Chương 7: C, Bát Tự Hà Lạc - Phần 1, Tác Giả Học Năng - Kilopad
HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG QUẺ HÀ LẠC
Chương B trên mới đi tới gọi ra cái tên của quẻ thôi, chứ chưa tường mặt mũi của quẻ ra sao.
Quẻ Hà Lạc về hình thức tức là quẻ Dịch, Dịch hoàn toàn vì mỗi quẻ có 6 hào, và 64 quả là 384 hào, nhưng về nội dung tuy cũng căn cứ vào nghĩa Kinh dịch, nhưng diễn đạt theo lề lối riêng của phép tắc Hà Lạc để giải đoán mệnh vận con người.
Vì vậy trước khi đi vào phần nội dung quẻ Hà Lạc, cần phải thuộc hết tên và hình thức 64 quẻ dịch đã. 64 quẻ dịch lấy ở quyển Kinh dịch, hay Chu dịch, 1 bộ kinh vào hàng cổ nhất, quý nhất trong nên học vấn tư tưởng của Á Đông xưa.
I. Kinh Dịch cho biết hình thức quẻ Hà Lạc:
Trước hết nên biết sơ qua sự tích lai lịch của Kinh Dịch. Sau đây là bài dịch nguyên văn trang chữ Hán trích ở đầu quyển Hà Lạc Lý Số của Trần Hy Di Tiên sinh.
Bài tựa đại dịch Nguyên Lưu
Sách Bát quái bắt đầu từ Phục Hy, có sách mà không có chủ gì. Đó là Dịch Tiên Thiên.
64 quẻ do Văn Vương lấy 8 quẻ chồng lên nhau. Dưới mỗi quẻ có từ (lời). Đó là Dịch Hậu Thiên.
Mỗi hào là 1 biểu tượng mà không có chữ chữ gì, thì Đạo dịch không rõ ràng ra được, nên Chu Công đặt lời tượng vào dưới Hào.
Bên đến Khổng Phu Tử làm ra Hệ tứ thập truyên gồm cả Tiên Thiên, Hậu Thiên, mà tổng quát hết ý nghĩa. Đến đây gọi là Dịch Trung Thiên vậy.
Nói rõ về Quẻ, Hào, Soán Tượng trong Chu Dịch
Dịch bắt đầu từ Hy Hoàng (Phục Hy) tại sao chỉ gọi là Chu Dịch? Tại vì rằng Dịch trải qua 4 đời Thánh Nhân đến Chu Công mới thật đầy đủ nên gọi là Chu Dịch.
Dịch là sự biến đổi của Âm Dương, theo nghĩa hội ý của 2 chữ Nhật, Nguyệt mà thành vậy.
Dịch có 2 nghĩa: Giao dịch là Âm dương, đối đãi với nhau, và Biến dịch là Âm dương lưu hành.
Quẻ là treo lên, như treo cao một vật dùng làm biểu tượng cho người ta nhìn nhận thấy.
Quẻ có 6 vạch là theo khuôn phép Lục khí của Trời Đất.
Hào là do cái ý nghĩa cái nọ cái kia Tương giao mà thành. Hào lại là dấu hiệu của mọi sự dao động trong thiên hạ.
Lời (Từ) của Văn Vương đặt ở dưới quẻ, gọi tên là Soán, bởi nghĩa làm sao? Bởi vì có con Mao Tê binh 1 sừng mà lại tri cơ biết trước được điềm lành. Răng nó rắn lắm, cắn đứt được mọi vật, nên lấy đó, để tỏ rõ ý quyết định đoán được nghĩa quẻ.
Hệ Từ của Chu Công gọi là Đại Tượng, Tiểu Tượng, bởi nghĩa làm sao? Bởi rằng: Tượng (con Voi) là loài thú lớn nhất nơi hoang vu. Tượng có đủ 100 thứ thịt của loài vật, có thể chia đếm được giống như Hào có đủ nghĩa lý của 100 sự vật Tượng có 12 thứ thịt phối vào với 12 Chi.
Trên đây là truyện bày ra cho người mới học. Dịch dễ hiểu, bậc học giả về Kinh Sách ắt bỉu dài môi nhỉ?
1). Vạch và Hào: Theo Lạc Thư thì trên lưng Thần Quy có 2 vạch, 1 vạch dài và 2 vạch ngắn.
Khi sắp xếp vào Quẻ thì 1 vạch dài gọi là hào dương, còn 2 vạch ngắn gọi là hào âm.
Lấy tính chất chung phối hợp với sự vật mà nói thì:
ÂmDương
- Ưa tĩnh, lạnh, mềm:- Ưa động, nóng, cứng.
Hợp với Nữ với đêm tối: Hợp với nam với sáng ngày.
Hợp với Can Chi Âm, với số chẳn:Với Can Chi Dương với số lẻ.
2). 8 quẻ đơn: Xem hình vẽ Lạc thư (trang 39) thì bắt đầu từ bên phải ở dưới, đếm theo chiều thuận, đi vòng có tất cả 8 quẻ.
Kiền, Khảm, Cấn, Chấn thuộc Dương.
Tốn, Ly, Khôn, Đoài thuộc Âm.
Mỗi quẻ chỉ có 3 hào nên gọi là quẻ đơn.
Để dễ nhớ hình 8 quẻ đơn, nên nhẩm 8 câu ví sau đây, theo thứ tự thuận miệng:
KIỀN Tam - Liên(3 vạch liền)
KHÔN Lục - đoạn(6 vạch đứt)
CHẤNNgưỡng - vu(Hình cái bát để ngửa)
TỐN Phục - uyển(Hình cái chén để úp)
KHẢM Trung - mãn(Đầy trong)
LYTrung - hư(Rỗng giữa)
ĐOÀIThượng khuyết(Hở trên)
TỐN Hạ - đoạn (Đứt dưới)
Tuy chỉ có vạch liền vạch đứt, mà quẻ nào cũng nói lên nghĩa lý của nó. Xem bảng nghĩa quẻ sau đây:
BẢNG NGHĨA QUẺ
NGHĨA
QUẺTƯỢNGNGŨ HÀNH
số
phương - vịĐỨCÝNGƯỜIVẬTSẮC VỊ
KIỀNTHIÊN
TrờiKIM 4.9
Tây - bắccứng mạnhsáng, lớn giỏi, thựccha, chủ chồng, đầumặt trời nước đá ngựa, vàngđỏ, trắng cay, nhạt
KHẢMTHỦY
NướcTHỦY 1.6
Bắchiểm trởkhốn cùng gian kế
lý sựtrai thứ giặc cướp taitrăng, rượu, heođen
mặn
CẤNSƠN
NúiTHỔ 5.10
Đông - Bắctĩnh
ankính, thực cố chấp
trở - trệtrai út lưng, tay, mũiđá, gà, chóvàng
ngọt
CHẤNLÔI
SấmMỘC 3.8
Đôngđộng khởidũng mãnh
vang lừng
thành công trai lớn
kẻ hiền
chânmáy bay
hoa quả
rồngxanh
chua
TỐNPHONG
GióMỘC 3.8
Đông-Namphục
theotươi tốt thuận chiềugái lớn tăng ni
đùi vếquạt, cá, quả, gàxanh lục thơm, thối
LYHỎA
LửaHỎA 2.7
Namsáng suốtvăn minh
mỹ lệ
lễ nghĩagái thứ
văn vẻ
mắtmặt trời
ấn tín
cây khô
chim trĩđỏ tía
đắng
KHÔNĐỊA
ĐấtTHỔ 5.10
Tây-Namnhu thuậnnuôi mang khiêm tốn ngu, suymẹ vợ nông phu bụng, máukho chứa chợ, thóc trâuvàng ngọt
ĐOÀITRẠCH
đầm chuômKIM 4.9
Tâyvui vẻhậu tinh biện thuyết
lợi kỷ, hối lộgái út
kỷ nữ
miệng, lưỡitrăng sao nhạc khí bút, giấy, dêtrắng
cay
3/ Quẻ trùng (Chồng lên nhau)
a). Trên đã nói Văn Vương đem 8 quẻ đơn chồng lên nhau bằng mọi cách thành ra được 8 x 8 là 64 Quẻ Kép gọi là Quẻ Trùng.
