MỘT SỐ LƯU Ý CHỤP CT CÓ CẢN QUANG
Có thể bạn quan tâm
Chụp CT có cản quang là gì?
Chụp CT hay chụp cắt lớp vi tính là kỹ thuật dùng nhiều tia X-quang quét lên một khu vực của cơ thể theo lát cắt ngang phối hợp với xử lý bằng máy vi tính để được một hình ảnh 2 chiều hoặc 3 chiều bộ phận cần chụp.
Chụp CT có thuốc cản quang áp dụng trong một số trường hợp, cần khảo sát tổn thương và mạch máu kĩ lưỡng hơn, người ta sẽ tiêm vào cơ thể một loại thuốc cản quang. Thuốc cản quang có chứa Iode sẽ làm cho những cấu trúc hoặc tổn thương bắt thuốc có màu trắng sáng trên hình chụp cắt lớp vi tính, điều này sẽ giúp phân biệt nó với các cấu trúc khác xung quanh nó.
Thuốc cản quang có tác dụng phụ hay không?
Sử dụng phương pháp chụp CT có dùng thuốc cản quang cũng có một số nhược điểm nhất định. Bệnh nhân sau khi được đưa thuốc cản quang vào cơ thể sẽ gặp một số tác dụng phụ nhất định.
Vậy tác dụng phụ từ việc chụp CT có cản quang là gì và có hại nhiều không?
Các tác dụng phụ đem lại do thuốc cản quang về cơ bản chỉ gây ra một số khó chịu và bất tiện cho bệnh nhân chứ không có gì nguy hiểm cho sức khỏe. Thường thì chỉ dừng lại ở mức độ bị đỏ da, buồn nôn, sốt nhẹ hoặc mẩn ngứa, nổi mề đay,...
Có một số bệnh nhân bị dị ứng với thuốc cản quang thì nghiêm trọng hơn và sẽ không được chỉ định dùng loại thuốc này. Việc nhận biết có bị dị ứng với thuốc này hay không thường thông qua việc bệnh nhân có dị ứng với i-ốt hay không.
Khi nào chụp cắt lớp vi tính cần phải tiêm thuốc cản quang?
Phần lớn các trường hợp chụp cắt lớp vi tính để chẩn đoán chính xác bệnh cần phải tiêm thuốc cản quang, cụ thể:
- Chụp cắt lớp vi tính bụng - tiểu khung cần tiêm thuốc cản quang để chẩn đoán bệnh lý ở các tạng như gan-mật, tụy, lách, hệ tiết niệu, tử cung-buồng trứng và bệnh lý của hệ tiêu hóa.
- Các trường hợp nghi ngờ có khối u.
- Phần lớn các trường hợp viêm, áp xe cần tiêm thuốc cản quang, trừ viêm phổi đã được chẩn đoán chắc chắn và không cần phân biệt với các bệnh lý khác.
- Bệnh lý mạch máu như phình mạch, giả phình, dị dạng mạch máu, bóc tách động mạch, hẹp tắc động mạch...
- Một số trường hợp đặc biệt: Tìm nguồn mạch nuôi của phổi biệt lập, đánh giá vùng tái tưới máu của tổn thương, chẩn đoán mức độ vách hóa của tụ máu dưới màng cứng giai đoạn bán cấp,...
Lưu ý trước khi thực hiện chụp CT có cản quang là gì?
Trước khi thực hiện chụp CT cản quang bạn nên thảo luận từ trước với bác sĩ. Nội dung của cuộc thảo luận này nên xoay quanh việc chuẩn bị từ trước cho việc xét nghiệm. Trong đó bạn nên chủ động báo với bác sĩ nếu bản thân đang mắc các loại bệnh như tiểu đường, hen suyễn, suy giảm chức năng gan, thận cũng như có tiền sử dị ứng thuốc từ trước.
Đối với phụ nữ, nếu bạn đang mang thai hoặc nghi ngờ chuẩn bị bước vào thai kỳ thì cũng nên thảo luận với bác sĩ trước khi đồng ý thực hiện chụp CT cản quang. Lý do là vì phụ nữ mang thai thường được chống chỉ định cho phương pháp kiểm tra này.
