CHƯƠNG III. ADN VÀ GEN - TRANG CHỦ

Truy cập nội dung luôn
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
    • Lịch sử nhà trường
    • Cơ cấu tổ chức
    • Danh bạ
    • Sứ mệnh và tầm nhìn
  • SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
  • THÔNG BÁO
  • ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  • TUYỂN SINH 6

Cổng thông tin điện tử Trường THCS Thành Phố Bến Tre

CHƯƠNG III. ADN VÀ GEN 02/11/2019

CHƯƠNG III: ADN VÀ GEN

Câu 1: Nêu cấu tạo hóa học của phân tử ADN? Vì sao ADN có tính đa dạng và đặc thù?

  1. Cấu tạo hoá học của phân tử ADN:
  • Phân tử ADN được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P.
  • Phân tử ADN thuộc loại đại phân tử, có kích thước lớn, có thể dài tới hàng trăm µm, khối lượng lớn đạt đến hàng triệu, hàng chục triệu đvC.
  • ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân. Đơn phân của ADN là nuclêôtit gồm 4 loại: ađênin (A), timin (T), xitôzin (X) và guanin (G).
  • Trong phân tử ADN, các nuclêôtit liên kết với nhau theo chiều dọc tạo thành mạch, tùy theo số lượng nuclêôtit mà xác định chiều dài phân tử ADN.
  1. Vì sao phân tử ADN có tính đa dạng và đặc thù?

Phân tử ADN có tính đa dạng và đặc thù là nhờ được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân với 4 loại đơn phân là nuclêôtit (A, T, G, X). Tính đa dạng và đặc thù của ADN được thể hiện qua số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các nuclêôtit cũng như tỉ số (A+T)/(G+X).

Câu 2: Mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN. Hệ quả của nguyên tắc bổ sung được thể hiện ở những điểm nào?

  1. Cấu trúc không gian của phân tử ADN:
  • Phân tử ADN là 1 chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song, xoắn đều. Mỗi chu kì xoắn cao 34Å, gồm 10 cặp nuclêôtit. Đường kính của vòng xoắn và của phân tử ADN là 20Å. (mỗi nu dài 3,4 Å)
  • Các nuclêôtit giữa 2 mạch đơn của phân tử ADN liên kết với nhau thành từng cặp theo NTBS: A liên kết với T = 2 liên kết hydro; G liên kết với X = 3 liên kết Hydro, chính nguyên tắc này đã tạo nên tính chất bổ sung của 2 mạch đơn.
  1. Hệ quả của nguyên tắc bổ sung được thể hiện ở:

Theo NTBS thì trong phân tử ADN: số A = số T; số G = số X.

A + G = T + X = A + X = T + G

Câu 3: Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN. Vì sao 2 ADN con tạo ra qua quá trình tự nhân đôi giống ADN mẹ.

a) Quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN: Diễn ra trong nhân tế bào tại các NST ở kì trung gian:

- Phân tử ADN tháo xoắn, 2 mạch đơn tách nhau dần dần.

- Các nu trên mỗi mạch đơn vừa tách ra lần lượt liên kết với các nu tự do trong môi trường nội bào theo NTBS (A liên kết với T, G liên kết với X và ngược lại) để dần dần hình thành mạch mới.

- Khi quá trình tự nhân đôi kết thúc, 2 phân tử ADN con được tạo thành rồi đóng xoắn. 2 phân tử ADN con giống nhau và giống phân tử ADN mẹ.

b) Hai ADN con tạo ra qua quá trình tự nhân đôi giống ADN mẹ vì: Phân tử ADN tự nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc giữ lại một nửa:

+ NTBS: mạch mới được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ, các nuclêôtit trên mỗi mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo NTBS (A liên kết với T, G liên kết với X và ngược lại).

+ Nguyên tắc giữ lại một nửa: mỗi phân tử ADN con có 1 mạch là của ADN mẹ, mạch kia được tổng hợp mới.

Do đó, 2 ADN con được tạo thành qua quá trình tự nhân đôi giống với ADN mẹ.