Quẻ đơn nào tự chồng lên (Mình) như Kiền chồng lên Kiền, Khảm chồng lên Khảm v.v... thì gọi là quẻ Thuần: Thuần Kiền, Thuần Khảm v.v...
Vậy có 8 quẻ Thuần. Mỗi quẻ Thuần lại đẻ ra 7 quẻ Trùng khác để cùng với mình lập thành một Nhóm gồm 8 Quẻ, ví như một gia đình gồm 8 người. Quẻ Thuần cầm đầu Nhóm có thể gọi là Quẻ Cái còn 7 quẻ kia là Quẻ con.
b). Nội bộ mỗi quẻ trùng tổ chức như sau
Ví dụ quẻ Thuần Khảm.
- Hào đếm từ dưới lên trên.
- Hào 1 và 2 là Địa, 3 và 4 là Nhân, 5 và 6 là Thiên.
- Hào 1 đối 4, 2 đối 5, 3 đối 6, Hào nọ làm thế thì Hào kia làm ứng.
Giải thích hình vẽ trên
(Đi từ trái sang phải)
- Trong 1 quẻ Trùng, quẻ Đơn trên gọi là quẻ Thượng hay quẻ Ngoại, quẻ Đơn dưới gọi là Quẻ hạ hay Quẻ Nội.
Quẻ Trùng có 6 Hào đi từ dưới lên trên từ Hào 1 còn gọi là Hào Sơ đến Hào 6 còn gọi là Hào Thượng
Hào Âm thì thêm tiếng Âm vào cho rõ.
Hào Dương thì thêm tiếng Dương vào cho rõ.
Ví dụ: Nói Hào 1 Âm, Hào 2 Dương, Hào 6 Âm.
6 Hào chia ra làm Tam tài: Thiên, Địa, Nhân.
Hào 1 và Hào 2 thuộc về Địa (đất) ở dưới.
Hào 3 và Hào 4 thuộc về Nhân (người) ở giữa.
Hào 5 và Hào 6 thuộc về Thiên (Trời) ở trên.
- Mỗi Hào tự coi mình là Thế (Ta) gọi là Hào đối diện với mình là Ứng (Hắn). Ứng ngồi cách Thế 2 Hào.
Ví dụ: Nếu Hào 1 là Thế thì Hào 4 là Ứng.
Nếu Hào 2 là Thế thì Hào 5 là Ứng.
Nếu Hào 3 là Thế thì Hào 6 là Ứng.
Nếu Hào 4 là Thế thì Hào 1 là Ứng.
Nếu Hào 5 là Thế thì Hào 2 là Ứng.
Nếu Hào 6 là Thế thì Hào 3 là Ứng.
Tất cả 64 quẻ đều như thế cả.
c). Danh sách 64 quẻ Trung
Muốn dựng lên 1 quẻ Hà Lạc, điều tối thiểu là cần phải biết mặt biết tên đủ 64 Quẻ Dịch đã.
Mới đọc tên 64 Quẻ Dịch, ngay người có chữ Nho mà chưa học Dịch, thì cũng còn thấy khó hiểu. Đại khái nghe đọc: Kiền, Vi Thiên, Thiên Phong Cấu, Thiên Sơn Độn v.v... thì có khác gì không đi chùa, mà nghe thấy bài chú Kinh Phật với những Danh từ: Yết Đế, Yết Đế, Ba La Yết Đế... Bồ Đề Tát Bà Ha v.v... Song (đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông - Nguyễn Bá Học). Nên không cái gì bằng kiên nhẫn: Đọc mãi phải hiểu, học mãi phải nhớ. Trên đã rõ, Dịch có tất cả 64 quẻ trùng, chia làm 8 nhóm, mỗi nhóm 8 Quẻ kể cả Quẻ Thuần cầm đầu. Nên trong mỗi Nhóm Quẻ Thuần được coi như nhà Cái mà 7 quẻ kia là nhà Con trong 1 Bát họ Việt Nam 8 người cùng ngồi với nhau. Lấy tên Quẻ cầm đầu đặt tên cho mỗi Nhóm. Theo thứ tự trong hình Lạc Thư.
NHÓM I - TRÙNG KIỀN
1
KIỀN VI THIÊN2
THIÊN PHONG CẨU3
THIÊN SƠN ĐỘN4
THIÊN ĐỊA BĨ5
PHONG ĐỊA QUAN6
SƠN ĐỊA BẮC7
HỎA ĐỊA TẤN8
HỎA THIÊN ĐẠI HỮU
Hãy ngừng lại nơi đây để nhận xét kỹ
Ta đọc tên các Quẻ theo hàng ngang từ 1 đến 8 thì nhận thấy rằng: Chỉ có hàng Chữ cuối (Cấu, Độn, Bỉ, Quan, Bác, Tấn, Đại, Hữu) là chữ mới thêm vào,còn những chữ Thiên Phong, Thiên Sơn, Thiên Địa v.v... đều là Chữ đã có sẵn ở trong cột Tượng, Bảng Nghĩa Quẻ trên (trang 59).
- Mỗi quẻ có 2 Chữ T và Ư tức là Thế và Ứng viết tắt (mục giải thích trên) T và Ư sắp đặt theo thứ tự nào, xem sau đây. Dịch là biến đổi. Từ Quẻ 1 Kiền đến Quẻ 8 Hỏa Thiên Đại Hữu sở dĩ mỗi Quẻ lấy 1 tên riêng là nhờ sự biến đổi của mỗi Hào. Từ dưới lên trên, (từ Hào 1 đến Hào 5) rồi lại biến trở xuống Hào 4 Hào 3 là vừa đúng 8 Quẻ. Biến ở Hào nào thì T ngồi ngay Hào đó. T kéo Ư theo, như quy tắc đã định ở mục giải thích trên.
Ví dụ: Quẻ 1 thuần Kiền chưa biến thì T ở Hào 6 Ư ở Hào 3.
Quẻ 2 Thiên Phong Cấu biến Hào 1 thì T ở Hào 1, Ư ở Hào 4.
Quẻ 3 Thiên Sơn Độn biến Hào 2 thì T ở Hào 2, Ư ở Hào 5.
Chỉ cần nhìn 2 Quẻ: Đơn Thượng và Đôn Hạ trong quẻ Trùng, hễ nhận diện ra nó tức khắc gọi tên nó ra được dễ lắm. Ví dụ: Quẻ Thiên Phong Cấu thì Đơn Thượng là Kiền (Thiên) Đơn Hạ là Tốn (Phong) chắp nghĩa lại mà đọc thì là Thiên Phong chỉ cần thêm chữ Cấu vào thôi Thế là Quẻ Thiên Phong Cấu.
Ví dụ: Quẻ Thiên Sơn Độn cũng vậy Thượng là Thiên Hạ là Sơn chắp lại thành Thiên Sơn chỉ thêm chữ Độn vào mà thôi.
- Xem tiến trình của chữ T và Ư thì ta thấy T đi lên từ Hào 1 (Quẻ 2), đến Hào 5 (Quẻ 6), rồi lại đi xuống Hào 4 (Quẻ 7), Hào 3 (Quẻ 8) là vừa hết 8 Quẻ của 1 Nhóm.
Kết luận: Biết rõ tiến trình của Nhóm 1 Trùng Kiền rồi, thì hết thảy 7 Nhóm kia đều lập theo lề lối như thế cả, không sai 1 ly. (Độc giả thử lấy 1 tờ giấy mà tự vạch Quẻ để tìm xem, rồi xong hãy nhìn vào bảng kiểm soát ở trang sau).
NHÓM II TRÙNG KHẢM
QUẺ1Khảm vi Thủy
QUẺ2Thủy Trạch Tiết
QUẺ 3Thủy - Lôi - Truân
QUẺ 4Thủy - Hỏa - Ký - Tế
QUẺ 5Trạch - Hỏa - Cách
QUẺ 6Lôi - Hỏa - Phong
QUẺ 7Địa - Hỏa - Minh - Di
QUẺ 8Địa - Thủy - Sư.
