️ Chụp Cắt Lớp Vi Tính CT Scan - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
Có thể bạn quan tâm
Chụp CT là gì?
Máy CT phát ra nhiều chùm tia X hẹp xuyên qua cơ thể khi bệnh nhân nằm trên bàn được di chuyển qua khung tròn thân máy, khác với máy X-quang chỉ phát một chùm bức xạ. Chụp cắt lớp vi tính CT cho hình ảnh chi tiết hơn hình ảnh X-quang.
Bộ phận thu nhận tín hiệu tia X của máy quét CT có thể nhận diện được hàng trăm cấp độ mật độ khác nhau. Dữ liệu được truyền đến một máy tính, tại máy tính này sẽ tạo nên hình ảnh mặt cắt ngang 3-D của một phần cơ thể và hiển thị trên màn hình.
Đôi khi, thuốc cản quang được sử dụng nhằm khảo sát một số cấu trúc rõ ràng hơn. Ví dụ, nếu cần phải có hình ảnh 3-D của bụng, bệnh nhân có thể cần phải uống dung dịch cản quang. Chất cản quang sẽ xuất hiện màu trắng trên hình ảnh thu được và làm tương phản với các cấu trúc xung quanh.
Nếu cần phải có những hình ảnh của phần dưới cơ thể, chẳng hạn như đại trực tràng, bệnh nhân cần bơm chất cản quang qua đường hậu môn. Nếu cần khảo sát về mô hay mạch máu, thuốc cản quang sẽ được tiêm qua đường tĩnh mạch.
Độ chính xác và tốc độ của chụp CT có thể được cải thiện khi áp dụng CT xoắn ốc. Chùm tia phát trục ngang kèm bàn di chuyển trục thẳng và bóng đèn tịnh tiến hình tròn trong quá trình quét tạo nên hình cắt xoắn ốc, khi đó dữ liệu hình ảnh sẽ được thu thập liên tục mà không có khoảng cách giữa các hình ảnh.
CT là một công cụ hữu ích để hỗ trợ chẩn đoán trong y học sử dụng nguồn bức xạ ion hóa và có thể gây ung thư, tuy nhiên tỉ lệ này là không nhiều.
Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định tiến hành chụp CT.
Nên chụp CT khi nào?
CT rất hữu ích để khảo sát hình ảnh của:
- Mô mềm;
- Mạch máu;
- Phổi;
- Não;
- Bụng – chậu;
- Xương.
CT thường là công cụ hữu ích để chẩn đoán nhiều bệnh ung thư hạn như ung thư gan, phổi và tuyến tụy. Hình ảnh CT giúp bác sĩ xác nhận sự hiện diện và vị trí của khối u, kích thước của khối u và mức độ ảnh hưởng đến mô lân cận.
Chụp CT sọ não có thể giúp chẩn đoán các vấn đề về não như xuất huyết phình động mạch não hay khối u ở não.
Chụp CT có thể phát hiện khối u ở ổ bụng hay các chấn thương ở gan, lách, thận…
Khi chụp phát hiện được khối u bất thường, hình ảnh CT rất hữu ích để lập kế hoạch cho các khu vực xạ trị và sinh thiết, đồng thời cũng có thể cung cấp dữ liệu có giá trị về lưu lượng máu đến khối u và các tình trạng về mạch máu khác.
Đối với xương, hình ảnh CT có thể giúp bác sĩ đánh giá các bệnh về xương, mật độ xương và tình trạng cột sống của bệnh nhân. Ngoài ra cũng có thể cung cấp dữ liệu quan trọng về chấn thương đối với bàn tay, bàn chân và các cấu trúc xương khác. Trên hình CT, những xương nhỏ và các mô xung quanh cũng có thể nhìn thấy rõ ràng.
CT so với MRI khác nhau như thế nào?
Sự khác biệt chính giữa CT và MRI là:
- Chụp CT sử dụng tia X, MRI sử dụng sóng radio và từ trường;
- Không giống như chụp MRI, chụp CT không khảo sát được các gân cơ và dây chằng.
- Chụp MRI tốt hơn để kiểm tra các tình trạng về hệ thần kinh.
- Chụp CT khảo sát rộng hơn trong khoảng thời gian ngắn hơn các tình trạng như ung thư, viêm phổi, xuất huyết trong não, đặc biệt là sau một chấn thương.
- Khối u não có thể quan sát rõ ràng hơn trên MRI.
- Chụp CT cho thấy vỡ tạng và tổn thương các cơ quan bên trong nhanh hơn, vì vậy CT thường phù hợp hơn cho các trường hợp chấn thương.
- Xương và đốt sống bị gãy có thể nhìn thấy rõ ràng hơn khi chụp CT.
- Chụp CT cung cấp hình ảnh tốt hơn về phổi và các cơ quan trong lồng ngực.
Quá trình chụp CT diễn ra như thế nào?
Bệnh nhân có thể cần nhịn ăn, chỉ uống nước lọc trong một khoảng thời gian trước khi chụp CT. Người bệnh cần tháo bỏ các vật dụng kim loại như đồng hồ, bông tai, răng giả, dây chuyền… ra khỏi vùng sắp tiến hành chụp chiếu. Khi đi cần mặc trang phục thoải mái, tốt nhất là trang phục không có cúc và khóa kim loại.
Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể phải thực hiện với thuốc cản quang, vì vậy nếu có tiền sử dị ứng thuốc cản quang ở các lần chụp CT lần trước nên thông báo với bác sĩ hoặc kỹ thuật viên trước khi tiến hành thực hiện kỹ thuật này.
