CHUYÊN đề ấn độ THỜI PHONG KIẾN - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo án - Bài giảng
  4. >>
  5. Lịch sử
CHUYÊN đề ấn độ THỜI PHONG KIẾN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 15 trang )

CHUYÊN ĐỀ: ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN(02tiết)A. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀI. SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN QUỐC GIA PHONG KIẾN ẤN ĐỘ1. Vương triều Gup-ta (319- 467).- Chống lại sự xâm lược của các tộc người gốc Trung Á, thống nhất miền Bắc làm chủmiền Nam Ấn Độ. Tồn tại 9 đời vua, gần 150 năm.- Đến thế kỷ VII, Ấn Độ rơi vào tình trạng chia rẽ, phân tán, do chính quyền trungương suy yếu và đất nước quá rộng lớn.2. Vương triều Hồi giáo Đêli (1206 – 1526)Ấn Độ đã trãi qua thời kỳ phát triển, nhất là về văn hóa truyền thống nhưng vì sựphân tán không đem lại sức mạnh thống nhất để người Ấn Độ có thể chống cự đượccuộc tấn công từ bên ngoài của người Hồi giáo gốc Thổ. Năm 1055 người Thổ đánhchiếm Bát Đa lập nên vương triều Hồi giáo ở Lưỡng Hà. Người Hồi giáo gốc TrungÁ bắt đầu tiến hành một cuộc chinh chiến vào đất Ấn Độ lập nên vương triều Hồigiáo Ấn Độ, gọi là Đêli (1 thành phố Bắc Ấn). Tồn tại và phát triển hơn 300 năm.Chính sách thống trị: truyền bá, áp đặt Hồi giáo, tự dành cho mình quyền ưutiên ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại, có sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo.3. Vương triều Môgôn (1526-1707)Thế kỷ XV, Vương triều Hồi giáo Đêli bắt đầu suy yếu, 1 bộ phận của người Trung Ákhác, tự nhận dòng dõi Mông Cổ, bắt đầu tấn công Ấn Độ, lập vương triều Môn gôn.Tồn tại (1526-1707). Đây là vương triều cuối cùng của chế độ phong kiến ở Ấn Độ.Ở thời kỳ này các vua ra sức “Ấn Độ hóa” xây dựng và củng vương triều phát triểnmạnh, đưa Ấn Độ vào giai đoạn phát triển.Giai đoạn cuối do những chính sách hà khắc của giai cấp thống trị (lao dịch nặng nề,xây dựng công trình tốn kém, chuyên chế, đàn áp…) tạo nên sự phản ứng của nhândân nên làm cho Ấn Độ lâm vào khủng hoảng, đứng trước sự xâm lược của thực dânphương tây (Bồ Đào Nha và Anh)II. VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ẤN ĐỘ* Tôn giáo- Đạo Phật: Tiếp tục phát triển, truyền bá khắp Ấn Độ. Kiến trúc phật giáo phát triển(chùa hang, tượng phật bằng đá)- Ấn Độ giáo (hay đạo Hin đu): ra đời và phát triển, với tín ngưỡng từ cổ xưa, tôn thờnhiều thần thánh. Chủ yếu là 4 vị thần. Các công trình kiến trúc thờ thần cũng đượcxây dựng với phong cách nghệ thuật độc đáo như ngôi đền bằng đá đồ sộ, hình chópnúi, là nơi ngự trị của thần thánh, hoặc đúc đồng nhiều pho tượng thần thánh để thờ,với phong cách nghệ thuật độc đáo.