NHÓM III TRÙNG CẤN
QUẺ1Cấn vi Sơn
QUẺ2Sơn Hỏa Bí
QUẺ3Sơn - Thiên Đại - Súc
QUẺ4Sơn - Trạch - Tốn
QUẺ5Hỏa - Trạch - Khuê
QUẺ6Thiên - Trạch - Lý
QUẺ 7Phong - Trạch Trung - Phu
QUẺ8Phong - Sơn - Tiệm.
NHÓM IV TRÙNG CHẤN
QUẺ1Chấn vi Lôi
QUẺ 2Lôi - Địa - Dự
QUẺ3Lôi - Thủy - Giải
QUẺ 4Lôi - Phong - Hằng
QUẺ5Địa - Phong - Thăng
QUẺ 6Thủy - Phong - Tỉnh
QUẺ 7Trạch - Phong Đại - Quá
QUẺ 8Trạch - Lôi - Tùy
NHÓM V TRÙNG TỐN
QUẺ 1Tốn vi Phong
QUẺ 2Phong Thiên Tiểu Súc
QUẺ 3Phong Hỏa Gia Nhân
QUẺ 4Phong Lôi Ích
QUẺ 5Thiên Lôi Vô Vọng
QUẺ 6Hỏa Lôi Phệ Hạp.
QUẺ 7Sơn Lôi Di
QUẺ 8Sơn Phong Cổ
NHÓM VI TRÙNG LY
QUẺ 1Ly vi Hỏa
QUẺ2Hỏa Sơn Lữ
QUẺ3Hỏa Phong Đỉnh
QUẺ 4Hỏa Thủy Vi Tế
QUẺ 5Sơn Thủy Mông
QUẺ6Phong Thủy Hoán
QUẺ 7Thiên Thủy Tụng
QUẺ8Thiên Hỏa Đồng Nhân
NHÓM VII TRÙNG KHÔN
QUẺ 1Khôn vi Địa
QUẺ 2Địa Lôi Phục
QUẺ3Địa Trạch Lâm
QUẺ 4Địa Thiên Thái
QUẺ5Lôi Thiên Đại Tráng
QUẺ6Trạch Thiên Quải
QUẺ 7Thủy Thiên Nhu
QUẺ8Thủy Địa Tỷ
NHÓM VIII TRÙNG ĐOÀI
QUẺ 1Đoài vi Trạch
QUẺ 2Trạch Thủy Khốn
QUẺ3Trạch Địa Tuy
QUẺ4Trạch Sơn Hàm
QUẺ5Thủy Sơn Kiển
QUẺ6Địa Sơn Khiêm
QUẺ7Lôi sơn Tiểu quá
QUẺ8Lôi trạch Quy Muội.
NHÓM12 345678
IKIỀN VI THIÊNTHIÊN PHONG CẨUTHIÊN SƠN ĐỘNTHIÊN ĐỊA BĨPHONG ĐỊA QUANSƠN ĐỊA BẮCHỎA ĐỊA TẤNHỎA THIÊN ĐẠI HỮU
IIKHẢM VI THỦYTHỦY TRẠCH TIẾTTHỦY LÔI TRUÂNTHỦY HỎA KÝ TẾTRẠCH HỎA CÁCHLÔI HỎA PHONGĐỊA HỎA MINH DIĐỊA THỦY SƯ
IIICẤN VI SƠNSƠN HỎA BISƠN THIÊN ĐẠI SÚCSƠN TRẠCH TẦNHỎA TRẠCH KHUÊTHIÊN TRẠCH LÝPhong Trạch Trung PhuPHONG SƠN TIỆM
IVCHẤN VI LÔILÔI ĐỊA DỰLÔI THỦY GIẢILÔI PHONG HẰNGĐỊA PHONG THĂNGTHỦY PHONG TĨNHTrạch Phong Đại quáTRẠCH LÔI TÙY
VTỐN VI PHONGPhong Thiên Tiểu SúcPHONG HỎA GIA NHÂNPHONG LÔI ÍCHTHIÊN LÔI VÔ VỌNGHỎA LÔI PHỆ HẠPSƠN LÔI DISƠN PHONG CỔ
VILY VI HỎAHỎA SƠN LỮHỎA PHONG ĐINHHỎA THỦY VỊ TẾSƠN THỦY MĂNGPHONG THỬ HOÁNHIÊN THỦY TỤNG THIÊN HỎA ĐỒNG NHÂN
VIIKHÔN VI ĐỊAĐỊA LÔI PHỤCĐỊA TRẠCH LÂMĐỊA THIÊN THÁILÔI THIÊN ĐÁI TRÁNGTRẠCH THIÊN QUẢITHỦY THIÊN NHUTHỦY ĐỊA TÝ
VIII
ĐOÀI VI TRẠCHTRẠCH THỦY KHÔNTRẠCH ĐỊA TỤYTRẠCH SƠN HÀMTHỦY SƠN KIỀNĐỊA SƠN KHIÊMLÔI SƠN TIÊU QUÁLÔI TRẠCH QUY MUỘI
Lưu ý 11: Đến đây ta đã có một cái nhìn tổng quát về bộ Khung sườn của tòa nhà Kinh Dịch. Môn số Hà Lạc hãy chỉ cần biết đến thế thôi, để có thể dựng lên một quẻ Hà Lạc.
Tuy nhiên, trước khi bắt tay vào cộng tác mới này, ta nên thong dong chút ngày giờ để ôn lại cho kỹ phần Kinh Dịch, để những danh từ khó khăn ấy ngấm vào trí nhớ, để không lộn xộn không nhầm lẫn. Cố nắm vững được đủ 64 quẻ Dịch thì khi lên 1 Quẻ Hà Lạc, mới tránh được cái buồn cười mà lấy râu ông nọ cắm cằm ông kia như Tốn đánh ra Tổn, Ly đánh ra Lý, Bí đánh ra Bĩ v.v...
Cái gì cũng không vượt khỏi thời gian. Đốt cháy giai đoạn nhiều khi trở thành Hộc tốc bất đạt.
II. Nội dung quẻ Hà Lạc:
Đối với một tuổi nào đó, sau khi Chương B đã bảo ta cách chuyển số Hà Lạc ra quẻ Dịch rồi (dù mới trên danh từ thôi, sau khi Kinh Dịch đã cho ta biết tường tận hình thức của 64 Quẻ rồi, thì nay ta có thể An ngay Quẻ lên trên giấy để tính nội dung của Quẻ theo lề lối của môn số Hà Lạc.
Nhưng trước khi An Quẻ xuống giấy, hãy nên biết nội dung quẻ có những vấn đề gì đã, thì nhiên hậu việc An Quẻ mới được dễ dàng.
CÓ MẤY VẤN ĐỀ LÀ:
- QUẺ TIÊN THIÊN và quẻ HẬU THIÊN
- Cách tính Nguyên Đường
- Cách biến TIÊN THIÊN thành HẬU THIÊN
- Cách tìm quẻ HỖ
- Cách tính ĐẠI VẬN
- Cách tính LƯU NIÊN
1). Thế nào là quẻ Tiên Thiên và Hậu Thiên? (T.T, H.T)
Quẻ T.T là quẻ Dịch đầu tiên do Bát tự chuyển ra mà có (như tất cả các Quẻ ở những ví dụ trên nơi giải đáp bài thực tập).
Quẻ T.T chi phối tiền vận của đời mình từ lên 1 tới tuổi nào do Hào quyết định.
Quẻ H.T do T.T đẻ ra, và phải biết Nguyên Đường ngồi đâu rồi mới An được quẻ H.T. Cũng phải biết Nguyên Đường thì rồi mới tính được Đại Vận.
Lưu ý 12: T.T và H.T của số Hà Lạc khác hẳn T.T và H.T Bát quái của Dịch.
