Lao Xương Khớp ** [70 Cases]
I. Đại cương
– Lao xương khớp là bệnh toàn thân, biểu hiện tổn thương lao khu trú ở xương khớp. Bệnh lao thứ phát, thông thường từ lao phổi hoặc lao hạch…vào máu và trực khuẩn lao tới xương. – Lao xương thường gặp ở các xương xốp: thân đốt sống, xương tụ cốt bàn tay, bàn chân. Lao khớp thường gặp ở khớp hông, khớp gối, khớp cổ chân, cổ tay. – Dấu hiệu bệnh lý trên xương khớp thường xuất hiện muộn hơn dấu hiệu lâm sàng, khu trú ở hầu hết các khớp lớn: háng, gối, cột sống, cổ chân, vai… – Thường chỉ khu trú ở một khớp.
* Nguyên nhân
– Do trực khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể, vị trí lao tiên phát ở phổi, nhiễm khuẩn lao từ ổ tiên phát lan tới hạch bạch huyết ở rốn phổi của vùng phổi có lien quan, nhiễm khuẩn lao qua máu vào xương, khu trú ở xương xốp nơi có nhiều tủy bào và tế bào võng mạc nội mô, từ đó lan vào khớp gây lao khớp. Bởi vậy, người ta nói lao khớp là lao thứ phát so với lao xương.
* Yếu tố thuận lợi
– Môi trường bị nhiễm khuẩn lao, vệ sinh kém. – Gặp mọi lứa tuổi nhưng nhiều là lứa tuổi trẻ. – Ngoài ra do cơ thể suy yếu bị bệnh mãn tính khác, đời sống thiếu thốn, làm việc căng thẳng, môi trường sóng bị nhiễm khuẩn lao, vệ sinh kém.
  Xray.vn là Website học tập về chuyên ngành Chẩn Đoán Hình Ảnh   NỘI DUNG WEB » 422 Bài giảng chẩn đoán hình ảnh » X-quang / Siêu âm / CT Scan / MRI » 25.000 Hình ảnh case lâm sàng   ĐỐI TƯỢNG » Kỹ thuật viên CĐHA » Sinh viên Y đa khoa » Bác sĩ khối lâm sàng » Bác sĩ chuyên khoa CĐHA   Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng thường xuyên được cập nhật !   Đăng nhập Tài khoản để xem Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng !!!
Đăng nhập tài khoảnTên đăng nhập | EmailMật khẩu Lưu tài khoản Thành viên mới ⇒ Đăng ký ↵
II. Chẩn đoán x-quang
1. Lao khớp háng
* Dấu hiệu điển hình
– Hình ổ lao: hình tiêu xương chứa chất bã đậu, đường bờ nham nhở, có thể đóng vôi. – Khe khớp hẹp: sụn bọc đầu xương bị tổn thương mất dần làm khe khớp hẹp lại, không đều, nham nhở, đây là dấu hiệu sớm nhất của lao khớp. – Phần mềm xung quanh sưng làm cho khớp trở nên mờ. – Mất chất vôi: nếu tổn thương lao mới chỉ ở bao khớp chưa lan sang tổ chức xương thì dấu hiệu duy nhất là mất chất vôi, vỏ xương mỏng và xương xốp thưa. – Tổn thương nặng và kéo dài => trật và dính khớp. – Tổn thương nếu được điều trị trước khi có phả hủy sụn sẽ khỏi hoàn toàn, nếu không sẽ tiến triển cứng và dính khớp.
* Giai đoạn tổn thương
– Giai đoạn I: + Khe khớp hẹp nhẹ, ổ khớp mờ. + Bờ xương không rõ. + Loãng xương khu trú quanh khớp.
– Giai đoạn II: + Khe khớp hẹp, mờ, bờ khớp không đều. + Thay đổi kiến trúc xương quanh khớp: loãng xương, đặc xương, phá hủy xương. + Ổ khuyết xương dưới sụn (hình ổ lao).
– Giai đoạn III: + Biến dạng khớp nhiều, hẹp khe khớp. + Đầu xương bị phá hủy, biến dạng. + Ổ cối bị phá hủy, có thể bị thủng. + Có thể trật khớp háng
[gallery link="file" ids="91027,145921,145922"]– Giai đoạn IV: + Giai đoạn phục hồi hoặc được điều trị khỏi để lại di chứng. + Khớp háng bị dính, có những thớ xương đi từ chỏm cầu qua ổ khớp + Đường viền của xương dần đậm lại và rõ nét hơn.
