Chương Trình đào Tạo - Đại Học Mở Hà Nội
Có thể bạn quan tâm
- Cougar
- Lions
- Snowalker
- Howling
- Sunbathing
- Chương trình đào tạo
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN E-LEARNING CỦA ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
I. GIỚI THIỆU VỀ CHƯƠNG TRÌNH E-LEARNING
Chương trình đào tạo trực tuyến E-Learning của Đại học Mở Hà Nội (viết tắt là E-HOU) là chương trình đào tạo Từ xa theo công nghệ hiện đại (không như đào tạo Từ xa kiểu ‘truyền thống’ trước đây). Chương trình liên tục được cập nhật và phát triển công nghệ trực tuyến khoa học; Chú trọng công tác hỗ trợ sinh viên; Tạo môi trường học tập thân thiện với mức độ tương tác thường xuyên; Sinh viên được cung cấp đầy đủ thông tin, kiến thức cập nhật; Khắc phục khoảng cách giữa người học với người dạy và với nhà trường…II. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Retrived fr: http://elc.ehou.edu.vn/gioi-thieu-chung/ - Mở cơ hội học tập cho mọi người, mọi lúc, mọi nơi với phương thức học tập trực tuyến (eLearning); - Cung cấp cho người học kiến thức chuyên môn theo chương trình đào tạo hệ chính quy bằng phương pháp học trực tuyến; - Ứng dụng công nghệ đào tạo eLearning hiện đại để triển khai đa dạng các hình thức học tập, trang bị môi trường học tập với đầy đủ công cụ hỗ trợ tự học; - Nâng cao hiệu quả học tập thông qua đội ngũ Giảng viên có trình độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy trong ĐTTXa và đội ngũ Cán bộ hỗ trợ học tập; - Nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu và sử dụng CNTT, Internet phục vụ học tập.III. CÁC HÌNH THỨC ĐÀO TẠO
Hiện có ba hình thức đào tạo cơ bản như sau:1. Đào tạo cấp bằng Đại học Cử nhân/Kỹ sư:
Chương trình đào tạo trực tuyến E-learning, Trường Đại học Mở Hà Nội đào tạo 07 chuyên ngành có nhu cầu tuyển dụng ‘phổ biến’ nhất hiện nay, đó là ngành: Kế toán; Quản trị Kinh doanh; Công nghệ Thông tin; Tài chính Ngân hàng; Luật Kinh tế; Ngôn ngữ Anh; và Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành.2. Đào tạo online theo nhu cầu:
- Nhằm hướng tới đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, Trường Đại học Mở Hà Nội tổ chức đào tạo trực tuyến E-Learning với các khóa bồi dưỡng, thi và cấp chứng chỉ các loại hình ngắn hạn về ngoại ngữ, tin học, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng mềm...như là: - Chứng chỉ ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam tương đương các cấp độ theo Khung tham chiếu Châu Âu: A1, A2, B1, B2, C1, C2; - Các chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ khác: Kế toán máy; Kế toán doanh nghiệp; Kế toán thuế; Nghiệp vụ ngân hàng thương mại; Marketing; Khởi nghiệp kinh doanh; Phân tích tài chính doanh nghiệp…; - Chứng chỉ chuyển đổi (dùng cho học viên chuyển đổi đề thi vào chương trình Sau đại học); - Chứng chỉ đào tạo về kỹ năng mềm, kỹ năng sống…; - Và các loại chứng chỉ khác Trường Đại học Mở Hà Nội được đào tạo;3. Đào tạo theo Chương trình Hợp tác:
