Chuyện Chưa Kể Khi Làm Phim Tài Liệu Về ông Kim Ngọc
Có thể bạn quan tâm
Năm 2004, cách đây gần chục năm, nhóm làm phim chúng tôi gồm tôi đạo diễn, nhà biên kịch Nguyễn Hậu, nhà quay phim Hồ Chí Cường thực hiện bộ phim tài liệu về ông Kim Ngọc với tên gọi ” Người đi trước thời gian”. Sau khi phim phát sóng một thời gian, chúng tôi được tin: Với sự kính trọng một con người đã hiến dâng cả cuộc đời cho nông dân, tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc cùng gia đình đã chuyển mộ của ông Kim Ngọc từ Phú Thọ về và xây lại khang trang tại Vĩnh Phúc. Một đường phố ở thành phố Vĩnh Yên được mang tên ông. Đến hôm nay những kỷ niệm về những ngày làm phim tại Vĩnh Phúc vẫn còn nguyên vẹn trong tôi. Xin kể lại một số câu chuyện trong quá trình thực hiện bộ phim của chúng tôi.
Vĩ thanh của phim truyền hình Bí thư tỉnh ủy:
Khi thực hiện hậu kỳ tập cuối của bộ phim truyền hình 50 tập Bí thư tỉnh ủy, nhà văn Thùy Linh và đạo diễn Quốc Trọng gặp tôi và xin sử dụng phim tài liệu ‘ Người đi trước thời gian” của chúng tôi để làm vĩ thanh cho tập cuối của bộ phim. Với tư cách đạo diễn của phim tôi rất vui vì các đồng nghiệp nhớ đến phim của mình. Gặp lại tôi, sau khi phát sóng, đạo diễn Quốc Trọng tặng bộ đĩa 50 tập phim kèm theo một lời bình: “Tôi không ngờ 5 năm trước ông đã làm bộ phim như thế!”. Có một sự trùng hợp thú vị đạo diễn Quốc Trọng và tôi cùng sinh năm Mậu Tuất( 1958) nên tôi ” bỏ qua” nhuận bút một nửa tập phim.
Không có cây nhót trong vườn nhà ông Kim Ngọc:
Khi còn là sinh viên báo chí ở Học viện báo chí và tuyên truyền những năm 80 của thế kỉ trước, tôi rất ấn tượng với bút kí ” Tiếng đất” của nhà văn Hoàng Hữu Các đăng trên báo Văn nghệ. Chi tiết nhà văn viết cuối bút kí là hình ảnh những quả nhót dưới nắng chiều trong vườn nhà ông Kim Ngọc nhìn xa trông như những giọt máu…
Khi đến nhà ông Kim Ngọc, tôi cứ gặng hỏi Bà Liên vợ ông là trong vườn có cây nhót nào không? Bà Liên khẳng định trong vườn nhà ông bà chưa bao giờ có cây nhót. Gặp lại Nhà văn Hoàng Hữu Các tôi chất vấn ông về chuyện cây nhót. Nhà văn trả lời tôi bằng tiếng cười khà khà…
Hóa ra trong bút kí các nhà văn vẫn ” bịa” ra !
Phỏng vấn ông bí thư tỉnh ủy tại ruộng ngô:
Trong phim có một trường đoạn tôi muốn quay lại cảnh các đồng chí lãnh đạo của tỉnh Vĩnh Phúc viếng mộ ông Kim Ngọc thời điểm đó ở tỉnh Phú Thọ. Tôi điện thoại cho chánh văn phòng tỉnh ủy Vĩnh Phúc đề nghị quay phim. Tôi nhận được lời từ chối của vị chánh văn phòng với lý do các đồng chí lãnh đạo tỉnh bận! Tôi nghiêm giọng qua điện thoại: Đây là một cảnh quay nhiều ý nghĩa trong phim, anh cứ chuyển lại nguyên văn đề nghị của tôi! Tùy các đồng chí lãnh đạo. Sáng hôm sau một đoàn xe của tỉnh ủy ủy ban xếp dài trước khách sạn nơi chúng tôi ở. Tôi được đích thân đồng chí Bí thư tỉnh ủy Chu Văn Rỵ mời lên ngồi cùng xe. Thật thú vị khi chính bí thư đề nghị cho biết câu hỏi tôi dự đinh phỏng vấn. Công việc suôn sẻ. Sau khi quay xong cảnh lãnh đạo tỉnh viếng mộ ông Kim Ngọc, trên đường về tôi nhìn thấy một cánh đồng lúa xen ngô rất đẹp và đề nghị bí thư trả lời phỏng vấn. mọi thứ diễn ra tốt đẹp hơn cả mong muốn của chúng tôi. Cuộc phỏng vấn diễn ra tại ruộng ngô!