- Hồi giáo: bắt đầu được truyền bá đến Trung Á, lập nên Vương quốc Hồi giáo nữa ởTây Bắc Ấn Độ* Chữ viết- Người Ấn Độ sớm có chữ viết, như chữ cổ vùng song Ấn từ 3000 năm TCN, chữ cổvùng sông Hằng có thể từ 1000 năm TCN. Ban đầu là chữ đơn giản Brahmi sau đósáng tạo và hoàn chỉnh hệ thống chữ Phạn (Sanskrit) được hoàn thiện từ thời Asôca.Chữ Phạn được dùng phổ biến dưới thời Gúp ta, dùng trong việc viết văn bia, Ngônngữ và văn tự* Văn học- Văn học cổ điển Ấn Độ mang tinh thần và triết lý Hin – Đu giáo rất phát triển. có 2bộ sử thi nổi tiếng như Ramayana, Ramabharata.* Kiến trúc- Có nghệ thuật tạc tượng Phật. Xây dựng 1 số công trình mang dấu ấn kiến trúc Hồigiáo. Các công trình kiến trúc nổi tiếng như lăng mộ Ta – giơ Ma-han, lâu đài ThànhĐỏ, dưới thời vua Sa Gia-han, trên hai bờ sông Y- a-mu-na ở Bắc Ấn Độ. Những côngtrình này trở thành di sản văn hóa bất hủ.- Văn hóa Ấn Độ có ảnh hưởng ra bên ngoài, nhất là khu vực Đông Nam Á, đồng thờibước đầu tạo ra sự giao lưu văn hóa Đông – Tây.B. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀI. MỤC TIÊUSau khi học xong chuyên đề, học sinh cần:1.Kiến thức- Trình bày được sự ra đời và phát triển các quốc gia phong kiến ở Ấn Độ- Nêu được những nét chính về văn hóa ở Ấn Độ- Nắm được sự ảnh hưởng văn hóa của Ấn Độ đến nơi nào và yếu tố ảnh hưởng2.Kỹ năng- Rèn học sinh có kỹ năng phân tích tổng hợp các sự kiện lịch sử của Ấn Độ qua cácthời kỳ lịch sử- Kỹ năng khai thác tranh ảnh, lược đồ lịch sử3. Thái độ- Giáo dục học sinh biết được sự phát triển đa dạng của văn hóa Ấn Độ, qua đó giáodục các em sự trân trọng những tinh hoa văn hóa của nhân loại4. Định hướng năng lực hình thành- Thực hành bộ môn: Khai thác và sửu dụng kênh hình có liên quan đến chuyên đề- Năng lực tổng hợp, liên hệ, sâu chuỗi các sự kiện lịch sử, so sánh đối chiếuII. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1.Chuẩn bị của giáo viên- Tranh ảnh có liên quan về văn hóa Ấn Độ- Các tư liệu về sự hình thành và phát triển của các Vương triều ở Ấn Độ2.Chuẩn bị của học sinh- Sưu tầm tranh ảnh về văn hóa Ấn Độ- Sưu tầm các tranh ảnh về công trình kiến trúc có liên quan đến chuyên đềIII. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ1. Vương triều Gup-ta.a. Thời kỳ hình thành và vai trò của Vương triều Gup-ta.+ Đầu Công Nguyên, miền Bắc Ấn Độ được thống nhất, phát triển mạnh dưới thờiGupta (319-467)+ Tổ chức kháng cự không để cho các tộc người Á xâm lược, thống nhất miền BắcẤn Độ, làm chủ toàn bộ miền Trung Ấn Độb. Văn hóa dưới thời Gúpta.* Qua sát các hình sauHình 1. Chùa hang ở Ấn độHình 2. Kiến trúc trên đáHình 3. Đạo Hinđu (thần Ganesha)Hình 4. Tác phẩm Phật giáo viết bằng chữ Phạn (Sankrit)* Văn hóa Ấn Độ dưới thời Gup ta phát triển như thế nào? Tại sao nói đây làthời kỳ định hình và phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ?HS làm việc theo nhóm báo cáo kết quả làm việc với Thầy/cô giáo- GV nhận xét hướng dẫn HS chốt ý:+ Đạo Phật: tiếp tục phát triển => kiến trúc chùa Hang, tượng phật đá+ Đạo Ấn Độ (Đạo Hin-đu): ra đời và phát triển, thờ 4 vị thần chính: thần sáng tạo,thần thiện, thần ác, thần sấm sét => kiến trúc tháp nhọn nhiều tầng.