Chụp Cộng Hưởng Từ Cơ Xương Khớp Dành Cho Ai, để Làm Gì?

Muốn tạo ảnh đánh giá toàn diện cấu trúc cơ xương khớp thì chụp cộng hưởng từ là giải pháp tốt nhất hiện nay. Bản thân phương pháp chụp cộng hưởng từ cơ xương khớp tương đối an toàn cho sức khỏe, có độ phân giải cao, cho hình ảnh rõ nét nên được bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng khi cần biết chính xác tình trạng gân cơ, các khớp, tổn thương xương,...

1. Thế nào là chụp cộng hưởng từ cơ xương khớp?

Chụp cộng hưởng từ (MRI) cơ xương khớp là kỹ thuật chẩn đoán hiện đại sử dụng từ trường và sóng radio. Máy chụp cộng hưởng từ dựa trên các nguyên lý hấp thụ, phóng thích, thu nhận và xử lý để chuyển đổi thành hình ảnh về cơ xương khớp có thể thấy được. Những hình ảnh ấy giúp phát hiện chính xác các bất ổn về cấu trúc của khớp như: bao hoạt dịch, tổn thương xương, sụn, dây chằng, gân cơ, tổ chức phần mềm quanh khớp. Đây là điều mà các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác không thể thực hiện được.

Đối với các bệnh lý về xương khớp, nhất là các bệnh lý về tổn thương dây chằng sụn khớp, các bệnh lý về thoái hóa khớp có thể thấy rõ hình ảnh tổn thương khi chụp MRI. Qua những chi tiết trong hình ảnh này mà bác sĩ sẽ đưa ra được kết luận về bệnh và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời. Mặt khác, chụp cộng hưởng từ cơ xương khớp có dải ứng dụng rộng khắp và an toàn, không sử dụng tia xạ nên không lo đến nguy cơ nhiễm xạ cho bệnh nhân. MRI đặc biệt giúp ích cho phẫu thuật trong các bệnh lý chấn thương.

bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân chụp cộng hưởng từ cơ xương khớp

Bệnh nhân trong tư thế chuẩn bị chụp cộng hưởng từ cơ xương khớp

2. Chỉ định/ chống chỉ định cộng hưởng từ cơ xương khớp dành cho ai?

2.1. Chỉ định

Chụp MRI cơ xương khớp thường được chỉ định khi cần chẩn đoán và điều trị bệnh:

- Thoái hóa khớp;

- Viêm các mô mềm như cơ, gân, dây chằng...;

- Viêm xương khớp;

- Nhiễm trùng hoặc viêm tủy xương;

- Chấn thương xương khớp như: gãy xương, rách sụn chêm, dây chằng chéo bị đứt...;

- Bất thường tổn thương dây chằng và sụn;

- Đau sưng phù nề vùng khớp tứ chi;

- Khối u, di căn xương khớp;

- Dị tật bẩm sinh tại chi của trẻ nhỏ.

hình ảnh chụp cộng hưởng từ cơ xương khớp

Hình ảnh chụp cộng hưởng từ cơ xương khớp

2.2. Chống chỉ định

Những trường hợp sau chống chỉ định với MRI cơ xương khớp:

- Người có sử dụng thiết bị hỗ trợ tim mạch như: van tim giả, máy tạo nhịp tim...;

- Bên trong cơ thể có vật liệu cấy ghép bằng kim loại hoặc mảnh kim loại như: mảnh đạn, máy trợ thính, kẹp mạch máu...;

- Béo phì hoặc có trọng lượng cơ thể lớn tới mức không nằm vừa lồng chụp của máy hoặc coil nhận tín hiệu.

- Người bị hội chứng sợ buồng kín.

3. Công dụng của chụp cộng hưởng từ cơ xương khớp

Đến nay, máy chụp cộng hưởng từ đã được sử dụng phổ biến ở nước ta, thực tế sử dụng cho thấy việc chụp cộng hưởng từ cơ xương khớp đem lại những hiệu quả rõ rệt hơn rất nhiều so với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác:

Chụp cộng hưởng từ cơ xương khớp phát hiện bất thường a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/noi-soi-rua-khop-goi-dieu-tri-thoai-hoa-khop-va-nhung-dieu-can-biet-s68-n17016'  title ='khớp gối'khớp gối/a của người bệnh

Chụp cộng hưởng từ phát hiện bất thường khớp gối của người bệnh

- Đối với bệnh u xương

U xương gồm có u xương nguyên phát và thứ phát, lành tính và ác tính, hoặc cũng có thể phân loại u xương theo nguồn gốc mô học và theo tuổi. Khảo sát cộng hưởng từ trong u xương không những cung cấp chính xác thông tin đánh giá tiền phẫu mà còn đánh giá được kích thước, vị trí, cũng như mức độ xâm lấn của các cấu trúc xung quanh.

