Sư Thuyết 师说 - Hàn Dũ 韩愈 - 123doc
Có thể bạn quan tâm
Nội dung
“Sư thuyết” châm biếm thái độ xấu hổ khi tìm thầy học của người đương thời, đồng thời đề cao Đạo Nho cũng như đề cao đạo lý “tầm sư học đạo”, có ý nghĩa giáo dục lớn lao ảnh hưởng đến sau này.
MỤC LỤC Mục lục ……………………………………………………. trang 1 I. Tác giả ……….………………… …………………. trang 2 II. Tác phẩm: ……………………………….…………. trang 5 1. Vài nét về tác phẩm …………………………………. trang 5 2. Chính văn ……………………………… …… …… trang 6 3. Phiên âm………………………………………… trang 7 4. Dịch nghĩa………………………………… ….…… trang 8 III. Nội dung tư tưởng tác phẩm “Sư thuyết” .……… trang 10 1. Bối cảnh lịch sử và các quan điểm đồng đại … …… trang 10 2. Những tư tưởng chính trong tác phẩm “Sư thuyết”…. trang 12 3. Ảnh hưởng của tác phẩm “Sư thuyết” …………… trang 20 IV. Một số hiện tượng ngữ pháp tiêu biểu …………….… trang 21 Một số vấn đề về nội dung tư tưởng và ngữ pháp trong tác phẩm “Sư thuyết” của Hàn Dũ Page 1 I. TÁC GIẢ: Hàn Dũ (768 – 825) tự Thoái Chi, người đất Mạnh Châu, Hà Dương (nay là huyện Mạnh – Hà Nam), là một tác gia kiệt xuất thời Đường. Sinh ra trong một gia đình hoạn nghiệp, chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho học, Hàn Dũ ngay từ khi còn nhỏ đã học hành chăm chỉ, kiến thức sâu rộng. Tuy nhiên phải đến năm Trinh Nguyên thứ 8 đời Đường Đức Tông (tức năm 792), sau khi dự thi đến lần thứ tư ông mới đỗ Tiến sĩ. Con đường làm quan của Hàn Dũ cũng không hề bằng phẳng. Mãi đến năm Trinh Nguyên thứ 12 ông mới được quan tể tướng là Đổng Tấn ngưỡng mộ và tiến cử làm quan Biện Châu (nay là Khai Phong, Hà Nam). Năm Trinh Nguyên thứ 19 (803) ông được thăng làm Giám sát ngự sử. Vốn có trí lớn, tuổi trẻ đầy sức sống, cùng với bản tính thẳng thắn ưa nói thẳng, Hàn Dũ đã rất quyết liệt trong việc vạch trần những tệ nạn thường thấy ở chốn Cung thị (Chợ mua bán mà bọn Thái giám lập ra ở trong cung), đồng thời dâng sớ “Luận thiên hạn nhân cơ trạng” (Bàn về tình trạng trời hạn người đói), xin khoan giảm thuế má cho nhân dân, miễn thuế ruộng, kiểm tra giám sát các hành vi phạm pháp của bọn quan lại lớn nhỏ. Điều đó không những động chạm đến người đương quyền mà còn khiến cho Hoàng Đế bực mình, ông bị biếm xuống là Sơn Dương Lệnh (Tây Bắc huyện Tu Vũ, Hà Nam ngày nay). Mặc dù bị giáng chức, Hàn Dũ vẫn gắng sức làm việc và ông đã làm được rất nhiều việc cho trăm họ. Với những cố gắng lớn, Hàn Dũ về sau lại được thăng chức, làm tới chức Khảo Công Lang Trung. Vì có tài cao, sức mạnh, ông bị người ta ghen ghét, hãm hại. Ông bị giáng xuống chức Quốc tử Bác sĩ (tương đương với Giáo sư đại học). Chính trong thời gian này ông đã viết thiên “Tiến học giải”, lấy sự thực về các thánh hiền cũng có lúc bất đắc chí để ví Một số vấn đề về nội dung tư tưởng và ngữ pháp trong tác phẩm “Sư