Thầy dạy chữ của ông Kim Ngọc:
Vì bận công việc và điều kiện làm việc nên ông Kim Ngọc có một thư ký riêng. Quan hệ giữa bí thư Kim Ngọc và thư ký rất đặc biệt. Ban ngày là quan hệ bí thư tỉnh ủy với nhân viên còn buổi tối ông Kim Ngọc là học trò. Ông Thanh thư ký riêng kể với tôi là ông đã kèm học cho bí thư từ trình độ lớp 3 đến hết lớp 7. Ông tâm sự ngược lại ông học được rất nhiều kiến thúc, kinh nghiệm và bản lĩnh của một nhà lãnh đạo.Ông còn chia sẻ thêm:
Không chỉ ” Khoán hộ”, ông Kim Ngọc còn đề nghị Trung ương cho ” Khoán quỹ tiền lương”!
Bài báo cuối cùng của Bác đọc: Trong quá trình làm phim tôi cứ đau đáu không hiểu Bác Hồ quan tâm như thế nào với trường hợp của ông Kim Ngọc. Tình cờ nhà báo Quốc Phong- Phó tổng biên tập báo Thanh niên giới thiệu bài báo cuối cùng Bác đọc và có bút tích là bài báo có liên quan đến Kim Ngọc. Cuối cùng chúng tôi đã phát hiện một chi tiết lịch sử: Đó là bài báo đăng trên báo Hà Nội mới với tiêu đề: Những vấn đề về ba khoán ngày 15/3/1969 trên đó có dòng chữ của Bác : “Kính gửi đồng chí trường Chinh! Đọc xong trả Bác luôn.” Đây là lưu bút cuối cùng trên một tờ báo trước khi Người vĩnh viễn ra đi. Bài báo vẫn còn nguyên vẹn bút tích của Bác trong phòng làm việc tại nhà sàn Phủ Chủ tịch.
Năm 1966 ông Kim Ngọc đã nói: Nuôi con gì, trồng cây gì?
Khi làm phim chúng tôi được gặp ông Hoàng Hữu Trĩ ( 93 tuổi) – nguyên Phó chủ tịch Huyện Lập thạch, cán bộ dưới quyền thời bí thư Kim Ngọc. Ông kể: khi bí thư Kim Ngọc về làm việc ông ấy luôn đặt vấn đề: Các anh phải xem khí hậu, đất đai ở đây thì ” Nuôi con gì, trồng cây gì” cho phù hợp để chỉ đạo nông dân sản xuất. Hóa ra là từ những năm 60 của thế kỷ trước ông Kim Ngọc đã nói câu này và được lưu truyền trong dân gian cho đến tận bây giờ!
Đã chín năm trôi qua sau khi chúng tôi làm phim tài liệu về ông Kim Ngọc nhưng những kỷ niệm về một con Người viết bằng chữ Hoa ấy sẽ theo chúng tôi mãi mãi. Bài viết nhỏ này như một nén hương chúng tôi thắp lên để tưởng nhớ về một con người anh hùng – Người đi trước thời gian!
Vũ Quang
Đài truyền hình Việt Nam
Từ khóa » Mộ ông Kim Ngọc
-
Bí Thư "khoán Hộ" - Kỳ 7: Tiễn đưa Người Ruột Thịt - Báo Tuổi Trẻ
-
Đi Chạp Mộ ông Khoán Hộ - Tiền Phong
-
Kim Ngọc – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thăm Nhà Cố Bí Thư Kim Ngọc - Báo Gia Lai
-
Bí Thư Tỉnh ủy Kim Ngọc- Người Khởi Xướng Chủ Trương “Khoán Hộ”
-
Con Trai Của 'cha đẻ Khoán Mười': Những Ngày Cuối đời Trên Giường ...
-
Ông Kim Ngọc Có Bị Kỷ Luật, Tù Tội? | Báo Dân Trí
-
Tôi Làm Phim Về ông Kim Ngọc - Tạp Chí Người Làm Báo
-
Có Một Bí Thư Tỉnh ủy Rất Giàu - Giáo Dục Việt Nam
-
Bí Thư Tỉnh ủy Lên Sóng - Báo Người Lao động
-
Bí Thư Tỉnh ủy Lên Sóng - Báo Người Lao động
-
Tầm Nhìn Xa Của ông Kim Ngọc - UBND Tỉnh Vĩnh Phúc
-
Vinh Danh Kim Ngọc Và Bài Học Cho Hôm Nay - Báo An Giang