(GV có nói thêm về Đạo Hinđu cho học sinh hiểu. là tôn giáo không có người sánglập, không có giáo chủ, giáo điều mà chỉ là sự tổng hợp các hệ thống tôn giáo – tínngưỡng – triết học, được hình thành theo suốt chiều dài lịch sử của Ấn Độ, có 3 giaiđoạn lớn, giai đoạn vệ đà, giai đoạn Blamôn và giai đoạn Hin đu)+ Chữ viết: từ chữ viết cổ Brahmi đã sáng tạo và hoàn chỉnh hệ chữ Phạn (Sanskrit)+ Văn học cổ điển Ấn Độ: mạng triết lý Hin đu giáo rất phát triển.Hình 5. Thánh địa Mỹ Sơn ở Quãng Nam – Đà NẵngHS quan sát hình 5. trả lời câu hỏi.Văn hóa Ấn Độ có ảnh hưởng ra bên ngoài Không? Yếu tố nào ảnh hưởng ra bênngoài?HS làm việc báo cáo kết quả với thầy/cô giáoGV nhận xét chốt:* Ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ bên ngoài:+ Ảnh hưởng đế các nước ĐNÁ+ Yếu tố ảnh hưởng là tôn giáo, kiến trúc, chữ viết ( Việt Nam cũng ảnh hưởng củavăn hóa Ấn Độ như chữ Chăm cổ là dựa trên chữ sankrit, kiến trúc tháp Chàm, đạophật, đạo Hinđu…)2. Vương triều Hồi Giáo Đê-Li (1206 – 1526)a. Quá trình thành lậpHình 6. Lược đồ Châu ÁHS nhìn vào lược đồ Châu Á kết hợp SGK nêu khái quá quá trình thành lập vươngtriều Đêli?Hs làm việc theo nhóm báo cáo kết quả với thầy/cô giáoGv chốt ý.TK XIII người Hồi giáo gốc Trung Á xâm lược Ấn Độ, lập nên vương quốc Hồi giáoẤn Độ, gọi tên là Đêli (do vua đóng đô ở Đêli, một thành phố Bắc Ấn), tồn tại và pháttriển hơn 300 năm.b. Chính sách thống trịHình 7.Thánh đường Jamiul Muslimin của cộng đồng người Chăm theo Hồi Giáo tạixã biên giới Quốc Thái, huyện An Phú, tỉnh An-Giang được xem là thánh đường lớnnhất Việt Nam hiện tại, với khả năng tiếp nhận trên dưới 1.000 người hành lễ.HS kết hợp SGK và hình 6. Nêu chính sách cai trị của vương triều Hồi giáo Đêli?Nhận xét về chính sách cai trị của người Hồi giáo và vị trí của vương triều này.Điểmnổi bật về văn hóa?HS làm việc báo cáo kết quả với thầy/cô giáoGV nhận xét chốt:- Chính trị: Truyền bá, áp đặt Hồi giáo vào cư dân theo đạo Phật và Ấn Độ giáo,người Thổ nắm giữ bộ máy quan lại- Kinh tế: Chiếm đoạt ruộng đất đem chia cho người Hồi giáo, bóc lột nông dân, đóngnhiều loại thuế vô lý=> Mâu thuẫn giữa người Thổ và Ấn Độ ngày càng sâu sắc.- Văn hóa: Văn hóa Hồi giáo du nhập vào Ấn Độ, các công trình kiến trúc mang đậmnét Hồi Giáo->Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hóa Đông- Tây3. Vương triều Môgôn.(1526-1707)a. Quá trình thành lậpHình 8. Lược đồ Châu ÁHS nhìn vào lược đồ Châu Á kết hợp SGK khái quá thành lập vương triều Môgôn?Hs làm việc theo nhóm báo cáo kết quả với thầy/cô giáoGv chốt ý.