Chương Trình Phát Triển Công Nghiệp Dược, Dược Liệu Sản Xuất Trong ...
Có thể bạn quan tâm
1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng ngành công nghiệp dược trong nước đạt mức độ phát triển ở trình độ cao, đạt cấp độ 4 theo thang phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có giá trị thị trường trong tốp 3 ASEAN, góp phần bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng, an toàn, hiệu quả và giá hợp lý.
Phát triển dược liệu và các sản phẩm từ nguồn dược liệu trong nước thành lĩnh vực sản xuất hàng hóa có chất lượng và giá trị cao, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và trên thế giới.
2. Mục tiêu cụ thể
Đến năm 2025:
- Thuốc sản xuất trong nước đạt 75% số lượng sử dụng và 60% giá trị thị trường, tỷ lệ sử dụng dược liệu nguồn gốc trong nước, thuốc dược liệu tăng thêm ít nhất 10% so với năm 2020.
- Xây dựng được 08 vùng khai thác bền vững dược liệu tự nhiên. Xây dựng được 02 - 05 vùng trồng sản xuất dược liệu quy mô lớn, mỗi vùng khai thác hoặc vùng trồng có 01 - 02 chuỗi liên kết nghiên cứu, nuôi trồng, chế biến sản xuất dược liệu tuân thủ nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc của Tổ chức Y tế thế giới (GACP-WHO).
Đến năm 2030:
- Thuốc sản xuất trong nước đạt khoảng 80% số lượng sử dụng và 70% giá trị thị trường, tỷ lệ sử dụng dược liệu nguồn gốc trong nước, thuốc dược liệu tăng thêm ít nhất 30% so với năm 2020, phát triển được 10 - 15 dược liệu di thực đáp ứng nhu cầu trong nước. Phục tráng, nhập nội, di thực, phát triển được 10 - 15 giống cây dược liệu có nguồn gốc nhập khẩu số lượng lớn.
- Chuyển giao công nghệ sản xuất ít nhất 100 thuốc phát minh còn bản quyền, vắc xin, sinh phẩm y tế và thuốc mà Việt Nam chưa sản xuất được.
- Trở thành trung tâm sản xuất dược phẩm giá trị cao trong khu vực. Phấn đấu giá trị xuất khẩu thuốc sản xuất trong nước đạt khoảng 01 tỷ USD.
Đến năm 2045: Việt Nam có thuốc phát minh từ nguồn dược liệu đặc hữu được nghiên cứu, sản xuất và đăng ký bản quyền. Phấn đấu tổng giá trị ngành công nghiệp dược đóng góp vào GDP trên 20 tỷ USD.
3. Giải pháp về khoa học công nghệ, nhân lực và đào tạo
Tổ chức thực hiện ít nhất 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước trong 03 năm; ít nhất 05 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ trong 01 năm về phát triển công nghiệp dược trong nước, tập trung vào các hoạt động:
- Nghiên cứu phát triển, sản xuất vắc xin đa giá.
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ bào chế hiện đại, nghiên cứu sản xuất nguyên liệu làm thuốc có giá trị kinh tế cao.
- Nghiên cứu chiết xuất dược liệu công nghệ cao, bào chế, sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc từ một số dược liệu đặc hữu có giá trị kinh tế cao trong nước, phát triển các sản phẩm quốc gia từ dược liệu Việt Nam.
- Phân lập, định danh hoạt chất chính, tiêu chuẩn hóa các sản phẩm thuốc dược liệu mang tính đặc thù của Việt Nam. Chứng minh khoa học tác dụng dược lý, thử nghiệm lâm sàng, hiệu quả điều trị của thuốc dược liệu nguồn gốc trong nước.
- Nghiên cứu chọn tạo giống, quy trình công nghệ trồng cho năng suất, chất lượng cao từ nguồn gen cây thuốc quý, đặc hữu và lợi thế ở Việt Nam và nhập nội nguồn gen và giống cây dược liệu tiên tiến.
Áp dụng các cơ chế ưu đãi, tài trợ, hỗ trợ từ các quỹ khoa học và công nghệ, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao quốc gia cho các hoạt động nghiên cứu - phát triển, chuyển giao công nghệ, thương mại hóa thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong nước.
Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong nghiên cứu, sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc; đào tạo chuyên đề về sản xuất vắc xin, sinh phẩm y tế, nghiên cứu tương đương sinh học, thử nghiệm lâm sàng trong chương trình đào tạo dược sĩ đại học.
Ngành Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm:
Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng, tổ chức phê duyệt, thực hiện, kiểm tra tiến độ thực hiện các nhiệm vụ khoa học cấp quốc gia.
Chủ trì rà soát, đề xuất sửa đổi các quy định của pháp luật về hỗ trợ, tài trợ, ưu đãi đối với doanh nghiệp công nghệ cao, sản phẩm công nghệ cao, sử dụng quỹ khoa học và công nghệ quốc gia, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao quốc gia cho hoạt động nghiên cứu - phát triển trong lĩnh vực dược tại Việt Nam.
Nguồn: Phòng QLĐL, Chi cục TĐC
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Quyet-dinh-376-QD-TTg-2021-phat-trien-cong-nghiep-duoc-duoc-lieu-san-xuat-trong-nuoc-den-2030-467951.aspx
Từ khóa » Tổng Quan Về Cây Dược Liệu ở Việt Nam
-
Ngành Dược Việt Nam đâu Tư Phát Triển Nguồn Dược Liệu Thiên Nhiên
-
Quyết định 1976/QĐ-TTg - Bộ Y Tế
-
Phát Triển Cây Dược Liệu Trở Thành Thế Mạnh Của Ngành Dược - Y Học ...
-
Nhìn Nhận Lại Giá Trị Cây Dược Liệu Việt - Hànộimới
-
Phát Triển Dược Liệu Việt Nam (Bài 1) | Xã Hội
-
Để Nguồn Tài Nguyên Dược Liệu Sạch Việt Nam Không Bị Bỏ Phí
-
Phát Triển Nguồn Dược Liệu Trong Nước - Quốc Hội
-
Hoàn Thiện Quy Trình Nhân Giống Một Số Cây Thuốc Quý, Có Giá Trị Kinh ...
-
[PDF] Kết Quả điều Tra Nguồn Tài Nguyên Cây Thuốc Tại Thành Phố đà Nẵng
-
Ða Dạng Sinh Học Và Tiềm Năng To Lớn Của Cây Thuốc Việt Nam
-
Dược Liệu Việt Nam Có Cơ Hội Vươn Ra Thị Trường Thế Giới? | Y Tế
-
Tiềm Năng Lớn Của Dược Liệu Việt Nam Tại Thị Trường Nhật Bản
-
Cây Dược Liệu - Nguồn Tài Nguyên Quý Cần được Bảo Tồn Và Gắn Với ...
-
[PDF] PHÂN TÍCH XU HƯỚNG NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ VỀ NHỰA ...