Chụp Cộng Hưởng Từ Tim Là Gì? Tại Sao Cần Chụp MRI Tim? | Medlatec

1. Một số thông tin cơ bản về tim bạn cần biết

Tim là bộ phận quan trọng trong cơ thể của chúng ta, nếu não là cơ quan điều khiển các vận động của cơ thể thì tim là cơ quan nằm ở trung thất, mặt trên cơ hoành có chức năng nuôi sống các tế bào bằng cách đưa máu đi khắp cơ thể. Chính vì thế, tim cũng có cấu tạo khá phức tạp với 4 buồng tim giữ nhiệm vụ riêng biệt để đảm bảo chức năng vận hành.

Phần trên của tim là 2 buồng nhĩ và dưới là 2 buồng thất được ngăn với nhau bằng vách gian nhĩ và vách gian thất sắp xếp theo trục chiều dọc. Buồng nhĩ phải sẽ tiếp nhận máu từ tĩnh mạch chủ đổ vào qua nhĩ phải và thất phải rồi đi ra theo động mạch phổi. Buồng nhĩ trái được nối với tĩnh mạch phổi ở đầu vào và cung động mạch chủ ở đầu ra.

Cấu tạo của tim trong cơ thể con người

Cấu tạo của tim trong cơ thể con người

Bên cạnh đó còn có các bộ phận như van 2 lá nằm giữa nhĩ trái và thất trái; van 3 lá nằm giữa nhĩ phải và thất phải. Phần lớn cấu tạo của tim từ các cơ để co bóp tạo lực đẩy máu đi khắp mạch máu trong cơ thể. Vì cơ cấu phức tạp nên tim là cơ quan thường dễ gặp nhiều vấn đề bệnh lý, đặc biệt là các bệnh tim mạch cấp tính. Và hiện nay một trong những kỹ thuật hiện đại nhất để chẩn đoán bệnh tim chính là chụp cộng hưởng từ tim.

2. Chụp cộng hưởng từ tim là gì?

Chụp cộng hưởng từ tim hay còn được gọi theo tên đơn giản hơn là chụp MRI tim. Hầu hết các chẩn đoán bệnh lý về tim đều cần có kết quả chụp cộng hưởng từ vì tim có kết cấu nhiều lớp cơ dày, mô mềm mà kỹ thuật X-quang, siêu âm,… không thể cho hình ảnh rõ nét từng chi tiết.

Chụp cộng hưởng từ tim

Chụp cộng hưởng từ tim là gì?

Dựa trên cơ chế từ trường và sóng radio khi máy chụp cộng hưởng từ quét đến vị trí tim sẽ cho ra kết quả hình ảnh những lát cắt chi tiết của tim thể hiện cả mạch máu bên trong. Nhờ những hình ảnh cắt lớp 3D sẽ giúp bác sĩ chuyên khoa có thể chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

3. Các loại chụp cộng hưởng từ?

Chụp cộng hưởng từ hiện nay được chia thành 2 dạng là chụp cộng hưởng từ không tiêm chất tương phản và chụp cộng hưởng từ có tiêm chất tương phản. Đối với chụp cộng hưởng từ không tiêm chất tương phản thì máy chụp MRI sẽ được điều chỉnh đến vị trí cần thực hiện chụp và có kết quả chụp ngay sau đó mà bệnh nhân sẽ không cần sử dụng thuốc tương phản trước khi chụp.

Chụp MRI là kỹ thuật hiện đại

Chụp MRI là kỹ thuật hiện đại

Ngược lại đối với các trường hợp bệnh nhân cần được kiểm tra những mạch máu chi tiết bên trong của bộ phận đó thì sẽ có thể được chỉ định chụp MRI có tiêm chất tương phản. Chất tương phản khi hấp thụ vào cơ thể sẽ làm đổi màu tạm thời một số điểm tại bộ phận để làm nổi bật các chi tiết và hiển thị rõ nét trên kết quả. Theo các báo cáo y tế thì chất tương phản không có ảnh hưởng đến cơ thể sau khi chụp MRI.

Tuy nhiên, chất tương phản cũng được chống chỉ định tuyệt đối với các bệnh nhân mắc bệnh lý về thận hoặc bác sĩ cần hội chẩn kỹ lưỡng trước khi đưa chỉ định. Khi sử dụng chất tương phản có thể có tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt,… vì vậy để kiểm soát tình trạng bệnh nhân tốt hơn thì thông thường chúng ta sẽ được kiểm tra một số các chỉ số sinh hoá để bác sĩ đưa ra chỉ định chính xác hơn.

