Phát Triển Cây Dược Liệu Trở Thành Thế Mạnh Của Ngành Dược - Y Học ...
Có thể bạn quan tâm
Việt Nam có hệ thiên nhiên sinh thái phong phú và đa dạng về các loại cây dược liệu khi cả nước có hơn 4.000 loài cho công dụng làm thuốc, trong đó có nhiều loài dược liệu được xếp danh sách quý hiếm trên thế giới như sâm ngọc linh, sâm vũ diệp, tam thất hoang, bách hợp, thông đỏ, vàng đắng...
TIN LIÊN QUANTheo thống kê của Cục quản lý Dược, Bộ Y tế, trong các loại dược liệu có nhu cầu cho sản xuất thuốc lớn nhất từ năm 2011, Artiso đứng đầu danh sách với số lượng tiêu thụ 2.000 tấn/năm, tiếp theo là đinh lăng với hơn 900 tấn/năm. Trong số những loài đã công bố, có nhiều loài được xếp vào loại quý hiếm trên thế giới, sâm ngọc linh (hay sâm Việt Nam) là một trong những loại sâm có hàm lượng Saponin nhiều nhất, cao hơn cả những loại sâm quý được nghiên cứu sử dụng lâu đời trên thế giới như sâm Triều Tiên, sâm Trung Quốc. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam cũng có nhiều kinh nghiệm và truyền thống lâu đời sử dụng các loại cây, con dùng làm thuốc để phòng và chữa bệnh vô cùng đa dạng và phong phú, góp phần hình thành nên một kho tàng tri thức sử dụng cây, con làm thuốc chữa bệnh rất quý giá. Song song với việc tập hợp các bài thuốc dân gian gia truyền của các thế hệ lương y, nhiều dược phẩm còn được phát triển dựa trên tri thức sử dụng của cộng đồng như tri thức sử dụng cây chè dây để chữa bệnh của người Tày ở Cao Bằng, sử dụng cây tật lê chữa bệnh của người Chăm,… Các hoạt động này cũng góp phần quan trọng trong công tác bảo tồn, giữ gìn và phát triển không ngừng các giá trị văn hóa dân tộc, đa dạng sinh học cây thuốc, đồng thời mở ra triển vọng cho việc phát triển những loại thuốc mới cho việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Vườn thực vật được trồng nhiều cây thuốc nam có giá trị chữa bệnh cao.
Không chỉ vậy, sau hơn 10 năm thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW ngày 4/7/2008 của Ban Bí thư về phát triển nền đông y Việt Nam và Hội đông y Việt Nam trong tình hình mới, hệ thống chăm sóc sức khỏe y dược cổ truyền đã được mở rộng và phát triển ở tất cả các tuyến, trong đó chỉ riêng tuyến tỉnh đã có 58/63 bệnh viện y học cổ truyền. Nhận thức của cán bộ, đảng viên và người dân về vị trí, tầm quan trọng của nền đông y Việt Nam và Hội Đông y các cấp đã được nâng lên. Hệ thống quản lý y dược cổ truyền được xây dựng, củng cố, kiện toàn theo từng cấp. Đội ngũ cán bộ, y bác sĩ, lương y được tăng cường về số lượng và chất lượng, mạng lưới khám chữa bệnh y dược cổ truyền bao phủ rộng từ trung ương đến địa phương. Sự kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại ngày càng được mở rộng và phát huy hiệu quả. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y học cổ truyền tại các cơ sở khám chữa bệnh được đầu tư, nâng cấp và xây dựng mới, bước đầu đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân. Đồng thời, công tác quản lý hành nghề đông y được quan tâm ở các cấp. Hội Đông y các cấp đã có nhiều hoạt động tích cực trong vận động, tập hợp, động viên những người làm nghề y dược cổ truyền dân tộc cống hiến tài năng, kinh nghiệm vào công tác phòng bệnh, chữa bệnh cho nhân dân; nghiên cứu khoa học, khôi phục và phát triển nguồn dược liệu. Hoạt động của các cấp hội đã có những đóng góp quan trọng trong và hiệu quả. Việc kết hợp khám chữa bệnh y học cổ truyền với y học hiện đại ở các tuyến luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người dân. Hiện nay, trước xu thế phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ thì dược liệu chính là