[gallery link="file" ids="33588,145925,145926"]* Chẩn đoán phân biệt
– Viêm cột sống dính khớp: + Tuổi thanh niên, chủ yếu nam giới + Có yếu tố kháng nguyên phù hợp tổ chức HLAB-27 + Tổn thương nhiều khớp (cột sống, khớp háng…) + Viêm khớp háng: hẹp đồng đều. Ở giai đoạn dính khớp, có các dải xơ và sau đó là vôi hóa nối liền các cấu trúc hai bờ khớp.
– Thoái hóa khớp + Hẹp khớp khu trú. + Vị trí tì đè. + Hình mỏ xương.
=> Case lâm sàng:
[gallery columns="5" link="file" ids="91035,91036,91037,91038,91039"]– Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi + Giai đoạn sớm không có tổn thương ổ cối. + Giai đoạn sớm: Hình ảnh chỏm xương đùi bị biến đổi bởi các tổn thương dạng đặc xương, loãng xương, ổ khuyết xương, phối hợp đặc xương và khuyết xương chiếm một phần hoặc toàn bộ chỏm xương đùi. + Giai đoạn muộn: Ngoài tổn thương đặc – khuyết xương, chỏm xương đùi còn có dấu hiệu của gãy xương dưới sụn và xẹp chỏm xương đùi.
– Viêm khớp dạng thấp + Các yếu tố dịch tễ. + Các tổn thương khớp khác.
– Viêm mủ khớp háng + Lâm sàng + Chọc hút dịch khớp.
2. Lao đĩa đệm cột sống
* Đặc điểm chung
– Có thể khó phát hiện ở giai đoạn đầu do sự bảo tồn tương đối của khoang đĩa đệm. – Thường biểu hiện với giảm chiều cao đốt sống, với sự không đều của thân đốt sống bờ diện khớp trước trên là dấu hiệu tương đối sớm. Do sự mở rộng dưới dây chằng, có thể có sự không đều của bờ trước đốt sống. – Ở giai đoạn muộn, các khối apxe cạnh cột sống có thể phát triển và trở nên rất lớn. – Thân đốt sống xẹp, biến dạng cột sống => gù vẹo cột sống.
* Giai đoạn tổn thương
– Giai đoạn I: khe khớp hẹp, đường viền đốt sống bị mờ, loãng xương khu trú.
– Giai đoạn II: + Khe khớp hẹp nhiều, xẹp hình chêm + Hai bề mặt khớp bị phá hủy nham nhở, có thể có ổ khuyết tiêu xương dưới mặt khớp (tương ứng với các ổ hoại tử bã đậu). Không tổn thương phần sau. + Phần mềm quanh cột sống có thể thấy apxe lạnh
[gallery link="file" columns="5" ids="145884,31688,145889,145891,145911"]– Giai đoạn III: + Cột sống biến dạng, thân đốt sống xẹp nhiều, bờ xương phá hủy nham nhở do các ổ hoại tử bã đậu. + Cột sống bị gập thành góc mở ra trước tương ứng điểm gù lưng + Đốt sống có thể trượt sang bên hoặc ra trước + Dính thân đốt sống + Apxe cạnh cột sống.
[gallery columns="5" link="file" ids="33597,145894,145895,145896,145897,145900,145901,145903,145904,145906,145907,145908,145909,145912"]* Đặc điểm hình ảnh
– Lao cột sống thắt lưng: ổ apxe cạnh cột sống có thể làn theo bao cơ đái chậu tạo hình ảnh tổ chim nếu apxe ở một bên, ổ apxe có thể lan xuống vùng hố chậu, bẹn. Các khối apxe kích thước lớn có thể thấy trên siêu âm.
[gallery link="file" columns="5" ids="70289,70290,70292,70293,70294"]– Lao cột sống ngực: do các thân đốt sống bị xẹp nên các xương sườn hơi bị hội tụ lại nơi đốt sống bị tổn thương như hình nan hoa bánh xe. Hình apxe cạnh cột sống biểu hiện bằng bóng mờ hình thoi đẩy lệch đường cạnh cột sống trên phim cột sống thẳng.
=> Case lâm sàng 1:
[gallery link="file" columns="5" ids="70218,70219,70220,70221,70223,70224,70225,70227,70228,70229"]=> Case lâm sàng 2:
[gallery link="file" ids="70231,70232,70233,70235,70236,70238"]=> Case lâm sàng 3:
[gallery link="file" columns="4" ids="70265,70266,70267,70268,70270,70271,70272,70273"]=> Case lâm sàng 4:
[gallery link="file" ids="142492,142493,142494,142495,142496,142497"]=> Case lâm sàng 5:
[gallery link="file" ids="151780,151782,151783,151784,151785,151786"]=> Case lâm sàng 6:
[gallery link="file" columns="4" ids="169777,169779,169780,169781"]– Lao cột sống cổ: thường kèm theo trật đốt sống cổ I ra trước. Apxe lạnh biểu hiện bằng hình bóng mờ trước cột sống rộng ra. Do khí trong hầu tạo hình đường viền rõ nét cho tổ chức phần mềm sau hầu, trước cột sống nên khi có apxe cạnh cột sống thì hình ảnh rõ nhất thấy được trên phim chụp cổ nghiêng : thành sau hầu bị đẩy lồi ra trước, dày khu trú khoang phần mềm sau hầu ở vị trí ứng với khe đĩa đệm cột sống bị tổn thương.