Câu 4: Nêu bản chất hóa học và chức năng của gen:

  • Bản chất hóa học của gen là ADN. Mỗi gen cấu trúc là một đoạn của phân tử ADN lưu giữ thông tin quy định cấu trúc của một loại prôtêin.
  • Chức năng của gen: Lưu giữ thông tin quy định cấu trúc của một loại prôtêin.

Câu 5: Nêu những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của ARN và ADN?

Đặc điểm

ARN

ADN

Số mạch đơn

1

2

Các loại đơn phân

A, U, G, X

A, T, G, X

Câu 6: ARN được tổng hợp dưa trên nguyên tắc nào? Bản chất của mối quan hệ sơ đồ: gen à ARN?

  • ARN được tổng hợp dưa trên nguyên tắc:

+ Nguyên tắc khuôn mẫu là một mạch đơn của ADN.

+ Nguyên tắc bổ sung: Các nuclêôtit trên 1 mạch đơn của gen liên kết với các nuclêôtit tự do của môi trường theo nguyên tắc: A liên kết với U, U liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G.

  • Nêu bản chất của mối quan hệ theo sơ đồ: gen à ARN?

Trình tự các nuclêôtit trên một mạch khuôn của gen quy định trình tự các nuclêôtit trên mạch ARN.

Câu 7: Tính đa dạng và tính đặc thù của protein do yếu tố nào xác định?

  • Tính đa dạng của prôtêin: các axit amin sắp xếp với thành phần, số lượng và trật tự khác nhau, tạo rất nhiều loại prôtêin trong các cơ thể sống.
  • Mỗi loại prôtêin không chỉ được đặc trưng bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các axit amin và còn được đặc trưng bởi cấu trúc không gian, số chuỗi axit amin.

Câu 8: Vì sao nói prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể?

Vì prôtêin tham gia vào cấu trúc của tế bào, đảm nhiệm nhiều chức năng liên quan tới toàn bộ hoạt động sống của tế bào (xúc tác và điều hòa quá trình trao đổi chât, bảo vệ cơ thể, vận chuyển, cung cấp năng lượng cho tế bào), biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.

Câu 9: Viết sơ đồ biểu hiện bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng?

  • Sơ đồ biểu hiện bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng:

Gen (một đoạn ADN) à mARN à Prôtêin à Tính trạng.

– Giải thích:

+ Trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen quy định trình tự các nuclêôtit trên mARN.

+ Trình tự các nuclêôtit trên mARN quy định trình tự các axit amin của prôtêin.

+ Prôtêin tham gia vào cấu trúc và chức năng sinh lí của tế bào, biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.

BÀI TẬP 1: Trong phân tử ADN, N là tổng số nu thì N/2 sẽ bằng:

A. A + T B. A + G C. G + X D. 2X + 2A

BT 2: Đoạn phân tử ADN gồm 40 nu sẽ có chiều dài:

A. 17 Å B. 34 Å C. 68 Å D. 136 Å

BT 3 Ñieåm khaùc nhau cô baûn trong caáu truùc cuûa ARN vaø ADN.

Ñaëc ñieåm

ARN

ADN

Soá maïch ñôn

1

2

Caùc loaïi ñôn phaân

A, U, G, X

A, T, G, X

Kích thước, khối lượng

Nhỏ hơn ADN

Lớn hơn ARN

BT 4: -Đoạn mạch của gen có cấu trúc

Mạch 1:- A – T – G – X – T – X – G-

Mạch 2: -T – A – X – G – A – G – X-

Trình tự các đơn phân của ARN là .......................................................................

BT 5: một đoạn mạch ARN có trình tự các nuclêôtit như sau: -A – U – G – X – U – U – G – A – X- Hỏi trình tự đoạn gen tổng hợp nên ARN trên.