2). Thế nào là Nguyên Đường (N.Đ)?
N.Đ là Chủ điểm của quẻ Hà Lạc, cũng như Cung Mệnh Cung Thân của lá Tử vỉ, Mệnh quản 30 năm về trước, Thân quản 30 năm về sau, thì N.Đ ở quẻ T.T cũng quản về Tiền Vận, và N.Đ ở quẻ hậu Thiên quản về Hậu vận của đời người. Vì vậy N.Đ rất quan trọng, N.Đ tốt thì được Phú, Quý, Thọ. N.Đ xấu thì bần, tiện, ngu, yểu.
Hào N.Đ của T.T biến và trở thành Hào N.Đ của H.T.
Cách tính N.Đ không khó lắm nhưng có nhiều trường hợp rắc rối, cần nhớ kỹ để khỏi lẫn vì tính sai N.Đ là sai bét cả nội dung của quẻ. Sau đây là Bài ca Khởi Nguyên Đường dịch ở sách Hà Lạc ra.
Phiên âm
1). Âm dương nhất nhị Trùng nhi ký
2). Tam vị tuy trùng một ký cung.
3). Tứ ngũ vô Trùng ưng hữu ký
4). Thuần Hào nam nữ bất tương đồng.
Dịch nghĩa
(Phải dịch dài dòng thì mới dễ hiểu)
1). Quẻ 1, 2 Hào Âm Dương
Đếm đi, đếm lại chạy nương nhờ người.
2). Quẻ 3 Hào Âm như Dương
Đếm đi đếm lại, không nương nhờ người.
3). Quẻ Âm Dương 4, 5 hào
Đã không đếm lại, mà sao nhờ người?
4). Đến như 2 Quẻ thuần Hào
Nữ nam khác hẳn đặt vào lệ riêng.
Tóm tắt 3 câu ca trên vào 1 bảng sau đây:
QUẺĐẾM LẠINHỜ NGƯỜI
1, 2 Hào
3 Hào
4, 5 HàoCó +
Có +
Không 0Có +
Không 0
Có +
a). Cách tính Nguyên Đường cho những Quẻ có từ 1 đến 5 Hào.
- Căn cứ vào giờ sanh:
Sanh giờ Dương là những giờ Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ (6 giờ này khi Dương nhiều)
Sanh giờ Âm là những giờ Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi (6 giờ này khí Âm nhiều).
- Áp dụng câu Ca nào?
Sanh giờ Dương thì nhận họ nhà Dương và đếm xem quẻ có mấy Hào dương thì biết ngay phải áp dụng câu Ca nào. Khởi đếm giờ Tý cũng từ Hào Dương và đếm từ dưới đi lên.
Sanh giờ Âm thì nhận họ nhà Âm và đếm xem quẻ có mấy hào âm thì biết ngay phải áp dụng câu ca nào. Khởi đếm giờ Ngọ cũng từ hào Âm và cũng đếm từ dưới đi lên.
- Theo câu ca 1 và 2 thì khi gặp những quẻ có 1, 2, 3, hào âm hay dương mình chỉ có quyền đếm 2 lần ở hào mình. (1 lượt đếm đi 1 lượt đếm lại), nếu chưa hết thì phải đếm tiếp sang hào người, và khi sang hào người thì chỉ được đếm 1 lần thôi. Đêm đến giờ sanh ở hào nào thì đặt N.Đ vào hào đó...
- Theo câu Ca 3, thì khi gặp quẻ có 4, 5 hào âm hay dương. Mình cũng khởi đếm từ Hào Minh nhưng chỉ đếm được 1 lần thôi, nếu chưa hết thì đếm tiếp sang Hào người, và bao giờ cũng đi từ dưới lên trên.
Áp dụng
Ví dụ: 1 - Sanh giờ Dương (từ Tý đến Tỵ) gặp quẻ Địa Thủy Sư (có 1 Hào Dương) nhận họ và khởi đếm giờ Tý từ Hào dương đến giờ sanh ở Hào nào, thì đặt N.Đ ở Hào đó. Áp dụng:
Câu Ca 1: Quẻ 1, 2 Hào Âm Dương
Đếm đi đếm lại chạy nương nhờ người.
Khởi đếm giờ từ dưới đi lên
- Tý, Sửu: N.Đ ở hào 2 Dương (đủ 2 lần rồi mà chưa hết thì phải đếm tiếp sang Hào Âm và đi từ dưới lên trên, mỗi Hào đếm 1 lần thôi).
- Dần: N.Đ ở Hào 1 Âm
- Mão: N.Đ ở Hào 3 Âm (Bỏ cách Hào 2 Dương)
- Thìn: N.Đ ở Hào 4 Âm
- Tỵ: N.Đ ở Hào 5 Âm
ĐỊA THỦY SƯ
Lưu ý 13: Nếu sanh giờ Tý, Sửu thì N.Đ còn được ở hào 2 DƯƠNG là hào minh. Sanh từ Dần đến Tỵ thì phải chạy sang Hào Âm, thế là phải đi nương nhờ người.
Ví dụ 2: Sanh giờ Âm (từ Ngọ đến Hợi). Gặp quẻ Phong Thiên Tiểu Súc có 1 Hào Âm, nhận Họ và khởi đếm giờ Ngọ từ Hào Âm, đến giờ sanh ở Hào nào thì đặt N.Đ ở Hào đó..
Áp dụng Câu Ca 1 như trên:
Khởi đếm giờ
- Ngọ Mùi: N.Đ ở hào 4 Âm (Đủ 2 lần rồi mà chưa hết thì phải đếm tiếp sang hào dương, mỗi hào đếm 1 lần thôi)
- Thân: N.Đ ở Hào 1 Dương
- Dậu: N.Đ ở Hào 2 Dương
- Tuất: N.Đ ở Hào 3 Dương
- Hợi: N.Đ ở Hào 5 (bỏ cách Hào 4 âm).
Lưu ý 14: Nếu sanh giờ Ngọ, Mùi thì N.Đ còn được ở Hào 4 Âm là Hào Minh. Sanh từ Thân đến Hợi thì phải chạy sang Hào Dương, thế là phải đi nương nhờ người.
Ví dụ 3: Sanh giờ Dương gặp quẻ Trạch Địa Tụy có 2 Hào Dương. Nhận họ và khởi đếm giờ Tý từ Hào Dương đến giờ sanh ở Hào nào thì đặt N.Đ ở Hào đó, vẫn áp dụng Câu Ca 1.
TRẠCH ĐỊA TỤY
Khởi đếm
- Đếm đi: Tý ở Hào 4 Dương, Sửu ở Hào 5 Dương.
Nếu chưa hết thì.
- Đếm lại: Dần ở Hào 4 Dương, Mão ở Hào 5 Dương.
- Nếu chưa hết nữa thì phải đếm sang Âm.
- Thìn ở Hào 1 Âm.
- Tỵ ở Hào 2 Âm.
Ví dụ 4: Sanh giờ Âm, gặp quẻ Thiên Lôi Vô Vọng có 2 Hào Âm. Nhận họ và khởi đếm giờ Ngọ từ hào Âm. Vẫn áp dụng câu Ca 1. Thiên Lôi Vô Vọng.
Khởi đếm
- Đếm đi : Ngọ ở Hào 2 Âm, Mùi ở Hào 3 Âm.
Nếu chưa hết thì.
- Đếm lại: Thân ở Hào 2 Âm, Dậu ở Hào 3 Âm.
Nếu chưa hết nữa thì đếm sang Dương.
- Tuất: ở Hào 1 Dương.
- Hợi: ở Hào 4 Dương (bỏ cách Hào 2, 3 Âm).
Ví dụ 5: Sanh Dương, gặp quẻ Hỏa Sơn Lữ có 3 hào Dương.
Nhận họ và khởi đếm Tý từ Hào Dương. Áp dụng câu Ca 2.
Quẻ 3 Hào Âm như Dương
Đếm đi đếm lại, không nương nhờ người.
