Chụp MRI Não Là Gì? Vì Sao Nên Chụp MRI Não? | TCI Hospital
Có thể bạn quan tâm
Chụp MRI não hay chụp cộng hưởng từ não hiện là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh tiên tiến hàng đầu hiện nay, đang được nhiều nước ứng dụng trong đó có Việt Nam. Cùng tìm hiểu chụp MRI não là gì? Vì sao nên chụp cộng hưởng từ não? Khi nào thì chụp cộng hưởng từ não?
Menu xem nhanh:
- 1. Chụp MRI não là gì?
- 2. Vì sao nên chụp MRI não?
- 3. Khi nào cần chụp cộng hưởng từ não?
- 3.1 Chụp cộng hưởng từ não được chỉ định khi nào?
- 3.2 Khi nào cần tiêm thuốc đối quang từ khi chụp MRI não?
1. Chụp MRI não là gì?
Não bộ của chúng ta là cơ quan rất quan trọng, được bảo vệ bởi hộp sọ (sọ não). Vậy bằng cách nào có thể khảo sát cấu tạo bên trong não bộ của chúng ta? Cùng tìm hiểu chụp MRI não là gì?
Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh sử dụng năng lượng từ trường và sóng radio để cho hình ảnh chi tiết về não bộ thay vì sử dụng tia X như chụp cắt lớp vi tính (MSCT) hay chụp X quang.
Cụ thể như sau:
Máy chụp cộng hưởng từ gồm một nam châm lớn, có đường hầm ở trung tâm. Khi người bệnh chụp sẽ được nằm trên một mặt bàn và được đưa vào trong đường hầm này. Tại đây, người bệnh sẽ được hướng dẫn nằm yên và tập thở đều để đảm bảo kết quả chụp được chính xác.
Khi chụp, sóng radio sẽ va đập vào các vị trí từ của các nguyên tử H2 trong cơ thể và phát ra tín hiệu gửi đến ăng-ten và máy tính. Sau đó máy vi tính sẽ thực hiện các phép khảo sát, có thể chuyển đổi sang dạng 3D để chẩn đoán và phát hiện sớm các bất thường ở não.
Chụp MRI não nói chung gồm chụp MRI sọ não và chụp MRI mạch máu não. Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến để khảo sát não bộ cho hình ảnh chi tiết và rõ nét về các bất thường của não, nhất là u não.
Đặc biệt, có thể tạo hình ảnh 3 chiều mà không cần tiêm thuốc tương phản. Bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng có tiêm thuốc đối quang từ hay không, trong một số trường hợp đặc biệt gặp khó khăn khi chẩn đoán.
Sau khi hiểu chụp MRI não là gì? Mời bạn cùng tìm hiểu lý do vì sao nên chụp MRI não và khi nào thì cần chụp cộng hưởng từ não?
2. Vì sao nên chụp MRI não?
Khác với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác, chụp cộng hưởng từ não là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại, tối ưu, không xâm lấn,có thể phát hiện được những tổn thương nhỏ ở não bộ mà phương pháp khác khó hoặc không thể phát hiện ra.
Thông qua hình ảnh chụp MRI não, bác sĩ sẽ chẩn đoán nhanh chóng, phát hiện chính xác các bất thường, đặc biệt là các bệnh lý về não như u não, viêm não, dị dạng mạch máu não,…
Chụp MRI não có thể phát hiện những thay đổi bất thường dù là nhỏ nhất ở não bộ như khối u, nang, xuất huyết, phù nề, viêm, nhiễm trùng,…
Quan sát được mạch máu não mà không cần tiêm thuốc tương phản, để giúp chẩn đoán các bệnh lý về mạch máu não như: phình mạch máu não, dị dạng mạch máu não, thông động tĩnh mạch, dị dạng tĩnh mạch,…
Cho hình ảnh rõ ràng về các thành phần nhu mô não, giúp chẩn đoán các bệnh lý thân não, tuyến yên vô cùng hiệu quả.
Chẩn đoán các vấn đề như đau đầu kéo dài, yếu hoặc liệt cơ, bệnh thần kinh mạn tính, các chấn thương ở não bộ.
Phát hiện và chẩn đoán sớm bệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não).
Quan sát được những phần bị xương che đi mà sử dụng các phương pháp chụp khác sẽ rất khó quan sát.
