Vai Trò Của Chụp MRI Sọ Não Trong Chẩn đoán Và điều Trị Bệnh Hệ ...
Có thể bạn quan tâm
MRI sọ não là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại và ưu việt hàng đầu hiện nay. Hình ảnh thu được từ MRI sọ não giúp chẩn đoán nhanh chóng, phát hiện chính xác các bất thường tại não. Từ đó đưa đến cách điều trị thích hợp, hiệu quả.
Menu xem nhanh:
- 1. Chụp MRI sọ não là gì?
- 2. Ưu điểm của chụp cộng hưởng từ sọ não
- 3. Vai trò của chụp cộng hưởng từ não trong chẩn đoán bệnh lý hệ thần kinh
- 4. Chỉ định chụp MRI não cần thiết trong trường hợp nào?
- 4.1. Chụp cộng hưởng từ não chẩn đoán nguyên nhân từ các triệu chứng
- 4.2. Chẩn đoán bệnh lý tại não bộ qua chụp cộng hưởng từ
- 5. Lưu ý khi chụp cộng hưởng từ
- 5.1. Trước và trong khi chụp MRI sọ não
- Video chụp MRI sọ não tại TCI
- 5.2. Sau khi chụp MRI sọ não
1. Chụp MRI sọ não là gì?
Chụp MRI não hay chụp cộng hưởng từ sọ não là một kỹ thuật sử dụng từ trường và sóng radio để tạo ra hình ảnh chi tiết của não và thân não.
Máy chụp cộng hưởng từ là một hệ thống gồm một nam châm lớn có đường hầm ở trung tâm. Người được chụp MRI sẽ được hướng dẫn nằm trên một mặt bàn được đưa vào đường hầm nói trên.
Trong khi tiến hành chụp, sóng radio từ hệ thống sẽ đập vào các vị trí từ của các nguyên tử H+ trong cơ thể. Sau đó phát ra tín hiệu gửi đến một ăng-ten và máy tính. Các mặt cắt ngang của sọ não sẽ được thể hiện qua hình ảnh trắng đen sau khi máy tính thực hiện các phép tính. Máy cũng có thể chuyển đổi hình ảnh của vùng được khảo sát thành dạng 3D nhằm dễ dàng xác định các bất thường trong não hơn.
2. Ưu điểm của chụp cộng hưởng từ sọ não
Phương pháp này có ưu thế hơn nhiều phương pháp khác ở chỗ không sử dụng bức xạ, không xâm lấn. Bởi vậy, MRI được áp dụng phổ biến trong việc chẩn đoán các bệnh lý, đặc biệt về thần kinh.
Với kỹ thuật này, người bệnh không cần phải tiêm thuốc tương phản từ, những vẫn thu được hình ảnh chi tiết và rõ nét về các bất thường của sọ não. Đặc biệt cho hình ảnh định vị được 3 chiều khối u não trong khi các phương pháp khác không thực hiện được.
Bên cạnh đó, tuy không xâm lấn nhưng hình ảnh MRI vẫn đảm bảo độ sắc nét cao, giúp đánh giá và phát hiện từ rất sớm những tổn thương và bất thường của sọ não. Không những thế, phương pháp này còn đánh giá được chức năng của não, chức năng vùng cảm giác cũng như chức năng vùng vận động. Nhờ chụp cộng hưởng từ não, bác sĩ có thể phát hiện khối u bất thường hay tình trạng rối loạn trao đổi chất.
3. Vai trò của chụp cộng hưởng từ não trong chẩn đoán bệnh lý hệ thần kinh
Chụp MRI não giúp phát hiện rất nhiều loại bệnh lý ở não bộ. Bên cạnh đó là các bất thường như nang, khối u, xuất huyết, phù não, viêm, nhiễm trùng.
Giúp quan sát mạch não và phát hiện các bệnh về mạch máu não như: dị dạng mạch máu não, phình mạch, thông động tĩnh mạch, hay thông động mạch cảnh xoang hang…
Mang lại hình ảnh rõ nét, chi tiết của các thành phần nhu mô não – thường khó có được khi chỉ chụp cắt lớp vi tính hay chụp X-quang. Bởi vậy, chụp cộng hưởng từ sọ não giúp chẩn đoán rất hiệu quả các bệnh lý thân não và tuyến yên
Tối ưu trong đánh giá tình trạng, nguyên nhân gây các bất thường khác tại vùng đầu như: yếu hoặc liệt cơ, đau đầu kéo dài, các bệnh lý mạn tính ở hệ thần kinh.
Cho hình ảnh chi tiết về u não nếu có và tình trạng chảy máu ở màng não hoặc chấn thương sọ não
Phát hiện sớm dấu hiệu bệnh đột quỵ
Đánh giá được các phần não bị xương che khuất vốn khó quan sát khi chụp bằng các phương pháp khác.