Trong quá trình tiến hành chụp
Bệnh nhân sẽ cần nằm cố định trên bàn có thể di chuyển vào lồng máy chụp CT.
Trong hầu hết các trường hợp, bệnh nhân sẽ nằm ngửa. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể cần phải nằm sấp hoặc nghiêng sang một bên.
Bàn sẽ di chuyển và máy CT tiến hành quét lần thứ 1 để ghi lại ảnh định vị, sau đó kỹ thuật viên sẽ điều chỉnh để máy CT tiến hành chụp cắt lớp vùng cần khảo sát. Trong thời gian này, bệnh nhân cần nằm yên và thực hiện theo các yêu cầu của kỹ thuật viên nếu có để đạt được kết quả tốt nhất.
Trong quá trình quét, tất cả mọi người ngoại trừ bệnh nhân sẽ rời khỏi phòng. Hệ thống liên lạc nội bộ sẽ cho phép giao tiếp hai chiều giữa bệnh nhân và kỹ thuật viên vận hành máy CT.
Nếu bệnh nhân là trẻ em, hoặc bệnh nhân bệnh nặng, người nhà có thể được phép ở bên trong phòng và được mặc các thiết bị bảo hộ chống nhiễm xạ.
Nguy cơ khi chụp CT
Chụp CT sẽ phát ra một liều bức xạ nhỏ có mục tiêu. Với mức độ bức xạ này vẫn chưa được chứng minh là gây hại cho dù bệnh nhân có phải chụp nhiều lần đi chăng nữa. Nguy cơ phát triển ung thư do chụp CT được cho là ít hơn 1 trên 2.000.
Lượng bức xạ liên quan được ước tính là khoảng tương đương với một người sẽ tiếp xúc trong không gian từ vài tháng đến vài năm tiếp xúc tự nhiên trong môi trường.
Chụp cắt lớp chỉ được thực hiện nếu có các tình trạng y tế cần phải tiến hành chụp để khảo sát. Khi quyết định thực hiện chụp cắt lớp, bác sĩ sẽ cần phải đảm bảo rằng lợi ích vượt trội hơn mọi nguy cơ.
Các nguy cơ có thể phát sinh do tiếp xúc với bức xạ bao gồm ung thư và các vấn đề về tuyến giáp. Tuy nhiên, điều này cực kỳ khó xảy ra ở người lớn và cả trẻ em. Mặc dù có ảnh hưởng, nhưng điều này không có nghĩa sẽ dẫn đến các vấn đề về sức khỏe.
Trong một số trường hợp, chỉ chụp CT mới có thể hiển thị kết quả cần thiết, với các trường hợp khác, bác sĩ có thể lựa chọn thay thế bằng MRI hoặc siêu âm để hỗ trợ chẩn đoán.
Một số câu hỏi thường gặp đối với chụp CT
Có thể chụp CT nếu tôi đang mang thai không?
Nếu mang thai hoặc nghi ngờ mình có thể mang thai nên nói trước với bác sĩ khám vì có nguy cơ tia X có thể gây hại cho thai nhi.
Trích dẫn từ American College of Radiography, Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ (APA) chỉ ra rằng “Không có tia X chẩn đoán đơn lẻ nào có liều lượng bức xạ đủ lớn để gây ra các tác dụng phụ đối với phôi thai hoặc thai nhi đang phát triển”. Tuy nhiên, APA lưu ý rằng chụp CT không được khuyến khích cho phụ nữ mang thai, "Trừ khi lợi ích rõ ràng lớn hơn nguy cơ."
Chụp CT và cho con bú
Nếu đang cho con bú mà mẹ cần phải dùng thuốc cản quang tĩnh mạch có i-ốt nên tránh cho con bú trong khoảng 24 giờ vì thuốc cản quang có thể đi vào sữa mẹ.
Tôi mắc chứng sợ sợ hãi có thể chụp CT được không?
Nếu mắc chứng sợ lồng kín nên nói trước với bác sĩ. Bệnh nhân có thể được tiêm thuốc hoặc uống thuốc an thần trước khi chụp.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp
Từ khóa » Ct Scan Bụng Có Cản Quang
-
Thuốc Cản Quang Trong Chụp Cắt Lớp Vi Tính (CT Scan) | Vinmec
-
Chụp CT Bụng Phát Hiện được Bệnh Lý Gì?
-
Chụp CT ổ Bụng được Bác Sĩ Chỉ định Thực Hiện Khi Nào?
-
Chụp CT Có Thuốc Cản Quang Và Những điều Bạn Chưa Biết
-
MỘT SỐ LƯU Ý CHỤP CT CÓ CẢN QUANG
-
Chụp Cắt Lớp Vi Tính - Đối Tượng Đặc Biệt - Cẩm Nang MSD
-
Những điều Cần Biết Khi Tiêm Thuốc Cản Quang Trong Chụp CT Mô ...
-
TVCN-Những điều Cần Biết Về Chụp CT Bụng Tiêm Thuốc Cản Quang
-
Dấu Hiệu Quan Trọng Trên CT Bụng (P1) | BvNTP
-
[PDF] Bảng Giá Một Số Dịch Vụ Kỹ Thuật đã Bổ Sung Giá Gói Thuốc áp Dụng ...
-
[PDF] Ct Có Tiêm Thuốc Tương Phản - Bệnh Viện Tim Mạch An Giang
-
Chụp Cắt Lớp Vi Tính Có Tiêm Thuốc Tương Phản Và Các Protocol
-
Quy Trình Kỹ Thuật Chup Cắt Lớp Vi Tính (CT Scan) Tại Bệnh Viện Quân ...