HỎA SƠN LỮ
Khởi đếm
- Đếm đi: Tý ở hào 3 Dương, Sửu ở Hào 4 Dương, Dần ở Hào 6 Dương, nếu chưa hết.
- Đếm lại: Mão ở Hào 3 Dương, Thìn ở Hào 4 Dương, Tỵ ở Hào 6Dương.
Lưu ý 15: Có 3 hào Dương, đủ cung cho 6 giờ Dương (rồi đếm 2 lượt) đâu có cần đếm sang hào âm nưữ. Nên câu ca 2 nói rằng: Không nương nhờ người là thế.
Ví dụ 6: Sanh giờ Âm, gặp quẻ Thủy Trạch Tiết có 3 hào âm, nhận họ và khởi đếm Ngọ từ Hào âm, vẫn áp dụng câu ca 2.
THỦY TRẠCH TIẾT
Khởi đếm
- Đếm đi: Ngọ ở hào 3 âm, Mùi ở Hào 4 âm. Thân ở Hào 6 Âm. Nếu chưa hết thì.
- Đếm lại: Dậu ở Hào 3 Âm. Tuất ở hào 4 âm, Hợi ở hào 6 âm.
Lưu ý 16: Có 3 hào âm, đủ cung cho 6 giờ Âm (đếm 2 lượt) đâu có cần đếm sang hào dương nữa. Nên câu ca 2 nói rằng: Không nương nhờ người là thế.
Ví dụ 7: Sanh giờ Dương, gặp quẻ Tốn có 4 hào Dương. Nhận họ và khởi đếm Tý từ hào Dương. Áp dụng câu ca 3:
- Quẻ Âm dương 4, 5 hào.
Đã không đếm lại mà sao nhờ người?
THUẦN TỐN
Khởi đếm
- Đếm đi: Tý ở Hào 2 Dương, Sửu ở Hào 3 Dương, Dần ở Hào 5Dương, Mão ở Hào 6Dương.
Không đếm lại: đếm tiếp sang luôn Hào âm.
Thìn ở Hào 1 âm
Tỵ ở hào 4 âm.
Lưu ý 17: Câu ca 3 trách rằng: Bần cùng lắm mới phải đi nhờ người. Đằng này, mình có, chưa đếm lại mà đã vội chạy sang nhờ người là tại sao? Xét cho kỹ thì: Chỉ còn 2 giờ Dương (Thìn Tỵ) là chưa đếm, mà mình những 4 hào dương, đếm lại thì cũng dở dang. Sợ bất công tự phe mình đâm lủng củng, âu là sang nhờ người là hơn.
Ví dụ 8: Sanh giờ Âm, gặp quẻ Chấn có 4 hào âm. Khởi đếm Ngọ từ hào âm. Vẫn áp dụng câu ca 3.
THUẦN CHẤN
Khởi đếm
- Đếm đi: Ngọ ở hào 2 âm, Mùi ở hào 3 âm, Thân ở hào 5 âm, Dậu ở hào 6 âm.
Không đếm lại, đếm tiếp luôn sang Hào Dương. Tuất ở hào 1 Dương, Hợi ở hào 4Dương.
Lưu ý 18: Cũng bị trách như trên. Nhưng xét kỹ thì chỉ còn 2 giờ âm (Tuất Hợi) nữa là chưa đếm mà mình có những 4 hào âm. Đếm lại thì dở dang quá, đành chạy sang nhờ người cho tiện việc.
Ví dụ 9: Sanh giờ Dương, gặp quẻ Thiên Hỏa Đồng Nhân có 5 hào Dương. Khởi đếm Tý từ hào Dương, vẫn áp dụng câu ca 3.
THIÊN HỎA ĐỒNG NHÂN
Khởi đếm
Đếm đi: Tý ở Hào 1 là Dương, Sửu ở hào 3 Dương, Dần ở hào 4 là Dương, Mão ở hào 5 là Dương.
Thìn ở hào 6 là Dương, chỉ còn 1 giờ Tỵ.
Không đếm lại, đếm tiếp luôn sang hào âm, tỵ ở hào 2 âm (nếu đếm lại, chỉ được 1 hào nữa thôi, mà thêm dở dang).
Ví dụ 10: Sanh giờ âm, gặp quẻ Lôi Địa Dự có 5 hào âm. Khởi đếm Ngọ từ hào âm, vẫn áp dụng câu ca 3.
LÔI ĐỊA DỰ
Khởi đếm
- Đếm đi: Ngọ ở hào 1 âm, Mùi ở hào 2 âm, Thân ở hào 3 âm, Dậu ở hào 5 âm, Tuất ở hào 6 âm, chỉ còn 1 giờ Hợi.
Không đếm lại, đếm tiếp luôn sang Hào Dương. Hợi ở hào 4 Dương. (nếu đếm lại thì cũng dở dang).
Tất cả 10 ví dụ trên này đều lấy trong sách Hà Lạc Lý Số (quyển I)
b). Cách tính Nguyên đường cho 2 quẻ thuần hào
Lệ riêng (theo câu ca 4).
Quẻ Kiền thuần 6 hào Dương.
Quẻ Khôn thuần 6 hào Âm.
Nếu không có Lệ riêng thì khó nhìn ra trường hợp khác nhau để mà Lý Đoán.
QUẺ KIỀN
- Nam có 2 trường hợp (bất luận Đông Chí - Hạ Chí)
1). Sanh giờ Dương thì đếm đi, và nếu chưa hết thì đếm lại 3 hào quẻ Hạ thôi. Đếm từ dưới lên trên đến giờ sanh thì An Nguyên Đường.
THUẦN KIỀN
Đếm đi: Tý ở hào 1, Sửu ở hào 2, Dần hào 3.
Nếu chưa hết thì tiếp luôn.
Đếm lại: Mão hào 1, Thìn hào 2, Tỵ hào 3.
2). Sanh giờ Âm thì đếm đi, và nếu chưa hết thì đếm lại 3 hào quẻ thượng thôi, đếm từ dưới lên trên giờ sanh thì an nguyên đường.
THUẦN KIỀN
- Đếm đi: Ngọ hào 4, Mùi hào 5, Thân hào 6.
Nếu chưa hết thì tiếp luôn.
- Đếm lại: Dậu hào 4, Tuất hào 5, Hợi hào 6.
Nữ có 4 trường hợp (có luận Đông chí - Hạ chí).
- Trường hợp 1: Sanh giờ Dương, sau Đông chí trước hạ chí (tra Bách niên lịch) thì đếm đi, và nếu chưa hết thì đếm lại 3 hào quẻ Thượng thôi. Đếm từ trên xuống dưới đến giờ sanh thì an nguyên đường.
THUẦN KIỀN
- Đếm đi: Tý ở hào 6, Sửu hào 5, Dần hào 4.
Nếu chưa hết thì.
- Đếm lại: Mão hào 6, Thìn hào 5, Tỵ hào 4.
- Trường hợp 2: Sanh giờ Âm, sau Đông Chí trước Hạ chí thì đếm đi, và nếu chưa hết thì đếm lại 3 hào quẻ hạ thôi. Đếm từ trên xuống dưới, đến giờ sanh thì An nguyên đường.
THUẦN KIỀN
- Đếm đi: Ngọ ở hào 3, Mùi hào 2, Thân hào 1.
Nếu chưa hết thì
- Đếm lại: Dậu hào 3, Tuất hào 2, Hợi hào 1.
- Trường hợp 3: Sanh giờ Dương, sau Hạ chí trước Đông chí thì giống y hệt trường hợp 1 quẻ Kiền của Nam.
THUẦN KIỀN
- Đếm đi: Tý hào 1, Sửu hào 2, Dần hào 3.
- Đếm lại: Mão hào 1, Thìn hào 2, Tỵ hào 3.
- Trường hợp 4: Sanh giờ âm, sau Hạ chí trước Đông chí thì giống y hệt trường hợp 2 quẻ Kiền của Nam.
THUẦN KIỀN
- Đếm đi: Ngọ hào 4, Mùi hào 5, Thân hào 6.
- Đếm lại: Dậu hào 4, Tuất hào 5, Hợi hào 6.