- Trung tâm đào tạo E-Learning Trường Đại học Mở Hà Nội ký kết hợp đồng, hợp tác đào tạo, bồi dưỡng với hình thức tạo, cung ứng nguồn nhân lực cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng kiến thức cho CB-CNV. - Các đối tượng tự do có nhu cầu liên hệ trực tiếp với Trường Đại học Mở Hà Nội để đăng ký tham gia các khóa học phù hợp, chẳng hạn như là: *Đào tạo tiếng Anh đề án 2020 (Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020): Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, giai đoạn 2008 – 2020" được Thủ thướng Chính phủ phê duyệt ngày 30/9/2013. Mục tiêu chung là: Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường chuyên nghiệp. Và Đề án ‘sửa đổi’ - Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2025 "Đề án mới với tên gọi Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025. Đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phê duyệt. Xem tại đây *Khóa học Giáo dục vì sự phát triển bền vững (Education for Subtainable Development): Còn được gọi là Khóa “Dạy và học vì một tương lai bền vững”. Giáo dục vì một tương lai bền vững là một thách thức to lớn. Làm thế nào để chúng ta có thể hiểu rõ hơn sự phức tạp của thế giới xung quanh chúng ta? Những vấn đề của thế giới có quan hệ với nhau thế nào, và do đó bao hàm những giải pháp gì? Chúng ta muốn tương lai thế nào cho thế giới, khi mà các tài nguyên hỗ trợ cuộc sống của Trái Đất lại có hạn? Làm thế nào chúng ta có thể hòa hợp những đòi hỏi của kinh tế, xã hội và môi trường? Xem tại đâyIV. CÁC CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO
1A. Ngành Kế toán: Mục tiêu đào tạo: Đào tạo cử nhân Kế toán có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; nắm vững kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội, quản lý kinh doanh, có kỹ năng thành thạo về nghiệp vụ kế toán, kiểm toán và phân tích hoạt động kinh doanh, đủ khả năng giải quyết những vấn đề về chuyên môn kế toán và tổ chức công tác kế toán ở các đơn vị, hoạch định chính sách kế toán kiểm toán, đồng thời có khả năng học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp trong điều kiện của nền kinh tế thị trường. Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc ở bộ phận kế toán, tài chính và các phòng quản lý chức năng tại các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức, cơ quan Bộ ngành và các cơ quan khác. Có đủ trình độ, kiến thức để học tiếp chương trình cùng ngành với bậc học cao hơn ở trong nước và quốc tế. 2B. Ngành Quản trị kinh doanh: Mục tiêu đào tạo: Đào tạo cử nhân Quản trị kinh doanh có phẩm chính trị, đạo đức nghề nghiệp; nắm vững kiến thức cơ bản về quản lý kinh tế - xã hội; những kỹ năng chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp như quản trị nhân sự, quản trị chất lượng, quản trị marketing, quản trị tài chính, quản trị sản xuất, quản trị dự án...; có khả năng phân tích, xử lý thông tin kinh tế để hoạch định chính sách, chiến lược, kế hoạch kinh doanh cũng như đề xuất những giải pháp hữu hiệu; biết tổ chức hoạt động kinh doanh và tạo lập doanh nghiệp khởi nghiệp. Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế trong và ngoài nước, với vai trò lãnh đạo, điềuhành, quản trị; hoặc làm việc tại các phòng ban chức năng của doanh nghiệp như phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, phòng marketing, phòng tổ chức nhân sự, phòng quản trị dự án, phòng nghiên cứu phát triển R&D...; hoặc có thể làm việc tại các tổ chức có liên quan đến kinh tế như là công tác quản lý thị trường, quản lý khu công nghiệp, cơ sở đào tạo (các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp), các viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực kinh tế, hay làm công tác giảng dạy và nghiên cứu về quản trị kinh doanh. Sinh viên tốt nghiệp đáp ứng chuẩn đầu ra của ngành Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Mở Hà Nội, có đủ kiến thức để học lên tiếp Thạc sĩ, Tiến sĩ chuyên nghành quản trinh doanh trong nước và ngoài nước. 3C. Ngành Công nghệ Thông tin: Mục tiêu đào tạo: Đào tạo các kỹ sư CNTT có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp trình độ vững vàng, kỹ năng thực hành chuyên sâu về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng CNTT, đáp ứng nhu cầu phát triển CNTT nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung ở Việt Nam và hội nhập quốc tế. Sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng Kỹ sư Công nghệ thông tin, đáp ứng chuẩn đầu ra của ngành Công nghệ Thông tin của Trường Đại học Mở Hà Nội, có đủ kiến thức để trở thành người phụ trách về CNTT, lập trình viên, quản trị hệ thống, quản trị cơ sở dữ liệu, xây dựng, thiết kế các hệ thống phần cứng và phần mềm tại các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức, cơ quan Bộ ngành và các cơ quan khác. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành CNTT tại Trường đại học Mở Hà Nội có khả năng tự bồi dưỡng và nâng cao trình độ, kiến thức để học tiếp chương trình cùng ngành với bậc học cao hơn ở các trường trong nước và quốc tế. 4D. Ngành Tài chính Ngân hàng: Mục tiêu đào tạo: Đào tạo Cử nhân ngành Tài chính Ngân hàng, được trang bị những kiến thức chung về lý luận chính trị Mác Lê Nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, có đạo đức nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật; có tác phong làm việc khoa học, có khả năng làm việc nhóm; Có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng như về tài chính, tiền tệ, kế toán, thuế và bảo hiểm; về nghiệp vụ ngân hàng; về hoạt động thanh toán quốc tế; về kinh doanh ngoại hối; về hoạt động trung gian tài chính; về thị trường chứng khoán trong và ngoài nước… Có khả năng sử dụng các phương pháp lượng hóa và thống kê trong lĩnh vực tài chính; có khả năng tham gia, lập và triển khai kế hoạch huy động nguồn lực tài chính và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính của doanh nghiệp. Sinh viên tốt nghiệp đáp ứng chuẩn đầu ra chuyên ngành Tài chính Ngân hàng của Trường Đại học Mở Hà Nội, có đủ kiến thức để học tiếp chương trình cùng ngành với bậc học cao hơn ở các trường trong nước và khu vực. 5E. Ngành Luật Kinh tế: Mục tiêu đào tạo: Đào tạo các Cử nhân Luật kinh tế có kiến thức cơ bản về Nhà nước và pháp luật nói chung. Vận dụng tốt lý luận và thực tiễn, để giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh trong đời sống xã hội; tư vấn về vấn đề pháp lý; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng; tiến hành các hoạt động tố tụng... Sau khi tốt nghiệp Luật kinh tế, sinh viên có thể tham gia các khóa đào tạo chức danh tư pháp như Thẩm phán, Thư ký tòa án, Kiểm soát viên, Luật sư, Công chứng viên, thừa phát