Chương III: Vật Rắn Là Gì? Trọng Tâm Của Vật Rắn Tại

Chương III: Vật rắn là gì? Trọng tâm của vật rắn

Chương III: Quy tắc hợp hai lực đồng quy, cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của 3 lực không song song

Vật rắn là vật mà khoảng cách giữa hai điểm bất kỳ của vật không đổi trong suốt quá trình đứng yên hay chuyển động.

Chương III: Vật rắn là gì? Trọng tâm của vật rắn

Chương III: Vật rắn là gì? Trọng tâm của vật rắn

1/ Các dạng cân bằng của vật rắn:

một thanh đồng chất có thể quay quanh trục cố định đi qua tâm O. Trong trường hợp a khi tác dụng một lực F làm vật rắn lệch khỏi vị trí cân bằng ban đầu một góc α sau khi ngừng tác dụng lực một khoảng thời gian nó sẽ trở lại trạng thái cân bằng ban đầu, trường hợp b tương tự nhưng nó không thể trở lại trạng thái cân bằng ban đầu, trường hợp c đặt vật trong mặt phẳng ngang và quay thì tùy thuộc vào độ lớn của lực tác dụng nó sẽ có các vị trí cân bằng khác nhau sau mỗi lần quay.

Cân bằng bền: nếu đưa vật ra khỏi vị trí cân bằng ban đầu vật có khả năng tự trở về vị trí cân bằng ban đầu không cần đến tác nhân bên ngoài gọi là cân bằng bền (ví dụ hình a) Cân bằng không bền: đưa vật ra khỏi vị trí cân bằng ban đầu vật không có khả năng tự trở về vị trí cân bằng ban đầu gọi là cân bằng không bền (ví dụ hình b) Cân bằng phiếm định: sau khi vật rời khỏi vị trí cân bằng ban đầu vật chuyển sang trạng thái cân bằng mới được gọi là cân bằng phiếm định (ví dụ hình c)

2/ Cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của hai lực Vật rắn là gì? Trọng tâm của vật rắn, cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của hai lực.

Điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của hai lực

F1+F2=0F1→+F2→=0→

Có nghĩa là: F1=F2: hai lực tác dụng vào cùng một vật rắn và có cùng độ lớn. F1F1→ = – F2F2→: hai lực tác dụng vào vật rắn cùng phương ngược chiều nhau

Thực nghiệm chứng tỏ rằng trong quá trình điểm đặt của lực dời đến điểm A, B (bất kỳ trên giá của lực) khi đó tác dụng của lực F1F1→; F2F2→ lên vật rắn không đổi

kết luận: khi biểu diễn một lực tác dụng vào một vật rắn ta có thể dời điểm đặt của lực trên vật rắn đến một điểm tùy ý trên giá của lực mà không làm thay đổi tác dụng của lực đó lên vật rắn.

3/ Dây dọi-ứng dụng điều kiện bằng của vật rắn.

Treo vật rắn vào một sợi dây không giãn, khi vật rắn nằm cân bằng chứng tỏ lực căng TT→ của sợi dây cân bằng với trọng lực PP→ và phương của sợi dây trùng với phương của trọng lực. Dây có treo vật rắn tương tự như hình dưới được gọi là dây dọi. Vật rắn là gì? Trọng tâm của vật rắn, cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của hai lực.

Trong thực tế người ta sử dụng dây dọi để xác định phương thẳng đứng hoặc trọng tâm của một vật mỏng phẳng. 4/ Trọng tâm của vật rắn, cách xác định trọng tâm của các vật mỏng phẳng.

Trọng tâm G của vật rắn: là điểm đặt của trọng lực cách xác định trọng tâm của các vật rắn mỏng phẳng: – Đối với các vật có dạng hình học đối xứng đồng chất, trọng tâm của vật nằm ở trọng tâm hình học của vật. – Đối với các vật rắn mỏng phẳng có hình dạng bất kỳ, ta có thể sử dụng dây dọi để xác định trọng tâm của vật.

Vật rắn là gì? Trọng tâm của vật rắn, cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của hai lực. trọng tâm G của một số vật rắn đồng chất mỏng phẳng có dạng hình học đối xứng[/caption] Vật rắn là gì? Trọng tâm của vật rắn, cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của hai lực. sử dụng dây dọi để xác định trọng tâm G của vật rắn đồng chất mỏng phẳng bằng cách treo vào các điểm khác nhau trên vật rắn sau đó vẽ lại phương của dây dọi, giao điểm của các đường đánh dấu là trọng tâm của vật rắn mỏng phẳng

5/ Mức vững vàng và điều kiện cân bằng của vật có mặt chân đế.

Mặt chân đế: là phần diện tích đa giác lồi nhỏ nhất chứa tất cả các phần tiếp xúc của vật rắn với mặt phẳng đỡ.

Vật rắn là gì? Trọng tâm của vật rắn, cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của hai lực.

mặt chân đế lần phần diện tích mầu đỏ phía dưới Vật rắn là gì? Trọng tâm của vật rắn, cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của hai lực. Khi trọng lực P có giá đi qua mặt chân đế AB thì vật còn giữ được trạng thái cân bằng (hình a), khi trọng lực P có giá đi qua điểm B một phần rất nhỏ của mặt chân đế nó có nguy cơ bị đổ nghiêng bởi một lực rất nhỏ (hình b), khi trọng lực có giá không đi qua mặt chân đế AB vật sẽ bị đổ (hình c)​
Điều kiện cân bằng của vật rắn có mặt chân đế: trọng tâm phải có giá đi qua mặt chân đế Mức vững vàng của vật rắn phụ thuộc vào diện tích mặt chân đế và độ cao của trọng tâm.
Chuyên mục: Lý thuyết Vật Lý Lớp 10

Thảo luận cho bài: Chương III: Vật rắn là gì? Trọng tâm của vật rắn, cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của hai lực

Bài viết cùng chuyên mục

  • Chương VIII: Tại sao tủ lạnh lại có thể làm lạnh? (Đọc thêm)

  • Chương VIII: Động cơ nhiệt, động cơ đốt trong 4 kỳ, 2 kỳ chạy xăng và Diesel (Đọc thêm)

  • Chương VIII: Các nguyên lý nhiệt động lực học, Động cơ nhiệt.

  • Chương VIII: Nội năng là gì? sự biến thiên nội năng, cơ sở nhiệt động lực học

  • Chương VII: Lửa là gì? tại sao khi cháy lửa có màu xanh? hình dạng của ngọn lửa (Đọc thêm)

  • Chương VII: nhiệt giai là gì? các thang đo nhiệt độ thường gặp và cách chuyển đổi (Đọc thêm)

  • Chương VII: Anders Celsius nhà vật lý thiên văn tạo ra thang nhiệt giai bách phân (Đọc thêm)

  • Chương VII: Các trạng thái của vật chất, sự chuyển thể (Đọc thêm)

Từ khóa » Trọng Tâm Là điểm đặt Của Các Lực Tác Dụng Lên Vật Rắn Khi Vật Rắn Cân Bằng