- Nữ có 2 trường hợp (bất luận Đông Chí, Hạ Chí).
- Trường hợp 1: Sanh giờ Dương thì giống y hệt trường hợp 1 quẻ Kiền của Nam hay trường hợp 3 quẻ Kiền của nữ (chỉ khác có vạch liền và vạch đứt).
THUẦN KHÔN
- Đếm đi: Tý hào 1, Sửu hào 2, Dần hào 3.
- Đếm lại: Mão hào 1, Thìn hào 2, Tỵ hào 3.
- Trường hợp 2: Sanh giờ Âm thì giống y hệt trường hợp 2 quẻ Kiền của nam, hay trường hợp 4 Kiền của nữ.
Nam có 4 trường hợp (Luận Đông chí Hạ chí).
1). Sanh giờ Dương, sau Hạ chí, trước Đông chí giống như trường hợp 1 quẻ Kiền của nữ.
THUẦN KHÔN
- Đếm đi: Tý Hào 6, Sửu Hào 5, Dần hào 4.
- Đếm lại: Mão hào 6, Thìn hào 5, Tỵ hào 4.
2). Sanh giờ Âm sau Hạ chí trước Đông chí, giống như trường hợp 2 Kiền nữ.
THUẦN KHÔN
- Đếm đi: Ngọ hào 3, Mùi hào 2, Thân hào 1.
- Đếm lại: Dậu hào 3, Tuất hào 2, Hợi hào 1.
3). Sanh giờ Dương, sau Đông chí trước Hạ chí giống như trường hợp 3 Kiền nữ.
THUẦN KHÔN
- Đếm đi: Tý hào 1, Sửu hào 2, Dần hào 3.
- Đếm lại: Mão hào 1, Thìn hào 2, Tỵ hào 3.
4). Sanh giờ Âm, sau Đông Chí trước Hạ chí giống như trường hợp 4 Kiền nữ.
THUẦN KHÔN
- Đếm đi: Ngọ hào 4, Mùi hào 5, Thân hào 6.
- Đếm lại: Dậu hào 4, Tuất hào 5, Hợi hào 6.
Lưu ý 18: Xét lại 12 trường hợp của 2 quẻ Thuần Hào như trên thì nhìn thấy rằng:
2 trường hợp Kiền Nam giống như 2 trường hợp Khôn Nữ.
4 trường hợp Kiền Nữ giống như 4 trường hợp Khôn Nam.
Vậy có thể quy vào 2 phương trình thức:
2 Kiền Nam = 2 Khôn nữ
4 Kiền nữ = 4 Khôn nam.
Và để so sánh, kẻ 2 Bảng Thuần Hào sau đây:
BẢNG THUẦN HÀO I
KIỀN NAMKHÔN NỮ
GIỜ DƯƠNGGIỜ ÂMGIỜ DƯƠNGGIỜ ÂM
BẢNG THUẦN HÀO II
KIỀN NỮKHÔN NAM
Sau ĐC trước HCSau HC trước ĐCSau HC trước ĐCSau ĐC trước HC
G.DươngG.ÂmG.DươngG.ÂmG.DươngG.ÂmG.DươngG.Âm
- ĐC = Đông Chí HC = Hạ Chí
- Bảng I và II này dùng để tra Nguyên Đường quẻ Kiền và Khôn.
Cách dùng 2 bảng trên: Ví dụ
1. Anh A, sanh giờ Thìn, được quẻ Kiền. Vậy tìm bảng 1, mục Kiền Nam; thấy chữ Thìn ở hào 2 Dương. Đặt NĐ vào hào ấy.
2. Chị B, sanh giờ Mùi, được quẻ Khôn, vậy là Khôn Nữ, thấy chữ Mùi ở hào 5 âm. Đặt NĐ vào đó.
3. Anh C, sanh sau ĐC trước HC giờ Tỵ được quẻ Khôn. Vậy tìm bảng II, mục Khôn Nam, hàng "sau ĐC, trước HC", cột "G Dương". Thấy chữ Tỵ ở hào 3 âm. Đặt NĐ vào đó.
4. Chị H, sanh sau HC trước ĐC, giờ Tuất được quẻ Kiền vậy là Kiền Nữ, thấy chữ Tuất ở mục Kiền Nữ cột 2 (G.Âm) hào 2 Dương. Đặt NĐ vào đó. (Bảng II phức tạp hơn bảng I).
3. Cách biến quẻ Tiên thiên ra quẻ Hậu thiên
Đã biết Nguyên đường rồi thì bây giờ có thể biến T-T ra H-T được. Có 2 công tác.
a). Đảo lộn quẻ Hạ T-T thành quẻ Thượng H-T. Đảo lộn quẻ Thượng T-T thành quẻ hạ H-T.
b). Hào có N.Đ biến âm thành Dương, biến Dương thành âm để sang ngồi ở H-T.
Ví dụ 1:
Ví dụ 2:
- N-Đ biến nên quẻ cũng biến như Tốn biến thành Kiền, Khảm biến thành Khôn.
4. Thế nào là quẻ Hỗ?
Quẻ chính Tiên Thiên hay Hậu Thiên đều có quẻ phụ nằm trong lòng. Quẻ phụ ấy gọi là quẻ hỗ. Nó dùng để phụ thêm ý nghĩa hoặc bổ khuyết cho quẻ chính.
Muốn tìm quẻ hỗ thì tước hào 1 và hào 6 của quẻ chính đi, sẽ thấy 2 quẻ hỗ (nội và ngoại) cũng như tước lần vỏ cây đi thì sẽ thấy gỗ cây, khúc dưới và khúc trên.
Gọi là quẻ hỗ là vì 2 quẻ ấy hỗ tương giúp nhau 1 hào ranh giới để cùng thành lập.
Ví dụ: Quẻ Thiên Trạch Lý.
- Tước hào 1 và hào 6 đi thì còn lại ở giữa hào 2, 3, 4, 5.
- Đếm hào 2, 3, 4 lập thành quẻ hỗ ly nội.
- Đếm hào 3, 4, 5 lập thành quẻ hỗ tốn ngoại.
- Quẻ Ly mượn của Tốn hào 4 Dương.
- Quẻ Tốn mượn của Ly hào 3 âm.
5. Thế nào là đại vận?
Đời người ta, từ lúc sanh ra cho đến lúc chết, chia ra làm nhiều thời kỳ, hay giai đoạn. Mỗi thời kỳ ấy gồm nhiều năm và ít nhiều có tính cách chung không giống hẳn như thời kỳ khác, hoặc thịnh suy bĩ thái, hoặc đắc thất hanh truân.
Cách tính đại vận thì bắt đầu khởi lên 1 từ Nguyên đường, rồi cứ đi lên, mỗi hào là 1 Đ-V gồm hoặc 6 nam hoặc 9 năm.
Đi lên đến hào 6 thì lại lộn trở xuống hào 1 ở bên dưới Nguyên-đường để dùng nốt hào nào mà chưa đi tới. Nghĩa là phải đi hết 6 hào của quẻ T-T, rồi mới sang H-T, mà ở đây cũng phải bắt đầu đi từ N-Đ của H-T để tiếp theo Đ-V trước của T-T, và cũng tính đi lên đi xuống như ở T-T.
Ví dụ:
(Nên nhận xét kỹ lưỡng: những hào dương đều gồm 9 năm và những hào âm đều gồm 6 năm. Số 45 ở T-T là năm cuối cùng của tiền vận. Số 46 của H-T là năm bắt đầu của hậu vận).
Lưu ý 19:
- Các đại vận liên tiếp nhau đi lên từ trước mặt N-Đ rồi lại trở về sau lưng. N-Đ làm thành một vòng kín (không hở).
- Những số đặt cạnh từng hào đều là số năm của Đ-V cả. Số cuối cùng của Đ-V trước tăng thêm 1 làm thành số bắt đầu của Đ-V sau.