lại... Và còn được tham gia các khóa đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ chuyên ngành Luật kinh tế hoặc các ngành khác phù hợp với công việc, tại các trường đại học, các viện nghiên cứu có đào tạo chương trình Sau đại học trong và ngoài nước. 6F. Ngành Ngôn ngữ Anh: Mục tiêu đào tạo: Đào tạo Cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định liên quan đến lĩnh vực đối ngoại; nắm vững các kiến thức cơ sở ngành Ngôn ngữ Anh; lý thuyết dịch, phân tích diễn ngôn, các kiến thức bổ trợ dịch thuật và các biên phiên dịch chuyên sâu phù hợp với trình độ đại học về Anh ngữ; có kiến thức mở rộng về văn hóa, văn học, ngôn ngữ; sử dụng lưu loát tiếng Anh qua bốn kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết tương đương tối thiểu 550 điểm TOEFL (PAPER) hoặc tối thiểu 6.5 điểm IELTS... Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành biên phiên dịch tiếng Anh có thể tham gia làm việc trong các cơ quan Nhà nước hoặc các doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực đối ngoại, truyền thông, các cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế với tư cách trợ lý, thư ký phụ trách văn phòng, hoặc các công ty liên doanh với nước ngoài… Sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh của Trường Đại học Mở Hà Nội, sau khi tốt nghiệp có khả năng học bằng đại học thứ 2 của các chuyên ngành theo nhu cầu cá nhân; có đủ năng lực, và trình độ để học tiếp Sau đại học như Thạc sĩ, Tiến sĩ với các chuyên ngành có liên quan trong và ngoài nước. 7G. Ngành quản trị Dịch vụ Du lịch & Lữ hành: Mục tiêu đào tạo: Đào tạo Cử nhân Quản trị Dịch vụ Du lịch và lữ hành có bản lĩnh chính trị vững vàng; có trách nhiệm xã hội; có đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; có sức khỏe tốt; có kiến thức cơ bản, toàn diện và chuyên sâu về công tác quản trị dịch vụ, du lịch và lữ hành, như là: - Có nghiệp vụ về quản lý khách sạn, dịch vụ lưu trú và nghỉ dưỡng, hướng dẫn và điều hành tour du lịch; - Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình và phản biện xã hội; - Có khả năng sử dụng thành thạo các phương tiện công nghệ thông tin, kỹ thuật truyền thông; - Có khả năng sử dụng ngoại ngữ một cách có hiệu quả, phục vụ tốt cho việc trao đổi thông tin, giới thiệu với du khách lữ hành; - Có am hiểu sâu sắc về lịch sử, văn hóa, truyền thống dân tộc; - Có kiến thức về chính trị - pháp luật, kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng để đóng góp hữu hiệu vào sự phát triển bền vững của ngành dịch vụ va du lịch cộng đồng; - Có khảo sát, nghiên cứu về nhu cầu, sở thích, tập quán, địa lý vùng miền trong nước và thế giới; - Có kỹ năng sáng tạo, làm việc độc lập và làm việc nhóm; - Có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội – nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo; - Có kỹ năng sáng tạo, ý thức tự học và học tập suốt đời. - Có khả năng nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, các cơ sở nghiên cứu về dịch vụ và du lịch; - Có khả năng học tiếp ở các bậc học cao hơn thuộc các chuyên ngành quản trị kinh doanh du lịch, khách sạn, lữ hành, hướng dẫn du lịch và các chuyên ngành gần, đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.V. ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO/TUYỂN SINH VÀ HÌNH THỨC TUYỂN SINH