thuyết” của Hàn Dũ Page 2 với bản thân mình. Vua Đường Hiến Tông đã đọc tác phẩm này, hiểu được tư tưởng và suy nghĩ của ông và chẳng bao lâu thăng quan tiến chức cho ông tới Trung Thư xá nhân, Tri chế cáo. Năm Nguyên Hòa thứ 12 đời Hiến Tông (817), Hàn Dũ vừa tròn 50 tuổi, ông phụng mệnh theo quan Tể tướng là Bùi Độ đi thảo phạt Ngô Nguyên Nghĩa tiết độ sứ Hoài Tây. Sự hiểu biết và tài ăn nói của ông đã giúp ông lập được công lớn, vỗ yên được quân dân xứ Hoài. Do đó ông được thăng lên tới chức Hình Bộ thị lang. Năm Nguyên Hòa thứ 14 (819), vua Đường Hiến Tông quyết định cử người tới Phụng Tường, Thiểm Tây đón rước Phật cốt đưa vào cung thờ phụng. Cảm thấy điều không tốt lành, Hàn Dũ dâng “Luận Phật cốt biểu”, phản đối nịnh Phật. Ông suýt bị khép vào tội chết và bị biếm làm Thứ sử triều Châu. Tại Triều Châu, ông đã tận lực giải quyết những vấn đề thuộc nhiều phương diện của đời sống quần chúng, trong đó ông bỏ ra nhiều công sức tự mình biên soạn Tam tự kinh để dạy cho mọi người (nay đã thất truyền). Không đầy một năm sau, ông lại bị điều đi Viên Châu (Quảng Tây) làm chức Thứ sử. Cuối cùng, do có nhiều thành tích tốt trong công việc mà đến năm thứ nhất đời Đường Mục Tông (821) ông được điều về Kinh đô Tràng An giữ chức Quốc tử tế tửu, rồi Đinh bộ thị lang, Lại Bộ thị lang và Ngự sử Đại phu kiêm Kinh Triện Doãn. Do sức khỏe không tốt, lại do uống thuốc quá liều, Hàn Dũ từ giã cõi đời vào ngày 2 tháng 12 năm Tường Kháng thứ 4 đời vua Đường Mục Tông (824) thọ 57 tuổi. Khi Hàn Dũ còn sống, một mặt do chức quan mà ông giữ rất cao, một mặt cũng do ông thích nâng đỡ những văn nhân, thi nhân ít hiểu biết hơn mình nên nghiễm nhiên trở thành lãnh tụ trong văn đàn. Thêm vào đó, Hàn Dũ luôn có chủ trương văn học của mình, cổ văn và thơ của ông đều rất Một số vấn đề về nội dung tư tưởng và ngữ pháp trong tác phẩm “Sư thuyết” của Hàn Dũ Page 3 xuất sắc nên địa vị của ông trong văn học Trung Quốc rất đáng nể trọng. Tô Đông Pha gọi ông là “Văn khởi bát đại chi sung” (văn chương của ông đã vực dậy nền văn học bị suy yếu từ tám đời nay) và thực sự, ông rất xứng đáng với lời khen đó. Sau khi chết, ông được truy ban là Lễ bộ thượng thư, thụy hiệu là “Văn”, di sản văn học mà ông để lại là “Lê Hàn tiên sinh tập” gồm 40 quyển. Xét toàn bộ trước tác, Hàn Dũ dường như đặt mục đích đời mình cho sự nghiệp sùng Nho phục cổ. Nhưng nhìn một cách đại thể, cống hiến về tư tưởng của Hàn Dũ lại không lớn bằng cống hiến về ngôn ngữ, văn thể. Văn thể của Hàn Dũ được viết bằng ngôn ngữ có rất nhiều nét mới. Hai nét phong cách lớn thể hiện sâu sắc trong nhiều tác phẩm của Hàn Dũ là phong cách cao cấp và phong cách bình dân hòa quyện chặt chẽ với khuynh hướng sáng tác cổ văn: “Văn sĩ tải đạo”. Điều hết sức mới mẻ và cũng là nền tảng