Chương Trình Vi điện Tử Và Thiết Kế Vi Mạch - Sau đại Học

CHƯƠNG TRÌNH THẠC SĨ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ

Chuyên ngành Vi điện tử và Thiết kế vi mạch

Video giới thiệu tóm tắt chương trình

Mục tiêu đào tạo

  • Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao trong lĩnh vực vi điện tử, thiết kế vi mạch, sản xuất vi mạch đáp ứng nhu cầu nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế. 
  • Học viên tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật Điện tử – Hướng Vi điện tử có kiến thức nền tảng vững vàng và chuyên sâu về lĩnh vực vi điện tử và thiết kế vi mạch, có đạo đức nghề nghiệp và tính chuyên nghiệp cao.

Thế mạnh của chương trình

  • Chương trình đào tạo sẽ trang bị cho người học kiến thức nâng cao về linh kiện điện tử, kỹ năng thiết kế vi mạch tương tự và vi mạch số, công nghệ sản xuất vi mạch, được cập nhật thường xuyên theo sự phát triển của ngành công nghiệp vi mạch trong và ngoài nước.
  • Chương trình có sự kết hợp giữa kiến thức hàn lâm và các hoạt động thực tế trong công nghiệp, có sự tham gia thỉnh giảng của các giáo sư từ các đại học Nhật Bản và Hoa Kỳ và các chuyên gia từ các công ty thiết kế vi mạch

Lợi ích của học viên khi tham gia chương trình đào tạo

Học viên sau khi tốt nghiệp sẽ được trang bị các kiến thức chuyên môn, kỹ năng nâng cao và có các khả năng sau:

  • Có được những kiến thức chuyên môn sâu trong lĩnh vực vi mạch điện tử.
  • Làm chủ kiến thức chuyên ngành Vi điện tử, có thể đảm nhiệm công việc của chuyên gia trong lĩnh vực vi điện tử, thiết kế vi mạch và hệ thống nhúng; có tư duy phản biện; có kiến thức lý thuyết chuyên sâu để có thể phát triển kiến thức mới và tiếp tục nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ; có kiến thức tổng hợp về pháp luật, quản lý và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực vi điện tử, thiết kế vi mạch và hệ thống nhúng.
  • Có kỹ năng phân tích và thiết kế vi mạch, hệ thống vi điện tử ở mức độ phức tạp; có kỹ năng nghiên cứu độc lập;
  • Có kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được một báo cáo hay bài phát biểu về hầu hết các chủ đề trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể diễn đạt bằng ngoại ngữ trong hoạt động chuyên môn; có thể viết báo cáo liên quan đến công việc chuyên môn; có thể trình bày rõ ràng các ý kiến và phản biện một vấn đề kỹ thuật bằng ngoại ngữ.

Vị trí và khả năng công tác sau khi tốt nghiệp

Học viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận các vị trí công việc đòi hỏi chuyên môn và kỹ năng bậc cao như:

  • Đảm trách các công việc kỹ thuật đòi hỏi chuyên môn sâu hay làm công tác quản lý tại các công ty.
  • Tham gia công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các trường đại học, cao đẳng và viện nghiên cứu.
  • Đủ năng lực chuyên môn để tham gia các chương trình đào tạo tiến sỹ trong nước hay ở nước ngoài.
  • Thực hiện nghiên cứu chuyên môn sâu về lĩnh vực vi điện tử, thiết kế vi mạch và hệ thống nhúng.

Sơ nét về chương trình đào tạo

Cấu trúc chương trình đào tạo bao gồm:

  • Kiến thức chung
    • Triết học
    • Ngoại ngữ
  • Kiến thức cơ sở và chuyên ngành
  • Luận văn tốt nghiệp

Một số môn lý thuyết có thể bao gồm cả phần bài tập thực tế, bài tập nhóm hoặc thực nghiệm đi kèm để học viên có thể áp dụng và liên hệ với lý thuyết.

Một số môn được đánh giá cuối kỳ bằng seminar nhằm giúp học viên trang bị kỹ năng tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo.

