Chụp CT Mạch Vành Có Những ưu điểm Và Lưu ý Nào? | TCI Hospital
Có thể bạn quan tâm
Trong những năm trở lại đây, chụp CT mạch vành (chụp cắt lớp vi tính) đã trở thành một chẩn đoán hình ảnh quen thuộc, quan trọng trong quá trình khám chữa bệnh mạch vành nói riêng và bệnh tim mạch nói chung. Trong đó, chụp CT dùng thuốc cản quang để đánh giá tình trạng hẹp động mạch và không cần thuốc cản quang giúp khảo sát mức độ vôi hóa mạch vành. Chụp CT mạch vành có những ưu điểm và một số lưu ý mà bạn nên biết.
Menu xem nhanh:
- 1. Ưu điểm và các lưu ý của phương pháp chụp CT mạch vành
- 1.1. Ưu điểm
- 1.2. Các lưu ý khi chụp CT
- 2. Chụp CT mạch vành được chỉ định trong trường hợp nào?
- 3. Có những loại chụp CT mạch vành nào?
- 3.1. Kỹ thuật chụp CT mạch vành không tiêm thuốc cản quang
- 3.2. Kỹ thuật chụp CT mạch vành tiêm thuốc cản quang
- 4. Người bệnh cần lưu ý gì trước khi chụp CT?
1. Ưu điểm và các lưu ý của phương pháp chụp CT mạch vành
Chụp CT là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiệu quả, được ứng dụng phổ biến trong việc khám chữa các bệnh lý về mạch vành. Phương pháp này có một số ưu và nhược điểm như:
1.1. Ưu điểm
Ưu điểm của kỹ thuật chụp CT bao gồm:
– Giúp chẩn đoán các bệnh lý về mạch vành với độ chính xác hơn 90%.
– Thời gian chụp ngắn, nhất là đối máy chụp cắt lớp đa dãy đời cao thì chỉ mất từ vài giây đến vài chục giây.
– Kết quả sẽ được hiển thị ngay trên màn hình vi tính kết nối, sau khi xử lý sẽ được in ra và chẩn đoán nhanh chóng.
– An toàn, ít gây biến chứng, người bệnh sau khi chụp CT có thể ra về và sinh hoạt như bình thường, không cần ở lại bệnh viện.
1.2. Các lưu ý khi chụp CT
Bên cạnh đó, chụp CT còn tồn tại một số hạn chế đang được khắc phục nhờ cải tiến công nghệ chụp, như là:
– Người bệnh phải nhịn thở ít nhất từ 10 – 15 giây, có nhịp tim đều khi chụp CT.
– Thời gian xử lý hình ảnh khá lâu, diễn ra từ 1 – 2 giờ. Nếu là mô phỏng 3D thì sẽ mất nhiều thời gian hơn.
– Có nguy cơ xảy ra biến chứng ít gặp liên quan đến dị ứng, nhiễm xạ tia X và sốc thuốc cản quang.
2. Chụp CT mạch vành được chỉ định trong trường hợp nào?
Chụp CT là phương pháp cho phép bác sĩ kiểm tra tình trạng mạch vành và phát hiện các bất thường hay bệnh lý liên quan như tắc, xơ vữa, hẹp, huyết khối mạch vành,… Cụ thể, chụp CT sẽ được chỉ định trong các trường hợp như sau:
– Tìm nguyên nhân gây ra tình trạng đau ngực bất thường.
– Chẩn đoán cấu trúc bất thường của cơ tim, nhất là van tim hoặc cơ tim.
– Sàng lọc và phát hiện các bệnh lý về mạch vành ở đối tượng có nguy cơ cao như người cao tuổi hay người mắc nhiều bệnh lý nền như cao huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu, tiền sử gia đình,…
– Theo dõi và phòng ngừa tái phát sau điều trị bệnh mạch vành, đặc biệt là khi can thiệp phẫu thuật điều trị.
Tuy nhiên, kỹ thuật chụp CT này không được thực hiện với phụ nữ mang thai, bệnh nhân có nhịp tim không đều, bệnh nhân dị ứng với chất cản quang, tiền sử hen phế quản hoặc suy thận mạn tính,…
3. Có những loại chụp CT mạch vành nào?
Chụp CT cơ bản bao gồm 2 loại là chụp CT có tiêm thuốc cản quang để đánh giá tình trạng hẹp động mạch và chụp CT không tiêm thuốc cản quang để đánh giá tình trạng vôi hóa mạch vành:
3.1. Kỹ thuật chụp CT mạch vành không tiêm thuốc cản quang
Kỹ thuật chụp CT này cho phép bác sĩ có thể quan sát rõ mức độ vôi hóa động mạch vành, dù cho tình trạng này chưa nặng đến mức gây giảm máu lưu thông, hẹp lòng động mạch. Như vậy, dựa trên mức độ vôi hóa trên hình ảnh chụp CT, bác sĩ có thể đánh giá được nguy cơ mắc bệnh và đưa ra biện pháp chăm sóc, điều trị phù hợp.
