Chút Thể Ngộ Về Sư Đạo | Văn Hoá Truyền Thống | Minh Huệ Net

Bài viết của Tống Minh

[MINH HUỆ 31-01-2019] Thầy ta là người Chính Pháp; Thần Thánh, do đó Chính Pháp, độ nhân, truyền Đạo, thụ nghiệp, giải đáp nghi hoặc, tế thế, cứu người.

Thần Thánh

Hoàng Đế được tôn xưng là ông tổ nhân văn văn minh Trung Hoa lần văn minh này. Trong Sử ký có chép về ông “sống đã như Thần linh, sơ sinh đã biết nói, tuổi nhỏ đã trai giới, lớn lên đôn hậu nhanh nhẹn, trưởng thành thông minh”. Ông học Đạo ở Quảng Thành Tử, cuối cùng bạch nhật phi thăng, đắc Đạo thành Tiên. Ông cũng đã lưu lại cho người đời sau những chứng kiến Thần tích bất diệt.

Tư tưởng Nho gia là tư tưởng chủ lưu trong văn hóa truyền thống Trung Hoa, có nguồn gốc lâu đời. Người sáng lập Nho gia – Khổng Tử được tôn xưng là Thánh nhân, được ca ngợi là Người thầy của vạn đời (nguyên văn: Vạn thế sư biểu).

Sư (thầy), chữ Hán này có một tầng nội hàm, đó là “Thần Thánh”.

Truyền Đạo, thụ nghiệp, giải đáp nghi hoặc

Thời đại con người và Thần cùng sống (nhân Thần đồng tại) cuối cùng kết thúc, nền văn minh Trung Hoa bước vào thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc, bách gia tranh đua. Lão Tử ẩn mình trong nhân thế đã đi qua cửa Hàm Cốc về phía Tây, truyền Đạo cho Doãn Hỷ, đã để lại kinh điển Đạo gia “Đạo Đức Kinh”. Rồi có Quỷ Cốc Tử truyền thụ thuật hợp tung liên hoành cho Tô Tần, Trương Nghi, lại truyền thụ binh pháp cho Tôn Tẫn, Bàng Quyên. Bốn người này đều thành tựu công danh một thời.

Truyền Đạo: Các học thuyết các môn các gia thời cổ đại Trung Quốc đều gọi là đạo. Đạo của người xưa là đạo quan sát thiên địa vũ trụ vạn vật, thuận ứng với thiên đạo, hơn nữa còn là đạo bản thân dốc sức thực hiện, chứ không phải là nghiên cứu học thuật và học vấn hẹp hòi như người ngày nay.

Thụ nghiệp: là thuật an thân lập mệnh, lớn thì phụ tá đế vương, an bang định quốc, nhỏ thì có thể là một kỹ năng, nuôi sống gia đình. Lại có vỡ lòng cho trẻ em chưa biết gì học để biết quét dọn, biết tiến thoái, biết đối nhân xử thế, biết tôn ti trật tự, biết lễ nghi, tất cả đều phải có người thầy giải đáp mối nghi hoặc.

Đến sau này Hàn Dũ trước tác “Sư thuyết” có viết: “Người thầy là người truyền Đạo, thụ nghiệp và giải đáp nghi hoặc”. Đây cũng là nội hàm tầng thứ hai của chữ Sư (người thầy).

Tế thế cứu người

Y Thánh Trương Trọng Cảnh đời Hán có trước tác “Thương hàn tạp bệnh luận”. Dược vương Tôn Tư Mạc đời Đường trước tác “Thiên kim yếu phương”, đeo bầu thuốc tế thế, cứu sống vô số người, ân huệ cho cả người hậu thế. Tế thế cứu người là nội hàm tầng thứ ba của chữ Sư (người thầy).

Độ nhân

Trong Phật giáo xưng Phật Thích Ca Mâu Ni là Phật Tổ, tôn xưng là “Thiên nhân sư” (Thầy của người Trời), là vị đạo sư của chúng sinh các giới, có thể độ nhân thoát ly biển khổ đến bờ giải thoát. Đây chính là nội hàm tầng thứ tư của chữ Sư (người thầy).

Chính Pháp

Trong quá trình truyền thừa, trải đường của văn hóa Thần truyền 5.000 năm của nền văn minh lần này của nhân loại đã phú cho chữ Sư (Sư phụ) rất nhiều nội hàm như Thần Thánh, độ nhân, truyền Đạo, thụ nghiệp, giải đáp nghi hoặc… là để ngày hôm nay khai mở những thiên cơ cuối cùng, cũng là ý nghĩa căn bạn của chữ Sư do Thần tạo nên – Người Chính Pháp.

Tháng 5 năm 1992 ở Trường Xuân, Ngài Lý Hồng Chí đã truyền Pháp Luân Đại Pháp lấy đặc tính cao nhất của vũ trụ “Chân-Thiện-Nhẫn” làm chỉ đạo, chính thức kéo lên màn Chính Pháp vũ trụ. 27 năm nay, Pháp Luân Đại Pháp đã hồng truyền hơn 100 quốc gia và khu vực trên thế giới, trước tác chính là “Chuyển Pháp Luân” đã được dịch ra trên 40 ngôn ngữ, hàng trăm triệu học viên các dân tộc đã tu luyện Đại Pháp, được lợi ích cả về thân và tâm, vô số những truyền kỳ xúc động lòng người, vô số hình ảnh cảm động, hàng trăm triệu người đã chứng kiến Thần tích… Sự kiện lớn này đối ứng với nhân gian và Thiên thượng, xuyên suốt thời không Đông Tây kim cổ, đến nay vẫn đang tiếp tục, ân huệ cho vô lượng chúng sinh, hàng nghìn hàng vạn lời nói được cô đọng thành câu nói: Cảm ân Sư phụ Lý Hồng Chí.

Là đệ tử Pháp Luân Đại Pháp, chúng ta có thể vĩnh viễn không thể nào hiểu rõ hàm nghĩa chân chính mà Sư phụ đại biểu, không cách nào có thể biết được toàn bộ những phó xuất và gian nan mà Sư phụ thực hiện trong Chính Pháp, lại càng không cách nào có thể báo đáp lòng từ bi khổ độ và Phật ân hạo đãng của Sư phụ. Cảm ngộ Sư Đạo, chúng ta đã biết sự Thần Thánh của Đại Pháp, đã minh bạch sứ mệnh của đệ tử trong Chính Pháp. Chúng ta nên dũng mãnh tinh tấn, tế thế cứu người, không phụ Sư ân.

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/1/31/浅悟师道-380956.html

Đăng ngày 11-03-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

Từ khóa » Sư Thuyết Hàn Dũ