cơ bản tạo nên sức hấp dẫn trong sáng tác của Hàn Dũ đó là khả năng sáng tạo và vận dụng linh hoạt các yếu tố ngôn ngữ theo phương thức “Đơn hàng tản cú” (câu văn rời, có chấm phết, kết từng hàng từng đoạn) của thời Tiên Tần Lưỡng Hán. Ông cũng đặc biệt coi trọng “Từ tất kỉ xuất” và “Văn tùng tự thuận” (từ ngữ do mình tự đặt ra và thuận chữ thành văn), tạo nên những áng văn hùng biện giàu sức thuyết lý, biến hóa muôn vẻ, hùng tuấn cao minh và chứa chan tình cảm. Trong đó, “Nguyên đạo”, “Sư thuyết”, “Tiến học giải”… đều là những tác phẩm được người đời tán thưởng. Tác phẩm của Hàn Dũ nhiều từ giá trị phong cách có thể đánh giá là những bông hoa đẹp, kết thành một tổng thể toàn diện chống lại lối văn biền thể đã trở nên rất quen thuộc, đồng thời mở ra một thời đại văn phong mới trong nền cổ văn lịch đại Trung Hoa. Một số vấn đề về nội dung tư tưởng và ngữ pháp trong tác phẩm “Sư thuyết” của Hàn Dũ Page 4 II. TÁC PHẨM 1. Vài nét về tác phẩm: Đây là một thiên quan trọng của Hàn Dũ trong phong trào cổ văn nhằm đề cao đạo lý “tìm sư học đạo”. “Sư thuyết” đã châm biếm thái độ xấu hổ khi tìm thầy học của người đời, có tác dụng hướng vào thanh niên nhằm biến đổi phong khí giáo dục đương thời. Sau này Liễu Tông Nguyên đánh giá về “Sư thuyết” như sau: “Người đời nay như không còn nghe đến tiếng Thầy nữa. Nếu có nghe đến ai nói thì phì cười cho rằng đó là dở hơi. Chỉ có Hàn Dũ không trôi theo dòng tục, dám chịu chê cười, kéo đám hậu học, viết nên “Sư thuyết””. Tất nhiên Đạo ở đây là Đạo Nho, Thầy ở đây là thầy theo Khổng học. Hàn Dũ dũng cảm đề xướng quan điểm giáo dục “Học trò không nhất thiết phải kém thầy, thầy không nhất thiết phải hơn trò. Nghe đạo có người trước kẻ sau, thuật nghiệp có chuyên có riêng”. Đó là những quan điểm có ý nghĩa giáo dục lớn. Bài văn tuy ngắn nhưng ý nghĩa sâu xa, kết cấu chặt chẽ. Một số vấn đề về nội dung tư tưởng và ngữ pháp trong tác phẩm “Sư thuyết” của Hàn Dũ Page 5 2.Chính văn: 師說 古 之 學 者 必 有 師。 師 者,所 以 傳 道,受 業,解 感 也。 人 非 生 而知 之 者,孰 能 無 感? 感 而 不 從 師,其 為 感 也 終 不 解 矣。生 乎 吾 前,其 聞 道 也 固 先 生 乎 吾,吾 從 而 師 之。生 乎 吾 后,其 聞 道 也 亦 先 乎 吾,吾 從 而 師 之。 吾 師 道 也,夫 庸 知 其 年 之 先 后 生 于 吾 乎?是 故 無 貴 無 賤,無 長 無 少,道 之 所 存,師 之 所 存 也。 嗟 乎!師 道 之 不 傳 也 久 矣!欲 人 之 無 感 也 難 矣!古 之 聖 人,其 出 人 也 遠 矣,猶 且 從 師 而 問 焉;今 之 為 人,其 下 聖 人 也 亦 遠 矣,而 恥 學 于 師。是 故 聖 益 聖,愚 益 愚。 聖 人 之 所 以 為 聖,愚 人 之 所 以 為 愚,其 皆 于 此 乎?愛 其 子,擇 師 而 為 之,于 其 身 也,則 恥 師 焉,感 矣。 彼 童 子 之 師,授 之 書 而 習 其 句 讀 者 也。非 吾 所 謂 傳 其 道,解 其 感 者 也。 句 讀 之 不 知,感 之 不 解,或 師 焉,或 不 有 焉,小 學 而 大 遺,吾 未 見 其 明 也。 巫 醫,樂 師,百 工 之 人,不 恥 相 師。士 大 夫 之 族,曰 “師”,曰 “弟 子”云 者,則 群 聚 而 笑 之。問 之,則 曰:“彼 與 彼 年 相 若 也,道 相 似 也”。 位 卑 則 足 羞,官 盛 則 近 諂。嗚 呼! 師 道 之 不 復 可 知 矣!巫 醫,樂 師,百 工 之 人,君 子 不 齒,今 其 智 乃 反 不 能 及 ,其 可 怪 也 歟! 聖 人 無 常 師。 孔 子 師 琰 子,為 弘,師 襄,老 耽。琰 子 之 徒, 其 賢 不 及 孔 子。孔 子 曰:“三 人 行,則 必 有 我 師”.