– Đối với người bị vôi hóa mạch vành nhưng chưa có dấu hiệu đau ngực: Nếu kết quả chụp CT cho thấy có tình trạng vôi hóa, người bệnh đồng thời có yếu tố nguy cơ cao như đái tháo đường, mỡ máu cao, gia đình có tiền sử mắc bệnh mạch vành,… và chưa có dấu hiệu đau ngực nghĩa là người bệnh có nguy cơ cao bị mắc bệnh mạch vành. Khi đó, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn theo dõi và chăm sóc tại nhà. Đồng thời, người bệnh cần thường xuyên đến cơ sở y tế để được kiểm tra định kỳ, tránh bệnh mạch vành diễn tiến.
– Nếu người bệnh có triệu chứng đau ngực: Điểm vôi hóa mạch vành sẽ hiện rõ trên hình ảnh chụp CT kết hợp với triệu chứng đau ngực. Điều này cho thấy, người bệnh có thể đã mắc bệnh lý tắc nghẽn động mạch vành. Khi đó, bác sĩ có thể chỉ định kỹ thuật chụp CT có tiêm thuốc cản quang để đánh giá tốt hơn tình trạng tắc nghẽn lòng động mạch, từ đó đưa ra các biện pháp điều trị kịp thời.
Tóm lại, kỹ thuật chụp CT không tiêm thuốc cản quang có ưu điểm là không cần tiêm thuốc cản quang, dễ thực hiện và phù hợp với nhiều đối tượng cần tầm soát nguy cơ mắc các bệnh lý về mạch vành. Tuy nhiên, kết quả có được không thể dùng để kết luận cũng như lập kế hoạch điều trị.
3.2. Kỹ thuật chụp CT mạch vành tiêm thuốc cản quang
Kỹ thuật chụp CT có tiêm thuốc cản quang cho biết chắc chắn mức độ hẹp tắc, tình trạng hẹp động mạch vành, đạt khả năng loại trừ hẹp mạch vành đạt từ 97 – 100%. Đặc biệt, thuốc cản quang còn cho phép đánh giá tốt mức độ hẹp thành và lòng động mạch trên hình ảnh chụp CT. Những thông tin này có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh.
Nhìn chung, đây là kĩ thuật đạt độ chính xác cao trong việc đánh giá bệnh mạch vành, cụ thể là đánh giá tái hẹp sau can thiệp điều trị trước đó hoặc hẹp mạch vành do xơ vữa động mạch. Tuy nhiên, do sử dụng chất cản quang nên kĩ thuật này không phù hợp với người bị dị ứng với thuốc cản quang, bệnh nhân suy thận hoặc mắc bệnh nặng khác.
4. Người bệnh cần lưu ý gì trước khi chụp CT?
Tùy theo đặc điểm về tuổi, mục đích đánh giá và yếu tố nguy cơ mà bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện chụp CT mạch vành có tiêm hoặc không tiêm chất cản quang hoặc cả hai. Tuy nhiên, trước khi chụp CT, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:
– Khi chụp CT, người bệnh cần tháo bỏ toàn bộ vật dụng bằng kim loại như trang sức, điện thoại, dây cột tóc,… và thông báo cho bác sĩ nếu người bệnh đang dùng thiết bị kim loại trong cơ thể.
– Người bệnh cần nhịn ăn trước khi chụp CT khoảng 4 giờ đồng hồ. Các trường hợp người bệnh mắc bệnh thận cần được kiểm tra chức năng thận trước khi dùng thuốc cản quang chụp CT.
– Sau khi chụp xong, người bệnh nên uống nhiều nước để có thể đào thải hết chất cản quang ra ngoài bằng đường tiểu.
Từ khóa » Mri Mạch Vành
-
Quy Trình Chụp Cộng Hưởng Từ động Mạch Vành | Vinmec
-
Chụp MRI Tim: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Chụp Cộng Hưởng Từ (MRI) động Mạch Vành - BookingCare
-
Chẩn đoán Hình ảnh Tim Mạch - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Chụp Cộng Hưởng Từ Tim Là Gì? Tại Sao Cần Chụp MRI Tim? | Medlatec
-
Những điều Cần Biết Về Chụp Mạch Vành
-
Chụp Mạch Vành | Bệnh Viện Việt Pháp
-
Tìm Hiểu Những Phương Pháp Chẩn Đoán Bệnh Mạch Vành Phổ ...
-
Chụp CT Mạch Vành – Chìa Khóa Trong điều Trị Bệnh động Mạch Vành
-
BỆNH MẠCH VÀNH
-
Vai Trò Của Cộng Hưởng Từ Tim Mạch Trong Suy Tim
-
Chụp Mạch Vành: Có Nguy Hiểm Không? - YouMed
-
[PDF] Bước đầu áp Dụng Cộng Hưởng Từ Tim Trong Chẩn đoán Bệnh Tim ...