 2 docx Tài liệu Business Plans Kit For Dummies 2nd editon - Chapter 2 docx
    • 18
    • 264
    • 0
  • Tài liệu ĐỀ THI TIẾNG ANH CHUYÊN BẮC NINH 08-09 pdf Tài liệu ĐỀ THI TIẾNG ANH CHUYÊN BẮC NINH 08-09 pdf
    • 6
    • 1
    • 51
Tải bản đầy đủ (.pdf) (457 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(7.79 MB) - PHÁ RÀO TRONG TRONG KINH TẾ VÀO ĐÊM TRƯỚC ĐỔI MỚI ĐẶNG PHONG-457 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Nhà Máy Dệt Lụa Nam định