4. Tại sao cần chụp MRI tim?

Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi nhắc đến chụp MRI tim. Thông thường chụp MRI tim là chỉ định phổ biến được các bác sĩ chuyên khoa tim yêu cầu bệnh nhân thực hiện. Vậy tại sao cần chụp MRI tim?

4.1. Chẩn đoán và phát hiện sớm các bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch thường được chia thành dạng cấp tính và mãn tính. Việc phát hiện sớm bệnh tim sẽ giúp quá trình điều trị dễ dàng và đạt hiệu quả tốt hơn cũng như tránh được tình trạng chuyển thành bệnh mãn tính khó điều trị. Bạn sẽ được bác sĩ yêu cầu chụp cộng hưởng từ tim để thực hiện:

Chụp cộng hưởng từ tim để phát hiện sớm và chẩn đoán bệnh lý tim mạch

Chụp cộng hưởng từ tim để phát hiện sớm và chẩn đoán bệnh lý tim mạch

  • Đánh giá bất thường về kết cấu, chức năng hoạt động, luồng thông,… trên bệnh nhân mắc chứng tim bẩm sinh.

  • Theo dõi các bất thường liên quan đến bệnh lý mạch vành trong vận động và chức năng buồng thất trái, cùng với đó sẽ đánh giá tính sống còn của cơ tim trong các trường hợp nhồi máu cấp tính cùng như mãn tính.

  • Chẩn đoán bệnh cơ tim như cơ tim giãn, phì đại cơ tim, tình trạng viêm cơ tim,… thường khiến người bệnh khó thở, đau thắt lồng ngực,…

  • Phát hiện sớm khối u nguyên phát, thứ phát tại tim và kiểm tra tình trạng, mức độ xâm lấn để đưa ra phác đồ điều trị.

  • Theo dõi bệnh lý van tim thường gặp như hở van tim, rung van tim,…

  • Chẩn đoán tình trạng bất thường chuyển hóa cơ tim-Spectroscopy.

4.2. Theo dõi trong quá trình điều trị

Bệnh lý tim mạch luôn đòi hỏi quá trình theo dõi điều trị nghiêm ngặt để đảm bảo tim luôn vận hành trong trạng thái ổn định tối đa. Chính vì thế đối với bệnh nhân mắc bệnh tim mạch sẽ phải thường xuyên kiểm tra tình trạng tim thông qua kỹ thuật chụp cộng hưởng từ tim định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.

Hình ảnh từ cộng hưởng từ tim giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh

Hình ảnh từ cộng hưởng từ tim giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh

Trong quá trình điều trị bệnh hoặc sau các cuộc phẫu thuật tim thì ảnh chụp cộng hưởng từ tim giúp bác sĩ có thể đánh giá tốt tình trạng hoạt động của tim cũng như kịp thời phát hiện những bất thường. Từ đó, đưa ra các giải pháp can thiệp phù hợp với thể trạng của bệnh nhân.

5. Khi chụp cộng hưởng từ tim cần lưu ý điều gì?

Chụp cộng hưởng từ tim hiện nay là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiệu quả và ít xâm lấn đến cơ thể. Tuy nhiên, trong quá trình chụp cộng hưởng từ tim bạn cũng cần lưu ý một số thông tin để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ như:

  • Cần tháo các vật dụng, phụ kiện bằng kim loại như điện thoại, đồng hồ, nhẫn, dây chuyền, bông tai, dây nịt, lắc tay, chân,… Đối với các vật có giá trị bạn nên cất ở nhà để đảm bảo sự an toàn.

  • Đối với các trường hợp chụp cộng hưởng từ có chất tương phản sẽ được yêu cầu không ăn uống trong vòng 6 tiếng trước khi thực hiện chụp MRI.

  • Bệnh nhân sẽ được kiểm tra một số thông tin sức khỏe hoặc thực hiện các xét nghiệm cần thiết để đảm bảo an toàn.

  • Trong quá trình chụp cộng hưởng từ tim thì bệnh nhân cần giữ tư thế nằm im tại vị trí mà nhân viên hỗ trợ đã điều chỉnh. Bởi vì khi cơ thể di chuyển trong lúc máy chụp cộng hưởng từ đang hoạt động sẽ làm nhiễu kết quả ảnh chụp.

  • Bệnh nhân nên đi cùng với người thân để có thể hỗ trợ trong lúc cần thiết.

Hy vọng những thông tin chi tiết trong bài viết trên đã giúp bạn có thêm kiến thức và hiểu rõ hơn về chụp cộng hưởng từ tim mạch. Nếu bạn có các dấu hiệu khó thở, đau thắt ngực, nhịp tim nhanh,… hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và điều trị sớm nhé.

Từ khóa » Mri Mạch Vành