- Thế kỉ XV, Vương triều Hồi giáo Đê-li bắt đầu suy yếu, thì cũng là lúc mà một bộphận dân Trung Á khác do thủ lĩnh — vua là Ti-mua Leng chỉ huy, cũng theo đạo Hồinhưng lại tự nhận là dòng dõi Mông cổ, bắt đầu tấn công Ấn Độ từ năm 1398. Tuythế, phải đến cháu nội của ông là Ba-bua mới thực hiện được việc đánh chiếm Đê-li,lập ra một vương triều mới, gọi là Vương triều Mô-gôn (gốc Mông cổ).- Vương triều Mô-gôn (1526 - 1707) là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến ẤnĐộ. Tuy là thời kì cuối cùng, nhưng không phải chỉ có khủng hoảng, suy thoái và tanrã. Thật vậy, các vị vua thời kì đầu đã ra sức củng cố vương triều theo hướng “Ấn Độhoá” và xây dựng đất nước. Đến thời trị vì của vị vua thứ tư là A-cơ-ba, Ấn Độ đạtđược bước phát triển mới.b. Chính sách thống trịHình 9. Vua Acơba (1556 -1605)Hình 10. Cổng lăng Acơ-ba ở Xi –can-đa (đầu thế kỷ XVII)Hình 11 . Lăng Ta-giơ-Ma –han (ở A-gra, thế kỷ XVII)HS nhìn vào hình 9,10 kết hợp SGK chính sách cai trị của Vua Acơba?Hs làm việc theo nhóm báo cáo kết quả với thầy/cô giáoGv chốt:- Trong nửa thế kì trị vì, A-cơ-ba (1556 - 1605) đã thi hành một số chính sách tích cực- Chính trị: + Xây dựng chính quyền mạnh mẽ, dựa trên liên kết quý tộc người MôngCổ + Hồi + Ân Độ+ Xây dựng khối hòa hợp dân tộc, tôn giáo.- Kinh tế: Hạn chế bóc lột địa chủ, đó đạc lại ruộng đất, định mức thuế hợp lý, thốngnhất đơn vị đo lường.- Văn hóa:+ A cơ ba khuyến khích phát triển văn hóa+ Các công trình kiến trúc nổi tiếng: Thành đô, Lăng mộ Ta- gia-ma-han=>giai đoạn cuối, do những chính sách thống trị hà khắc, Ấn độ lâm vào khủnghoảng, đứng trước nguy cơ xam lược cửa thực dân Phương Tây=> Là vương triều cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ, có đóng góp to lớn đốivới sự tồn tại và phát triển của chế độ PK Ân Độ.GV giảng thêm.- Tuy nhiên, hầu hết các vua của vương triều này đều dùng quyền chuyên chế, độcđoán để cai trị một đất nước rộng lớn nhưng rất đa dạng, phân tán. Một số vị vua đãdùng biện pháp đàn áp quyết liệt, hình phạt khắc nghiệt để bắt dân chúng phục tùng,đóng thuế và lao dịch nặng nề, bắt các quý tộc có ý chống đối phải vâng lời.- Con và cháu của A-cơ-ba là Gia-han- ghi-a (1605 - 1627) và Sa Gia-han (1627 1658) đã chiếm đoạt rất nhiều của cải. Để chứng tỏ quyền lực, ý muốn của mình, cácông đã cho khởi công xây dựng nhiều công trình kiến trúc, đặc biệt là lăng mộ Ta-giơMa-han và lâu đài Thành Đỏ (La Ki-la), dưới thời Sa Gia-han trên hai bờ sông Y-amu-na ở Bắc Ấn Độ.- Những công trình đó đã trở thành di sản văn hoá bất hủ, niềm tự hào vĩnh cửu về sựsáng tạo, niềm xúc động sâu sắc và tình cảm cao quý của con người. Nhưng Gia-hanghi-a và Sa Gia-han đã làm cho sự đối kháng của nhân dân tăng thêm, do lạm dụngquyền lực, công quỹ cùng sức lao động của dân. Hai ông vua này hầu như đã đốt cháytất cả thành quả của vua A-cơ-ba.