Bệnh viện sẽ yêu cầu bạn hoặc thân nhân đọc và xác nhận vào một mẫu cam kết tự nguyện tiêm hoặc sử dụng thuốc cản quang. Đây chỉ là một thủ tục cơ bản nên bạn cũng không cần quá lo lắng.
Người bệnh sẽ được bác sĩ yêu cầu nhịn ăn trước khi chụp CT cản quang từ 5 giờ đồng hồ trở lên. Tuy nhiên bạn vẫn có thể uống nước với liều lượng nhỏ. Tốt nhất là bạn cũng nên tạm ngưng uống nước trước khi chụp CT cản quang khoảng 2 giờ đồng hồ để kết quả thu về khách quan nhất.
Lưu ý sau khi thực hiện chụp CT có cản quang là gì?
Với các bệnh nhân thực hiện chụp CT có bổ sung thêm thuốc cản quang thì chưa ăn uống hay hoạt động bình thường trở lại ngay mà cần được theo dõi thêm trong khoảng 30 phút. Việc theo dõi này để đảm bảo rằng bạn không phải đối mặt với bất cứ vấn đề bất thường nào do sử dụng thuốc.
Trong vòng 24 giờ đồng hồ tiếp theo bạn sẽ được khuyến khích uống nhiều nước hơn bình thường để cơ thể đào thải hết thuốc ra ngoài theo đường bài tiết. Thuốc cản quang đúng là đã được cân nhắc để sử dụng với liều lượng hợp lý nhưng nếu nó không được bài tiết ra ngoài kịp thời thì rất có thể gan và thận của bạn sẽ bị quá tải, về lâu về dài gây suy giảm chức năng.
Đặc biệt nếu bạn có các dấu hiệu nôn ói nghiêm trọng hoặc bị mẩn ngứa, sốt cao kèm khó thở sau khi chụp CT cản quang thì cần liên lạc lại ngay với bác sĩ chuyên khoa hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được tiến hành theo dõi và xử lý.
Chụp CT có thuốc cản quang an toàn hiệu quả tại bệnh viện Thiên Đức
Nhằm phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, Bệnh viện Thiên Đức đã đầu tư hệ thống máy chụp cắt lớp CT 128 dãy hiện đại. Điều này sẽ tạo cơ hội cho người bệnh phát hiện chính xác các vùng tổn thương, khu trú ổ bệnh… qua đó xây dựng được phác đồ điều trị chuẩn xác hơn.
Từ khóa » Ct Scan Bụng Có Cản Quang
-
Thuốc Cản Quang Trong Chụp Cắt Lớp Vi Tính (CT Scan) | Vinmec
-
Chụp CT Bụng Phát Hiện được Bệnh Lý Gì?
-
Chụp CT ổ Bụng được Bác Sĩ Chỉ định Thực Hiện Khi Nào?
-
Chụp CT Có Thuốc Cản Quang Và Những điều Bạn Chưa Biết
-
Chụp Cắt Lớp Vi Tính - Đối Tượng Đặc Biệt - Cẩm Nang MSD
-
Những điều Cần Biết Khi Tiêm Thuốc Cản Quang Trong Chụp CT Mô ...
-
TVCN-Những điều Cần Biết Về Chụp CT Bụng Tiêm Thuốc Cản Quang
-
Dấu Hiệu Quan Trọng Trên CT Bụng (P1) | BvNTP
-
[PDF] Bảng Giá Một Số Dịch Vụ Kỹ Thuật đã Bổ Sung Giá Gói Thuốc áp Dụng ...
-
[PDF] Ct Có Tiêm Thuốc Tương Phản - Bệnh Viện Tim Mạch An Giang
-
Chụp Cắt Lớp Vi Tính Có Tiêm Thuốc Tương Phản Và Các Protocol
-
️ Chụp Cắt Lớp Vi Tính CT Scan - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Quy Trình Kỹ Thuật Chup Cắt Lớp Vi Tính (CT Scan) Tại Bệnh Viện Quân ...