事 故 弟 子 不 Một số vấn đề về nội dung tư tưởng và ngữ pháp trong tác phẩm “Sư thuyết” của Hàn Dũ Page 6 必 不 如 師,師 不 必 賢 于 弟 子,聞 道 有 先 后,術 業 有 傳 攻,如 是 而 已。 李 氏 子 蟠,年 十 七, 好 古 文, 六 藝 經 傳 皆 通 習 之,不 拘 于 時,學 于 余。余 嘉 其 能 行 古 道,作 “ 師 說”以 貽 之。 Một số vấn đề về nội dung tư tưởng và ngữ pháp trong tác phẩm “Sư thuyết” của Hàn Dũ Page 7 3. Phiên âm: Sư thuyết Cổ chi học tất hữu sư. Sư giả, sở dĩ truyền đạo, thụ nghiệp, giải hoặc dã. Nhân phi sinh nhi tri chi giả, thục năng vô hoặc? Hoặc nhi bất tòng sư, kì vi hoặc dã chung bất giải hỹ. Sinh hồ ngô tiền, kỳ văn đạo dã cố tiên hồ ngô, ngô tòng nhi sư chi. Ngô sư đạo dã, phù dung tri kì niên chi tiên hậu sinh vu ngô hồ? Thị cố vô quý vô tiện, vô trưởng vô thiểu, đạo chi sở tồn, sư chi sở tồn dã. Ta hồ! Sư đạo chi bất truyền dã cửu hỹ! Dục nhân chi vô hoặc dã nan hỹ! Cổ chi thánh nhân, kỳ xuất nhân dã viễn hỹ, do thả tòng sư nhi vấn yên; Kim chi chúng nhân, kỳ hạ thánh nhân dã diệc viễn hỹ, nhi sỉ học vu sư. Thị cố thánh ích thánh, ngu ích ngu. Thánh nhân chi sở dĩ vi thánh, ngu nhân chi sở dĩ vi ngu, kỳ giai xuất vu thử hồ? Ái kì tử, trạch sư nhi giáo chi; Vu kì thân dã, tắc sỉ sư yên, hoặc hỹ. Bỉ đồng tử chi sư, thụ chi thư nhi tập kì cú độc giả dã, phi ngô sở vị truyền kì đạo, giải kì hoặc giả dã. Cú độc chi bất tri, hoặc chi bất giải, hoặc sư yên, hoặc bất yên, tiểu học nhi đại di, ngô vị kiến kì minh dã. Vu y, nhạc sư, bách công chi nhân, bất sỉ tương sư. Sĩ đại phu chi tộc, viết “Sư”, viết “Đệ tử” vẫn giả, tắc quần tụ nhi tiếu chi. Vấn chi, tắc viết: “Bỉ dữ bỉ niên tương nhược dã, đạo tương tự dã”. Vị ti tắc túc tu, quan thịnh tắc cận siểm. Ô hô! Sư đạo chi bất phục khả tri hỹ! Vu y, nhạc sư, bách công chi nhân, quân tử bất xỉ, kim kỳ trí nãi phản bất năng cập, kỳ khả quái dã dư. Thánh nhân vô thường sư. Khổng tử sư Đam Tử, Trường Hoằng, Sư Tương, Lão Đam. Đam tử chi đồ, kỳ hiền bất cập Khổng Tử. Khổng Tử viết: “Tam nhân hành, tắc tất hữu ngã sư”. Thị cố đệ tử bất tất bất như sư, sư bất tất hiền vu đệ tử, văn đạo hữu tiên hậu, thuật nghiệp hữu truyền công, như thị nhi dĩ. Lý thị Tử Bàn, niên thập cửu, hiếu cổ văn, lục nghệ kinh truyền giai thông tập chi, bất câu vu thời, học vu dư. Dư gia kì năng hành cổ đạo, tác “Sư thuyết” dĩ di chi. Một số vấn đề về nội dung tư tưởng và ngữ pháp trong tác phẩm “Sư thuyết” của Hàn Dũ Page 8 4.Dịch nghĩa: Bàn về Đạo thầy Người học thời xưa ắt có thầy. Thầy là cái để truyền đạo (truyền thụ đạo lý), thụ nghiệp (tiếp nhận và truyền thụ tri thức), giải hoặc (giải đáp những nghi vấn) vậy. Người ta sinh ra không ai là đã biết tất cả, ai chẳng có thể có điều nghi hoặc? Có điều nghi hoặc mà không tìm thầy học, điều nghi hoặc ấy cuối cùng cũng không sáng tỏ được. Người sinh trước ta, nghe đạo ấy vốn trước ta, ta theo mà tôn