1. Đối tượng đào tạo: - Tất cả các đối tượng đã tốt nghiệp THPT, Trung cấp, Cao đẳng, Đại học, bao gồm: - Cán bộ , công chức, những người đang làm việc tại cơ quan, tổ chức doanh nghiệp, Nhà nước, tư nhân, lực lượng vũ trang (đã có bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương...) - Những người đã tốt nghiệp THPT, Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học,… - Sinh viên đang theo học tại các trường Đại học,… - Ngoài ra, tham khảo Quyết định 40/2003/QĐ-BGDĐT, Điều 20, có ghi rõ: “Tất cả công dân Việt Nam có đủ sức khỏe theo học, không bị mắc bệnh tâm thần, nếu có nguyện vọng và đủ điều kiện, trình độ văn hóa theo quy định đều được đăng ký tham gia các khóa giáo dục từ xa.” Xem tại đây - Hoặc theo Quyết định số 320/QĐ-MHN, Điều 12 cũng nêu rõ: “...điều kiện về trình độ văn hóa (có bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương trở lên) và đảm bảo các quy định về Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành đều được đăng ký tuyển sinh theo học chương trình ĐTTX.” Xem tại đây 2. Hình thức tuyển sinh: Là xét tuyển theo hồ sơ đăng ký (không thi tuyển). - Tham khảo Quyết định 40/2003/QĐ-BGDĐT, Điều 21, có ghi rõ: “Giáo dục từ xa không tổ chức thi tuyển sinh, chỉ tổ chức xét tuyển. Trong trường hợp nếu vì nguồn lực có hạn (thiếu người hướng dẫn, thiếu học liệu…) hoặc do tính chất, đặc thù riêng của từng ngành học, từng loại chương trình giáo dục, từng loại đối tượng, các trường có thể giới hạn số lượng nhập học bằng hình thức kiểm tra, sát hạch để tuyển chọn.”Xem tại đâyVI. THỜI GIAN ĐÀO TẠO
Thời gian đào tạo khoảng từ một đến ba năm rưỡi, được căn cứ vào hồ sơ, văn bằng của thí sinh khi xét tuyển (tính đến ngày có Quyết định công nhận Sinh viên), thì thời gian đào tạo tối thiểu để hoàn thành Chương trình ĐTTXa các ngành, được Nhà trường quy định tùy theo từng trường hợp như sau đây: Trường hợp 1: Thời gian học tối thiểu từ 1-->1,5 năm, nếu học viên đã: - Tốt nghiệp Đại học (cùng ngành hoặc khác ngành). Trường hợp 2: Thời gian học tối thiểu từ 1,5-->2 năm, nếu học viên đã: - Tốt nghiệp Cao đẳng (cùng ngành hoặc khác ngành). Trường hợp 3: Thời gian học tối thiểu khoảng 2,5 năm, nếu học viên đã: - Tốt nghiệp Trung học chuyên nghiệp; hoặc Trung cấp chuyên nghiệp (cùng ngành). Trường hợp 4: Thời gian học tối thiểu khoảng 3 năm, nếu học viên đã: - Tốt nghiệp THPT; hoặc BTTH và có bằng Trung cấp về Lý luận chính trị. Trường hợp 5: Thời gian học tối thiểu khoảng 3,5 năm, nếu học viên đã: - Tốt nghiệp Trung học chuyên nghiệp; hoặc Trung cấp chuyên nghiệp (khác ngành). - Trung cấp nghề; hoặc tốt nghiệp THPT; hoặc Bổ túc Trung học. Ghi chú: - Cùng ngành: Là thuộc cùng khối ngành; Khác ngành: Là khác khối ngành theo danh mục ngành cấp IV của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. - Việc rút ngắn thời gian học căn cứ dựa trên số môn miễn (số môn được miễn). - Thời gian học của sinh viên được tính bằng thời gian của một khóa đào tạo, tương ứng với từng đối tượng khác nhau. Xem thêm tại đâyVII. VĂN BẰNG TỐT NGHIỆP