- Ít lâu sau, tình trạng chia rẽ và khủng hoảng xuất hiện trở lại.Trong lúc đó, thực dânBồ Đào Nha đến từ thời kì đầu vương triều và ngày càng nhiều, nhất là dưới thời SaGia-han. Họ đã lập các điểm buôn bán như I Điu, Đa-man... Vua cuối của Vương triềulà Ao-reng-dép đã phải đối diện với thực dân Anh và bước đầu để mất Ma-đrát, Bombay4. Sơ kết bài họca. Dựa vào nội dung bài học, em hãy nêu quá trình hình thành và phát các vương quốcở Ấn Độ thời Phong Kiếnb. So sánh sự giống nhau và khác nhau của vương triều Hồi giáo Đêli và Môgôn .c. Văn hóa Ấn Độ có những nét đặc sắc như thế nào? Có ảnh hưởng ra bên ngoài haykhông? ảnh hưởng yếu tố nào?HS trao đổi thảo luận với bạn về câu hỏi. Báo cáo kết quả thảo luận cho thầy/cô giáo.5. Dặn dò, hướng dẫn học tập- Về nhà tìm hiểu thêm về đất nước Ấn Độ trong thời Phong kiến- Tìm hiểu sâu sắc hơn về văn hóa Ấn Độ đã ảnh hưởng tới Việt Nam như thế nào.Em có thể tìm đọc 1 số cuốn sách và trang web sau:+ Lịch sử Đông Nam Á, Lương Ninh (chủ biên), NXB Giáo dục, 2005+ Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên), NXB Giáo dục, 2010+ http://www. Bachkhoatrithuc.vn; C. XÂY DỰNGBẢNG MÔ TẢ CÁC YÊU CẦU VÀ BIÊN SOẠN CÂU HỎI, BÀITẬP VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ1. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập trong chuyên đềNội dungNhậnbiếtThôngVận dụngVận(mô tả yêu cầuhiểu (mô tảthấpdụng caocần đạt)yêutả yêu cầucầucần đạt)(môcần đạt)(môtảyêucầucần đạt)VươngTrìnhtriềuđược:Gupta-Quábàytrìnhhình thành vàphát triển củavươngtriềuGupta- Văn hóa thờiGuptacónhững nét tiêubiểu nào.- Lý giảiChứngLiênđược đây làminh đượcđược vănthờikỳvăn hóa Ấnhóahình thànhĐộ có ảnhđộ có ảnhvàpháthưởnghưởng tớitriểnvănbên ngoàiraĐôngthốngNamĐộẤncác nướchóa truyềnẤnhệvàNamÁViệtVươngTrìnhtriều Hồiđược.Giáo ĐêLi-Quábàytrìnhhình thành vàphát triển củavươngtriềuĐêli- Chính sáchthống trị củavương quốcHồi giáo Đêlitrên lĩnh vựcchính trị , kinhtế, văn hóaGiải thíchChứngđượcminh được.-Chính sáchthốngtrịcủa vươngquốcHồigiáoĐêlitrênlĩnhvực chínhtrị , kinh tế,văn hóa- Đây làthời kỳ tạora sự giaolưuvănhóaĐôngNhận xétvề chínhsách caitrịcủangườiHồi giáovà vị trícủavươngtriều này.-Tây-Vịtrívương triềuHồigiáoĐêli tronglịch sử ẤnĐộVươngTrìnhtriềuđượcMôgôn-QuábàyLýgiảiđượctrình-ChínhĐối chiếuminh đượcđược-Chínhhình thành vàsáchphát triển củavua Acơbavua Acơbavươngđưađấtlà tích cựcnướcẤntriềuGupta- Những chínhsách của vuacủaChứngĐộ đi vàoổn địnhsách-Vịcủatrívương triềuHồigiáoAcơba và ýĐêli trongnghĩa của nó.lịch sử ẤnĐộsựgiốngnhauvàkhác nhaucủavươngtriều ĐêlivàMôgôn.Tạisaocósựkhác biệtđó2. Câu hỏi và bài tập theo định hướng phát triển năng lực2.1. Câu hỏi mức độ biết:Câu 1.Vương triều Gupta được hình thành và phát triẻn như thế nào? Em