=> Case lâm sàng 1:
[gallery link="file" columns="5" ids="70241,70242,70243,70244,70246"]=> Case lâm sàng 2:
[gallery link="file" columns="5" ids="70277,70278,70279,70281,70282"]* Chẩn đoán phân biệt
=> Đối với trẻ em: – Hoại tử điểm cốt hoá: (bệnh gù đau thiếu niên Scheuermann – thuộc nhóm bệnh osteochondrose): + Tổn thương ở nhiều đốt sống gây gù tròn cột sống. + Không có áp xe. + Chụp cộng hưởng từ bộc lộ được các biến dạng thân đốt sống và thoát vị trong thân xương của các đĩa đệm.
– Biến dạng bẩm sinh: ít có biểu hiện lâm sàng. Khe khớp có thể bình thường hoặc ngược lại dính hoàn toàn. – Viêm đĩa đệm cột sống do vi khuẩn khác: biểu hiện lâm sàng thường nặng nề, chọc hút lấy bệnh phẩm là biện pháp phân biệt tốt nhất.
=> Đối với người lớn: – Viêm đĩa đệm cột sống do vi khuẩn khác. + Dấu hiệu lâm sàng thường rầm rộ. + Chọc hút lấy bệnh phẩm là biện pháp phân biệt tích cực nhất.
– Di căn thân đốt sống: + Tổn thương nguyên phát. + Không thấy tổn thương đĩa đệm. + Bờ sau thân đốt sống thường lồi. + Tổn thương cả thân đốt sống và cung sau.
– Xẹp thân đốt sống do chấn thương:+ Tiền sử chấn thương. + Không thấy tổn thương đĩa đệm.
– Thoái hóa xương khớp: + Thân đốt sống giảm chiều cao do xẹp lún thường do loãng xương, biến dạng hình chêm và trung tâm thân sống hay lõm 2 mặt, bờ sau thân đốt sống thường lõm. + Gai xương bờ thân đốt sống. + Không biểu hiện phá hủy xương.
– Viêm cột sống dính khớp: + Lâm sàng, yếu tố cơ địa. + Tổn thương trên nhiều khe khớp, không hẹp khe khớp
III. Chẩn đoán MRI
* Viêm cột sống do lao
– Viêm cột sống do lao (Tuberculous Spondylitis / Pott) chiếm khoảng 6% trường hợp lao ngoài phổi. – Vị trí: cột sống ngưc thấp > thắt lưng > cột sống cổ. 90% trường hợp tổn thương ít nhất hai đốt sống, 50% tổn thương 3 đốt sống hoặc nhiều hơn. Tổn thương dạng cách khoảng cũng thường gặp. – Triệu chứng lâm sàng: khởi phát kín đáo, kèo dài vài tháng đến vài năm với biểu hiện mệt mỏi, yếu, vã mồ hôi về đêm, sốt, sụt cân. Tiến triển xẹp thân đốt sống gây đau, gù, liệt, chèn ép tủy gây triệu chứng thần kinh. – Tổn thương thường do nhiễm khuẩn nguồn gốc ngoài cột sống, ảnh hưởng đến khoảng trước của thân đốt sống, dưới đĩa sụn. Tiến triển hủy xương dẫn đến xẹp thân đốt sống và gù. Đĩa đệm có khuynh hướng ít bị ảnh hưởng do thiếu men hủy protein.
– Hình ảnh cộng hưởng từ: + Tổn thương ảnh hưởng đến khoảng trước của thân đốt sống, dưới đĩa sụn, phù tủy xương. + Mất hình ảnh vỏ xương thân đốt sống, thân đốt sống xẹp, biến dạng cột sống. + Thâm nhiễm, lan tràn dưới dây chằng ở các thân đốt sống. Đĩa đệm và thành phần sau ít bị ảnh hưởng. + T1W: giảm tín hiệu tủy xương thân đốt sống liền kề. + T2W: tăng tín hiệu tủy xương, đĩa đệm và tổ chức xung quanh. + Sau tiêm: ngấm thuốc tủy xương, đĩa đệm, apxe mô mềm xung quanh. + Ống sống bị hẹp do apxe, mô hạt hoặc xâm lấn trực tiếp vào màng cứng. Thường kèm apxe lạnh do lan vào dây chằng và mô mềm xung quanh, gặp trong 55-95% trường hợp.