Thông tin tuyển sinh cao học

  • Tên chuyên ngành: Kỹ thuật điện tử – Hướng Vi điện tử và thiết kế vi mạch.
  • Mã ngành: 852020302.

Đối tượng người học:

  • Sinh viên tốt nghiệp đại học các ngành đúng và phù hợp, bao gồm các ngành: Điện tử-Viễn thông; Điện-Điện tử; Vật lý điện tử; Vật lý Tin học, Công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật cơ khí.

Thời gian thi tuyển (hằng năm): tháng 5 và tháng 10

Thời gian nộp hồ sơ (hằng năm): tháng 3 và tháng 8

Chỉ tiêu tuyển sinh (hằng năm): dự kiến 20 học viên.

Các môn thi tuyển

  • Ngoại ngữ

Địa điểm đào tạo: Cơ sở Nguyễn Văn Cừ

Thời gian đào tạo: 1 – 2 năm

Xem chi tiết tại Thông báo xét tuyển trình độ Thạc sĩ năm 2024 – đợt 1

Tham khảo: 

  • Thông tin tuyển sinh
  • Website Khoa Điện tử Viễn thông
  • Khung chương trình đào tạo Vi điện tử và Thiết kế vi mạch

Đào tạo SĐH

Trung tâm đào tạo đại học, sau đại học, cung cấp nguồn nhân lực, đội ngũ chuyên gia trình độ cao trong lĩnh vực khoa học cơ bản và khoa học công nghệ mũi nhọn, có năng lực sáng tạo, làm việc trong môi trường quốc tế. Read more

Video giới thiệu trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM

Lễ phát bằng Tốt nghiệp Tiến sĩ – Thạc sĩ năm 2024

https://youtu.be/3TGK_fSxWts?si=ikBGOXCcEir5yB0b

Cập nhật thông tin từ website SĐH

Thông tin mới nhất

  • Thông báo nghỉ học môn Phương pháp nghiên cứu khoa học lớp cao học ngành Vật lý kỹ thuật và Công nghệ bán dẫn Khóa 34/2024 21/12/2024
  • Thông báo thay đổi phòng học môn Vi sinh và thực nghiệm Khóa 2023 20/12/2024
  • Thông báo nghỉ học môn Phương pháp nghiên cứu khoa học – Seminar định hướng của lớp cao học ngành Khoa học dữ liệu khoá 34 20/12/2024
  • Lịch thi lớp bổ túc kiến thức cao học khoá 2023 ngành Lý thuyết xác suất và thống kê toán học khoá tháng 9/2024 20/12/2024
  • Thông báo đổi phòng học nhóm học phần 4 Khóa 33/2023 và học phần 1 Khóa 34/2024 19/12/2024
  • Thông báo về việc cấp email cho Học viên cao học và NCS chính quy khóa tuyển 2024 – đợt 2 19/12/2024
  • Kết quả thi môn Triết khoá tháng 10/2024 lớp Triết 02 – chấm trước 19/12/2024
  • Thông báo về việc đóng học phí học phần 1 cao học khoá năm 2024 (đợt 1 + đợt 2) 18/12/2024
  • Thông báo lịch học Học phần tiến sĩ của NCS ngành Khoa học vật liệu, khóa tuyển năm 2023, 2024 18/12/2024
  • Lịch bảo vệ luận án tiến sĩ cấp đơn vị chuyên môn của NCS NGUYỄN PHÚC HIẾU 18/12/2024

Liên kết website trường

Liên hệ

Phòng Đào Tạo Sau Đại Học

Địa chỉ: Phòng 8, Dãy B, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

227 Nguyễn Văn Cừ, Quận 5, TPHCM.

Email: dtsaudaihoc@hcmus.edu.vn

Điện thoại: (+84) 28 38.350.097

Website: https://sdh.hcmus.edu.vn

Liên hệ Phòng ĐT SĐH

Phòng Đào Tạo Sau Đại Học

Phòng 8, Dãy B, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên

Đc: 227 Nguyễn Văn Cừ, Quận 5, TP HCM

ĐT: (+84) 28 38.350.097

Từ khóa » Ngành Thiết Kế Vi Mạch điện Tử