- Đối với các chấn thương xương khớp

MRI có thể phát hiện các tổn thương xương trong chấn thương như gãy không di lệch, dập phù tủy xương, những trường hợp chấn thương đã chụp X - Quang hoặc chụp cắt lớp vi tính nhưng không phát hiện được. Không những thế, chụp cộng hưởng từ cơ xương khớp còn giúp đánh giá các tổn thương phần mềm, gân cơ, dây chằng,… kèm theo trong chấn thương xương.

- Đối với bệnh viêm xương

Trường hợp viêm xương mãn tính, MRI sẽ cho các hình ảnh dễ đánh hóa về vùng xơ hóa giảm tín hiệu cũng những thay đổi phần mềm xung quanh như tụ dịch, phù nề, áp xe, đường đỏ,...

- Đối với khớp háng

Bản thân khớp háng có cấu trúc và chức năng tương đối phức tạp nên việc chụp MRI sẽ giúp phát hiện các bệnh lý liên quan như hoại tử khớp, chấn thương, thoái hóa khớp, viêm khớp, u,... Kỹ thuật này chỉ định cho các bệnh lý: hoại tử chỏm xương đùi, tổn thương sụn trong thoái hóa khớp, u, tổn thương tủy xương, gãy xương khó phát hiện trên X-quang, chèn ép thần kinh, viêm khớp và bao hoạt dịch, tổn thương phần mềm quanh khớp và xương.

- Đối với khớp gối

Bệnh lý hay gặp nhất ở khớp gối là chấn thương. Nhờ việc chụp cộng hưởng từ mà các tổn thương sụn khớp, sụn chêm, dây chằng và xương được đánh giá khá tốt. MRI xương khớp được chỉ định cho các trường hợp: bất thường sụn khớp, tổn thương dây chằng hoặc sụn chêm, bất thường tủy xương, rối loạn liên quan bao hoạt dịch, tổn thương gân vùng khớp gối hoặc cơ, viêm xương, u, khớp hoặc mô mềm, dập xương, gãy xương.

- Đối với khớp vai

So với các khớp khác thì khớp vai có khả năng chuyển động lớn hơn nhưng lại không vững chắc bằng do bề mặt của ổ chảo nhỏ và nông hơn chỏm xương cánh tay. Rất nhiều cấu trúc xương và phần mềm quanh khớp liên quan đến khớp vai. Những thay đổi về giải phẫu hoặc bệnh lý liên quan đến cấu trúc này sẽ ảnh hưởng đến vận động của khớp.

Chụp cộng hưởng từ khớp vai chỉ định cho các bệnh lý: sụn viền ổ chảo, bất thưởng cơ chóp xoay hoặc gân, bệnh lý bao hoạt dịch, cơ vùng vai, u và viêm khớp vai, rối loạn tủy xương, thần kinh, mạch máu, trật khớp và gãy xương, mất vững khớp vai, hội chứng chèn ép.

4. Ưu điểm của kỹ thuật chụp cộng hưởng từ cơ xương khớp

Tính đến thời điểm này, chụp cộng hưởng từ cơ xương khớp được xem là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại và chính xác nhất đối với việc chẩn đoán và điều trị bệnh lý tại vùng này.

máy chụp cộng hưởng từ cơ xương khớp tại MEDLATEC

Máy chụp cộng hưởng từ cơ xương khớp tại MEDLATEC

Ưu điểm của MRI là:

- Không nhiễm xạ, không xâm lấn nên tương đối an toàn.

- Cho phép quan sát không gian 3 chiều của toàn bộ cấu trúc khớp nhờ đó mà có thể phát hiện sớm những tổn thương dây chằng, sụn khớp, xương dưới sụn, màng hoạt dịch.

- Lượng hóa thay đổi ở sụn khớp.

- Đánh giá đặc hiệu và chính xác các thay đổi rất sớm ở sụn khớp nên đem lại cơ hội phát hiện bất thường sớm tiền lâm sàng, trước khi có những thay đổi trên X-quang.

- Đánh giá định lượng cấu trúc sinh học sụn khớp và bán định lượng hình thái sụn.

Hiểu rõ được tác dụng của máy MRI và tầm quan trọng của kỹ thuật chụp cộng hưởng từ cơ xương khớp đối với người bệnh, Bệnh viện MEDLATEC đã đầu tư xây dựng phòng máy đạt chuẩn của Bộ y tế, phục vụ nhu cầu của bệnh nhân. Kể từ khi máy MRI đi vào hoạt động đã giúp nhiều bệnh nhân mắc bệnh lý cơ xương khớp thuận tiện hơn trong việc chủ động sắp xếp thời gian thăm khám, theo dõi và điều trị bệnh. Sau khi chụp, người bệnh sẽ được bác sĩ chẩn đoán, tư vấn hướng điều trị tốt nhất.

Từ khóa » Mri Lao Khớp Háng