3. Khi nào cần chụp cộng hưởng từ não?
3.1 Chụp cộng hưởng từ não được chỉ định khi nào?
Người có triệu chứng sau đây nên chụp cộng hưởng từ não (sọ não, mạch máu não) để kiểm tra hoặc tuân thủ theo chỉ định chụp MRI não của bác sĩ:
– Chóng mặt kéo dài
– Đau đầu kéo dài
– Mất ngủ thường xuyên, rối loạn giấc ngủ kéo dài.
– Giảm thị lực
– Suy giảm trí nhớ
– Yếu cơ, tê bì kéo dài, liệt nửa người
– Miệng méo, mặt méo, nói khó, khó nghe,…
– Táo bón, cứng gáy, nôn, co giật,…
Chụp MRI não trong trường hợp này sẽ giúp bác sĩ phát hiện và chẩn đoán phân biệt với một số bệnh lý ở não bộ như:
– Chấn thương sọ não
– Tai biến mạch máu não
– Viêm màng não, viêm não
– Dị dạng mạch máu não
– Xơ cứng rải rác
– Thoái hóa não chất trắng
– Một số dị tật bẩm sinh khác ở não như: khuyết não, teo não,…
– Theo dõi sau phẫu thuật não,..
3.2 Khi nào cần tiêm thuốc đối quang từ khi chụp MRI não?
Chụp cộng hưởng từ não không sử dụng tia X như chụp X quang hay chụp cắt lớp vi tính (MSCT). Hầu hết khi chụp MRI não không phải tiêm thuốc tương phản (thuốc đối quang từ). Tuy nhiên trong một số trường hợp để phát hiện các bất thường ở mạch máu, u não, viêm não, viêm màng não, bác sĩ chẩn đoán hình ảnh có thể chỉ định tiêm thuốc cản quang, để có thể làm rõ cấu trúc tổn thương, đánh giá động học của thuốc, tình trạng tưới máu của tổn thương và từ đó có thêm thông tin để chẩn đoán chính xác.
Thuốc tương phản hay thuốc cản quang (thuốc đối quang từ) được sử dụng trong chụp MRI ít có khả năng tạo ra phản ứng dị ứng. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyến cáo người bệnh cần cân nhắc chụp cộng hưởng từ với thuốc cản quang nhiều lần, nên đi khám với bác sĩ để được kiểm tra và có chỉ định chụp cộng hưởng từ có tiêm thuốc cản quang khi cần thiết.
Chụp MRI não có thể áp dụng ở cả người già, phụ nữ đang mang thai và trẻ em vì hiệu quả chẩn đoán cao và an toàn cho người bệnh. Ngày nay, chụp cộng hưởng từ MRI không chỉ áp dụng chỉ khi có chỉ định xác định tình trạng bênh lý mà còn ứng dụng trong tầm soát, kiểm tra sức khỏe định kỳ tại nhiều cơ quan trong cơ thể. Bạn nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chụp MRI.
Từ khóa » Mri Là Gì
-
Chụp Cộng Hưởng Từ (MRI) Có ích Lợi Gì? | Vinmec
-
Khi Nào Bạn Cần Chụp Cộng Hưởng Từ (MRI)? | Vinmec
-
KHI NÀO NÊN CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ (MRI)?
-
Chụp MRI Là Gì? Khi Nào Thì Nên Chụp MRI?
-
Chụp Cộng Hưởng Từ (MRI): Quy Trình, Giá, ưu Nhược điểm
-
Cộng Hưởng Từ (MRI) Là Gì? - Bệnh Viện Ung Bướu Nghệ An
-
Chụp Cộng Hưởng Từ (MRI): Ưu Nhược điểm, Lưu ý Khi Nào Cần Chụp
-
Chụp MRI (Cộng Hưởng Từ) Là Gì, Giá Bao Tiền? Tác Hại Và Lời Khuyên
-
[PDF] MRI - Magnetic Resonance Imaging Vietnamese
-
Xạ Trị - MRI | Chụp Hình Cộng Hưởng Từ
-
Vai Trò Của Chụp MRI Sọ Não Trong Chẩn đoán Và điều Trị Bệnh Hệ ...
-
Chụp Cộng Hưởng Từ (MRI) | Bệnh Viện Gleneagles Singapore