Nếu là hào âm thì số bắt đầu ấy cộng thêm 5 thành đủ 6 năm của Đ-V âm. Nếu là hào dương thì số bắt đầu ấy cộng thêm 8 thành đủ 9 năm cửa Đ-V dương.
6. Thế nào là lưu niên?
Lưu niên là hạn đi từng năm một, cũng như tiểu hạn của tử vi. Đại vận của Hà lạc cọn gọi là Đại tượng và lưu niên là tiểu tượng.
Cách tính lưu niên (hay tuế vận)
a). Nếu đại vận là hào âm thì cứ việc biến ngay từ hào ấy bất luận âm tuế hay dương tuế. Quẻ do hào biến lần đầu là hạn lưu niên năm thứ nhất, cứ biến lần hết 6 hào là đúng 6 năm.
b). Nếu Đ-V là hào dương thì phải xem âm tuế mới biến ngay còn dương tuế thì không biến (bất biến) nhưng dù biến hay bất biến thì hào ấy cũng được kể là năm thứ nhứt, hào của năm thứ nhất ấy coi như hào thế. Lấy hào ứng của nó mà biến đi thì được quẻ của năm thứ hai. Được năm thứ hai rồi thì lại trở về biến hào thế là được quẻ năm thứ ba. Hết ba năm rồi, thì theo lệ thường như đại vận âm nghĩa là cứ biến mỗi năm một hào, hết 6 hào là vừa đúng 6 năm nữa, 6 năm này cộng với 3 năm trước, vị chi là 9 năm. Vậy tóm tắt: Đ-V hào âm gồm 6 năm. Đ-V hào dương gồm 9 năm (4) và (5).
Ví dụ: (Lấy ở sách Hà lạc Lý số)
1 tuổi đươc quẻ Thiên hỏa đồng nhân, Nguyên đường ngôi hào 2 âm.
- Muốn tính lưu niên của Đại vận hào N-Đ tức hào âm từ lên 1 đến lên 6.
- Đ-V là hào âm thì cứ biến ngay.
Vậy:
Năm thứ 1. Hào 2 âm quẻ Đồng Nhân biến thành hào 2 dương quẻ Thuần Kiền.
Năm thứ 2.Hào 3 dương quẻ Thuần Kiền của năm thứ 1 biến thành hào 3 âm quẻ Thiên Trạch Lý.
Năm thứ 3.Hào 4 dương quẻ Lý (của năm thứ 2) biến thành hào 4 âm quẻ Phong Trạch Trung Phu.
Năm thứ 4.Hào 5 dương quẻ Trung Phu (của năm thứ 3) biến thành hào 5 âm quẻ Sơn Trạch Tổn.
Năm thứ 5.Hào 6 dương quẻ Tốn (của năm thứ 4) biến thành hào 6 âm quẻ Địa Trạch Lâm.
Năm thứ 6.Hào 1 dương quẻ Lâm (của năm thứ 5) biến thành Hào 1 âm Địa Thủy Sư.
(Thế là biến đủ 6 hào thành quẻ 6 năm. Nhớ rằng: Quẻ lưu niên năm sau là do quẻ lưu niên năm trước biến mà thành ra, chứ không phải do quẻ T-T hay H-T lúc mới bắt đầu tính Đ-V.
Theo bốc dịch thì X là hào âm biến ra hào dương, và dấu O là hào dương biến ra hào âm).
- Vẫn quẻ đồng nhân trên, muốn tính lưu niên của đại vận hào 3 dương từ 7 đến 15 gồm 9 năm.
Cần nhớ rằng: Đ-V hào dương nếu gặp dương tuế thì bất biến gặp âm tuế mười biến. Như gặp năm Nhâm Tý thì hào 3 dương trên này bất biến và được dùng luôn làm quẻ năm thứ nhất.
THIÊN HỎA ĐỒNG NHÂN
Tính lưu niên của đại vận hào 3 dương từ 7 đến 15 gồm 9 năm.
Năm thứ 1.Để nguyên hào 3 dương không biến (vì gặp Dương tuế).
Năm thứ 2.Hào 6 dương lấy làm ứng (vì Thế ở hào 3 dương) biến thành hào 6 âm quẻ Trạch Hỏa Cách.
Năm thứ 3.Hào 3 dương quẻ Cách (của năm thứ 2) tức là Hào Thế, biến thành hào 3 âm quẻ Trạch Lôi Tùy.
Năm thứ 4.(đến đây T và Ư hết vai trò rồi, hào bắt đầu biến theo thường lệ) Hào 4 dương quẻ Túy (của năm thứ 3) biến thành hào âm quẻ Thủy Lôi Truân.
Năm thứ 5.Hào 5 dương quẻ Truân (của năm thứ 4) biến thành hào 5 âm quẻ Địa Lôi Phục.
Năm thứ 6.Hào 6 âm quẻ Phục (của năm thứ 5) biến thành hào 6 dương quẻ Sơn Lôi Di.
Năm thứ 7.Hào 1 dương quẻ Di (của năm thứ 6) biến thành hào 1 âm quẻ Sơn Địa Bắc.
Năm thứ 8.Hào 2 âm quẻ Bắc (của năm thứ 7) biến thành hào 2 dương quẻ Sơn Thủy Mông.
Năm thứ 9.Hào 3 âm quẻ Mông (của năm thứ 8) biến thành hào 3 dương quẻ Sơn Phong Cổ.
Thế là tính đủ 9 năm của 1 đại vận dương.
(Nhớ rằng: Đại vận nào thì Thế ngồi ngay ở hào ấy và Ứng ở cách T 2 hào (hoặc ở trên hoặc ở dưới) vì T và Ư cần để tính 3 năm đầu của Đ.V dương.
- Năm thứ 1: Hào 3 dương, quẻ Đồng Nhân
- Năm thứ 2: Hào 6 âm quẻ Cách
- Năm thứ 3: Hào 3 âm quẻ Tùy
- Năm thứ 4: Hào 4 âm quẻ Truân
- Năm thứ 5: Hào 5 âm quẻ Phục
- Năm thứ 6: Hào 6 dương quẻ Di
- Năm thứ 7: Hào 1 âm quẻ Bác
- Năm thứ 8: Hào 2 dương quẻ Mông
- Năm thứ 9: Hào 3 dương quẻ Cổ
TÓM LƯỢC CHƯƠNG C
HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG QUẺ HÀ LẠC
I). Hình thức: Học 64 quẻ Kinh Dịch.
1. Vạch và hào: Âm và dương.
2. 8 quẻ đơn với ý nghĩa của từng quẻ (xem bảng nghĩa quẻ).
3. Quẻ trùng với mọi chi tiết.
a). 8 quẻ Thuần cầm đầu 8 nhóm quẻ trùng.
b). Tổ chức nội bộ của mỗi quẻ trùng: quẻ thượng hay ngoại, quẻ hạ hay nội. 6 hào thuộc Tam tài và Thế ứng của mỗi quẻ.
c). Danh sách của 64 quẻ trùng với phương pháp gọi tên từng quẻ, với tiến trình của t và Ư suốt 8 quẻ của 1 nhóm với danh sách 8 nhóm, và với đồ biểu tổng quát của 64 quẻ.
II. Nội dung: Phải biết
1. Thế nào là quẻ T-T và H-T?
2. Thế nào là N-Đ và cách tính N-Đ.
a). Cho những quẻ có từ 1 đến 5 hào âm dương.
b). Cho 2 quẻ thuần hào.
Cần nhớ thuộc lòng bài Ca khởi Nguyên Đường 4 câu và 2 bảng thuần hào.
3. Cách biến quẻ T-T ra H-T.
4. Thế nào là quẻ Hỗ?
5. Cách tính đại vận.
6. Cách tính lưu niên theo 2 trường hợp:
a). Đại vận là hào âm thì biến ngay rồi đi hết 6 hào là vừa đúng 6 năm.
b). Đại vận là hào dương thì năm đầu, hào chỉ biến nếu gặp Âm tuế, và biến qua T.Ư 3 năm, rồi mới bắt đầu biến theo Lệ thường để đi 6 năm nữa cho đủ số 9 năm.