- Sinh viên ra trường được nhận Bằng Cử nhân hoặc Kỹ sư hệ đại học Từ xa, do trường Đại học Mở Hà Nội cấp, là văn bằng, chứng chỉ thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, được Nhà nước bảo đảm về mặt pháp lý và giá trị sử dụng như văn bằng, chứng chỉ của các loại hình giáo dục khác. Tham khảo Quyết định số 40/2003/QĐ-BGDĐT, Điều 3. Xem tại đây - Được học tiếp lên chương trình đào tạo các bậc Thạc sĩ tại Việt Nam. Tham khảo Thông tư 10/2011/TT-BGDĐT, về Đào tạo trình độ Thạc sĩ, Điều 9 – Điều kiện dự thi. Xem tại đây - Với văn bằng Cử nhân hay Kỹ sư hệ đào tạo từ xa, vẫn được thi tuyển công chức và làm việc cho các cơ quan Nhà nước. Tham khảo Thông tư 05/2012/TT-BNV_Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 13/2010/TT-BNV_Qui định chi tiết một điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định 24/2010/NĐ-CP_Qui định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, tại Điều 1, có nêu rõ: “… Khi quy định và thông báo các điều kiện đăng ký dự tuyển công chức, cơ quan quản lý công chức không phân biệt loại hình đào tạo và văn bằng, chứng chỉ…” Mẫu: BẰNG TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: Xem tại đâyVIII. ĐỊA DIỂM ĐĂNG KÝ HỌC VÀ THI TRÊN TOÀN QUỐC
- Sinh viên được lựa chọn địa điểm học và thi tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, và các tỉnh thành trên khắp cả nước như là: Hải Phòng, Quảng Bình, Quảng Ninh, Ninh Bình,Thái Bình, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Điện Biên, Hà Tĩnh, Phú Yên, Đồng Nai, Cần Thơ... Xem chi tiết tại đâyIX. ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN, CÁN BỘ HỖ TRỢ HỌC TẬP VÀ HỆ THỐNG HỖ TRỢ KỸ THUẬT
Với quá trình hoạt động hơn 25 năm xây dựng và phát triển, Đại học Mở Hà Nội nói chung, và Trung tâm đào tạo trực tuyến E-learning nói riêng, thì những Giảng viên và Cán bộ hỗ trợ học tập luôn luôn có đủ trình độ, kỹ năng, phẩm chất, đạo đức và kinh nghiệm để phục vụ công tác đào tạo từ xa, theo đúng nội dung của Thông tư 10/2017/TT-BGDĐT, Điều 3, Khoản 6, có quy định rõ: “Đội ngũ giảng viên, cán bộ hỗ trợ học tập, cán bộ quản lý có đủ kiến thức, đã được bồi dưỡng kỹ năng và phương pháp về giảng dạy và quản lý ĐTTX”. Xem tại đây1. GIẢNG VIÊN:
- Là giảng viên cơ hữu đến từ các trường Đại học như: ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội, ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Ngoại Thương, ĐH Luật, ĐH Thương Mại, ĐH Mở Hà Nội… - Có phẩm chất đạo đức, tư tưởng tốt; - Có trình độ chuyên môn cao; - Có bằng thạc sĩ trở lên; - Có công trình nghiên cứu khoa học phù hợp với bộ môn giảng dạy; - Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm giảng dạy theo đúng chuyên ngành đăng ký… Xem DANH SÁCH GIẢNG VIÊN tại Đề án tuyển sinh 2019 - Thông tin chung về Trường Đại học Mở Hà Nội (Mục 2.2). Xem tại đây2. CÁN BỘ HỖ TRỢ HỌC TẬP:
- Cố vấn học tập: Có nhiệm vụ tư vấn và hướng dẫn sinh viên trong quá trình học tập như là: Phổ biến các quy định, quy chế về đào tạo và các quy định của Trường liên quan đến quyền và nghĩa vụ của sinh viên; Tư vấn, hướng dẫn sinh viên về phương pháp học tập trực tuyến; Hướng dẫn sinh viên tìm hiểu chương trình đào tạo toàn khóa và đăng ký kế hoạch học tập; Cử Ban cán sự lớp, chia nhóm, cuối mỗi kỳ học tổ chức sinh hoạt lớp, họp cán bộ lớp; Hỗ trợ cho sinh viên tham gia các hoạt động của Trường; Đề xuất hình thức khen thưởng, kỷ luật sinh viên... - Giáo vụ: Quản lý quá trình học tập của sinh viên; Quản lý hồ sơ, thông tin sinh viên; Quản lý kế hoạch học tập của sinh viên; Xác nhận sổ đầu bài, xác nhận giảng dạy; Quản lý kết quả học tập của sinh viên (chuyên cần, giữa kỳ và thi); Theo dõi học phí từng kỳ; Chuẩn bị tổ chức thi hết môn, học lại, thi lại… - Cán bộ hỗ trợ kỹ thuật: Có nhiệm vụ tư vấn hỗ trợ sinh viên về mặt kỹ thuật để đảm bảo việc sử dụng hệ thống công nghệ phục vụ học tập; Cách đăng nhập sử dụng hệ thống công nghệ E-learning (hướng dẫn trực tiếp trên lớp); Chuẩn bị phương tiện học tập (máy vi tính, đường truyền, thiết bị…); Thường trực hỗ trợ giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong quá trình học tập của sinh viên.3. HỆ THỐNG HỖ TRỢ KỸ THUẬT:
- Hệ thống giải đáp thắc mắc H113: (1)Diễn đàn: Sinh viên trao đổi thảo luận mở với giảng viên, sinh viên khác trong nhiều ngày với nhiều người tham gia; (2)Hệ thống H113: sinh viên hỏi đáp một – một, với giảng viên hoặc với quản lý học tập, hoặc với các bộ kỹ thuật; (3)Câu hỏi tự động: được hệ thống ghi nhận trong 24h và trả lời trong vòng 72h kể từ khi nhận được câu hỏi. - Hình thức hỗ trợ kỹ thuật qua tổng đài, thư điện tử, SMS: (1)Trước khi bắt đầu học môn học, sinh viên được hướng dẫn: - Cách học tập trên công nghệ E-learning (hướng dẫn trực tiếp trên lớp) - Chuẩn bị phương tiện học tập (máy vi tính, đường truyền, thiết bị, công cụ…) - Cách thức và phương pháp học tập hiệu quả. (2)Hỗ trợ qua SMS/Email: - Sinh viên được hệ thống tổng đài tự động gửi tin nhắn SMS tới điện thoại di động nhắc nhở về thời gian cần hoàn thành các bài tập về nhà, bài tập cá nhân/nhóm. - Sinh viên được Quản lý học tập gửi tin nhắn Email về lịch trình học tập (trước mỗi môn học) và gửi kết quả học tập (sau mỗi môn học). Email sẽ do nhà trường cung cấp.X. MỘT SỐ QUI ĐỊNH VỀ VIỆC HỌC, THI HỌC PHẦN – VÀ THI TỐT NGHIỆP
1. Thi kết thúc học phần:
a) Điều kiện dự thi: Theo Quyết định số 40/2003/QĐ-BGDĐT, Điều 26 - Điều kiện dự thi, có nêu rõ: “Học viên có đủ các điều kiện sau đây thì được dự thi kết thúc học phần: (1)Học viên đã làm thủ tục đăng ký kế hoạch học tập và đóng đầy đủ học phí, lệ phí; (2)Thực hiện đầy đủ các bài kiểm tra thường xuyên, các bài làm, bài tập thực hành, thí nghiệm, bài tiểu luận, bản thu hoạch kết quả tự học, tất cả đều phải đạt từ 5,0 điểm trở lên theo thang điểm 10.” Xem tại đây b) Hình thức thi: - Theo Quyết định số 40/2003/QĐ-BGDĐT, Điều 24 – Yêu cầu chung, có nêu rõ: “Kỳ thi nhất thiết phải tiến hành tập trung tại trường hoặc tại trạm giáo dục từ xa địa phương. Bài thi nhất thiết phải mang về trường chấm.” Xem tại đây - Bài thi kết thúc học phần theo hình thức thi viết (tự luận hoặc trắc nghiệm); kết quả thi sẽ được thông báo sau 2 tuần và được cập nhật trên hệ thống quản lý kết quả học tập của sinh viên. c) Cách đánh giá kết quả học tập: Điểm tổng kết học phần bao gồm: - Điểm ‘chuyên cần’ được tính là: 10% - Điểm kiểm tra ‘giữa kỳ’ được tính từ: 20-30% - Và điểm thi ‘cuối kỳ’ được tính từ: 60-70%.2. Thi tốt nghiệp:
a) Điều kiện dự thi tốt nghiệp: Theo Quyết định số 40/2003/QĐ-BGDĐT, Điều 33 - Điều kiện dự thi tốt nghiệp. Xem tại đây. Theo đó thì, những sinh viên có đủ các điều kiện sau đây sẽ được dự thi tốt nghiệp: - Đã được xét tuyển vào hệ đại học từ xa của Trường Đại học Mở Hà Nội và có đủ thời gian đào tạo tối thiểu theo qui định. - Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không vi phạm pháp luật từ cảnh cáo trở lên. - Hoàn thành chương trình học tập với tất cả các học phần theo qui định, không có học phần nào bị dưới điểm 5. - Chấp hành đầy đủ các qui định của Trường Đại học Mở Hà Nội về việc nộp học phí, lệ phí. - Hoàn thành hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp và đã được Hội đồng xét tốt nghiệp thẩm định. b) Hình thức thi tốt nghiệp: Theo Quyết định số 40/2003/QĐ-BGDĐT, Điều 34 - Hình thức thi tốt nghiệp. Xem tại đây Theo đó thì thi tốt nghiệp có các hình thức sau: + Một là, ‘Bảo vệ luận án tốt nghiệp’ (còn gọi là làm khóa luận hay đồ án tốt nghiệp). + Hai là, ‘Thi tốt nghiệp’ và thi 2 môn chuyên môn mang tính chất tổng hợp. - Tuy nhiên, tùy theo yêu cầu và đặc điểm của từng ngành học mà Nhà trưởng sẽ tổ chức hình thức thi tốt nghiệp thích hợp cho mỗi học viên theo quyết định của Hiệu trưởng. - Và hiện tại thì chương trình đào tạo đại học trực tuyến E-HOU liên kết với các trường, tổ chức thi tốt nghiệp cho các chuyên ngành(!?) c) Cách xếp loại tốt nghiệp: - Theo Quyết định số 40/2003/QĐ-BGDĐT, Điều 38 – Xếp loại tốt ghiệp. Xem tại đây - Điểm xếp loại tốt nghiệp = Trung bình cộng của điểm ‘Khóa học’ và điểm thi ‘Tốt nghiệp’. Trường hợp sinh viên bảo vệ luận án tốt nghiệp, thì điểm luận án tốt nghiệp sẽ thay cho điểm thi tốt nghiệp. - Căn cứ vào điểm xếp loại tốt nghiệp để phân loại tốt nghiệp như sau: - Điểm xếp loại tốt nghiệp từ 5,00 – cận 6,00 : Xếp loại TRUNG BÌNH. - Điểm xếp loại tốt nghiệp từ 6,00 – cận 7,00 : Xếp loại TRUNG BÌNH KHÁ. - Điểm xếp loại tốt nghiệp từ 7,00 – cận 8,00 : Xếp loại KHÁ. - Điểm xếp loại tốt nghiệp từ 8,00 – đến 10,0 : Xếp loại GIỎI. =========================THE END========================= Chương trình đào tạo Đặng Thanh Sơn 11:14:00 SA
Đại học Mở Hà Nội - TP. HCM.......................---- 0942 150 156 0903 85 11 99 Hỗ trợ: 0942.150.156 / 0903.85.11.99 dangthanhsonhou@gmail.com TƯ VẤN 24/7
Từ khóa » đầu Ra Tiếng Anh đại Học Mở Hà Nội
-
Chuẩn đầu Ra - Trường Đại Học Mở Hà Nội
-
Chuẩn đầu Ra Năng Lực Ngoại Ngữ
-
Chuẩn đầu Ra Tiếng Anh đại Học Mở Hà Nội
-
Khoa Tiếng Anh - Đại Học Mở Hà Nội - Home | Facebook
-
Top 15 đầu Ra Tiếng Anh đại Học Mở
-
Thông Báo Kế Hoạch đăng Ký Dự Thi Tiếng Anh Chuẩn đầu Ra đợt 1 ...
-
Khoa Tiếng Anh: Viện Đại Học Mở Hà Nội
-
ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TIẾNG ANH - SỔ TAY SINH VIÊN HỆ ...
-
Trường Đại Học Mở Hà Nội – Wikipedia Tiếng Việt
-
Trường Viện Đại Học Mở Hà Nội | KenhTuyenSinh
-
Viện đại Học Mở Hà Nội Là Trường Gì? Có Nên Học Đại Học Mở Không?
-
Trường Đại Học Mở Hà Nội - Thông Tin Tuyển Sinh
-
Trường ĐH Mở Tp.Hồ Chí Minh - Đào Tạo Từ Xa Và Vừa Làm Vừa Học
-
HỎI ĐÁP VỀ HỌC TIẾNG ANH KHÔNG CHUYÊN TẠI TRƯỜNG
-
Các Trường đại Học Bắt Buộc Chuẩn đầu Ra Tiếng Anh TOEIC
-
Đại Học Trực Tuyến Ngành Ngôn Ngữ Anh - Đại Học Mở Hà Nội