biết gì vềvương triều này?Câu 2. Trình bày quá trình hình thành và phát triển của Vương triều Hồi giáo Đêli? Vịtrí vương triều Đêli trong lịch sử Ấn Độ?Câu 3.Nêu những nét chính về chính sách cai trị của người Hồi giáo của vương triềuĐêli? Chính sách đó gây đến hậu quả gì?Câu 4. Nêu những nét chính về vương triều Môgôn? Vị trí vương triều Môgôn tronglịch sử Ấn Độ?2.2. Câu hỏi mức độ hiểu:Câu 1. Tại sao Thời Gup ta là thời kỳ định hình và phát triển văn hóa truyền thốngẤn?Câu 2. Lý giải về hoàn cảnh ra đời của vương triều Hồi giáo Đêli?Câu 3. Phân tích những chính sách tích cực của vua Acơba?2.3. Câu hỏi mức độ vận dụng thấp:Câu 1. Chứng minh thời kỳ Gupta là thời kỳ định hình và phát triển của văn hóatruyền thống Ấn Độ? Tại sao Ấn Độ có nền văn hóa phát triển cao nhưu vậy?Câu 2. So sánh sự giống nhau và khác nhau của vương triều Hồi giáo Đêli vàMôgôn? Tại sao có sự khác nhau nhau như vậy?2.4. Câu hỏi mức độ vận dụng cao:Câu 1. Yếu tố nào của Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng ra bên ngoài? Và ảnh hưởng tới nơinào?Câu 2. Lập bảng thống kê các giai đoạn phát triển của lịch sử Ấn Độ thời phong kiến?

Tài liệu liên quan

  • Bài 5: Ấn Độ thời phong kiến Bài 5: Ấn Độ thời phong kiến
    • 12
    • 7
    • 12
  • tiet 6 bai 5. An Do thoi Phong Kien tiet 6 bai 5. An Do thoi Phong Kien
    • 5
    • 1
    • 8
  • BÀI 5_ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN BÀI 5_ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN
    • 19
    • 760
    • 5
  • Tiết 6. Bài 5.ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN Tiết 6. Bài 5.ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN
    • 16
    • 2
    • 8
  • bài 5 tiết 6 Ấn Độ thời phong kiến bài 5 tiết 6 Ấn Độ thời phong kiến
    • 31
    • 1
    • 4
  • Lịch sử lớp 6 - Ấn độ thời phong kiến doc Lịch sử lớp 6 - Ấn độ thời phong kiến doc
    • 4
    • 768
    • 1
  • ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN - Giáo án lịch sử lớp 9 pps ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN - Giáo án lịch sử lớp 9 pps
    • 9
    • 870
    • 1
  • ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN potx ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN potx
    • 9
    • 771
    • 1
  • Giáo án Lịch sử lớp 7 : Tên bài dạy : ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN doc Giáo án Lịch sử lớp 7 : Tên bài dạy : ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN doc
    • 7
    • 1
    • 1
  • bài giảng lịch sử 7 bài 5 ấn độ thời phong kiến bài giảng lịch sử 7 bài 5 ấn độ thời phong kiến
    • 11
    • 1
    • 1

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(2.08 MB - 15 trang) - CHUYÊN đề ấn độ THỜI PHONG KIẾN Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Hình ảnh ấn độ Thời Phong Kiến