BT 6/- Một gen có 1200 nuclêôtit tham gia tổng hợp ARN. Phân tử ARN được tạo thành có số nuclêôtit là:

A. 450 B. 550 C. 600 D. 650

BT 7/ Đoạn mARN có 120 nucleotit quy định số axit amin tương ứng là

A. 38 B. 39 C. 40 D.41

BT 8/ Phân tử mARN có 330 nuclêôtit tham gia tổng hợp prôtêin. Chuỗi axit amin được tạo thành có số aa là:

A. 108 B. 109 C. 110 D. 111

BT 9/ Chuỗi axit amin được tạo thành gồm 99 axit amin. Số bộ ba trong mARN là:

A. 99 B. 100 C. 101 D. 102

* Một số công thức cơ bản:

j Tổng số nucleotit (N) à N = A + T + G + X = 2A + 2G = 2T + 2X

1Nu = 300 đvC; 1 Nu = 3,4 Å

Số liên kết hidro (H) = 2A + 3G

Theo NTBS:

Mạch 1

Mạch 2

A1 =

T2

T1 =

A2

G1 =

X2

X1 =

G2

A = T =A1 + A2 = T1 + T2 = A1 + T1 = A2 + T2

G = X = G1 + G2 = X1 + X2 = G1 + X1 = G2 + X2

k Khối lượng, chiều dài của phân tử ADN:

Khối lượng phân tử ADN: M = N x 300 à N = M/300.

Chiều dài phân tử ADN: L = (N/2) x 3,4 à N = (2L)/3,4

à M = (L/3,4) x 2 x 300

l Cách đổi đơn vị:

1mm = 107Å 1 Å = 10-7mm

1µm = 104Å 1 Å = 10-4 µm

Áp dụng:

BT1/- Một phân tử ADN dài 3,4.106Å trong phân tử ADN đó có nu loại A bằng 1/5 số Nu của cả phân tử ADN. Xác định số lượng từng loại Nu trong phân tử ADN?

BT 2/- Một phân tử ADN có hiệu số giữa T với loại Nu khác là 30%. Xác định tỉ lệ % từng loại Nu trong ADN đó?

BT3: Một gen có 120 chu kỳ xoắn, tính số nu và chiều dài của gen?

Bài tập 4. Một gen cấu trúc dài 5100Å. Xác định tổng số nuclêôtit của gen?

Bài tập 5. Một gen cấu trúc có 2400 nu và có tỉ lệ A/G = 2/3. Xác định số lượng từng loại nuclêôtit của gen? chiều dài của gen trên?

Bài tập 6: Một gen có chiều dài 0,306 micromet. Xác định:

a) Số lượng nuclêôtit và số vòng xoắn của gen?

b) Số lượng nuclêôtit môi trường cung cấp nếu gen nhân đôi 4 lần?

BT7: Một gen có 120 chu kỳ xoắn, tính số nu và chiều dài của gen?

BT8: Trên một mạch đơn của gen có tỉ lệ các loại nu G, T, X lần lượt là 20%, 15%, 40%. Số nu loại A của mạch là 400nu. Xác định số nu của gen?

BT9: Trên một mạch đơn thứ nhất của gen có tỉ lệ các loại nu A = 25%, T = 15%. Số nu loại G của mạch là 600nu. Xác định số nu của gen?

BT10: Một phân tử ADN dài 3,4.106Å. Số lượng nu loại A = 20% số nu của cả phân tử. Xác định số lượng từng loại nu trong phân tử ADN?

Tin liên quan BIÊN BẢN HỌP TỔ HÀNG THÁNG TỔ KHTN - NĂM HỌC 2023 - 2024 - 15/10/2023 KẾ HOẠCH DẠY HỌC TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN - NĂM HỌC 2023 - 2024 - 29/09/2023 DANH SÁCH GIÁO VIÊN TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN NĂM HỌC 2023 - 2024 - 17/09/2023 HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VỚI BẢNG TƯƠNG TÁC - 29/10/2022 KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHỐI 6 7 NĂM HỌC 2022 - 2023 - 25/10/2022

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ BẾN TRE Địa chỉ: Số 21-23, đường Lê Quý Đôn, Phường 2 , TP Bến Tre Điện thoại: 02753829484. Email: thcstpbentre@tpbentre.edu.vn

Từ khóa » Gen Khác Adn ở điểm Nào