làm thầy. Người sinh sau ta, nghe đạo cũng trước ta, ta theo mà tôn làm thầy. Ta theo cái đạo đó để học, ôi há lẽ nào biết được điều đó chỉ nói đến sinh trước sinh sau ta nhỉ.Vì thế cho nên không kể sang hèn, không kể lớn nhỏ, Đạo thánh còn thì đạo thầy cũng còn vậy. Than ôi! Đạo thầy không truyền đã rất lâu rồi! Muốn người không nghi hoặc cũng khó lắm thay. Bậc thánh nhân thời xưa, (sự hiểu biết) đã vượt rất xa con người, thế mà còn tìm thầy để hỏi. Chúng nhân đời nay, họ dưới bậc thánh nhân còn kém xa,thế là lại xấu hổ khi học ở thầy. Cho nên bậc thánh lại càng thánh, kẻ ngu lại càng ngu. Thánh nhân sở dĩ thành bậc thánh, kẻ ngu sở dĩ thành kẻ ngu,có lẽ đều từ đó mà ra chăng? Người ta yêu con mình, liền tìm thầy về để dạy cho chúng; thế mà với bản thân lại xấu hổ khi tìm thầy, thật không thể hiểu được. Thầy dạy của bọn trẻ kia, chỉ trao sách mà dạy câu chữ cho nó thì không phải là cái ta gọi là truyền thụ đạo lý, giải thích nghi hoặc vậy. (Có kẻ) đọc sách mà không hiểu được cách ngắt câu, (có kẻ) có điều nghi hoặc mà không giải thích được, hoặc là từ thầy mà ra, hoặc là không theo thầy mà học, ấy là học cái nhỏ mà bỏ sót cái lớn, ta không xem đó là sáng suốt. Thầy mo, nhạc sư, thợ thuyền còn không xấu hổ khi tìm thầy học. Những kẻ là sĩ, đại phu, khi nói đến “Thầy”, “Trò” thì túm tụm cười nhạo điều ấy. Hỏi họ, họ đáp: “Người ấy người kia tuổi bằng nhau, đạo (học vấn) cũng như nhau mà thôi”. Tôn người địa vị thấp làm thầy mình thì xấu hổ, tôn quan chức làm thầy thì xem là nịnh nọt. Hỡi ôi!Sư đạo không thể phục hồi thì không thể biết được. Thầy mo, nhạc sư, thợ thuyền không ngang hàng với người quân tử, nay người quân tử cũng không hiểu biết bằng họ,điều đó có thể kỳ quái lắm thay. Thánh nhân không chỉ học một thầy duy nhất. Khổng Tử tôn Đam Tử, Trường Hoằng, Sư Tương, Lão Đam làm thầy.Những người thuộc hàng Đam Tử, họ hiền tài không bằng Khổng Tử. Khổng Tử nói rằng: “Trong ba người đi trên đường, ắt có người đáng làm thầy ta”.Vì thế cho nên học trò không nhất thiết phải bằng thầy, thầy không nhất thiết phải giỏi hơn trò; Nghe (hiểu) đạo có trước sau, học thuật có chuyên công, chỉ như thế mà thôi. Tử Bàn họ Lý, mười bảy tuổi, thích cổ văn, lục nghệ, kinh truyền đều thông tập cả, không bị bó buộc với kẻ đương thời, theo ta học tập. Ta khen ngợi anh ta biết làm theo đạo cổ, viết “Sư thuyết” để tặng anh ta. Một số vấn đề về nội dung tư tưởng và ngữ pháp trong tác phẩm “Sư thuyết” của Hàn Dũ Page 9 III. Nội dung tư tưởng trong tác phẩm “Sư thuyết”. 