[gallery link="file" columns="5" ids="145859,145860,145861,145862,145864,145866,145867,145868,145873,145874,145875,145876,145877,145878,145881,145882,149927,149929,155282,160621,160622,160623,160627,160629,160630,160631,160634"]=> Case lâm sàng 1:
[gallery columns="4" link="file" ids="25680,25681,25683,25684,25688,25685,25686,25687"]=> Case lâm sàng 2:
[gallery link="file" ids="45751,45750,45749,45748,45747,45746"]=> Case lâm sàng 3:
[gallery link="file" columns="5" ids="70218,70219,70220,70221,70223,70224,70225,70227,70228,70229"]=> Case lâm sàng 4:
[gallery link="file" ids="70231,70232,70233,70235,70236,70238"]=> Case lâm sàng 5:
[gallery link="file" columns="5" ids="70241,70242,70243,70244,70246"]=> Case lâm sàng 6:
[gallery link="file" columns="4" ids="70253,70254,70255,70256,70257,70258,70259,70260"]=> Case lâm sàng 7:
[gallery link="file" columns="4" ids="70265,70266,70267,70268,70270,70271,70272,70273"]=> Case lâm sàng 8:
[gallery link="file" columns="5" ids="70277,70278,70279,70281,70282"]=> Case lâm sàng 9:
[gallery link="file" ids="70284,70285,70286"]=> Case lâm sàng 10:
[gallery link="file" columns="5" ids="70289,70290,70292,70293,70294"]=> Case lâm sàng 11:
[gallery link="file" columns="5" ids="70297,70298,70300,70301,70302"]=> Case lâm sàng 12:
[gallery link="file" columns="5" ids="70307,70308,70309,70310,70311"]=> Case lâm sàng 13:
[gallery link="file" columns="5" ids="70314,70316,70317,70318,70319"]=> Case lâm sàng 14:
[gallery link="file" columns="4" ids="70331,70330,70328,70329,70322,70323,70324,70325"]=> Case lâm sàng 15:
[gallery link="file" columns="4" ids="70333,70335,70336,70337,70338,70339,70341,70342"]=> Case lâm sàng 16:
[gallery link="file" ids="70345,70346,70347,70348,70350,70351"]=> Case lâm sàng 17:
[gallery columns="5" link="file" ids="70580,70582,70584,70585,70581"]=> Case lâm sàng 18:
[gallery link="file" ids="145853,145854,145855"]* Chẩn đoán phân biệt
– Phân biệt nhiễm trùng do vi khuẩn sinh mủ:
[gallery link="file" columns="5" ids="25668,25669,25670,25671,25673"]– Phân biệt di căn: thành phần sau ít tổn thương hoặc không nhiều như di căn, tổn thương phần mềm xung quanh thường nhiều và nặng nề. Tổn thương di căn thường kèm theo thành phần sau đốt sống, tổn thương nhiều vị trí, không liên tục, không tổn thương đĩa đệm, ít gặp tổn thương phần mềm hoặc tổn thương không đối xứng.
[gallery columns="4" link="file" ids="25698,25699,25700,25701"]=> Case lâm sàng 1:
[gallery link="file" columns="4" ids="70204,70205,70206,70207"]
Từ khóa » Mri Lao Khớp Háng
-
Chụp Cộng Hưởng Từ (MRI) Khớp Háng | Vinmec
-
Bài Giảng Cộng Hưởng Từ Khớp Háng - Health Việt Nam
-
Chẩn đoán X Quang Lao Xương - Khớp - Health Việt Nam
-
Phương Pháp Chụp MRI Khớp Háng Là Gì? Tại Sao Nên Sử Dụng?
-
Chẩn Đoán Và Điều Trị Lao Xương Khớp
-
Chụp Cộng Hưởng Từ (MRI) Khớp Háng
-
Chụp Cộng Hưởng Từ MRI Khớp Háng Giá Bao Nhiêu - BookingCare
-
Chụp Cộng Hưởng Từ Khớp Háng - BookingCare
-
Chẩn đoán Hoại Tử Vô Khuẩn Chỏm Xương đùi | BvNTP
-
Cộng Hưởng Từ Khớp Háng | MRI - YouTube
-
Viêm Tủy Xương - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Chụp Cộng Hưởng Từ Cơ Xương Khớp Dành Cho Ai, để Làm Gì?
-
Bệnh Hoại Tử Vô Khuẩn Chỏm Xương đùi-chẩn đoán, điều Trị?