Ví dụ tổng hợp cả chương C
Chương B đã bảo cách đổi các số từ Bát tự sang quẻ Hà lạc.
Chương C đã cho thấy hình thức của 64 quẻ Dịch và các thành phần nội dung của quẻ Hà Lạc. Nay tóm lược, đi vào một ví dụ tổng quát (Lấy ví dụ trang 52, Chương B).
I. Năm Quý 2 Sửu 5.10 (Âm nam)
Tháng Nhâm 6 Tuất 5.10
Ngày Đinh 7 Sửu 5.10
Giờ Ất 2 Tỵ 2.7
II. Tổng số Âm: 42 - 30 còn 12 giữ lại 2 là Khôn (Địa)
Tổng số dương: 29 - 25 còn 4 là Tốn (Phong).
Được quẻ Địa Phong Thăng
III.
Hóa Công Đoài (Có ở quẻ Hỗ T-T)
Thiên Nguyên Khí: Khôn (Có ở quẻ Hỗ H-T)
Địa Nguyên Khí: Cấn (Có ở quẻ Hỗ H-T).
IV. Tính lưu niên của đại vận (52-57) hào 2 âm quẻ H-T: ích
Năm Giáp Thìn (52 tuổi)Hào 2 âm quẻ Ích biến thành
Hào 2 dương quẻ Phong Trạch Trung Phu.
Năm Ất Tỵ (53 tuổi) Hào 3 âm quẻ Trung Phu biến thành
Hào 3 dương quẻ Phong Thiên Tiểu Súc.
Năm Bính Ngọ (54 tuổi)Hào 4 âm tiểu súc biến thành
Hào 4 dương quẻ Thuần Kiền.
Năm Đinh Mùi (55 tuổi)Hào 5 dương quẻ Kiền biến thành
Hào 5 âm quẻ Hỏa Thiên Đại Hữu.
Năm Mậu Thân (56 tuổi)Hào 6 dương quẻ Đại Hữu biến thành
Hào 6 âm quẻ Lôi Thiên Đại Tráng
Năm Kỷ Dậu (57 tuổi)Hào 1 dương quẻ Đại Tráng biến thành
Hào 1 âm quẻ Lôi Phong Hằng.
Thế là đủ 6 năm của một đại vận hào âm.
Thực tập
- Bổ khuyết cho đầy đủ những ví dụ đã đưa ra ở trang 52, phần giải đáp chương B. Làm xong rồi hãy xem phần giải đáp để kiểm soát.
1. Năm Đinh Tỵ (Âm nữ) tháng Nhâm Dần.
Ngày Bính Thân, giờ Mậu Tuất.
Hỏi: Tính lưu niên đại vận hào 5 dương quẻ T-T (năm đầu Tân Tỵ).
2. Năm Bính Tý (Dương nam) tháng Quý Tỵ.
Ngày Bính Ngọ, giờ Tân Mão.
Hỏi: Tính lưu niên Đ-V hào 1 âm quẻ T-T.
Giải đáp:
1.Đinh 7 Tỵ 2.7 (Âm nữ). Nhâm 6 Dần 3.8
Đinh 8 Thân 4.9, Mậu 1 Tuất 5.10
2. TS Dương: 32 - 25 còn 7 là Đoài (Trạch)
T-S Âm: 38 - 30 còn 8 là Cấn (Sơn)
Được quẻ Trạch Sơn Hàm
3.
Hóa công: Khảm (không có)
Thiên nguyên khí: Đoài (có ở quẻ Chính T-T)
Địa thiên khí: Tốn (có ở quẻ Hỗ T-T và quẻ Chính H-T).
4. Tính lưu niên đại vận hào 5 dương (25-33) quẻ Hàm
Năm Tân Tỵ (25 tuổi)Hào 5 dương quẻ Hàm biến thành
Hào 5 âm quẻ Tiểu Quá
Năm Nhâm Ngọ (26 tuổi)Hào 2 âm quẻ Tiểu Quá biến thành
Hào 2 dương quẻ Hằng
Năm Quý Mùi (27 tuổi)Hào 5 âm Hằng biến thành
Hào 5 dương Đại Quá.
Năm Giáp Thân (28 tuổi)Hào 6 âm Đại Quá biến thành
Hào 6 dương quẻ Cấu
Năm Ất Dậu (29 tuổi)Hào 1 âm Cấu biến thành
Hào 1 dương quẻ Kiền
Năm Bính Tuất (30 tuổi)Hào 2 dương Kiền biến thành
Hào 2 âm quẻ Đồng Nhân
Năm Đinh Hợi (31 tuổi)Hào 3 dương Đồng Nhân biến thành
Hào 3 âm quẻ Vô Vọng.
Năm Mậu Tý (32 tuổi)Hào 4 dương Vô Vọng biến thành
Hào 4 âm quẻ Ích
Năm Kỷ Sửu (33 tuổi)Hào 5 dương Ích biến thành
Hào 5 âm quẻ Di.
Ví dụ 2:
1. Bính 8 Tý 1.6 (Dương nam) Quý 2 Tỵ 2.7
Bính 8 Ngọ 2.7, Tân 4 Mão 3.8
2. T-S Dương: 18 - 10 còn 8 là Cấn (Sơn)
T-S Âm: 40 - 30 còn 10 giữ lại 1 là Khảm (Thủy)
Được quẻ Sơn Thủy Mông
3.
Hóa công : Chấn (có ở quẻ Hỗ T-T)
T-N-K: Cấn (Có ở quẻ Chính T-T và Hỗ H-T)
Đ-N-K: Khảm (Có ở quẻ Chính T-T và Chính H-T).
4. Tính lưu niên Đ-V hào 1 âm (10-15) quẻ T-T Mông
10 tuổi: Hào 1 âm Mông biến thành Hào 1 dương Tốn
11 tuổi: Hào 2 dương Tốn biến thành hào 2 âm Di
12 tuổi: Hào 3 âm Di biến thành hào 3 dương Bí
13 tuổi: Hào 4 âm Bí biến thành hào 4 dương Thuần Ly
14 tuổi: Hào 5 âm Ly biến thành hào 5 dương Đồng Nhân
15 tuổi: Hào 6 dương Đồng Nhân biến thành hào 6 âm Cách.
Lưu ý 20:
Khi đã rõ N-Đ hoặc đại vận, hoặc lưu niên tuế vận ở quẻ nào hào nào rồi, mà muốn giải đoán, thì phải sử dụng bảng "Đồ biểu 64 quẻ" ở cuốn sách để tìm Trang của quẻ và hào ở phần II "Ý nghĩa 64 quẻ..." sẽ nói sau.
Ở mỗi quẻ, mỗi hào, lại phải xác định mình thuộc "Mệnh hợp cách" hay "Mệnh không hợp" và mình thuộc thành phần nào "Quan chức, giới sĩ hay Người thường" v.v... để chú ý đặc biệt vào mục của mình, mặc dù điều đó cũng linh động một cách tối đa.
Từ khóa » Hà Lạc Bát Tự
-
Xem Bát Tự Hà Lạc - Bát Tự - Luận Giải Chuyên Sâu
-
Bát Tự Hà Lạc Lý Số
-
Bát Tự Hà Lạc - Hà Lạc Lý Số - Xem Vận Mệnh Trọn đời
-
Định Nghĩa Và Cách Xem Vận Mệnh Bằng Bát Tự Hà Lạc
-
64 QUẺ KINH DỊCH 易经 六十四 卦 - BÁT TỰ HÀ LẠC
-
Kinh Dịch Bát Tự Hà Lạc - Học Năng - Tủ Sách Của Bạn
-
Bát Tự Hà Lạc Lược Khảo - Học Năng - Tủ Sách Của Bạn - Pinterest
-
Bát Tự Hà Lạc
-
Bát Tự Hà Lạc Lược Khảo - Học Năng - Tủ Sách Xưa
-
Bát Tự Hà Lạc - FlipHTML5
-
Chương Trình Lấy Bát Tự Hà Lạc Mới Có Lời Giải Chi Tiết