1. Bối cảnh lịch sử và các quan điểm đồng đại: Nho giáo trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển ở Trung Quốc hơn 2000 năm đã trải qua rất nhiều thăng trầm biến đổi. Trong tác phẩm “Nguyên đạo” của Hàn Dũ đã nói: “Đạo nhà Chu suy, Khổng Tử mất, lửa đốt sách thời Tần, Hoàng lão thời Hán, đạo Phật du nhập thời Tấn, Ngụy, Lương, Tùy. Lúc ấy, ai bàn về đạo đức nhân nghĩa, nếu không thuộc Dương Chu cũng thuộc về Mặc Địch, chẳng rơi vào Lão cũng rơi vào Phật, vào đạo này ắt bỏ đạo kia. Vào thì tôn trọng phụ họa, ra thì phỉ báng chê bai. Ôi! Người đời sau muốn nghe nhân nghĩa, đạo đức thì biết theo ai? Người theo Lão nói: “Khổng Tử là đệ tử của thầy ta”. Kẻ theo Phật nói: “Khổng Tử cũng là đệ tử của thầy ta”. Người theo đạo Khổng quen nghe như thế, vui theo mà nói “Thầy ta đã từng tôn họ làm thầy đấy”. Không chỉ nói như thế ở cửa miệng mà còn viết thành sách. Ôi! Người đời sau muốn hiểu đạo đức nhân nghĩa thì biết theo ai đây? Cái đạo Khổng thật là tôn quý làm sao, nhưng cái đạo đó ngày càng suy vi, cái đạo suy vi do không có thầy để truyền thụ”. Cái gốc của đạo Khổng vốn là thông qua giảng dạy làm sáng tỏ “Sư đạo”, đề cao việc học, từ đó mà hình thành học phái Nho gia. Sau khi Khổng Tử mất, 72 học trò truyền đến Tử Tư, Mạnh Tử, họ đều là những người chính truyền cái học của Khổng Tử, đề cao và phát triển tư tưởng Nho gia . Cho nên ngay từ trong quá trình phát triển, “Sư đạo” và “Nho đạo” đã có quan hệ mật thiết không thể tách rời. Đời Tần lấy quan lại làm thầy, dùng Pháp để dạy. Đến đời Hán, Nho học dần dần chiếm vị trí độc tôn, nhưng Nho học đời Hán sự truyền thụ của thầy với trò chỉ trọng thị việc câu chữ. Đến đời Nguỵ Tấn, Phật Lão thịnh hành, Nho học ngày càng suy vi, Đạo Thánh ngày càng mờ nhạt. Đến đời Đường, người đời chế giễu “Sư đạo”, thể hiện ở chỗ không muốn và không dám theo thầy học tập. Kỳ thực, tư tưởng trên đã phản ánh thái độ xa rời Nho học từ thời Hán Nguỵ. Một số vấn đề về nội dung tư tưởng và ngữ pháp trong tác phẩm “Sư thuyết” của Hàn Dũ Page 10 . “傳 道 - Truyền đạo” là gốc, sau đó lấy “授 業 - Thụ nghiệp”, “解 感 - Giải hoặc” để bổ trợ. Nếu người thầy không có khả năng “傳 道 - Truyền đạo”, “授 業 - Thụ. chỉ do khác nhau về lịch sử thời đại, mà cái “ 傳 道 - Truyền đạo” ấy, cái “授 業 - Thụ nghiệp” ấy, cái “解 感 - Giải hoặc” ấy mang nội dung cụ thể không giốngNgày đăng: 05/10/2013, 01:33
Từ khóa » Sư Thuyết Hàn Dũ
-
Sư Thuyết - Tuvicohoc
-
Trong “Sư Thuyết” Của Hàn Dũ Có Câu... - Trí Thức Việt Nam
-
Cổ Nhân Xem Trọng điều Gì Nhất Trong Giáo Dục? - Tinh Hoa
-
Hàn Dũ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Dịch Thuật: Mã Thuyết (Hàn Dũ) - Huỳnh Chương Hưng
-
Hàn Dũ & Thiền Sư Đại Điên Bảo Thông | Giác Ngộ Online
-
Trang Thơ Hàn Dũ - 韓愈 (57 Bài Thơ) - Thi Viện
-
Đạo Làm Thầy Của Người Xưa Qua Tuyệt Tác "Sư đạo"
-
Sư Thuyết - Dịch Học Khảo
-
Hàn Tương Tử độ Hóa Hàn Dũ - Truyện Xưa Tích Cũ
-
Về Nhân Vật Hàn Dũ
-
Chút Thể Ngộ Về Sư Đạo | Văn Hoá Truyền Thống | Minh Huệ Net
-
Tác Gia:Hàn Dũ – Wikisource Tiếng Việt