nguồn nguyên liệu của nền công nghiệp tân dược trong tương lai, không phải là nguồn nguyên liệu hóa dược mà con người mất nhiều thời gian và công sức theo đuổi trong nhiều năm qua. Nhu cầu về chăm sóc sức khỏe bằng y dược cổ truyền kết hợp với y học hiện đại cũng dần trở thành lựa chọn ưu tiên của nhiều người, nhất là những người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính, bệnh mới nổi và bệnh khó chữa. Cũng theo đánh giá của Cục Quản lý Dược, không chỉ là những bài thuốc, cây thuốc đơn thuần mà y học cổ truyền còn là di sản văn hóa dân tộc cần được bảo vệ, phát huy, phát triển. Do đó, việc triển khai mạnh mẽ nghiên cứu ứng dụng và hiện đại hóa y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại nhưng không làm mất đi bản chất của y học cổ truyền Việt Nam là yêu cầu tất yếu được đặt ra trong tình hình hiện nay. Phát triển y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại cũng chính là nhằm đạt mục tiêu nâng cao sức khỏe, an toàn, hiệu quả, hiện đại, dễ tiếp cận cho người dân trong lĩnh vực chăm sóc, bảo vệ sức khỏe. Để thực hiện được mục tiêu này, Bộ Y tế và các bộ ngành chức năng tiếp tục đặt ra nhiệm vụ trọng tâm là tăng cường đầu tư nhiều hơn cho việc nghiên cứu ứng dụng và hiện đại hóa y học cổ truyền về nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, chẩn đoán, điều trị, sản xuất thuốc và nguyên liệu làm thuốc. Chú trọng phát triển các vùng trồng dược liệu quy mô lớn trên cơ sở khai thác các vùng có lợi thế về điều kiện tự nhiên, thích hợp với sinh trưởng và phát triển của cây dược liệu. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến để chọn, tạo ra các loại dược liệu có năng suất, chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất thuốc dược liệu. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để đưa các dịch vụ y học cổ truyền Việt Nam ra thế giới.
Diệu Linh
Admin Sở Y Tế
Các tin khác- Y học cổ truyền góp phần nâng cao sức khỏe cho nhân dân Thủ đô
- Phát huy thế mạnh trong khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền trên địa bàn quận Long Biên
- Hội Đông y thành phố Hà Nội đồng hành cùng sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân
- Ngày hội Đông y năm 2023 - Vì sức khỏe cộng đồng
- Ngành Đông y quận Hoàng Mai: Nhìn lại chặng đường 15 năm phát triển
- Thanh Trì: phát triển y học cổ truyền trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc
Dịch vụ công trực tuyến | |
Phần mềm Quản lý văn bản | |
Phần mềm QLHS Một cửa | |
Phần mềm Một cửa (Mới) | |
Tiếp nhận ý kiến công dân | |
Danh mục TTHC công | |
Tra cứu hồ sơ Một cửa | |
Thư điện tử TP Hà Nội | |
Thông tin người phát ngôn |
Từ khóa » Tổng Quan Về Cây Dược Liệu ở Việt Nam
-
Ngành Dược Việt Nam đâu Tư Phát Triển Nguồn Dược Liệu Thiên Nhiên
-
Quyết định 1976/QĐ-TTg - Bộ Y Tế
-
Nhìn Nhận Lại Giá Trị Cây Dược Liệu Việt - Hànộimới
-
Phát Triển Dược Liệu Việt Nam (Bài 1) | Xã Hội
-
Chương Trình Phát Triển Công Nghiệp Dược, Dược Liệu Sản Xuất Trong ...
-
Để Nguồn Tài Nguyên Dược Liệu Sạch Việt Nam Không Bị Bỏ Phí
-
Phát Triển Nguồn Dược Liệu Trong Nước - Quốc Hội
-
Hoàn Thiện Quy Trình Nhân Giống Một Số Cây Thuốc Quý, Có Giá Trị Kinh ...
-
[PDF] Kết Quả điều Tra Nguồn Tài Nguyên Cây Thuốc Tại Thành Phố đà Nẵng
-
Ða Dạng Sinh Học Và Tiềm Năng To Lớn Của Cây Thuốc Việt Nam
-
Dược Liệu Việt Nam Có Cơ Hội Vươn Ra Thị Trường Thế Giới? | Y Tế
-
Tiềm Năng Lớn Của Dược Liệu Việt Nam Tại Thị Trường Nhật Bản
-
Cây Dược Liệu - Nguồn Tài Nguyên Quý Cần được Bảo Tồn Và Gắn Với ...
-
[PDF] PHÂN TÍCH XU HƯỚNG NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ VỀ NHỰA ...