4. Chỉ định chụp MRI não cần thiết trong trường hợp nào?
4.1. Chụp cộng hưởng từ não chẩn đoán nguyên nhân từ các triệu chứng
Nếu xuất hiện các dấu hiệu nghi vấn gặp bất thường, tổn thương ở não sau đây, bệnh nhân cần được chụp MRI sọ não để chẩn đoán:
Liệt nửa người, tay yếu khó cầm nắm, khó vận động, rối loạn cảm giác, hay rơi thức ăn khi cầm bát ở một bên tay. Chóng mặt trong thời gian dài không cải thiện. Méo miệng, khó nói hoặc khó nghe. Thị lực giảm rõ rệt.
Co giật, động kinh, táo bón, cứng gáy, nôn vọt
Mất ngủ thường xuyên, ngủ không sâu, khó vào giấc, hay thức giấc sớm mà không ngủ lại được…
Đau đầu kéo dài, bao gồm các dạng như đau nửa đầu, đau cả 2 bên đầu, đau âm ỉ hoặc đau đầu từng cơn.
Suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung, tư duy kém, hay quên, dễ nhầm lẫn
4.2. Chẩn đoán bệnh lý tại não bộ qua chụp cộng hưởng từ
Có nhiều loại bệnh lý bên trong não cần được chụp cộng hưởng từ sọ não mới phát hiện được chính xác, bao gồm:
U dây thần kinh sọ não, u não.
Chấn thương sọ não, nhồi máu não, tai biến mạch máu não, xuất huyết não, viêm não.
Dị dạng mạch máu não, các dị tật não bẩm sinh như khiếm khuyết não, teo não….
Xơ cứng não rải rác, thoái hóa chất trắng.
Ngoài ra, MRI não cũng rất quan trọng trong việc theo dõi sau phẫu thuật não.
5. Lưu ý khi chụp cộng hưởng từ
Vào ngày chụp MRI, bệnh nhân vẫn có thể ăn uống và uống các loại thuốc được kê theo đơn như bình thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bệnh có thể được yêu cầu không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trong tối đa 4 giờ trước khi chụp để việc khảo sát hình ảnh được rõ ràng hơn.
Người được chụp cần tuân thủ một số yêu cầu trước, trong và sau khi chụp như sau:
5.1. Trước và trong khi chụp MRI sọ não
Trước khi chụp, bệnh nhân sẽ được yêu cầu loại bỏ tất cả các vật dụng kim loại ra khỏi người. Cần báo cho bác sĩ biết nếu có các vật kim loại đặt trong cơ thể như máy tạo nhịp, khớp kim loại, nẹp vít xương….
Cần giữ cố định phần cơ thể được chụp trong suốt quá trình chụp và tuân thủ các hướng dẫn của kỹ thuật viên.
Video chụp MRI sọ não tại TCI
5.2. Sau khi chụp MRI sọ não
Với người cần dùng thuốc tương phản, đôi khi thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như đau đầu, phát ban da, chóng mặt. Tuy nhiên, các tác dụng phụ này thường nhẹ và không kéo dài. Với bệnh nhân mắc bệnh thận nặng, cần xét nghiệm chức năng thận trước khi chụp để đảm bảo khả năng đào thải thuốc ra khỏi cơ thể sau khi chụp.
Nếu người bệnh có chỉ định dùng thuốc gây mê và thuốc an thần, việc dùng các loại thuốc này sẽ cần thiết ở một số trường hợp hạn chế khả năng hợp tác. Chẳng hạn như trẻ nhỏ. Vì vậy phải có người thân đi cùng để hỗ trợ, chăm sóc. Nếu có dùng thuốc an thần, người bệnh nên được người thân đưa về sau khi chụp và theo dõi trong 24 giờ đầu tiên đến khi thuốc hết tác dụng. Tuyệt đối không được tự lái xe, vận hành máy móc hoặc uống rượu trong suốt thời gian này.
Từ khóa » Mri Là Gì
-
Chụp Cộng Hưởng Từ (MRI) Có ích Lợi Gì? | Vinmec
-
Khi Nào Bạn Cần Chụp Cộng Hưởng Từ (MRI)? | Vinmec
-
KHI NÀO NÊN CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ (MRI)?
-
Chụp MRI Là Gì? Khi Nào Thì Nên Chụp MRI?
-
Chụp Cộng Hưởng Từ (MRI): Quy Trình, Giá, ưu Nhược điểm
-
Cộng Hưởng Từ (MRI) Là Gì? - Bệnh Viện Ung Bướu Nghệ An
-
Chụp Cộng Hưởng Từ (MRI): Ưu Nhược điểm, Lưu ý Khi Nào Cần Chụp
-
Chụp MRI (Cộng Hưởng Từ) Là Gì, Giá Bao Tiền? Tác Hại Và Lời Khuyên
-
[PDF] MRI - Magnetic Resonance Imaging Vietnamese
-
Xạ Trị - MRI | Chụp Hình Cộng Hưởng Từ
-
Chụp MRI Não Là Gì? Vì Sao Nên Chụp MRI Não? | TCI Hospital
-
Chụp Cộng Hưởng Từ (MRI) | Bệnh Viện Gleneagles Singapore